Không Tên Phần 1
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG QUẢN TRỊ KINH DOANH
Danh sách thành viên nhóm 4
Đề tài: Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng trượt môn tại khoa kế toán và QTKD
Mục Lục
Phần 1: Mở đầu.
Phần 2: Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
Phần 3: Kết quả và thảo luận.
Phần 4: Kết luận.
1) PHẦN
MỞ ĐẦU
1.1) Đặt vấn đề.
Tại mỗi trường học, mỗi khoa vấn đề trượt môn của sinh viên đều là đề tài nóng bỏng và luôn được quan tâm. Ngay tại trường Học viện nông nghiệp Việt Nam cũng vậy. Sau mỗi kì thi, khi bước ra khỏi phòng thi chúng ta sẽ bắt gặp rất nhiều gương mặt rạng rỡ nhưng cũng không thiếu những gương mặt buồn rầu vì không làm được bài. Vậy lý do tại sao dẫn đến việc các bạn sinh viên liên tục mắc phải những sai lầm dẫn đến việc trượt môn như vậy.
Đã có rất nhiều giả thiết được đặt ra, có nhiều người cho rằng sinh viên ngày nay rất lười biếng không coi trọng việc học, có các ý kiến khác cho rằng kiến thức trên giảng đường quá rộng làm cho sinh viên không tiếp thu hết được. Vậy nên việc nghiên cứu tình trạng trượt môn của sinh viên là rất cần thiết để sớm biết được nguyên nhân và có cách khắc phục được thực trạng này để cho các bạn sinh viên nhận biết và cải thiện kết quả học tập của mình.
Với các lý do trên chúng em đã quyết định đề tài nghiên cứu : " Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng trượt môn tại khoa kế toán và QTKD ". Hy vọng, bài nghiên cứu này phần nào giúp được các bạn sinh viên khoa KE & QTKD cũng như các bạn sinh viên khác khắc phục được tình trạng trượt môn của mình để có kết quả cao nhất trong các kỳ thi giữa kỳ và cuối kỳ.
1.2) Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1) Mục tiêu chung.
Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng trượt môn tại khoa kế toán và QTKD.
1.2.2) Mục tiêu cụ thể.
- Đánh giá khách quan về tình hình học tập của sinh viên hiện nay.
- Đưa ra những nguyên nhân cụ thể ảnh hưởng tới tình hình học tập của sinh viên đã đến việc sinh viên trượt môn.
- Đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề này.
1.3) Đối tượng phạm vi nghiên cứu.
1.3.1) Đối tượng nghiên cứu.
- Sinh viên khoa kế toán và quản trị kinh doanh.
1.3.2) phạm vi nghiên cứu.
-Nội dung: những yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng trượt môn khoa kế toán và QTKD trường HVNN Việt Nam
- Không gian: Học viện nông nghiệp Việt Nam.
-Thời gian thực hiện: 1/9/2016 đến 25/9/2016
1.4) Câu hỏi.
- Bạn cảm thấy như thế nào sau mỗi buổi học ?
- Bạn dành bao nhiêu thời gian mỗi ngày cho việc học ?
- Nếu có bài học không hiểu bạn thường làm gì?
- Trong quá trình ôn thi bạn thường bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?
- Bạn cảm thấy mình gặp phải những khó khăn gì trong việc ôn thi?
- Bạn đánh giá thế nào về đề thi các môn khoa KE & QTKD?
- Theo bạn những lý do gì dẫn đến việc trượt môn?
- Bạn nghĩ mình có cần thay đổi cách học hiện tại không?
- Theo bạn, là một sinh viên cần làm gì để giảm thiểu và khắc phục việc trượt môn?
2) PHẦN 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1) khái niệm:
- Sinh viên là người học tập tại các trường đại học, cao đẳng. Ở đó họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc sau này của họ. Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được trong quá trình học.
- Ảnh hưởng là khi một người suy nghĩ hoặc hành động được thay đổi bởi một điều gì đó. Ảnh hưởng có thể là cả tốt và xấu.
- Trượt môn là việc không đủ điều kiện để qua một môn học nào đó.
2.2) Nội dung.
Nghiên cứu tập trung vào vấn đề trượt môn của các bạn sinh viên trong Học viện nông nghiệp Việt Nam. Các yếu tố tác động đến việc học bài và tiếp thu bài của các bạn sinh viên. Thời gian học của các bạn sinh viên. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ôn thi và thi các môn của các bạn sinh viên. Đồng thời tìm ra những khó khăn của sinh viên trong việc ôn thi và thi kết thúc môn. Từ đó đưa ra các giải pháp giúp các bạn sinh viên cải thiện kết quả học tập của mình.
2.3) Một số nghiên cứu trong thực tiễn.
- Nghiên cứu về vấn đề tự học của sinh viên:
+ Phương pháp tự học có yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của sinh viên trong trường đại học.
+ Hiện nay đa số sinh viên trong trường đại học đều nhận thức được tầm quan trọng của việc tự học. Tuy nhiên thực tế vẫn dừng lại ở việc nhận thức, còn nhiều sinh viên chưa có kỹ năng tự học,thiếu nguồn tài liệu tham khảo, chưa có ý thức tự học, chưa dành nhiều thời gian cho việc học.
+ Phương pháp học tập của sinh viên bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố. Vì vậy cần điều chỉnh áp dụng một cách hợp lý vào việc tự học một cách linh hoạt và cụ thể.
+ Học cần đi đôi với hành. Cần có kế hoạch học tập cụ thể cho bản thân.
-Nghiên cứu về tình trạng đi làm thêm của sinh viên.
+ Việc làm thêm của sinh viên đại học ngày nay là rất phổ biến, làm thêm giúp cung cấp kỹ năng mềm cho các bạn và có thể giúp tăng thêm chi phí cho sinh hoạt hằng ngày của các bạn.
+ Đi làm thêm đối với các bạn sinh viên là công việc chiếm rất nhiều thời gian trong ngày của các bạn, vậy thời gian học của các bạn phân bổ như thế nào?
+ Với một số bạn đi làm thêm nhưng kết quả học tập của các bạn vẫn rất tốt, nhưng cũng có không ít các trường hợp sinh viên mải mê đi làm thêm dẫn đến trượt rất nhiều môn trên giảng đường đại học.
- Theo thống kê của nhiều trường ĐH, dù đã chuyển đổi sang hình thức đào tạo tín chỉ nên sinh viên có thể tốt nghiệp chậm nhưng qua những đợt xét tốt nghiệp hằng năm, có hàng trăm SV không thể ra trường do nợ quá nhiều môn học.Lâu nay giảng viên của nhiều trường vẫn ngán ngẩm vì tình trạng sinh viên lười học.
3) PHẦN 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1) Phương pháp nghiên cứu.
3.1.1) Phương pháp thu thập số liệu.
- Số liệu thứ cấp: Tham khảo nguồn thông tin từ sách báo, internet...
Tài liệu thứ cấp
Nguồn
Kết quả
Nghiên cứu vấn đề tự học của sinh viên
http://text.123doc.org/document/1263666-de-tai-nghien-cuu-van-de-tu-hoc-pot.htm
Vấn đề tự học ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của sinh viên
Nghiên cứu vấn đề làm thêm của sinh viên hiện nay
http://doc.edu.vn/tai-lieu/de-tai-van-de-viec-lam-them-doi-voi-sinh-vien-hien-nay-63857/
Đi làm thêm có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến kết ủa học tập của sinh viên
Sinh viên phải làm gì ngay sau khi trượt học phần.
http://www.lamsao.com/sinh-vien-phai-lam-gi-ngay-sau-khi-thi-truot-hoc-phan-p214a97544.html
Lời khuyên với các bạn sinh viên khi bị trượt môn
...
...
...
- Số liệu sơ cấp: Nguồn dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp qua bảng câu hỏi được thiết lập sẵn.
Tên sinh viên
Khóa/ lớp
Số điện thoại
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung điều tra.
Đỗ Thị Hậu
K59KDNN
01655621432
Điều tra trực tiếp theo mẫu
Theo mẫu phiếu điều tra
Trần Thị Trang
K59QTKDA
0964827212
Điều tra trực tiếp theo mẫu
Theo mẫu phiếu điều tra
Nguyễn Thị Duyên
K59QTKDB
01633818123
Điều tra trực tiếp theo mẫu
Theo mẫu phiếu điều tra
Vũ Hữu Lượng
K59QTKDB
0902245415
Điều tra trực tiếp theo mẫu
Theo mẫu phiếu điều tra
Phạm Thị Thư
K59QTTC
0989891723
Điều tra trực tiếp theo mẫu
Theo mẫu phiếu điều tra
...
...
...
...
...
Bùi Thị Hiền
K59QTKDB
01654653859
Điều tra trực tiếp theo mẫu
Theo mẫu phiếu điều tra
Nguyễn Thị Thủy
K58KEG
0976697656
Điều tra trực tiếp theo mẫu
Theo mẫu phiếu điều tra
Nguyễn Thị Thùy Dương
K59QTKDB
01668272416
Điều tra trực tiếp theo mẫu
Theo mẫu phiếu điều tra
Chu Thị Thu Hiền
K58QTKDA
0984784365
Điều tra trực tiếp theo mẫu
Theo mẫu phiếu điều tra
Nguyễn Văn Hùng
K59QTM
0984733828
Điều tra trực tiếp theo mẫu
Theo mẫu phiếu điều tra
Tổng số mẫu = 99
3.1.2) Phương pháp xử lý số liệu.
Dùng phần mềm Excel
3.1.3) Phương pháp phân tích số liệu.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp so sánh.
3.2) Kết quả nghiên cứu.
3.2.1) Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
Tổng số phiếu điều tra phát ra là: 100 phiếu
Tổng số phiếu thu lại là: 99 phiếu
Đạt tỷ lệ: 99 %
3.2.2) Cụ thể kết quả nghiên cứu đạt được.
Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng trượt môn tại khoa kế toán và QTKD
a) Biểu đồ tỷ lệ sinh viên trượt môn.
b) Biểu đồ tỷ lệ sinh viên trượt các môn tự chọn, bắt buộc.
c) Biểu đồ các công việc mà sinh viên thường làm khi lên lớp.
d) Biểu đồ mức độ hài lòng của sinh viên sau mỗi buổi học.
e) Biểu đồ thời gian học mỗi ngày của sinh viên.
f) Biểu đồ mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khác đến việc ôn thi của sinh viên.
g) Biểu đồ các khó khăn của sinh viên khi ôn thi.
h) Biểu đồ đánh giá mức độ đề thi các môn khoa KE&QTKD
i) Biểu đồ các lý do dẫn đến việc trượt môn.
j) Biểu đồ tỷ lệ các bạn sv muốn thay đổi cách học hiện tại của mình.
k) Tổng hợp kết quả phiếu điều tra.
3.3 các yếu tố ảnh hưởng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề trượt môn của sinh viên: có rất nhiều các yếu tố dẫn đến việc làm cho kết quả học tập của sinh viên kém và trượt môn. Trong đó có 1 số yếu tố chủ yếu sau:
- Thái độ học tập : 1 số sinh viên có thái độ học tập không tốt, hay thờ ơ, không quan tâm đến việc học tập.
+ Trên lớp thường làm việc riêng : nói chuyện, sử dụng điện thoại, ngủ... không chú ý, lắng nghe thầy cô giảng bài.
- Phương pháp học tập: thông thường, sinh viên không phân bổ được thời gian học tập phù hợp.
+ Tính tự giác trong học tập: không ôn lại bài khi về nhà. Thậm chí có những phần chưa hiểu hết được khi học trên lớp. Do vậy không tích tụ được nhiều kiến thức.
-Việc lên lớp : 1 số sinh viên rất ít khi lên lớp và việc nghỉ diễn ra thường xuyên => bị cấm thi.
- Chưa có tinh thần tự giác, nghiêm túc trong học tập.
- Đăng kí lịch học nhiều môn và quá dày đặc.
- Việc nghỉ học thuê học hộ cũng thường xuyên diễn ra: Không có kiến thức môn học.
-1 số sinh viên vừa học vừa làm thêm: mất nhiều thời gian, không căn được thời gian phù hợp. Dễ mệt mỏi => kết quả học tập kém.
-Thi cử: sát ngày thi mới ôn bài. Do vậy khi đó dồn quá nhiều kiến thức nhiều môn vào cùng 1 lúc => vào phòng thi quên => kết quả không tốt .
- Lịch thi các môn liền nhau dẫn đến thời gian ôn thi các môn không được sắp xếp hợp lý, làm cho kết quả thi bị giảm sút.
- Lượng kiến thức ôn thi quá lớn dẫn đến tình trạng sinh viên ôn tủ, không ôn hết đề cương dẫn đến việc không làm được hết bài thi.
3.4 Đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu.
3.4.1 Thuận lợi.
- Có nhiều bạn sinh viên chăm chỉ nghe giảng trong lớp học nên nắm được kiến thức, hiểu bài và đạt điểm cao trong môn học.
- Phần lớn các bạn sinh viên cảm thấy hài lòng và tiếp thu được kiến thức sau mỗi buổi học.
- Các bạn sinh viên đã có ý thức tự học ở nhà và dành thời gian để ôn thi các môn học.
- Kiến thức thầy cô truyền dạy trên lớp rất đa dạng và phong phú, giúp ích rất nhiều cho sinh viên trong việc ôn thi và tìm hiểu kiến thức các môn học.
- Công nghệ thông tin phát triển việc tiếp cận các nguồn kiến thức của sinh viên rất đa dạng và phong phú. Sinh viên dễ dàng tìm kiếm các kiến thức trên mạng một cách dễ dàng.
- Phần lớn các bạn sinh viên ý thức được tầm quan trọng của việc học và muốn cải thiện kết quả của mình, muốn thay đổi cách học hiện tại để có kết quả học tập tốt hơn.
3.4.2. Tồn tại.
- Còn rất nhiều bạn sinh viên chủ quan, chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học dẫn đến kết quả học tập không cao, thậm chí nhiều bạn còn bị trượt môn.
- Lượng kiến thức ôn thi các môn quá nhiều, cùng với việc phải thi nhiều môn một lúc dẫn đến việc không ôn được hết kiến thức trong kỳ, làm cho kết quả bị giảm sút.
- Đề cương thầy cô giới hạn trên lớp quá nhiều dẫn đến tình trạng các bạn sinh viên lười ôn thi.
- Có rất nhiều tình trạng làm việc riêng trong lớp, dẫn đến việc không tiếp thu được kiến thức khi lên giảng đường.
- Trong thời gian ôn thi các bạn sinh viên còn bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác, không tập trung được hoàn toàn vào bài học, dẫn đến bị phân tâm, làm kết quả đạt được không được tốt.
- Các bạn sinh viên đi làm thêm dẫn đến thiếu thời gian học bài, lên lớp cơ thể mệt mỏi khó tiếp thu được kiến thức thầy cô truyền đạt.
3.5 Đề xuất giải pháp.
Đề xuất và giải pháp vấn đề nghiên cứu của sinh viên trượt môn khoa kế toán và quản trị kinh doanh.
- Nguyên tắc quan trọng nhất của sinh viên là tinh thần tự giác và quyết tâm của mỗi sinh viên.
- Phải biết tự sắp xếp lịch học 'môn học sao cho phù hợp với bản thân bên cạnh đó cần phải có một phương pháp tự học đúng đắn'quyết tâm đạt được mục tiêu đề ra
- Vạch ra kế hoạch học tập trước mỗi kì học
- Cân bằng giữa những môn tính toán và lí thuyết
- Thường xuyên liên hệ thực tiễn với bài học trên lớp
- Trao đổi với giảng viên về bài học nếu có gì không hiểu
- Cần học ở nơi yên tĩnh
- Ghi chép bài cẩn thận
- Học nhóm để có được hiệu quả cao hơn trong học tập.
- Có tinh thần tự giác tìm kiến thức trên mạng và trên thư viện.
4. Kết luận.
Qua viện nghiên cứu đề tài "Những yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng trượt môn tại khoa kế toán và QTKD" Nhóm em đã phần nào biết được những khó khăn cũng như tồn tại của các bạn sinh viên trong việc ôn thi các học phần.
Qua cái nhìn tổng thể chúng em đã đưa ra được một số giải pháp để giúp sinh viên có thể cải thiện kết quả học tập của mình trong thời gian tới.
Với mỗi sinh viên ai cũng mong mình đạt được kết quả cao nhất trong học tập, nhưng không phải ai cũng làm được như vậy. Mọi người biết tầm quan trọng của việc học nhưng điều đó mới dừng lại ở việc nhận biết chứ chưa bắt tay vào cải thiện và chinh phục nó.
Mong rằng với nghiên cứu của nhóm em, có thể giúp các bạn sinh viên có thể tìm ra được ưu nhược điểm trong cách học của mình và có phương pháp học tập hợp lý và đạt được kết quả cao trong học tập.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro