PT chieu toi 11
”Chiều tối”. Cụm từ này mang lại cho bạn những cảm xúc, suy nghĩ gì? Nó chỉ tầm thường là khoảnh khắc giao điểm giữa “chiều” và “tối”? Hay nó man mác một nỗi buồn đìu hiu, hoang vắng trong sự tàn tạ của thời gian? Bạn biết không? “Chiều tối” của Bác, vị lãnh tụ Hồ Chí Minh, người cha già vĩ đại đáng kính của dân tộc Việt Nam ta rất khác.Bài thơ thuật lại chuyển đi đường đầy gian lao vất vả.. Từ đó thể hiện tâm hồn cao đẹp yêu thiên nhiên, ý chí cách mạng kiên cường, phong thái ung dung tự tại và tinh thần lạc quan của người chiến sĩ cộng sản.
“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không”
Ngay từ hai câu đầu mang âm hưởng và chất liệu của thơ Đường đã khiến ta cảm nhận được một hồn thơ ung dung, thư thái và bình dị của Bác, qua bức tranh nên thơ, yên bình của cuộc sống.Đây là những hình ảnh tả thực nhưng cũng giàu sức biểu cảm, Hai câu thơ đầu gợi thời gian và không gian của bức tranh thiên nhiên của núi rừng lúc chiều tối. Trời đã về chiều, ánh nắng sắp tàn lụi, chỉ có chòm mây lơ lững giữa bầu trời. Trong sự đối lập đó ta vẫn thấy có sự thống nhất, đó là sự gợi tả về hình ảnh thiên nhiên mênh mông hoang vắng của núi rừng. Cái mệt mỏi của cánh chim như có sự đồng cảnh với sự mệt mỏi của người tù và đám mây cô đơn cũng gây cảm tưởng buồn bã.Nhưng tiếp đó tác giả sử dụng từ “lo lung” gợi cho người đọc thấy được sự ung dung thanh thản, thư thái bình yên của con người.
Cả cánh chim mỏi và chòm mây xuất hiện đều hợp lí với quy luật tự nhiên của cảnh chiều tối. Đồng thời cũng làm cho ta liên tưởng với tâm trạng của người tù sau một ngày đi đường mệt mỏi, bơ vơ giữa đất khách quê người nhưng vẫn thể hiện thái độ ung dung tự tạiQua do cho ta thay, cánh chim chiều vừa mang ý nghĩa không gian, vừa mang ý nghĩa thời gian. Nhưng sự khác biệt của thơ Bác và thơ xưa là cánh chim của Bác gợi sự xa xăm, bay mãi tới vô tận trong cõi tuyệt cùng của hư không. Còn chòm mây trôi chậm chạp, lững lờ giữa bầu trời lại gợi cảm giác thời gian như ngừng trôi, không gian thật cao, rộng đến mênh mông. Dường như đây là những hình ảnh ẩn dụ về người tù đang bị giải đi trên con đường xa vạn dặm chưa biết nơi đâu là điểm dừng chân.
Trong bức tranh chiều tối, chợt hiện lên hình ảnh của con người bản địa.
“Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng”
Hình ảnh người phụ nữ đã khá quen thuộc trong các vần thơ xưa, nhưng thường là những cô gái thuộc giới thượng lưu hoặc dân nghèo. Còn trong thơ Bác, hình ảnh người phụ nữ lao động xuất hiện thật khỏe khoắn, phản ánh sự vận động của tâm hồn tác giả. Bác không tả mà chỉ ghi lại hiện thực khách quan. Những điệp ngữ liên hoàn nối giọng thơ ba và bốn với nhau, tạo nên sự nối âm nhịp nhàng. Điểm ngời sáng trong bài thơ chính là hình ảnh “lô dĩ hồng” (lò than đã rực hồng). Bác đã dùng từ “hồng” để gián tiếp miêu tả trời tối. Đây là nghệ thuật lấy sáng tả tối. Trong câu thơ, hoàn toàn không có chữ “tối” nhưng vẫn diễn tả được trời tối. Từ “hồng” còn mang nhiều ý nghĩa khác. “Hồng” có thể chỉ đơn giản là màu của bếp lửa mà Bác trông thấy. Hoặc “hồng” là màu của bình minh ấm áp, của tương lai sáng lạng, của niềm tin mà Bác đặt cho Cách mạng, cho độc lập tự do của dân tộc Việt Nam. Từ cuộc sống bình dị của người lao động và chiếc bếp lửa hồng, Bác đã khiến cho niềm tin, lòng lạc quan của Bác chẳng mấy chốc đã lan tỏa trong lòng người đọc.
hhhhhh... Bài thơ như bức tranh được miêu tả theo công thức thơ ca cổ điển với hình ảnh cánh chim mây, núi. Bức tranh được miêu tả với vài nét “chấm phá” cổ điển: chỉ với hình ảnh cánh chim, chòm mây, cô gái xay ngô, lò than rực hồng Tác giả đã bao quát cả bầu trời, mặt đất. Bức tranh thiên nhiên nhằm gửi gắm tâm sự, nỗi lòng của tác giả.
“Chiều tối” qua thơ Bác, không còn đìu hiu, hoang vắng, hay tầm thường mà mang nhiều ý nghĩa hơn. Con người nhìn vào “chiều tối” để nghĩ đến “bình minh”. Đồng thời qua đó ta thấy được phong thái ung dung tự tại đầy khí phách của một con người có lòng lạc quan Cách mạng.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro