pp giai btdt
BÀI TẬP DI TRUYỀN
Người viết: Nguyễn Thế Hải - Trường THPT chuyên Thái Bình
A. Mở đầu.
Trong chương trình sinh học phổ thông, di truyền học là một phần rất quan trọng chiếm 50% thời lượng của chương trình sinh học lớp 12, không những vậy nó còn chiếm một cơ số điểm không nhỏ trong các cuộc thi như: thi Đại học, thi học sinh giỏi Tỉnh và thi học sinh giỏi Quốc gia...
Trong phần Di truyền học của chương trình sinh học lớp 12 thì phần "Các quy luật di truyền" là phần không thể thiếu trong các kỳ thi cấp quốc gia. Đã có nhiều chuyên đề khai thác về phần cơ sở lý thuyết hay các phương pháp giải bài tập của các quy luật di truyền. Tuy nhiên, qua giảng dạy học sinh chuyên Sinh, bồi dưỡng học sinh giỏi... Tôi thấy học sinh còn lúng túng khi giải bài tập di truyền liên kết với giới tính, đặc biệt là các dạng bài tập có sự kết hợp của các quy luật di truyền khác như phân ly độc lập, tương tác gen, hoán vị gen... với di truyền liên kết với giới tính. Ở đây không phải là các em chưa nắm chắc cơ sở lý thuyết hay phương pháp giải mà là do các em chưa có tài liệu riêng có tính hệ thống về các dạng bài tập trên. Vì vậy rất khó khăn cho học sinh rèn luyện để giải các dạng bài tập quy luật di truyền này một cách thành thạo. Mặt khác qua tổng hợp các đề thi học sinh giỏi quốc gia từ năm gần đây, phần bài tập quy luật di truyền đa số có bài tập về sự di truyền liên kết với giới tính, gen trên NST giới tính X, ...
Từ những cơ sở trên, tôi đã sưu tầm một số bài tập chọn lọc có sự kết hợp giữa các quy luật di truyềnkhác với di truyền liên kết với giới tính nhằm mục tiêu vô cùng thiết thực là giúp cho học sinh thi chuyên Sinh học tập và nghiên cứu về phần bài tập dạng này tốt hơn và đồng thời cũng giúp chính bản thân mình giảng dạy tốt hơn.
B. Nội dung.
I. Phân loại, phương pháp giải chung.
1. Phân loại.
* Dựa trên một loạt các tiêu chí sau: Số tính trạng trong phép lai, số gen chi phối một tính trạng, sự phân bố của gen trên NST... có thể phân loại các dạng bài tập di truyền liên kết với giới tính như sau:
- Lai 1 cặp tính trạng có liên kết giới tính trong đó có:
+ 1 gen quy định 1 tính trạng
+ 2 hoặc nhiều gen quy định 1 tính trạng
- Lai 2 tính trạng trở lên có tính trạng liên kết giới tính trong đó có:
+ Sự di truyền của 2 tính trạng tuân theo quy luật phân ly độc lập
+ Sự di truyền của 2 tính trạng tuân theo quy luật liên kết gen (hoàn toàn hoặc không hoàn toàn)
2. Phương pháp giải chung.
* Để giải được các dạng bài tập trên yêu cầu học sinh phải nắm được các kiến thức cơ bản và nâng cao sau đây:
- Cách giải các dạng bài tập riêng của từng quy luật di truyền như phân ly độc lập, tương tác gen, hoán vị gen...
- Ngoài ra đây là dạng bài tập kết hợp với di truyền liên kết giới tính nên cần phải nắm vững đặc điểm của riêng dạng bài tập này, cụ thể như
- Cơ sở xác định giới tính khác nhau ở một số loài và tỉ lệ giới tính trong quần thể sinh vật xấp xỉ 1 đực : 1 cái.
- Những đặc điểm của sự di truyền liên kết với giới tính khi gen nằm trên X không có đoạn tương đồng trên Y hoặc ngược lại.
* Phương pháp giải chung
- Quan sát sự khác biệt về kiểu hình giữa giới đực và giới cái hay tính trạng biểu hiện không đồng đều ở 2 giới, tính trạng lặn chủ yếu ở giới dị giao tử XY, XO. Nếu có biểu hiện cùng giới thì cách đời và thường là do gen lặn quy định.
- Mẹ dị hợp tử sẽ sinh ra các con đực có tỷ lệ phân ly về kiểu hình là 1:1.
- Bố truyền nhiễm sắc thể X cho con gái và nhiễm sắc thể Y cho con trai (Quy luật di truyền chéo và di truyền thẳng).
- Một gen trên nhiễm sắc thể thường và một gen liên kết với nhiễm sắc thể X sẽ cho tỷ lệ phân ly 3:3:1:1 ở đời con.
- Gen gây chết liên kết với giới tính sẽ làm giảm số con đực sinh ra.
II. Bài tập rèn kỹ năng.
1. Bài tập cơ bản.
Bài 1:
Ở Drosophila, một ruồi ♀ lông ngắn được lai với ruồi ♂ lông dài. Ở đời con có 42 ruồi ♀ lông dài, 40 ruồi ♂ lông ngắn và 43 ruồi ♂ lông dài.
a) Hỏi kiểu di truyền của tính trạng lông ngắn?
b) Hỏi tỷ lệ phân ly kiểu hình ở đời con nếu bạn lai hai ruồi lông dài.
Gợi ý giải
a) Lông ngắn là tính trạng liên kết với giới tính nhưng là một gen gây chết. Chúng ta thấy có sự khác biệt cả về kiểu hình cả về số lượng giữa ruồi ♂và ruồi ♀ ở đời con; điều đó cho thấy gen liên kết với giới tính là gen gây chết bán hợp tử (không có ruồi ♂ lông ngắn). Vì giới cái có hai kiểu hình cho nên lông ngắn phải là tính trạng trội và phép lai sẽ là:
XSXs
x
XsY
(lông ngắn)
(lông dài)
↓
XSXs
XsXs
XSY
XsY
(lông ngắn)
(lông dài)
(chết)
(lông dài)
b) Ở đời con tất cả đều có lông dài và phân đều ở cả hai giới. Để có ruồi ♀ lông dài, ruồi mẹ phải đồng hợp tử và phép lai sẽ là:
XsXs
x
XsY
(lông dài)
(lông dài)
Bài 2:
Một mèo ♀ lông khoang đen vàng được lai với một mèo ♂ lông vàng. Ở đời con nhận được:
♀ : 3 vàng, 3 khoang đen vàng
♂ : 3 đen, 3 vàng
Hãy giải thích những kết quả này.
Gợi ý giải
Mèo ♀ dị hợp tử về gen quy định màu lông liên kết với giới tính. Chúng ta thấy có sự khác nhau về kiểu hình ở con ♂ và con ♀ chứng tỏ tính trạng liên kết với giới tính. Mèo ♀ phải dị hợp tử và phải có nhiễm sắc thể X bất hoạt.
Quy ước Xa = màu đen và Xb - màu vàng. Phép lai sẽ là:
XaXb
x
XbY
↓
XbXb
XaXb
XaY
XbY
(vàng)
(đen và vàng)
(đen)
(vàng)
Bài 3:
Phép lai giữa một chim hoàng yến ♂ màu vàng với một chim ♀ màu xanh sinh ra tất cả chim ♂ có màu xanh và tất cả chim ♀ có màu vàng. Hãy giải thích các kết quả này.
Gợi ý giải
Màu sắc lông là tính trạng liên kết với giới tính và giới ♂ là giới đồng giao tử. Chúng ta thấy có sự khác biệt về kiểu hình giữa giới ♂ và giới ♀ cho thấy có sự liên kết với giới tính. Vì tất cả các cá thể của mỗi giới giống nhau về kiểu hình nên bố mẹ không thể là dị hợp tử. Ta lập phép lai theo cách thông thường (A: xanh; a: vàng):
XAXA
x
XaY
(xanh)
↓
(vàng)
XAXa , XAY
(tất cả xanh)
Trong trường hợp này thì cả chim trống và chim mái đều có màu xanh, vì chim ♀ con là XAXa và chim ♂ con là XAY. Kết quả này không phù hợp với kết quả thực tiễn. Do vậy có thể có sai lầm khi chúng ta đã cho rằng giới ♀ là giới đồng giao tử. Vì giới ♂ là giới đồng giao tử nên phép lai bây giờ sẽ là:
ZAW
x
ZaZa
(♀ xanh)
(♂ vàng)
↓
ZaW
ZAZa
(♀ vàng)
(♂ xanh)
Bài 4:
Lai gà trống mào to, lông vằn thuần chủng với gà mái lông không vằn, mào nhỏ thuần chủng, được gà F1 có lông vằn, mào to.
a) Cho gà mái F1 lai với gà trống lông không vằn, mào nhỏ, được F2 phân ly như sau: 1 gà trống mào to, lông vằn: 1 gà trống mào nhỏ, lông vằn: 1 gà mái mào to, lông không vằn: 1 gà mái mào nhỏ, lông không vằn. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng. Hãy biện luận và lập sơ đồ lai giải thích cho phép lai trên.
b) Phải lai gà trống F1 với gà mái có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để ngay thế hệ sau có tỷ lệ phân ly kiểu hình theo giới tính 1:1:1:1:1:1:1:1.
c) Muốn tạo ra nhiều biến dị nhất, phải chọn cặp lai có kiểu gen và kiểu hình như thế nào?
Gợi ý giải
a) Kích thước mào do gen trên NST thường quy định; dạng lông liên kết giới tính. A: mào to, a: mào nhỏ; B: lông vằn, b: lông không vằn. Sơ đồ lai:
P: Trống AAXBXB x Mái aaXbY -> Fl: AaXBXb, AaXBY. Mái F1 lai với trống mào nhỏ, lông không vằn: AaXBY x aaXbXb
b) Tỷ lệ 1:1:1:1:1:1:1:1 = (1:1:1:1)(1:1) cho thấy tính trạng liên kết giới tính phân ly 1 : 1 : 1 : 1, còn tính trạng do gen trên NST thường quy định phân ly 1 : 1 -> P: AaXBXb x aaXbY
c) Để tạo ra nhiều biến dị nhất, bố mẹ phải sinh ra nhiều loại giao tử nhất. Vậy P phải có kiểu gen: AaXBXb x AaXbY.
Bài 5:
Bệnh sắc tố từng phần trên da người là một hiện tượng hiếm có, trong đó melanine không được chuyển hoá bởi tế bào sắc tố, gây ra những dòng tế bào sắc tố dạng xoáy trên da. Một người phụ nữ bị bệnh lấy một người đàn ông bình thường. Cô ta có 3 đứa con gái bình thường, 2 đứa bị bệnh và 2 con trai bình thường. Ngoài ra, cô ta có 3 lần sảy thai mà thai đều là nam giới bị dị tật. Hãy giải thích những kết quả trên.
Gợi ý giải
Tính trạng đó là tính trạng trội liên kết nhiễm sắc thể X và gây chết ở nam giới. Chúng ta thấy sự khác nhau về kiểu hình ở đời con gợi ý đến sự liên kết giới tính. Chúng ta không thấy những người con trai bị bệnh nhưng lại có nhũng người con trai có kiểu hình bình thường; điều đó chứng tỏ những người con trai đó đã nhận được gen lặn. Vậy người mẹ phải có kiểu gen dị hợp tử về tính trạng này. Gọi XA: gen gây bệnh và Xa: gen quy định kiểu hình bình thường. Phép lai khi đó sẽ là:
XAXa
x
XaY
↓
XAXa
XaXa
XaY
XAY
(bị bệnh)
(bình thường)
(bình thường)
(chết)
2. Bài tập nâng cao.
2.1. Hoán vị gen - Di truyền liên kết với giới tính
2.1.1. Kiến thức cơ bản.
* Tóm tắt cách giải chung về bài tập hoán vị gen: Có nhiều đấu hiệu cho thấy các tính trạng nghiên cứu được xác định bởi các gen liên kết với nhau như:
- Tỷ lệ phân ly ở đời lai khác với tỷ lệ mong đợi đối với hai bên phân ly độc lập cho thấy các gen di truyền liên kết với nhau.
- Các tính trạng được xác định bởi các gen liên kết luôn được di truyền cùng nhau.
- Liên kết gen hoàn toàn làm giảm số kiểu gen và kiểu hình ở đời con lai. Ngược lại, trao đổi chéo giữa các gen làm táng số kiểu gen và kiểu hình ở thế hệ sau.
- Tỷ lệ của các loại giao tử mang gen liên kết luôn bằng nhau, tỷ lệ của các giao tử mang gen trao đổi chéo cũng bằng nhau và nhỏ hơn tỷ lệ của các giao tử mang gen liên kết.
- Trong một phép lai phân tích, việc có hai lớp kiểu hình có tần số lớn bằng nhau và hai lớp kiểu hình có tần số nhỏ bằng nhau cho biết trong đó có gen liên kết không hoàn toàn.
* Với các gen liên kết không hoàn toàn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X mà không có các gen tương ứng trên Y, tần số hoán vị gen hoặc tỷ lệ kiểu gen, kiểu hình được xác định như trong trường hợp có trao đổi chéo một bên
2.1.2. Bài tập.
Bài 1:
Lai ruồi giấm cái thuần chủng thân xám, cánh dài, mắt đỏ với ruồi đực thân đen, cánh cụt, mắt trắng, được F1 đồng loạt thân xám, cánh dài, mắt đỏ. Cho ruồi cái F1 lai với ruồi đực khác chưa biết kiểu gen, được thế hệ lai gồm:
40 ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ : 20 ruồi đực thân xám, cánh dài, mất đỏ
20 ruồi đực thân xám, cánh dài, mắt trắng : 40 ruồi cái thân đen, cánh cụt, mắt đỏ
20 ruồi đực thân đen, cánh cụt, mắt đỏ : 20 ruồi đực thân đen, cánh cụt, mắt trắng
10 ruồi cái thân xám, cánh cụt, mắt đỏ : 5 ruồi đực thân xám, cánh cụt, mắt đỏ
5 ruồi đực thân xám, cánh cụt, mắt trắng : 10 ruồi cái thân đen, cánh dài, mắt đỏ
5 ruồi đực thân đen, cánh dài, mắt đỏ : 5 ruồi đực thân đen, cánh dài, mắt trắng
Biện luận xác định quy luật di truyền của các tính trạng trên, kiểu gen của cá thể đực chưa biết và lập sơ đồ lai.
Gợi ý giải
Mỗi tính trạng do 1 gen quy định. Gen quy định màu mắt liên kết X. Gen quy định màu thân và hình dạng cánh liên kết không hoàn toàn trên nhiễm sắc thể thường, tần số trao đổi chéo = 20%. Phân tích từng tính trạng cho thấy ruồi đực chưa biết kiểu gen có kiểu gen: bv/bvXWY.
Phép lai là: BV/ bv XWXw x bv/bv XWY
Bài 2:
Lai ruồi giấm cái cánh bình thường, mắt trắng với ruồi giấm đực cánh xẻ, mắt đỏ, người ta thu được toàn bộ ruồi cái F1 có cánh dài bình thường, mắt đỏ và ruồi đực có cánh bình thường, mắt trắng. Lai phân tích ruồi cái F1, được đời con gồm bốn nhóm kiểu hình, trong đó ruồi cánh bình thường, mắt trắng và cánh xẻ, mắt đỏ chiếm 80% còn ruồi cánh bình thường, mắt đỏ và cánh xẻ, mắt trắng chiếm 20%. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng và hai gen quy định hai tính trạng trên nằm trong cùng một nhóm liên kết và tính trạng mắt đỏ trội so với mắt trắng. Hãy biện luận và lập sơ đồ lai giải thích cho kết quả thu được ở phép lai trên.
Gợi ý giải
Cánh bình thường trội (A: cánh bình thường, a: cánh xẻ). F1 cho thấy tính trạng màu mắt liên kết X. Hai gen nằm trong cùng nhóm liên kết -> hai gen cùng liên kết X. Phép lai là:
Tần số trao đổi chéo giữa hai gen là 20%.
Bài 3:
Ở gà gen S quy định tính trạng lông mọc sớm trội hoàn toàn so với gen s quy định tính trạng lông mọc muộn. Gen B quy định tính trạng lông đốm trội hoàn toàn so với gen b quy định tính trạng lông đen. Các gen s và b liên kết với giới tính, có tần số hoán vị gen ở gà trống là 30%. Đưa lai gà mái đen lông mọc sớm với gà trống thuần chủng về 2 tính trạng lông đốm, mọc muộn được F1 cho F1 giao phối với nhau được F2
a) Viết sơ đồ lai của P và F1 trong trường hợp cấu trúc NST không thay đổi trong giảm phân.
b) Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 trong trường hợp cấu trúc NST thay đổi trong giảm phân?
Gợi ý giải
a) Nếu cấu trúc NST không đổi trong giảm phản nghĩa gì không có trao đổi chéo và đột biến cấu trúc NST. Theo giả thiết có sơ đồ lai : ( ♂ , ♀ )
b) Cấu trúc NST thay đổi trong giảm phân nghĩa là có trao đổi chéo. Ở gà trao đổi chéo chỉ xảy ra ở gà trống. Ta có sơ đồ lai :
Bài 4:
Ở ruổi giấm gen A quy định cánh thường, gen a quy định cánh xẻ, gen B quy định mắt đỏ, gen b quy định mắt trắng. Các gen này nằm trên NST giới tính X.
a) Lai ruồi cái dị hợp đều về 2 gen với ruồi đực có kiểu hình cánh xẻ, mắt trắng. Nêu phương pháp xác định tần số hoán vị gen.
b) Lai ruồi cái dị hợp về 2 gen trên với ruồi đực có kiểu hình cánh bình thường, mắt đỏ. Trình bày phương pháp xác định tần số hoán vị gen? So với trường hợp trên phương pháp này khác ở điểm nào? Tại sao có sự khác nhau đó?
Gợi ý giải
a) Theo giả thiết ta có sơ đồ lai sau:
b) Kết quả lai giữa ruồi cái F1 với ruồi đực có kiểu gen
Ở đây ruồi cái F1 đều có kiểu hình giống nhau, nên việc tính tần số hoán vị gen phải dựa vào số cá thể có kiểu hình khác bố mẹ của các cá thể đực F1
Khác với phương pháp xác định tần số hoán vị gen ở sơ đồ lai thứ nhất là ở sơ đồ lai thứ hai, việc xác định tần số hoán vị gen chỉ dựa vào cá thể đực F1 có sự khác nhau đó, vì ở sơ đồ lai thứ nhất ruồi đực và ruồi cái F1 có kiểu hình khác P. Sơ đồ lai thứ 2 chỉ có ruồi đực F1 mới có kiểu hình khác P.
2.2. Tương tác gen - Di truyền liên kết với giới tính
2.2.1. Kiến thức cơ bản.
Các gen có thể tương tác với nhau để quy định một tính trạng. Phổ biến là hai gen không alen (và thường nằm trên các nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau) tương tác với nhau. Vì vậy, tỷ lệ phân ly ở F2 thường là tỷ lệ biến đổi của phép lai hai tính (9:3:3:1) của Mendel. Ví dụ tỷ lệ 9:6:l. Có các kiểu tương tác chủ yếu sau:
- Tương tác bổ trợ: Hai gen trội cùng có mặt trong một kiểu gen tương tác với nhau làm xuất hiện tính trạng mới, khác bố mẹ. Ngoài cơ chế tương tác, các gen còn có thể có các chức năng riêng. Vì vậy, kiểu tương tác bổ trợ có thể cho các tỷ lệ phân ly 9:3:3:1, 9:6:1 hoặc 9:7.
- Tương tác át chế. Kiểu tương tác trong đó một gen ức chế sự biểu hiện của gen kia. Gen ức chế được gọi là gen át, còn gen bị ức chế dược gọi là gen khuất. Tuỳ thuộc vào gen át là gen trội hay gen lặn mà F2 có thể có các tỷ lệ phân ly 13:3, 12:3:1 hoặc 9:3:4.
- Tương tác cộng gộp: Kiểu tương tác trong đó mỗi alen trội (hoặc lặn) của mỗi gen đóng góp một phần vào sự hình thành tính trạng. Kiểu tương tác này đặc trưng cho các tính trạng số lượng. Với hai gen tương tác cộng gộp, F2 sẽ có tỷ lệ phân ly kiểu hình là 1:4:6:4:1. Nếu kiểu hình không phụ thuộc vào số lượng alen trội trong kiểu gen, ta có tỷ lệ phân ly 15:1 ở F2. Tuy nhiên cũng có những trường hợp hai gen tương tác nhưng lại cùng nằm trên một nhiễm sắc thể. Khi đó, ngoài quy luật tương tác, các gen còn chịusự chi phối của quy luật liên kết và hoán vị gen.
2.2.2. Bài tập.
Bài 1:
Có những con chuột rất mẫn cảm với ánh sáng mặt trời. Dưới tác động của ánh sáng mặt trời, chúng có thể bị đột biến dẫn đến ung thư da. Người ta chọn lọc được hai dòng chuột thuần chủng, một dòng mẫn cảm với ánh sáng mặt trời và đuôi dài, dòng kia mẫn cảm với ánh sáng và đuôi ngắn. Khi lai chuột cái mẫn cảm với ánh sáng, đuôi ngắn với chuột đực mẫn cảm với ánh sáng đuôi dài, người ta thu được các chuột F1 đuôi ngắn và không mẫn cảm với ánh sáng. Lai F1 với nhau, được F2 phân ly như sau:
Chuột cái
Chuột đực
Mẫn cảm, đuôi ngắn
42
21
Mẫn cảm, đuôi dài
0
20
Không mẫn cảm, đuôi ngắn
54
27
Không mẫn cảm, đuôi dài
0
28
Hãy xác định quy luật di truyền của hai tính trạng trên và lập sơ đồ lai.
Gợi ý giải
Tính mẫn cảm ánh sáng do tương tác bổ trợ hai gen trội cho tỷ lệ 9:7; độ dài đuôi liên kết giới tính. Nếu cho hai gen A và B tương tác quy định tính mẫn cảm ánh sáng, D quy định đuôi ngắn thì ta có sơ đồ lai: AAbbXDXD x aaBBXdY -> F1: AaBbXDXd và AaBbXDY.
Bài 2:
Một ruồi đực mắt trắng được lai với ruồi cái mắt nâu. Tất cả ruồi F1 có mắt đỏ kiểu dại. Cho F1 nội phối. Kết quả thu được:
Ruồi cái
Ruồi đực
Mắt đỏ: 450
Mắt đỏ: 230
Mắt nâu: 145
Mắt trắng: 305
Mắt nâu: 68
Hãy giải thích các kết quả này
Gợi ý giải
Có hai gen, một gen lặn trên nhiễm sắc thể thường quy định mắt màu nâu và một gen lặn liên kết với giới tính quy định mắt màu trắng. Bất cứ ruồi đồng hợp tử/bán hợp tử về gen quy định màu trắng nào cũng sẽ cho mắt màu trắng, dù có mặt các gen khác. F1 biểu hiện kiểu dại chứng tỏ có hai gen và F2 có sự khác nhau về tỷ lệ phân ly ở giới ♂ và giới ♀ chứng tỏ rằng ít nhất có một gen liên kết với giới tính. Một nửa số con ♂ ở F2 có mắt màu trắng, đây là tỷ lệ phân ly của một gen lặn liên kết với giới tính. Chúng ta nhận được tỷ lệ phân ly 3 đỏ: 1 nâu, là tỷ lệ phân ly của một gen trên nhiễm sắc thể thường. Tỷ lệ phân ly ở ruồi ♀ F2 là 3 đỏ: 1 nâu, cho thấy tất cả ruồi ♀ có ít nhất một nhiễm sắc thể X bình thường (X+)
Quy ước: X+-A- : đỏ; X+-aa : nâu; Xw : trắng. Phép lai sẽ là:
X+X+aa
x
X+YAA
↓
X+XwAa
X+YAa
(Tất cả đỏ tự phối)
3 X+-A- : đỏ
3 X+YA- : đỏ
1 X+-aa : nâu
1 X+Yaa : nâu
3 XwYA- : trắng
1 XwYaa : trắng
Chúng ta nhận được một tỷ lệ phân ly biến đổi của tỷ lệ 3:3:1:1 trong số ruồi ♂ ở F2 cho thấy có một gen trên nhiễm sắc thể thường và một gen liên kết với giới tính. Số ruồi ♂ nhận được gần với tỷ lệ 4:3:1.
Bài 3:
Cho hai nòi chim thuần chủng lai với nhau được F1 đều lông vàng, dài. Cho con cái F1 lai phân tích thu được tỉ lệ : 1 con cái lông vàng, dài : 1 con cái lông xanh, dài : 2 con đực lông xanh, ngắn. Cho con đực F1 lai phân tích thu được tỉ lệ : 9 con lông xanh, ngắn : 6 con lông xanh, dài : 4 con lông vàng, dài : 1 con lông vàng, ngắn.
a. Nêu các quy luật di truyền tham gia để tạo nên các kết quả nói trên.
b. Xác định kiểu gen và kiểu hình của P và viết sơ đồ lai từng trường hợp từ P đến Fa.
Biết rằng kích thước lông do 1 gen quy định.
Gợi ý giải
a. Các quy luật : Tính trội, tương tác gen không alen, di truyền giới tính, di truyền liên kết với giới tính, liên kết gen và hoán vị gen.
b.
P : Lông vàng, dài
x
Lông xanh, ngắn
AAXBDXBD
aaXbdY
↓
P : Lông xanh, dài
Lông xanh, ngắn
aaXBDXBD
AAXbdY
Bài 4:
Cho nòi lông đen thuần chủng giao phối với nòi lông trắng được F1 có 50%con lông xám và 50% con lông đen. Cho con lông xám (F1) giao phối với con lông trắng (P) được tỉ lệ : 3 con lông xám : 4 con lông trắng : 1 con lông đen. Trong đó lông đen toàn là đực.
a. Biện luận và viết sơ đồ lai cho kết quả nói trên.
b. Cho con mắt đen (F1) giao phối với con lông trắng (P) thì kết quả phép lai sẽ thế nào ?
Gợi ý giải
a. P : AAXbXb x aaXBY
b. 4 con lông trắng : 2 con lông xám : 2 con lông đen.
Bài 4:
Cho cá thể mắt đỏ thuần chủng lai với cá thể mắt trắng được F1 đều mắt đỏ. Cho con cái F1 lai phân tích được ta có tỉ lệ 3 mắt trắng : 1 mắt đỏ, trong đó mắt đỏ đều là con đực.
a. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến Fa
b. Khi cho các con F1 tiếp tục giao phối với nhau thì kết quả ở F2 như thế nào?
Gợi ý giải
a. P : AAXBXB x aaXbY
b. F2 : 9 mắt đỏ : 7 mắt trắng
Bài 5:
Khi lai con cái (XX) mắt đỏ, tròn, cánh dài thuần chủng với con đực (XY) mắt trắng, dẹt, cánh cụt được F1 gồm các con cái đều mắt đỏ, tròn, cánh xẻ và các con đực đều mắt đỏ, tròn, cánh dài. Cho con cái F1 giao phối với con đực ở P thì được
- Ở giới cái có : 48 con mắt đỏ tròn, cánh xẻ ; 51 con mắt nâu, tròn cánh cụt, 52 con mắt nâu, dẹt cánh xẻ, 49 con mắt trắng, dẹt, cánh cụt.
- Ở giới đực có : 49 con mắt đỏ, tròn cánh dài :48 con mắt nâu, tròn, cánh cụt ; 51 con mắt nâu, dẹt, cánh dài ; 52 con mắt trắng, dẹt, cánh cụt.
a. Từ kết quả phép lai trên hãy cho biết quy luật tác động của gen và quy luật vận động của NST như thế nào đối với sự hình thành và tỉ lệ phân li của kiểu hình ?
b. Viết sơ đồ lai từ P đến Fb.
Biết rằng hình dạng mắt và cánh đều tuân theo quy luật 1 gen chi phối 1 tính.
Gợi ý giải
a.
- Quy luật tác động của các gen alen : át hoàn toàn và không hoàn toàn.
- Quy luật tác động của các gen không alen theo kiểu bổ trợ.
- Quy luật phân li độc lập của các cặp NST đã chi phối từ tỉ lệ phân li kiểu hình cùng với quy luật tác động của gen:
b.
P : Con mắt đỏ, tròn, cánh dài
x
Con mắt trắng, dẹt, cánh cụt
AD/ADXBEXBE
Ad/adXbeY
C. Kết luận và kiến nghị.
Về cơ bản chuyên đề đã đạt được mục tiêu ban đầu đề ra, tuy nhiên do thời gian có sự hạn chế, kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều và dạng bài tập có sự kết hợp các quy luật di truyền khác với di truyền liên kết giới tính là dạng bài tập khó nên các bài tập trong chuyên đề đưa ra chỉ là những bài tập mang tính chất cơ bản có thể chưa đạt đến độ khó yêu cầu đối với học sinh thi chuyên Sinh quốc gia.
Rất mong nhận được sự góp ý quý báu của các quý thầy cô.
Xin chân thành cảm ơn !
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro