Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

PSBD 1

Caâu : Ñoaïn 1 cuûa baøi "Phuù soâng Baïch Ñaèng"?

Trương Hán Siêu là một danh sĩ đời Trần, tự Thăng Phủ, từng làm môn khách trong nhà Trần Hưng Đạo. Làm quan triều Trần. Trương Hán Siêu tính tình cương trực, học vấn uyên thâm, sinh thời được các vua Trần tin cậy, nhân dân kính trọng. Ông sống vào thời kì nhà Trần đã suy yếu, mải mê với chiến thắng của cha ông, các vua Trần đã quên trách nhiệm, quên việc chấn hưng đất nước mà mải ăn chơi hưởng thụ. Đây là một trong những tâm trạng nuối tiếc quá khứ trong thơ Trương Hán Siêu.

Bạch Đằng, dòng sông ghi dấu bao chiến công hiển hách của dân tộc trong lịch sử chống giặc ngoại xâm. Đó là nơi hội tụ sức mạnh, chiến công và niềm tự hào dân tộc. Bạch Đằng giang còn là nơi hội tụ những chiến tích thơ ca. Có thể nhắc đến Trần Minh Tông với Bạch Đằng giang, Nguyễn Trãi với Bạch Đằng hải khẩu... và Trương Hán Siêu với tác phẩm nổi tiếng Phú sông Bạch Đằng (Bạch Đằng giang phú).

Phú là một thể văn cổ dùng để tả cảnh vật, phong tục hoặc tính tình. Chất trữ tình và yếu tố khoa trương đậm đặc trong phú. Có phú cổ thể và phú Đường luật. Phú cổ thể như một bài văn xuôi dài, có vần mà không nhất thiết có đối, còn gọi là phú lưu thuỷ. Phú Đường luật được đặt ra từ đời Đường, có vần, có đối, có luật bằng trắc chặt chữ, có những kiểu câu được quy pạm rõ ràng. "Bạch Đằng giang phú" của Trương Hán Siêu viết theo lối phú cổ thể và có vần sử dụng phép đối rất sáng tạo.

Chưa rõ "Bạch Đằng giang phú" được ông viết vào năm nào, nhưng qua giọng văn cảm hoài "Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá-Tiếc thay dấu vết luống còn lưu", ta có thể đoán định được, bài phú này chỉ có thể ra đời sau khi Trần Quốc Tuấn đã mất, tức là vào khoảng 1301-1354. Qua "Bạch Đằng giang phú" cảm hứng chủ đạo là ca ngợi sông Bạch Đằng hùng vĩ. Nhà thơ khẳng định: Núi sông hiểm trở, nhiều nhân tài hào kiệt đã tạo nên truyền thống anh hùng của dân tộc, sự bền vững của Tổ quốc muôn đời.

" Khách có kẻ:

Giương buồm giong gió chơi vơi

Lướt bể chơi trăng mải miết."

"Khách có kẻ" trong "Bạch Đằng giang phú" là nhân vật trữ tình không ai khác mà chính là tác giả. Trong các bài phú cổ, nhân vật "khách" không hề xa lạ.Ta đã biết, Trương Hán Siêu là danh sĩ, tính tình cương trực, tâm hồn phóng khoáng. Chín câu đầu cho thấy "khách" là một tao nhân với rượu cùng túi thơ "chơi vơi" theo cánh buồm, làm bạn với gió trăng qua mọi miền sông biển. Sống hết mình với thiên nhiên, du ngoạn mọi cảnh đẹp xa gần. Đêm thì "chơi trăng mải miết", ngày thì: "Sớm gõ thuyền chừ Nguyên Tương; Chiều lần thăm chừ Vũ Huyệt",...cuộc sống bình dị nhưng rất thanh tao của một nhà hiền riết. Giọng thơ ung dung tự tại hầu như không vướn bận một thứ gì ở trần thế. " Sớm gõ thuyền chừ Nguyên, Tương,

Chiều lần thăm chừ Vũ Huyệt;

Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt".

Khách đã đi nhiều và biết nhiều. Các danh lam thắng cảnh như Nguyên Tương, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt,... đều ở trên đất nước Trung Hoa mênh mông, ở đây chỉ mang ý nghĩa tượng trưng nói lên một cá tính, một tâm hồn: yêu thiên nhiên tha thiết, lấy việc du ngoạn làm niềm lạc thú ở đời, tự hào về thói "giang hồ" của mình. Đoạn này sử dụng thủ pháp tượng trưng. Cái "tráng chí bốn phương" của khách được dựng nên bằng những địa danh. Có loại địa danh gợi ra thời gian quá khứ xa xăm :

"Nơi có người đi, đâu mà chẳng biết

"Đầm Văn Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều

Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết".

Gợi ra một không gian bao la, chỉ có những người mang hoài bão và "tráng chí bốn phương" mới có thể "giương buồm...lướt bể" đi tới. Đầm Vân Mộng là một thắng cảnh tiêu biểu cho mọi thắng cảnh. Thế mà "Khách" đã "chứa vài trăm trong dạ", đã thăm thú nhiều lần đã từng thưởng ngoạn bao cảnh đẹp tương tự. Vẫn chưa thoả lòng, vẫn còn "tha thiết" với bốn phương trời. Phần đầu bài phú nói lên cốt cách kẻ sĩ: chan hoà với thiên nhiên, lấy chữ "nhàn" làm trọng, gián tiếp phủ định lợi danh tầm thường.

Song cũng vì vậy, thiên nhiên như cái đích tìm kiếm của ông dường như có mang một hàm nghĩa thâm thúy: đây là nơi tập kết mọi trải nghiệm văn hóa của con người, và cũng là chứng tích để con người nhìn xa vào lịch sử. Vẫn trong bài phú về sông Bạch Đằng, tiếp theo mấy câu vừa dẫn, ông liền bày tỏ ý nguyện bắt chước "thú tiêu dao" của Tử Trường tức Tư Mã Thiên - nhà viết sử nổi tiếng của Trung Quốc, trước khi bắt tay cầm bút đã đi khắp mọi nơi đầu sông cuối bể nhằm nuôi dưỡng tình cảm và thu nhận kiến thức.

"Bèn giữa dòng chừ buông chèo

Học Tử Trường chừ thú tiêu dao".

Trương Hán Siêu đã theo cái chí của người xưa "học Tử Trương" đi về phía Đông Bắc "buông chèo" cho thỏa chí "tiêu diêu". Người xưa nói: "Muốn học cái văn của Tư Mã Tử Trường thì trước tiên phải học cái chơi của Tử Trường". Con người ấy vẫn được xem là nhà du lịch có một không hai thời xưa. Trương Hán Siêu với cánh buồm thơ lần theo sông núi:

"Qua cửa Đại than, ngược bến Đông triều,

Đến sông Bạch Đằng, truyền bơi một chiều

Bạch Đẳng giang, con sông oai hùng của Tổ Quốc Đại Việt. Sông rộng và dài, cuồn cuộn nhấp nhô sóng biếc.Cuối thu ( ba thu ) nước trời một mầu xanh bao la "Bát ngát sóng kình muôn dặm - Thướt tha đuôi trĩ một màu- Nước trời: một sắc- Phong cảnh ba thu". Câu văn tả thực mượn một hình ảnh của Vương Bột "Sông thu cùng với trời xa một" (màu Đằng Vương các ). Cảnh núi non, bờ bãi được miêu tả, đã tái hiện cảnh chiến trường rùng rợn một thời:

" Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu

Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô"

Bờ lau, bến lách gợi tả không khí hoang vu. Núi gò, bờ bãi trập trùng như gươm giáo, xương cốt lũ giặc phương Bắc chất đống. Nét vẽ hoành tráng ấy, nhà th ơ trở thành một nghệ sĩ kí hoạ lại bức tranh lạnh lẽo của bãi chiến trường khốc liệt năm xưa. Trương Hán Siêu miêu tả dòng sông Bạch Đằng với những ẩn dụ và liên tưởng mói về dòng sông lịch sử hùng chôm vùi hàng vạn quân thù.Mấy chục năm sau trận đại thắng trên sông Bạch Đằng(1288) nhà thơ đến thăm dòng sông cảm thương xúc động:

" Buồn vì cảnh thảm, đứng lặng giờ lâu

Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá

Tiếc thay dấu vết luống còn lưu".

Một tâm trạng: " buồn, thương tiếc", một cảm xúc " đứng lặng giờ lâu" của "khách" đều biểu lộ sự xúc động, lòng tiếc thương. Đây lại là đối cực động-tĩnh giữa hiện tại và quá khứ. Đối cực này đã khiến người đọc như rơi vào trạng thái mơ màng, bâng khuâng, trong khi đuổi theo cái cố gắng "đi tìm thời gian đã mất" của tác giả. Sự vấn vương ở đây có chút gì đó làm lòng ta nặng trĩu khi nghĩ đến dòng chảy của thời gian và thói vô tình dễ quên của người đời. Nói cách khác, những âm hưởng trữ tình đối lập ở trong tác phẩm đã tạo nên một ngân vang sâu thẳm và ngân vang này chính là triết lý: sự sống là một dòng chảy không ngừng không nghỉ, cái đang diễn ra và cái đã đi vào vĩnh cửu cứ đan quyện lấy nhau. ấy mà cái nhân tố có khả năng kết nối làm nên sự đan quyện ấy, khiến cho sợi dây chuyền "vô hình-nghiệt ngã" của thời gian có lúc tưởng như bị đảo ngược: hiện tại không hẳn đã trôi về quá khứ tất cả, mà có phần nào đó còn trôi theo chiều ngược lại, còn có "dấu vết lưu lại" với hậu thế - cái nhân tố ấy là con người, được quyết định bởi con người. Đó là tình nghĩa thuỷ chung "uống nước nhớ nguồn"

Tóm lại, bằng lượng thông tin đa nghĩa, những ẩn ngữ phong phú đọng lại phía sau ngôn từ, Bạch Đằng giang phú đã gợi lên được nhiều tiếng nói cùng một lúc trong cảm nhận nhiều chiều của người đọc. Là một bài ca yêu nước tự hào dân tộc. Lời văn hoa lệ, tư tưởng tình cảm sâu sắc, tiến bộ. Chất trữ tình sau lắng. Âm điệu anh hùng ca, không khí trang trọng cổ kính. Tài hoa trong miêu tả, hùng hồn trong tự sự, u hoài trong cảm xúc, sáng suốt lúc bình luận... Sự dồn nén nghệ thuật của bút pháp Trương Hán Siêu quả đã đến một trình độ bậc thầy.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: