pthđkd
1. Khái niệm “Phân tích Kinh Doanh”
- Phân tích là mổ xẽ, đi sâu vào chi tiết của vấn đề (hiện tượng kinh tế – xã hội) để tìm ra mối liên quan của các thành phần bên trong và tác động từ bên ngoài đến vấn đề đó.
- Phân tích kinh tế doanh nghiệp là đi sâu nghiên cứu nội dung kết cấu và mối quan hệ qua lại giữa các số liệu biểu hiện hoạt động SXKD của doanh nghiệp bằng những phương pháp khoa học. Từ đó nhà quản trị thấy được chất lượng hoạt động, nguồn năng lực sản xuất tiềm tàng, trên cơ sở đó đề ra những phương án mới và biện pháp khai thác có hiệu quả.
2. Đối tượng
Đối tượng của Phân tích Kinh Doanh là diễn biến, kết quả của quá trình SXKD, cụ thể biểu hiện qua các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật trong kỳ hoạt động ở doanh nghiệp, gắn liền với các nhân tố ảnh hưởng đến diễn biến và kết quả đó.
3. Nhiệm vụ của Phân tích Kinh Doanh
a) Kiểm tra và đánh gía thường xuyên, toàn diện tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế đã xây dựng.
b) Đánh gía tình hình sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn, TSCĐ. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu và tìm nguyên nhân.
c) Đánh giá tình hình thực hiện các chế độ chính sách và luật pháp Nhà nước.
d) Phát hiện và đề ra các biện pháp khắc phục những tồn tại yếu kém của doanh nghiệp cũng như khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp để phát triển.
e) Xây dựng phương án kinh doanh căn cứ vào các mục tiêu đã định.
4. Ý nghĩa và vai trò của Phân tích Kinh Doanh
a) Phân tích Kinh Doanh giúp cho việc ra quyết định đúng đắn hơn, nó là công cụ quản lý không thể thiếu của nhà quản trị trong nền kinh tế thị trường.
b) Phân tích Kinh Doanh là công cụ để đánh giá tiến trình thực hiện các định hướng và chương trình dự kiến đề ra.
c) Là cơ sở để doanh nghiệp tranh thủ các nguồn tài trợ, đầu tư bên ngoài.
d) Chứng minh sự phù hợp của hệ thống quản lý chất lượng doanh nghiệp khi tham gia đấu thầu, xuất khẩu hàng hóa dịch vụ, tham gia vào thị trường chứng khoán.
e) Phát hiện những thiếu sót, bất hợp lý của các chế độ chính sách và kiến nghị Nhà nước hoàn chỉnh.
Tóm lại, trong nền kinh tế nước ta hiện nay, sự cần thiết đó xuất phát từ các yêu cầu khách quan của các quy luật kinh tế từ việc bảo đảm chức năng quản lý kinh tế Nhà nước và yêu cầu nâng cao hiệu quả SXKD của doanh nghiệp .
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro