PP hoc
Vuontoithanhcong.com
1/Tap luyen cho tri thong minh
Mình lên trang khoahochuyenbi.com thấy có những thông tin rất hay cho bộ não, không biết bài viết này có ai đăng chưa, nếu có rồi thì xin admin xóa giúp mình nhé
Nguồn : www.khoahochuyenbi.com
Từ lâu, trên thị trường đã có bán nhữngloại thuốc trợ óc, giúp trí nhớ. Gần ngày thi, lắm người đã phải cầu cứu đếnchúng, hoặc dùng cà phê thật đậm đặc để giúp mình tỉnh táo. Hiệu quả chưa biếtra sao, nhưng chắc chắn là đã đi ngược lại tự nhiên và làm hại sức khỏe rồi. Chẳngkhác nào những người chọn phương pháp uống giấm, uống thuốc gầy để giảm cânthay vì tập thể dục và ăn uống lành mạnh.Các nhà giáo dục thì luôn nỗ lực tìm kiếm ra nhữngphương cách giúp học trò dễ hiểu, dễ nhớ, ham học và học giỏi hơn, chẳûng hạn:thực hành, thực nghiệm, du khảo, làm theo mẫu, lặp đi lặp lại, ca hát, nhảymúa, đóng kịch, chơi nhiều loại trò chơi, v.v.. Những phương pháp này đạt kếtquả tốt phần nào cho một số em, còn nhiều em khác vẫn không tiến được. Tại sao?Không hẳn vì các em lười hay ghét học hỏi đâu. Mà vì, theo các nghiên cứu khoahọc, khi các em này càng cố gắng thì bộ óc của các em càng phản ứng ngược bằngcách “tắt đèn, đóng cửa” lại.Sau 50 năm nghiên cứu, các nhà bác học khám phá rarằng con người không những không tận dụng đồng thời cảhai bán cầu não, mà cònphí phạm 90% khả năng bộ óc trời cho nữa! Mặt khác, họ ghi nhận được ảnh hưởngtốt đẹp của sự vận động cơ thể đối với chức năngï học và hiểu của khối ócBác sĩ Paul E. Dennison là người đầu tiên tự hỏi:“Nếu ai cũng công nhận rằng tập luyện thân thể là điều ích lợi và cần thiết,thì tại sao chúng ta không nghĩ đến việc tập luyện bộ óc?” Từ suy nghĩ đó, ôngbỏ ra 20 năm nghiên cứu xem những cử động nào của cơ thể sẽ tác động đến chứcnăng nào của khối óc, và viết ra cuốn Brain Gym. Rất nhiều thày cô giáo đã áp dụngphương pháp của Dennison với học trò mình hàng ngày, khi bắt đầu mỗi tiết dạy.Kết quả khả quan, nhanh chóng và hiển nhiên đến nỗi hiện nay phương pháp BrainGym đã được áp dụng tại 40 quốc gia trên thế giới, cho tất cả MỌI LỨA TUỔI, MỌITRÌNH ĐỘ TRÍ NĂNG
BRAIN GYM DỰA TRÊN 3 NGUYÊN TẮCCĂN BẢN
- Học tập là một sinh họat tự nhiên, thích thú, TRẢISUỐT cuộc đời chúng ta
- Hiện tượng “bí, không hiểu” thật ra chỉ là sự“CHƯA BIẾT CÁCH LÀM DỊU ĐI/ MẤT ĐI SỰ CĂNG THẲNG” - phản ứng tự nhiên của tríóc - trước một điều còn mới lạ
- Con người càng bị “bí, không hiểu” khi càng QUENĐẦU HÀNG, THỤ ĐỘNG không biết cách giúp mình vượt qua những căng thẳng đó
NHỮNG YẾU TỐ GIÚP BỘ ÓC CHÚNGTA HOẠT ĐỘNG TỐT
- Nước: nước lọc để uống, cảnh sông, biển, ...
- Vận động cơ thể & trí não
- Thức ăn lành mạnh
- Sự thư thái: ngủ nghỉ đầy đủ, tập hít thở, hay tậpthiền
- Hương thơm
- Sự sạch thoáng của bản thân, quần áo & môitrường chung quanh
- Nhạc nhẹ
- Màu sắc dịu dàng, hợp ý thích
- Aùnh sáng thiên nhiên
- V.v..
BRAIN GYM GIÚP CẢI TIẾN
- khả năng học tập
- khả năng tập trung
- năng khiếu nghe, nói, đọc, viết
- trí nh
- óc suy luận
- óc sáng tạo
- sự bình tĩnh, thư thá
- khiếu thẩm mỹ
- nét chữ, tài hội họa
- lòng tự tin
- hạnh kiểm
- v.v...
Hiệu quả lớn lao như vậy, song các động tác củaBrain Gym lại nhẹ nhàng, dễ thực hiện, chỉ cần dăm ba phút và không đòi hỏiphương tiện (dụng cụ hay phòng tập) đặc biệt nào cả
NHỮNG ĐỘNG TÁC CỦA CƠ THỂ GIÚPÓC HOẠT ĐỘNG TỐT
A. CĂN BẢN: Gồm 4 động tác
1. Uống Nước đã đun sôi, để nguội. Nước sẽ “truyềnđiện” từ cử động của cơ thể đến tế bào óc, giúp óc có thể “bật đèn” lên, tậptrung và ghi nhớ. Đừng chờ đến khi cảm thấy khát mới uống. (Trà, cà phê, nướcngọt, v.v… KHÔNG có được tác dụng quan trọng này.)
2. Bật Đèn: Một tay ấn nhẹ lên rốn. Ngón trỏ &ngón cái của tay kia để lên hai chỗ hơi lõm nằm giữa ngực, dưới xương quaixanh. Day ba huyệt này trong một phút, trong lúc đó hai mắt liếc từ trái sangphải, rồi từ phải sang trái (đầu giữ yên). Động tác này giúp đem dưỡng khí lênóc
3. Tạo Hình Chữ X: Nhằm kích thích hai bán cầu nãohoạt động đồng thời với nhau bằng cách cử động tay chân theo hình chữ X,. Đứng,vươn thẳng cánh tay TRÁI quạt từ sau ra trước, cho bàn tay chạm vào đầu gốichân PHẢI đang co lên. Rồi vươn thẳng cánh tay PHẢI quạt từ sau ra trước, chobàn tay chạm vào đầu gối chân TRÁI đang co lên. Lặp lại nhiều lần.
4. Bắt Tréo:
Kích thích hoạt động tích cực của tâm trí, gồm 2giai đoạn :
a. Đứng hoặc ngồi. Hai bàn chân tréo nhau. Haicánh tay bỏ xuôi xuống, hai bàn tay bắt tréo, các ngón đan nhau, sao cho haingón cái ở dưới cùng. Rồi, với hai bàn tay vẫn đan nhau, quay vòng ngược lên,sao cho hai ngón út áp vào ngực. Đẩy lưỡi lên vòm khẩu cái. Nhắm mắt. Hoàn toàngiữ mình thư giãn trong tư thế nghỉ ngơi này.
b. Nửa hay một phút sau, không bắt tréo chân nữa,để hai lòng bàn chân chạm mặt sàn, áp các đầu ngón của hai bàn tay vào nhau. Lầnlượt “chạm và mở”û từng cặp đầu ngón tay. Nhắm mắt. Hít thở đều hòa.
B. CẢI TIẾN NĂNG KHIẾU ĐỌC:
Gồm 5 động tác
1. Huyệt dưới:
Một tay xoa phía dưới môi dưới. Một tay mở ra ấnlên bụng dưới .
2. Bật đèn: Đã nói ở trên
3. Nhân trung:
Một tay xoa phía trên môi trên. Một tay ấn đốtxương cùng ở sau lưng
4. Thăng bằng:
Một tay xoa chỗ chân tóc giáp với phần cổ phía sauvành tai. Một tay ấn lên rốn trong nửa phút. Rồi đổi tay.
5. Số tám nằm ngang:
Vẽ bằng ngón tay lên không khí hoặc vẽ bằng bútlên giấy “số tám nằm ngang” (còn gọi là “dấu hiệu vô cực”), bắt đầu từ điểmchính giữa, đưa lên phía trái, vòng xuống, trở về điểm chính giữa, không dừng lạimà đưa tiếp lên phía phải, vòng xuống, trở về điểm chính giữa, cứ tiếp tục vẽchồng lên thật nhiều lần và phải theo đúng trình tự trên.
C. CẢI TIẾN ÓC SÁNG TẠO:
Gồm 3 động tác
1. Ngáp:
Ngáp thường là phản ứng tự nhiên của cơ thể và tríóc chúng ta khi cần phục hồi khả năng hoạt động. Những lúc ấy, ta cứ ngáp vàche miệng theo phép lịch sư,ï chứ đừng tìm cách ngăn cản cơn ngáp. Tập ngápđúng cách còn giúp cải tiến giọng nói hoặc giọng hát. Để tập động tác này, ta vừøangáp vừa dùng hai tay mát-xa bắp thịt dưới gò má.
2. Mát-xa gân bắp chuối
Ngồi gác gót chân phải lên đầu gối trái, một taybóp nhẹ phần cuối của bắp chuối (nằm phía trên gót chân), một tay bóp nhẹ phầnđầu của bắp chuối (nằm phía sau đầu gối) , trong khi bàn chân duỗi ra co vào đềuđều. Sau nửa phút, đổi chân.
3. Co dãn bắp chuối:
Đứng. Hai tay vịn vào lưng ghế hay cạnh bàn. Duỗithẳng một chân ra phía sau, sao cho chân này thẳng đường với lưng ; một chân gậplại ở phía trước để giữ thăng bằng. Vừa hít vào, vừa nhấc gót chân sau lên, dồntrọng lựợng vào chân trước. Rồi vừa thở ra, vừa hạ gót chân sau, ấn xuống đất,để dồn trọng lượng vào chân sau. Nửa phút sau, đổi chân.
D. CẢI TIẾN NĂNG KHIẾU VIẾT:
Gồm 4 động tác
1. Tập cánh tay:
Giơ cao cánh tay trái và để nó áp sát vào tai. Hítvào. Vòng cánh tay phải qua đầu, lòng bàn tay phải giữ khuỷu tay trái. Rồi vừathở nhẹ ra vừa lấy sức của cả cánh tay trái đẩy vào bàn tay phải trong khi bàntay này cố sức chống lại sức đẩy. Mỗi lần, thử thay đổi chiều đẩy của cánh tay(sang trái, sang phải, ra trước, ra sau); vị trí bàn tay phải trên khuỷu taytrái cũng cần thay đổi sao cho dễ tạo sức chống lại. Làm xong cả 4 chiều, thì đổitay
2. Vẽ hình đối xứng:
Cùng một lúc, hai tay vẽ hai hình đối xứng nhau.Ban đầu là những đường nét lên/ xuống/ ngang/ dọc thật đơn giản, rồi vẽ hình phứctạp dần.
3. Số tám nằm ngang: Đã nói ở trên
4. Mẫu tự:
Vừa vẽ “số tám nằm ngang” theo đúng trình tự vừa tậpviết các mẫu tự từ a tới z. Để viết các mẫu tự a, c, d, e, f, g, o, q và s ta bắtđầu từ điểm chính giữa rồi đưa lên phía trái. Để viết các mẫu tự b, h, i, j, k,l, m, n, p, r, t, u, v, w, x, y và z ta bắt đầu từ điểm chính giữa rồi đưa lênphía phải.
F. CẢI TIẾN NĂNG KHIẾU TOÁN:
Gồm 6 động tác
1. Múa voi:
Thụng hai đầu gối như xuống tấn, đứng cho vững. “Gắn”chặt đầu vào vai. Vươn thẳng cánh tay. Mắt dõi nhìn theo khi ngón trỏ vẽ vàokhông khí “số tám nằm ngang” thật lớn. Nhớ chỉ cử động thân trên (từ eo lên) màthôi. Đổi tay.
2. Quay cổ:
Thở ra hít vào thật sâu. Buông thõng hai vai. Gụcđầu xuống. Xoay đầu chầm chậm từ trái sang phải rồi ngược lại, cho đến khi bắpthịt cổ hoàn toàn thư dãn.
3. Cú:
Cú là loài chim có tầm nhìn rất rộng nhờ cổ xoayđược 180 độ. Khi nhìn về phía nào, cú luôn xoay đầu về hướng đó. Để tập độngtác này, ta đưa tay phải lên nắm lấy vai trái và xoa bóp mạnh bắp thịt vai, đồngthời xoay đầu hết cỡ về hướng trái, mắt cố nhìn ra phía sau lưng. Đổi tay &vai
4. Huyệt dưới: Đã nói ở trên
5. Bật đèn: Đã nói ở trên
6. Nhân trung: Đã nói ở trên
G. CẢI TIẾN ÓC SUY LUẬN:Gồm 3 động tác
1. Huyệt dưới: Đã nói ở trên
2. Nhân trung: Đã nói ở trên
3. Thăng bằng: Đã nói ở trên
H. CẢI TIẾN NĂNG KHIẾU NGHE& NÓI: Gồm 5 động tác
1. Vành tai: Dùng ngón cái và ngón trỏ mát-xa vànhtai từ trên xuống dưới. Lặp lại 3 lần
2. Tạo Hình Chữ X: Đã nói ở trên
3. Múa Voi: Đã nói ở trên
4. Ngáp: Đã nói ở trên
5. Bắt Tréo: Đã nói ở trên
I. CẢI TIẾN KHẢ NĂNG TẬPTRUNG:
Gồm 3 động tác
1. Nghĩ đến chữ X: Khi hồi hộp, lo lắng, hãy cốhình dung ra chữ X.
2. Xoay cổ: Đã nói ở trên
3. Ngáp: Đã nói ở trên
J. CẢI TIẾN KHẢ NĂNG HIỂU:
Gồm 3 động tác
1. Cú: Đã nói ở trên
2. Mát-xa gân bắp chuối: Đã nói ở trên
3. Co dãn bắp chuối: Đã nói ở trên
K. TẠO TINH THẦN TÍCH CỰC: Gồm 4 động tác
1. Thở bụng: Hít vào thật sâu bằng mũi. Dồn hơi xuốngsao cho cả vùng bụng phồng lên (hai bàn tay có thể đặt lên bụng để kiểm soát).Từ từ thở ra bằng miệng. Lặp lại nhiều lần.
2. Thăng bằng: Đã nói ở trên
3. Bắt tréo: Đã nói ở trên
4. Huyệt Tích Cực: Nằm trên trán, ở giữa lông màyvà chân tóc. Nhắm mắt lại,
lấy tay day hai huyệt này.
KẾT LUẬN
Tôi hy vọng bài giới thiệu về Brain Gym này đáp ứngđược phần nào nguyện vọng thiết tha của phụ huynh Việt là luôn muốn giúp con họcgiỏi. Gọi là “giới thiệu”, vì công trình & thành quả của phương pháp nàyquá lớn lao, tôi đã tận lực nhưng không thể nào tóm lược được hết tinh túy củanó hoặc bao quát được mọi nhu cầu cá biệt trong vài trang giấy.
Để việc thực hành Brain Gym được đơn giản và dễdàng cho người tập trong bước đầu còn bỡ ngỡ, tôi chỉ chọn lọc từ ba đến sáu độngtác cho mỗi mục đích/ nhu cầu. Tuy nhiên, xin quý phụ huynh lưu ý rằng MỖI độngtác đều mang lại NHIỀU tác dụng khác nhau, bổ túc cho nhau.
Khi đã nghiệm ra kết quả tức thời, con em quý vị sẽđương nhiên háo hức muốn tập thêm các động tác còn lại, để đã giỏi càng giỏithêm về các mặt khác
Ngoài ra, khi cùng tập với con em, chính quý vịcũng sẽ tự mình chứng nghiệm được thành quả hiển nhiên của Brain Gym đối với khảnăng làm việc, tập trung, suy nghĩ, tính toán, giải quyết vấn đề, ăn nói, viếtlách, v.v.. của mình.
Hoc tot toan
1. Học tại lớp
- Học thuộc bài cũ như định nghĩa, định lí, hệ quả, công thức, các ví dụ ứng dụng,... và các kiến thức cũ liên quan trước khi vào bài học mới.
- Đọc trước SGK bài học mới để biết bài học mới sẽ học gì và cần kiến thức cũ nào liên quan.
-Tập trung chú ý nghe Thầy, Cô giảng bài, không lơ đảng, nói chuyện hoặc làm việc khác và ghi chép bài đầy đủ. Có thắc mắc điều gì, hay không hiểu điều gì thì mạnh dạn hỏi để Thầy, Cô giảng lại... Không sợ chi hết, không hiểu cứ đứng lên bảo: "Cô/Thầy ơi em chưa hiểu ạ!!"... Ai dám chửi nào!! Trừ khi đã giảng lại 2 -3 lần rồi mà đứng lên hỏi kiểu đó thì...
- Phải có giấy nháp đầy đủ để giải các ví dụ ứng dụng của bài học và phải có đầy đủ các dụng cụ học tập (kể cả máy tính bỏ tủi).
- Cuối mỗi tiết học hãy chú ý lắng nghe Thầy, Cô củng cố bài, tóm tắt bài học, hướngd ẫn giải bài tập về nhà, các bước giải toán.
- Giớ bài tập:
+ Chuẩn bị trước BT ở nhà theo hướngd ẫn của Thầy, Cô.
+ Chú ý nghe Thầy, Cô sửa BT và ghi chép bài sửa đầy đủ để về nhà xem lại.
+ Chỗ nào chưa rõ hoặc không hiểu thì mạnh dạn hỏi ngay. Nếu không hỏi Thầy, Cô thì hỏi các bạn trong lớp hoặc lớp khác.
+ Giờ BT phải có đầy đủ dụng cụ học tập và giấy nháp. (để có tinh thần học tốt hơn)
+ Không nói chuyện, sao lãng hay làm việc khác khi đang sửa bài....
2. Học tại nhà:
- Chia thời gian biểu để học môn Toán.
- Học thuôc bài và xem lại các ví dụ trước khi làm BT. Xem lại các BT đã sửa trên lớp.
- Học các công thức phải viết ra giấy nháp, không học vẹt và học tủ.
- Học dàn bài của bài học, các cách giải bài tập mà Thấy, Cô đã hướng dẫn trên lớp.
- Đọc trước SGK bài học mới.
- Đọc sách tham khảo (có thể THƯ VIỆN TRƯỜNG có rất nhiều sách Toán hay).
- Làm và luyện tập BT ở nhà
Hãy thực hiện phương pháp này thật kiên trì và nghiêm túc rồi các bạn sẽ thấy kết quả của nó lớn cỡ nào... Đây là kết quả cảu mình...
Lớp 6: 7.5
Lớp 7: 8.5
Lớp 8: 8.8
Cũng tạm được nhỉ... Bí quyết cảu mình chỉ có thế thôi... Nay mình chia sẻ cho các bạn để các bạn học thật tốt... Nhất là đối với các bạn học sinh lớp 9 như mình thì phải học trâu bò vật vã để có thể vượt qua được "KÌ THI TUYỂN SINH 10"...
Chúc các bạn may mắn khi học toán !!
1. Học bằng tiềm thức là gì?
Chúng ta có 2 kiểu nhận thức thế giới: tiềm thức và nhận thức. Tiềm thức là một dạng “cao cấp” hơn của nhận thức. Vì sao lại nói như vậy? Ví dụ như khi bạn được hỏi “Tên là gì”, bạn chắc chắn sẽ nói luôn một lèo “ Tôi là A, tuổi B, thích C, kết D và E F G H…” Bạn trả lời thằng tưng mà không cần suy nghĩ tí nào, đúng không? Còn khi được hỏi, ví dụ như “Hôm qua ăn gì ấy ơi”, thì bạn chắc chắn sẽ vò tai bứt tóc, nghĩ tái nghĩ hồi, rồi cuối cùng buông một câu “ Hôm qua tớ… nhịn”.
Hai ví dụ khác nhau về tiềm thức và nhận thức. Nói một cách ngắn gọn, tiềm thức là thứ chúng ta có thể sử dụng được ngay, như là vốn sống của chúng ta vậy. ( Kiểu như đã lên mạng là phải ghé VTTC trước, đó là tiềm thức đấy bạn). Còn nhận thức thì “làm ăn” chậm chạp hơn, phải vận dụng sự liên kết giữa các neuron để nhớ ra đó là cái gì…
Học bằng tiềm thức- tức là học tới “cảnh giới” mà hỏi cái là có thể trả lời được ngay. Lúc đó, cơ thể sẵn sàng chiến đấu với mọi thứ khó khăn, hóc hiểm mà không sợ gì cả. Học bằng tiềm thức giúp chúng ta nhớ lâu kiến thức ( có thể là nhớ vĩnh viễn) mà không sợ hao mòn.
2. Làm thế nào để học bằng tiềm thức?
Tớ sử dụng cụm từ này nghe có vẻ hơi to tát, nhưng thực ra, để học bằng tiềm thức- tức là đạt tới độ chín của kiến thức, thì nên học theo những bước sau ( có thể thêm thắt chút ít nha các bạn, không bắt buộc dập khuôn)
B1: Đọc sách, đặt câu hỏi, ghi lại câu hỏi chưa trả lời được. Tối trước khi ngủ nằm nghĩ lại.
B2: Đến lớp, nghe giảng kĩ + hiểu bài luôn. Chỗ nào không hiểu PHẢI hỏi lại.
B3: Về nhà, hệ thống lại kiến thức trong vòng 24h.Làm bài tập sách giáo khoa + sách bài tập đầy đủ. Tối trước khi ngủ lướt qua những thứ đã học.
B4: Làm sách nâng cao, tìm các biến thể, tổng hợp dạng. Ôn lại. Hôm nào có biến thể mới thêm vào thì tối hôm đó nằm ôn lại tất cả.
B5: Chuẩn bị sẵn sàng tâm lí khoảng 1 tuần trước khi thi. Trong những ngày đó lấy biến thể ra đọc.
B6: Lên đường đi thi!!!
• Tớ chú trọng đến cái khâu “trước khi đi ngủ ôn lại” vì tớ nhận thấy, thời gian này là thích hợp nhất để đưa kiến thức mới vào phần nhớ dài hạn- nhà của tiềm thức. Vì thế, nên làm theo nếu các bạn muốn “cảm nhận sự khác biệt”.
3. Tớ học bằng tiềm thức rồi đấy!
Muốn biết bản thân đã thực sự tu thành chính quả hay chưa, chỉ có cách là ..làm thí nghiệm. Cách hay là lôi toàn bộ bài tập + những biến thể bạn đã tổng hợp ra làm. Tuy nhiên, có sự khác biệt trong cách làm này:
a) Hãy nghe nhạc có nhịp nhanh để bắt tâm trí không thể nhớ lại những gì đã học. Cách này giúp bạn kiểm soát cái đầu biết nghĩ của mình. Lúc này hãy chỉ để tiềm thức làm việc mà thôi.
Làm nhanh nhất có thể.
Nhạc nhịp nhanh là thế nào ? Thực ra nhạc chuẩn nhất hiện nay cũng chỉ 320 kbps, mà không phải nhà bạn nào cũng có loa thùng đi ốp vào tai đâu nhỉ ^^ Tớ đã nghĩ ra một cách, để nhạc tuy nghe beat rầm rầm bên tai, nhưng cũng nhanh tới mức não không thể nào đuổi kịp. Hơn nữa, nhạc lại hay, nên não làm sao có thể suy nghĩ được. Hehe.
Nhạc tớ hay nghe là nhạc hiphop, R & B , Dance… Úi dời ơi, nghe cái này mà nghe nhanh bằng Media Player thì… thôi rồi. Adrenaline tiêm khắp cơ thể, sướng tê người !!! ( Quá là lắc thuốc )
Các bạn mở Window Media Player lên, tìm tới nút >> như hình, ấn MỘT cái, đừng ấn HAI, nghe nhanh quá không hiểu gì đâu )
4.Áp dụng cho trường hợp nào giờ?
Với kiểu học xong + kiểm tra xem mình đã “ tiềm thức” hay chưa, bạn có thể áp dụng cho rất nhiều trường hợp:
a) Bạn học xong một loạt từ mới bằng Kĩ thuật âm thanh tương tự. Không muốn nhớ lại hình ảnh mà muốn xem từ nó đã chui vào đầu chưa, cách này là số zách.
Bạn học Toán Lí Hóa, nhiều dạng quá, muốn xem mình đã nhớ hết công thức, dạng bài, cách làm chưa, sao không thử cách này..
Còn nhiều trường hợp khác nữa, tự khám phá nha các bạn ^^
Chúc các bạn thành công!
----PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP CỦA Mitsuru----
Trước tiên, nói về phương pháp học, có lẽ ai cũng nghĩ ngay đến những bí quyết để học tốt, như là làm thế nào để có thể hiểu bài nhanh, đạt điểm cao, làm bài tốt… Phương pháp học tập cũng rất quan trọng, thế nhưng, đây chỉ là những yếu tố đến sau… Trải qua hơn 10 năm học tập, mình nhận ra rằng yếu tố có sức mạnh nhất, giúp mình đạt được một số thành tích như ngày hôm nay, lại không phải chỉ là các phương pháp học, mà quan trọng nhất, chính là những yếu tố từ bên trong, đó là niềm tin đối với bản thân, với những điều mình có thể làm được. Nếu một người biết phương pháp học, thích được học giỏi nhưng trong thâm tâm lại luôn nghĩ rằng“Mình không làm được đâu” “Mình chỉ là kẻ thất bại” “Mình không đủ thông minh, mình không đủ tài giỏi”… thì những có được phương pháp học đó cũng chỉ là vô ích. Chính vì vậy, với mình, điều đầu tiên mỗi người cần có để học tập thật sự tốt chính là niềm tin đối với bản thân. Có được một niềm tin tích cực với bản thân sẽ giúp chúng ta có thể đặt ra những mục tiêu cao đầy hấp dẫn, cả trong học tập và trong cuộc sống; giúp chúng ta luôn vững tin tiến bước và không bị gục ngã mỗi khi gặp thất bại hay khó khăn; và khi đó, phương pháp, bí quyết – những yếu tố theo sau, khi ta đã có một niềm tin vững vàng sẽ tự xuất hiện rất dễ dàng…
Nói về phương pháp học tập, trước hết phải nói đến việc đặt mục tiêu. Tính đến nay, hai năm học thành công nhất của mình đều là những năm học mà mình bắt đầu thực hiện việc đặt mục tiêu một cách rõ ràng và cụ thể. Tuy rằng không phải cứ đặt mục tiêu thì sẽ làm được ngay nhưng việc xác định mục tiêu rõ ràng sẽ giúp chúng ta biết được chính xác mình muốn gì, mình còn thiếu những gì để thành công, giúp tập trung sức lực và quyết tâm để biến mục tiêu đó thành hiện thực. Giống như một ngôi nhà trước khi xây cần một bản thiết kế, mỗi người trước khi bắt đầu làm một việc gì đó, dù là học tập hay trong cuộc sống sau này cũng cần phải có những mục tiêu cụ thể rõ ràng. Chắc chắn trong chúng ta, mỗi người đều có những ước mơ riêng, chắc chắn ai, khi đến trường gặp những người bạn hoặc đàn anh đàn chị giỏi hơn mình cũng từng mơ “Ước gì mình đuợc như anh ấy…” nhưng đó mới chỉ là những suy nghĩ chưa thật cụ thể trong đầu, chúng chưa được thể hiện rõ ràng trên giấy trắng mực đen, chưa thật hằn sâu trong tâm trí rằng “Đó là những gì mình muốn làm! Là những gì mình phải làm đuợc!” nên mục tiêu vẫn chưa phát huy đuợc sức mạnh của nó. Thế nên, từ kinh nghiệm của bản thân, mình khuyên tất cả trước khi bắt đầu năm học (nhưng nếu bạn chưa làm việc này từ đầu năm thì hãy bắt tay vào đặt mục tiêu ngay bây giờ!), nên dành ra cho mình một khoảng thời gian phù hợp, có thể là một ngày Chủ nhật rãnh rỗi nào đó để xác định xem chính xác thì mình muốn gì, mình muốn trở thành người như thế nào, kết quả học tập như thế nào, tham gia các hoạt động ngoại khoá ra sao, phát triển những kĩ năng mà mình còn thiếu như thế nào… Không ai đánh thuế ước mơ nên đừng hạ thấp những mục tiêu của mình. Hãy đặt cho mình những mục tiêu đầy thách thức, hấp dẫn, cùng với một niềm tin mãnh liệt rằng “Mình sẽ làm được”, mình chắc chắn bạn sẽ thành công! Việc đặt mục tiêu này cũng không chỉ cần thiết cho học tập, mà như đã nói ở trên, hãy luôn làm như vậy trong suốt cuộc đời mình, trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống!
Khi đã có đuợc một mục tiêu cụ thể rõ ràng, chúng ta cần phải hành động để đạt được mục tiêu. Đúng vậy!“Hành động” - Đó là thứ duy nhất để biến ước mơ thành hiện thực. Nếu chỉ có đặt mục tiêu, mơ mộng đủ thứ mà không chịu hành động thì chỉ là một người phi thực tế, nhưng nếu chúng thật sự quyết tâm thì lại khác. Có những câu nói mà mình rất thích đó là “Trên bước đường thành công, không có dấu chân của người luời biếng” hay“Thiên tài là 1% của khả năng thiên phú và 99% của sự cần cù chăm chỉ”. Nếu đọc kĩ về cuộc đời của những con người thành công, và ngay cả học hỏi từ những học sinh xuất sắc trong trường chúng ta, bạn sẽ tất cả đều đã phải đổ ra rất nhiều công sức, chăm chỉ miệt mài ngày đêm mới có thể đạt được thành quả. Thế nên, nếu muốn đạt thành tích cao trong học tập, thành công trong học tập, chúng ta cần phải chăm chỉ, luôn tìm tòi học hỏi và thực sự quyết tâm.
Thế nhưng, chăm chỉ không chỉ là vùi đầu vào học ngày học đêm như một con mọt sách, chăm chỉ thật sự còn phải đi đôi với việc học một cách thông minh, đúng đắn, đó chính là việc học có phương pháp. Và câu hỏi tiếp theo được đặt ra có lẽ là “Vậy làm thế nào để có được phương pháp học đúng đắn?”. Có nhiều cách để tìm ra phương pháp học, với mình thì mình tìm chúng bằng cách đọc các sách về chủ đề này, có thể kể đến một số quyển sách mà mình yêu thích như “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế”, “Bí quyết thành công dành cho tuổi teen” của Adam Khoo; “Sử dụng trí tuệ của bạn”, “Sơ đồ tư duy”, “Sử dụng trí nhớ của bạn” của Tony Buzan…; ngoài ra, mình cũng tham gia vào một số diễn đàn học tập trên Internet và học hỏi kinh nghiệm từ những người tài giỏi hơn mình… Có rất nhiều cách để chúng ta “biết” được phương pháp học đúng đắn là gì, nhưng nếu chỉ biết mà không làm thì không thật sự là biết. Nên quan trọng hơn cả, mỗi người phải tự áp dụng các phương pháp này vào thực tế, điều chỉnh nó cho phù hợp với bản thân. Vì mỗi người có một điểm mạnh điểm yếu khác nhau, nên phương pháp học phù hợp nhất đối với mỗi người cũng sẽ khác nhau; không thể chỉ áp đặt phương pháp của người này lên người khác, mà mỗi người cần phải tự áp dụng những phương pháp mình đã học được ngay, điều chỉnh những điểm chưa phù hợp và không ngừng rút kinh nghiệm, học hỏi để biến dần cái phương pháp mình học được thành phương pháp riêng của bản thân.
Chia sẻ một chút về các bí quyết học tập của mình. Có lẽ điều mình tâm đắc nhất trong những thứ mình học hỏi đuợc từ những quyển sách chính là sơ đồ tư duy. Chắc chẳn đa số các bạn ở đây đều đã biết đến hay từng nghe nói về sơ đồ tư duy, nhưng có lẽ vẫn chưa có nhiều người sử dụng nó. Bản thân mình lúc mới biết về công cụ ghi chú này cũng rất e ngại, áp dụng rất ít, bởi ban đầu sử dụng, hiệu quả của nó cũng chưa thật sự rõ ràng, và lại hơi mất thời gian hơn so với phương pháp học truyền thống. Nhưng càng sử dụng nhiều, mình lại càng thấm thía sức mạnh to lớn của sơ đồ tư duy. Nhờ có sơ đồ tư duy mà trong những giai đoạn quan trọng, dù đang phải tập trung cho các kì thi Toán trước mắt, mình vẫn học tốt các môn học đòi hỏi ghi nhớ nhiều ở trên lớp; sơ đồ tư duy cũng giúp mình tổng hợp các kiến thức đã học dễ dàng hơn và ghi chú tốt hơn trong mọi lĩnh vực.
Và một bí quyết học tập hiệu quả nữa của mình là “Cái gì chưa biết, phải giải quyết ngay”. Khi bước vào cấp III, kiến thức đa phần sẽ khó và rộng hơn rất nhiều, nên mình thấy có nhiều bạn cấp II học rất giỏi nhưng sang cấp III bỗng nhiên bị “rớt đài”. Kiến thức cấp III khó hơn cũng là một lí do, nhưng cái quan trọng hơn là bản thân mình. Bởi có những bạn cấp II học giỏi, lên cấp III vẫn rất giỏi, cũng có những bạn cấp II chưa thật sự nổi trội nhưng lên cấp III lại thành siêu sao thì sao? Vậy khác biệt chính là ở việc chúng ta thích nghi với sự chuyển biến từ dễ sang khó hơn như thế nào. Mình nghĩ nguyên nhân chính khiến nhiều bạn lên cấp III học sút chính là vì bị mất cái gốc phía dưới khiến chúng ta không thể nào phát triển cao thêm được nữa. Vậy làm thế nào để sữa chữa được những điểm này? Bí quyết của mình rất đơn giản – có lẽ ai cũng biết nhưng không phải ai cũng làm được, như đã nói ở trên, đó là “Việc gì không biết, phải giải quyết ngay”. Mỗi khi đi học, gặp những vấn đề mà ta thấy nó khó hiểu, khi về nhà, tối hôm đó nên ngồi vào bàn học tự phân tích, làm lại những phần mình còn chưa hiểu ngay, nếu vẫn chưa hiểu nữa thì có thể nhờ đến bạn bè, thầy cô giúp đỡ. Nên nhớ làcần làm ngay vì bệnh chần chừ là một bệnh rất phổ biến đối với hầu hết chúng ta, nếu không làm ngay thì 99% khả năng là bạn sẽ không bao giờ làm nó. Và trong kiến thức cơ bản của chúng ta sẽ bắt đầu xuất hiện một lỗ hổng, ban đầu còn nhỏ nhưng theo thời gian, nó sẽ to dần to dần to dần, và đến một lúc nào đó chúng ta sẽ cảm thấy mình học thì nhiều mà hiểu chả bao nhiêu nữa!
Và điều cuối cùng mình muốn chia sẻ với các bạn, cũng là vấn dề mà hầu hết chúng ta đều đang gặp phải, đó chính là việc “quản lí thời gian”. Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng vài lần ước một tuần có thêm 1 ngày, 1 ngày có thêm 2 tiếng, hay không ngủ mà vẫn khoẻ khoắn làm việc như thường… Và tất nhiên đó chỉ là những điều ước không bao giờ thành hiện thực, dù là ai mỗi nguời đều có 24h một ngày như nhau, nhưng có những lại không làm nên việc gì lớn, lại có những người vừa học tốt, vừa tham gia đầy đủ các hoạt động ngoại khoá mà vẫn thành công trong tất cả các lĩnh vực! Sự khác biệt ở cách sử dụng thời gian - những người thành công sử dụng thời gian rất khôn ngoan, còn những người thất bại lại ném vàng thời gian ra cửa sổ. Mình không dám tự nhận là một người sử dụng thời gian tốt, nhưng có một số bí quyết trong sử dụng thời gian mà mình đã áp dụng trong những năm gần đây và nó giúp mình sử dụng thời gian hiệu quả hơn hẳn. Bí quyết của mình là“Ưu tiên cho những điều quan trọng nhất – Không mất thời gian làm những việc kém quan trọng và Bắt đầu mỗi tuần, hãy lập ra một bản kế hoạch cho bản thân”. (Với những ai quan tâm đến việc sử dụng thời gian, mình giới thiệu đến các bạn cuốn sách “First things first” (Tư duy tối ưu) – Stephen R. Covey, đây cũng chính là quyển sách đã ảnh hưởng đến mình rất nhiều trong việc sử dụng thời gian của mình ^^).
Luyen tuong tuong
Thời gian gần đây, mình thấy có một số bạn phản ánh rằng, việc tưởng tượng (trong NLP và trí nhớ siêu đẳng) của họ rất khó khăn, chẳng hạn như là: hình ảnh không rõ ràng, màu sắc thì đen kịt, "bộ phim" trong đầu là một bộ phim câm (tức là không có âm thanh). Khi mới tập tành, mình cũng vấp phải một số các chướng ngại như vậy. Có giải pháp là phải luyện tập thật nhiều... hơ, mà luyện tập thế nào? Chẳng lẽ phải cố gắng luyện tập nhiều nhưng hình ảnh trong đầu cứ đen kịt như thế?
Mọi thứ trở nên dễ dàng hơn khi có một giải pháp thật cụ thể chi tiết. Không biết các thành viên còn lại có phương pháp nào hay không, chứ mình muốn nêu ra một vài bài tập nho nhỏ giúp cải thiện hình ảnh màu sắc và âm thanh trong đầu để tham khảo nhé:
I-Hình ảnh
-
Được rồi, để cải thiện hình ảnh, hãy lấy một tờ giấy và viết một công thức vật lý dài nào đó bạn thích, chia nó ra một nửa, nhìn nửa đó trong vòng 3 giây, nhắm mắt lại... hình ảnh đó có hiện lên không? (Đừng đọc thầm trong đầu) bạn sẽ gặp ít khó khăn, nhưng đừng nản, nếu khó thì hãy chia ra làm từng cụm, rồi làm tương tự như thế, hãy kiên trì và mình cá khi chăm chỉ tập luyện như thế, hình ảnh sẽ đến khá dễ dàng khi bạn nhắm mắt lại. Ngoại cải thiện hình ảnh ra, nó còn giúp dẹp được tiếng nói trong đầu khi bạn học, đọc sách (tham khảo tại đây). Sau khi khá thành thạo, hãy nới rộng tầm mắt ra bằng việc nhìn một nửa, nhìn cả công thức. Hãy kiên trì luyện tập.
II- Màu sắc
- Bây giờ, nếu bạn vẽ sơ đồ tư duy thì bút màu phải rất nhiều, hãy lấy 3 cây ra, đặt trên bàn, nhìn nó trong 5s, nhắm mắt lại, (không được đọc thầm vị trí bút theo kiểu: "một đỏ hai đen ba tím...). Hình ảnh với đầy đủ màu sắc của các cây bút có hiện ra không? Bạn có "thấy" được vị trí của từng cây bút không?
Nếu khó khăn, hãy giảm xuống còn 2 (mức tối thiểu rồi, không giảm được nữa). Việc cải thiện màu sắc này khá lâu, bạn phải kiên trì. Khi khá thành thục, hãy tăng số bút màu lên. (hiện giờ mình có thể nhìn 5 cây). Hãy kiên trì luyện tập.
III- Âm thanh
- Đây là bài tập dễ nhất trong hai bài kia (khó nhất là màu sắc)
- Đầu tiên: đập vào bàn một cái nhẹ.Không cần nhắm mắt, bạn có thể lặp lại trong đầu không, rất dễ đúng không? Đập hai cái.. cũng quá dễ, nhưng đập một tràng 8-9 cái theo nhịp một giai điệu, làm được không? (không được đếm số lần bạn đập, việc bây giờ là lắng nghe kỹ càng), Sẽ có chút khó khăn nhưng không đáng kể, lưu ý phải lặp lại y chang như tiếng đập bàn, không được lặp lại bằng một thứ tiếng khác mặc dù đúng giai điệu. Khi thành thạo, hãy nghe một đoạn nhạc có lời mà bạn thích... Bạn lặp lại được bao nhiêu phần trong một đoạn nhạc đó (tiếng hát, bass, guitar, bè vv...) , nếu khó khăn hãy nghe nhạc piano (vì nó đơn điệu, chỉ có tiếng piano thôi), thành thạo thì hãy nâng lên thành nhạc có lời, cao hơn nữa là Baroque (rất khó). Đối với nhạc không lời, bạn có đủ thành thạo để biến đoạn nhạc ấy chạy nhanh gấp 2 lần, nghe tiếng chỉ còn "éo éo" không? Một lần nữa, hãy kiên trì luyện tập.
IV- Bài tâp tổng hợp
- Đây là một bài tập mình thích nhất luôn! Tổng hợp tất cả 3 bài tập trên để thành bài tập duy nhất, mình gọi bài tập này là :"đi du lịch tại chỗ"
- Bài này mình thực hiện trước khi ngủ (tức là còn nằm nhưng chưa ngủ). Bây giờ, hãy nhắm mắt lại (không phải để ngủ). Tưởng tượng có bộ phim đang chiếu trong đầu bạn, bạn đang ở trong vai trò ngôi 1 (tức là bạn không thấy bạn trong phim, bạn chỉ có thể thấy mình khi nhìn qua gương). Nội dung bộ phim như sau:
- Trước mắt bạn là một cảnh đen thui (vì nhắm mắt mà), sau đó bạn mở mắt ra( mở trong phim) (buổi sáng, nên cần có màu sắc) thứ đầu tiên bạn thấy cái mái nhà (tất nhiên rồi), bạn bật dậy (bây giờ bạn nhìn thấy cuối chân giường mình), bạn mò ra khỏi giường và đứng yên đó.
- Bây giờ hãy đi chầm chậm từ phòng ra bếp và từ bếp vào phòng, leo lên giường, nhắm mắt và mọi sự trở nên như cũ.
- Nội dung tập luyện rất đơn giản thế thôi, nhưng rất khó thực hiện (cảnh vật màu sắc chỉ cần 80% thôi là tốt rồi), khi cự li từ phòng-bếp đã thành thạo rồi hãy nới rộng khoảng cách ra. Đây là gợi ý của mình:
+ Từ phòng ra vườn, ngược lại
+ Từ phòng ra cổng, ngược lại
+ Từ phòng, đi một vòng quanh nhà, trở về phòng
+ Từ phòng, đi ra ngoài đường (có tiếng xe cộ)
+ Từ phòng đến trường! (mình đang thực hiện bài tập này, khoảng cách là 3,5 km)
Một lần nữa, hãy kiên trì tập luyện.
Qua đây chỉ là một vài góp ý nhỏ của mình thôi, hãy kiên trì, thực hiện đầy đủ, bạn sẽ sẵn dễ dàng hơn trong trí tưởng tượng của mình
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro