Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

PT TH VNh

Nạn đói khủng khiếp và dữ dội năm 1945 đã hằn in trong tâm trí Kim Lân- một nhà văn hiện thực một lòng đi về “thuần hậu phong thủy”. Ngay sau CM, ông đã bắt tay viết ngay tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” khi hòa bình lập lại (1954), nỗi trăn trở tiếp tục thôi thúc ông viết tiếp thiên truyện ấy. Và cuối cùng, truyện ngắn “VN” ra đời. Thiên truyện thể hiện rất thành công khả năng dựng truyện, dẫn truyện và đặc sắc nhất là Kim lân đã xây dựng được tình huống truyện thật bất ngờ.

Trong một lần phát biểu, Kim lân từng nói:” Khi viết về nạn đói, người ta thường viết về sự khốn cùng và bi thảm. Khi viết về con người trong nạn đói, người ta hay nghĩ đến những con người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn với ý khác. Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề bên cái chết nhưng những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn hi vọng, tin tưởng ở tương lai. Họ vẫn muốn sống, sống cho ra con người”. Đó là điều mà nhà văn muốn đem vào tác phẩm của mình, là tình người và niềm hi vọng về cuộc sống, về tương lai của những con nguời đang kề cận bên cái chết. Kim Lân đã thành công khi viết một truyện với ý khác. Ông đã xây dựng được một “Vợ nhặt” với tình huống éo le lạ thường, đầy trớ trêu.

Tình huống “nhặt vợ” trong truyện là một tình huống xưa nay chưa từng có, lạ và éo le. Cái lạ là ở chỗ Tràng, một anh chàng thô thác vụng về, xấu trai và luôn dở tính, với ánh mắt “gà gà đắm vào bóng chiều”, với khuôn mặt thô kệch…, một anh chàng từng nói một cách thản nhiên:”Làm đếch gì có vợ” lại lấy được vợ, thậm chí là vợ theo không. Sự trớ trêu đặt ra ở hoàn cảnh nhặt vợ của T: Hôn nhân là biểu tượng của cuộc sống gia đình, của sự sinh con đẻ cái, của sự sống. Vậy mà việc nhặt vợ của T lại diễn ra vào thời điểm khủng khiếp nhất của nạn đói Ất Dậu khi làng ngụ cư của T bao trùm trong không khí chết chóc lạnh lẽo- từ âm thanh của tiếng hờ khóc người chết, tiếng quạ gào lên từng hồi “thê thiết”, từ mùi ẩm thối của rác rưởi, mùi gây của xác chết, từ bóng tối tràn ngập khắp xóm làng cho đến hình ảnh những người sống “dật dờ, xanh xám như những bóng ma bên những người chết còng queo chưa kịp chôn cất”. Đó là thế giới của cái chết, của cõi âm, và thật trớ trêu khi nó lại là cái nền cho cuộc hôn nhân kì lạ, bất ngờ của T. Tình huống éo le đã tạo ra sự đối đầu giữa sự sống và cái chết, giữa hạnh phúc và khổ đau, giữa hi vọng và tuyệt vọng, giữa cái ấm áp của tình người và cái lạnh lẽo thê lương của cái chết. Tình huống trớ trêu ấy đã gây ngạc nhiên cho tất cả mọi người: dân xóm ngụ cư thì thầm phỏng đoán, bà cụ Tứ không tin nổi và mắt mình. Và ngay cả T cũng ngờ ngợ, bàng hoàng như trong một giấc mơ.

Việc một anh con trai nghèo khổ, xấu xí lại nhặt được vợ một cách chóng vánh, dễ dàng chỉ bằng bốn bát bánh đúc và mấy câu bông đùa tầm phơ tầm phào ngay trong những năm tháng nghèo đói khủng khiếp nhất của quê hương đất nước, đó là một chuyện lạ, là một tình huống đặc sắc để nhà văn gửi gắm những vấn đề lớn lao của cuộc sống con người, đem đến cho tác phẩm những giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc.

Tình huống kì lạ độc đáo của tác phẩm đã giúp tác giả phản ánh chân thực bức tranh hiện thực làng quê Việt Nam khi việc nhặt vợ của T diễn ra chính trong nạn đói 45, qua đó mà bộc lộ những nét sâu sắc nhất của tư tưởng nhân đạo.

Không chỉ dừng lại ở bề mặt của hiện thực với hình ảnh của bóng tối lạnh lẽo, của những đám người dắt díu nhau xanh xám dật dờ hay âm thanh của tiếng quạ kêu thê thiết, Kim Lân còn phản ánh bề sâu của sự đói khát khiến giá trị con người trở nên rẻ rúng, những điều đẹp đẽ thiêng liêng của cuộc sống trở nên bi hài, chua chát đến tội nghiệp. Vậy là qua câu chuyện nhặt vợ kì lại của T, nhà văn đã phản ánh chân thực bức tranh hiện thực cả ở bề mặt và bề sâu, đã thể hiện lòng xót thương da diết với số phậm con người, cũng đồng thời lên án, tố cáo mạnh mẽ tội ác của thực dân Pháp và Phát xít Nhật đã đẩy nhân dân ta vào nạn đói khủng khiếp nhất trong lịch sử.

Sự đói khát đã khiến hình hài, bộ dáng con người trở nên thê thảm. Trẻ con xóm ngụ cư “ủ rũ như những ôn già”, người lớn mặt “hốc hác u tối”,  người vợ nhặt mặc một bộ quần áo rách tả tơi như tổ đỉa, lồng ngực gầy lép, khuôn mặt lưỡi cầy xám xịt chỉ còn hai con mắt…

Sự đói khát còn hủy hoại cả nhân cách con người, điều này thể hiện chua sót nhất trong nhân vật người vợ nhặt. Một người đàn bà phải vứt bỏ những ý tứ, phép tắc xã giao, những sĩ diện xấu hổ, bấu víu vào một câu hò đùa để kiếm miếng ăn thật, phải gạt phăng miếng trầu xã giao, lễ nghĩa để chọn bốn bát bánh đúc mong lấp đầy cái dạ dày trống rỗng, phải vứt bỏ cả lễ giáo và sự thận trọng, phải bám vào một câu đùa tầm phơ tầm phào để theo không một người đàn ông xa lạ mong tìm chốn nương thân, mong chạy trốn cái đói. Miếng ăn ngày đói đã trở thành sự khởi đầu và đích đến của một mối quan hệ thiêng liêng, trở thành yếu tố chi phối khốc liệt với nhân cách con người.

Không chỉ dừng lại ở đó, sự đói khát còn khiến cuộc sống trở nên đau đớn, kì quái, con người sống không được sống cho ra con người. T và người đàn bà xa lạ nên vợ nên chồng bởi một câu hò bâng quơ, một câu đùa tầm phơ tầm phào và bốn bát bánh đúc – cuộc hôn nhân không phải do tình yêu mà chỉ là “duyên kiếp”, cái duyên kiếp trớ trêu của những con người khốn khổ đến với nhau bắt đầu là vì miếng ăn, còn sau là hi vọng mong manh có thể chạy trốn cái đói. Giá trị con người trở nên rẻ úng, thảm hại: vợ vốn là một phần quan trọng đẹp đẽ trong cuộc đời người đàn ông lại được nhặt về như cỏ rác, việc lấy vợ vốn thiên liêng trọng đại lại như một trò đùa oái oăm. Tất cả những việc liên quan đến cuộc hôn nhân này đều bị hạ giá thê thảm. Cô dâu cắp chiếc nón rách tàn, mặc bộ quần áo rách tả tơi như tổ đỉa về nhà chồng. Hai hào dầu đã là xa xỉ, hoang phí cho đám cưới. Ngày đưa dâu về chỉ có hai bóng người âm thầm lủi thủi, lặng lẽ trên con đường khẳng khiu về làng trong một buổi chiều ảm đạm, trong cái lạnh lẽo đầy âm khí của những làn gió “ngăn ngắt” từ ngoài đồng thổi về, trong tiếng quạ kêu thê thiết. Đêm tân hôn phảng phất mùi đống rấm ở những nhà có người chết và văng vẳng tiếng hờ khóc tỉ tê. Bữa ăn đầu tiên mẹ chồng đãi nàng dâu mới cũng thật thê thảm:” Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối và một đĩa muối ăn với cháo… niêu cháo lõng bõng; mỗi người được có lưng lưng hai bát đã hết nhẵn”, để rồi sau đó cháo cám trở thàh cỗ cưới trong nỗi tủi hờn ai oán của mọi người…

Không dừng lại ở nỗi xót thương cho thân phận con người qua bức tranh hiện thực ngày đói, tư tưởng nhân đạo của nhà văn còn thể hiện sâu sắc trong việc khẳng định và ngợi ca, trân trọng và nhất là niềm tin vào bản chất tốt đẹp của những con người biết vượt lên trên cái đói, cái ảm đạm để sống, để yêu thương, để hi vọng.

Lòng nhân ái đã thể hiện ngay trong việc nhặt vợ của T. Chia sẻ miếng ăn với một người xa lạ đói khát không hẳn là một việc bốc đồng, chia sẻ cuộc đời với một người đàn bà khốn khổ xấu xí không hẳn là một việc liều lĩnh. Đằng sau sự bống đồng liều lĩnh ấy là một người đàn ông với tấm lòng nhân hậu và sâu xa hơn là những khát vọng âm thầm về một tổ ấm gia đình. Đưa người vợ nhặt về nhà, T đã băn khoăn, thương xót trước vẻ buồn bã của thị, cách giới thiệu vợ với mẹ đầy trân trọng, còn có chút hàm ơn:” Nhà tôi nó về với tôi cho vui đấy u ạ”, KL đã cho thấy trong lòng người đàn ông nghèo khổ mà nhân hậu ấy chỉ có những tình nghĩa yêu thương mà tuyệt nhiên không hề rẻ rúng coi người người vợ theo, “VN”.

Lòng nhân ái, vị tha đặc biệt tập trung ở nhân vật BCT. Trước việc nhặt vợ oái oăm của con trai, trước việc phải gánh thêm một miệng ăn giữa những ngày đói khát, lòng bà cụ ngổn ngang những: mừng, lo, buồn, tủi… Nhưng những nỗi niềm của bà đều chỉ xuất phát từ tình xót thương vô bờ bến với con và dâu. Ánh mắt “đăm đăm” nhìn tà áo rách bợt của con dâu, cách nói năng nhẹ nhàng trìu mến, những giọt nước mắt xót xa…- tất cả đều cho thấy bà đã bỏ qua không chỉ lễ giáo thông thường mà cả nỗi ám ảnh khúng khiếp của sự đói khát, chết chóc để chấp nhận cưu mang một con người khốn khổ, để vun đắp cho hạnh phúc của con cái.

Biết trân trọng yêu thương, biết chia sẻ quan tâm, lo lắng cho nhau ngay trong cảnh khốn cùng, đó là biểu hiện cao nhất của lòng nhân ái, đó cũng là phẩm chất đẹp đẽ của truyền thống của một dân tộc luôn nhắc nhau:” Lá lành đùm lá rách- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Tấm lòng ấy không thể bị hủy hoại trước sự khốn cùng, thậm chí trước sự đe dọa ghê sợ của cái chết.

Quyết định nhặt vợ liểu lĩnh của T sau một thoáng phân vân do dự, những khuôn mặt hốc hác u tối của người dân xóm ngụ cư “bỗng rạng rở hẵn lên” khi nhìn thấy T dẫn vợ về trong buổi chiều chạng vạng; cảm giác mới mẻ, hạnh phúc, trạng thái “êm ái lửng lơ” trong lòng T vào sáng hôm sau; nét mặt “nhẹ nhõm tươi tỉnh” của BCT…- đó đều là những biểu hiện rõ nhất của niềm khát khao hạnh phúc, niềm mong ước được tìm đến với nhau, được xum vầy trong những mái ấm gia đình, khát vọng ấy vẫn tồn tại thật mãnh liệt trong tâm hồn những con người đang sống trên bờ vực của cái chết.

Khát vọng hạnh phúc thường trực và bị khuất lấp sau nỗi đói khát đã xuất hiện một cách thật bất ngờ trong diễn biến tâm lí của người vợ nhặt.

Lúc đầu, thị đi theo T chỉ vì miếng ăn, vì hi vọng may ra có thể chạy trốn được cái đói. Khi tận mắt nhìn thấy gia cảnh nghèo khổ của T, thị đã không nén nổi tiếng thở dài thất vọng, buồn bã, tủi hổ- sự hiện hữu trong ngôi nhà ấy không phải là miếng ăn thị đang tìm kiếm mà là cái đói thị đang trốn chạy. Đó là lúc thị hoàn toàn có thể quay đi, bước ra khỏi cuộc đời người đàn ông nghèo khổ ấy, hoàn toàn có thể biến thật thành đùa như đã biến đùa thành thật.

Vậy mà thị vẫn ở lại, có lẽ vì thị đột ngột tìm thấy những điều thị không dám nghĩ đến trong hoàn cảnh khốn khổ, những điều còn quý giá hơn cả miếng ăn, đó là một gia đình hạnh phúc. Tấm lòng nhân hậu của những người không chỉ chia sẻ miếng ăn mà còn sẵn lòng cưu mang, đùm bọc thị khi chính họ cũng đói khát đã khiến thị ngạc nhiên và xúc động. Nguời đàn bà bất chấp tất cả, lăn xả vào miếng ăn, bám riết lấy sự sống hiểu rằng khi bước qua cánh cổng tre nhà T, trở thành người vợ hiền dâu thảo, thu vén đảm đang, mang lại hạnh phúc cho những con người nhân hậu ấy, thị cũng sẽ tìm được cho mình niềm vui, có một mái ấm gia đình, có hạnh phúc.

Việc T mua hai hào dầu thắp đèn và nhất là thái độ đồng tình của bà cụ tứ với việc làm có vẻ xa xỉ, bốc đồng của con trai:” Ử, thắp lên một tí cho sáng sủa“ cho thấy trong lòng của những con người đang sống bên bờ vực của sự chết chóc ấy hình như vẫn ấp ủ một niềm tin mong manh mà mãnh liệt về sự thay đổi cuộc đời, biết đâu, từ sau niềm vui tỏa ra bởi ánh sáng của ngọn đèn dầu bé nhỏ, từ sau sự việc trọng đại này, cuộc đời của mẹ con T cũng sẽ “sáng sủa” hơn.

Lần đầu tiên trog một truyện ngắn ngập chìm bóng tối, hôm sau T thức dậy trong ánh sáng chói lóa của buổi sáng mùa hè, đó cũng là ánh sáng của niềm vui, của nguồn sinh khí rạo rực tỏa ra trong cuộc sống gia đình, là niềm hi vọng vào sự sáng sủa hơn trong cuộ đời những con người nghèo khổ ấy.

Những lời BCT động viên các con bằng cái triết lí dân gian:” Ai giàu ba họ ai khó ba đời”, cách bà lo toan cắt đặt công việc, cùng con dâu thu dọn cửa nhà quang quẻ, niềm tin ngây thơ, cảm tính mà thật vững chắc khi nghĩ rằng:” Thu xếp cửa nhà cho quang quẻ, nề nếp thì cuộc đời họ có thể khác đi, làm ăn có cơ khấm khá hơn”- đó là những chi tiết cho thấy người lao động không bao giờ bi quan, tuyệt vọng, niềm tin vào sự tốt đẹp của cuộc sống, niềm hi vọng vào một tương lai tươi sáng hơn luôn là một sức mạnh giúp họ có thể vượt qua cái đói, cái thảm đạm để yêu thương.

Đặc biệt hình ảnh lá cờ đỏ bay phấp phới trong tâm trí T ở cuối truyện đã khẳng định chắc chắn hơn niềm tin và sức mạnh ấy. Đó là hình ảnh cho thấy hi vọng của người dân xóm ngụ cư, của mấy mẹ con T không hão huyền, viển vông, đó là tín hiệu của sự đổi đời đã và sẽ hiện hữu trong hiện thực cuộc sống.

Kim Lân bằng nghệ thuật viết văn già dặn, vững vàng đã đem đến một chủ đề mới trong đề tài về nạn đói. Nhà văn đã khẳng định ánh sáng của tình người thật thành công ở ba nhân vật. Điều làm chúng ta trân trọng nhất chính là vẻ đẹp của tình người và niềm hi vọng và cuộc sống một cách mạnh mẽ nhất ở nhữung thân phận nghèo đói, thảm hại kia. Ba nhân vật: Tràng, vợ T và BCT cùng những tình cảm, lẽ sống cao đẹp của họ chính là nhữn điểm sáng mà KL từng trăn trở trong thời gian dài để thể hiện sao cho độc đáo một đề tài không mới. Tác phẩm đã thể hiện thành công nghệ thuật mieu tả tâm lí nhân vật, khả năng dựng truyện, dẫn truyện và đặc biệt là xây dựng tình huống đặc sắc của KL-1 nv được đánh giá là viết ít nhưng tác phẩm nào cũng có giá trị là vì lẽ đó.

Tạo dựng một tình huống đặc sắc bởi sự tập trung cao độ những mâu thuẫn trớ trêu khi con người bị đẩy đến vực thảm của đói khát, KL đã bộc lộ rõ nỗi xót thương cho thân phận con người, sự căm phẫn với bọn TDP, p xít Nhật đã đẩy nd ta vào nạn đói khủng khiếp nhất trong lịch sử. Tuy nhiên cốt lõi sâu xa nhất trong tư tưởng nhân đạo của tác phẩm không chỉ dừng lại ở căm giận hay xót thương mà chính là việc nhà văn đã thắp lên trong người đọc niềm tin yêu, trân trọng với con người.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #nhất#vợ