Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

pluat, phap che, phap quyen

Pháp quyền, tiếng Anh là "rule of law", có nghĩa là sự thống trị của pháp luật. Có thể định nghĩa vắn tắt pháp quyền nghĩa là không có ai ở trên luật. Còn pháp chế, có thể hiểu vắn tắt là nghiêm chỉnh và triệt để tuân thủ pháp luật. Như vậy theo mình, pháp quyền và pháp chế có một số điểm khác biệt như sau:

- Pháp quyền đề cao vị trí tối thượng và sự thống trị của pháp luật trong đời sống xã hội, Nhà nước và công dân đều ở dưới luật pháp. Pháp chế lại đề cao sự hoàn thiện, thống nhất và trật tự của hệ thống pháp luật bằng việc buộc các cơ quan nhà nước và công dân phải tuân thủ theo pháp luật. Còn pháp luật Là hệ thống các quy tắc xử sự, là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội do Nhà nước ban hành, thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền và được thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước.

- Lý thuyết về pháp quyền đưa ra trong bối cảnh của chế độ cực quyền- tức sự lạm dụng quyền lực của chính quyền, nên đặt ra vấn đề công quyền phải bị giới hạn bởi luật pháp. Hay nói cách khác, pháp quyền, thực chất là sự hạn chế, giới hạn quyền lực nhà nước mà trước hết là quyền lực Nhà nước ở trung ương bằng việc buộc Nhà nước phải tôn trọng và đứng dưới pháp luật. Sự giới hạn quyền lực này nhằm bảo vệ quyền tự do của con người, của công dân. Vì vậy pháp luật trong pháp quyền phải xuất phát từ luật tự nhiên, những quyền tự nhiên mà tạo hóa đã ban cho con người như những quyền được sống, quyền tự do..., và bảo vệ những quyền con người đó bằng việc hạn chế quyền lực Nhà nước, đặt Nhà nước ở dưới pháp luật (nên Hồ Chủ tịch đã gắn liền "pháp quyền" với "thần linh" để nhấn mạnh sự thiêng liêng của pháp luật trong pháp quyền vì nó xuất phát từ những quyền mà tạo hóa ban cho con người).

Trong khi đó, đối với pháp chế, thì dường như ngược lại, nó có xu hướng tăng cường quyền lực cho Trung ương, tăng cường quyền lực Nhà nước, bằng việc buộc mọi tổ chức, cá nhân phải tuân thủ triệt để những văn bản pháp luật do trung ương ban hành nhằm bảo đảm sự thống nhất của hệ thống pháp luật. Thực chất của pháp chế là bảo đảm cho sức mạnh của quyền lực trung ương trước những nguy cơ đi ngược với trung ương của địa phương, các tổ chức trong xã hội và mọi công dân.Với việc buộc phải tuân thủ theo pháp luật như vậy, pháp chế thực chất làm tăng cường quyền lực Nhà nươc ở trung ương chứ không phải là hạn chế nó như pháp quyền.

PL là hệ thống các quy fạm do NN ban hành hoặc thừa nhận để điều chỉnh các quan hệ xã hội còn pháp chế là fạm trù thể hiện những yêu cầu, đòi hỏi vs các chủ thể tôn trọng và thực h iện đúng pháp luật.

Như vậy, PL là tiền đề của pháp chế.

Nhưng có PL chưa hẳn đã có pháp chế. PL ban hành ra mà ko đc tuân thủ, thi hành hoặc dù nó đc thi hành nhưng PL ấy có nhiều thiếu sót, mâu thuẫn thì XH sẽ rơi vào tình trạng vô pháp chế, trật tự kỷ cương trong Xh sẽ bị đảo lộn. Hậu quả là XH ko thể fát triển 1 cách bthường, các quyền và lợi ích của công dân ko đc tôn trọng và đảm bảo. Kết luận có thể rút ra là: PL chỉ có hiệu lực thực sự khi nó dựa trên cơ sở vững chắc của pháp chế và ngược lại, pháp chế chỉ có thể đc củng cố và tăng cường khi XH có đc hthống PL tương đối đồng bộ, hoàn chỉnh, fù hợp và kịp thời.

- Đối với pháp quyền, thì ngay cả nhà nước, khi đứng trước pháp luật, cũng với tư cách một pháp nhân, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ như mọi pháp nhân và thể nhân khác trong xã hội. Có nghĩa rằng, Nhà nước và công dân đứng dưới pháp luật và ngang bằng với nhau về địa vị. Nếu công dân có những hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại nghiêm trọng đến quyền lợi của Nhà nước, thì Nhà nước thông qua quyền công tố để khởi tố công dân ra trước Tòa án. Nhưng ngược lại, đối với những vi phạm từ phía các cơ quan công quyền, công dân có quyền sử dụng pháp luật bằng cách kiện trở lại ra tòa án những văn bản pháp luật, những hoạt động của các cơ quan công quyền hoặc những hành vi của công chức Nhà nước nếu cho rằng nó không có công lý hoặc vi phạm pháp luật, xâm hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đặc biệt, quyền sử dụng pháp luật của công dân được khuyến khích, với mục đích đảm bảo quyền con người và hạn chế sự vi phạm từ phía công quyền, hạn chế sự lạm dụng quyền lực từ phía Nhà nước như ở trên đã phân tích, do pháp luật trong pháp quyền là pháp luật hợp công lý và quyền tự nhiên của con người, nên chính công dân phải chủ động sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền tự do của mình. Nói cách khác, đối với pháp quyền, họ coi trọng việc sử dụng pháp luật của công dân và việc tuân thủ pháp luật của Nhà nước.

Trong khi đó, đối với pháp chế thì ngược lại, coi trọng việc sử dụng pháp luật của Nhà nước và việc tuân thủ pháp luật của công dân. Nó buộc mọi tổ chức, cá nhân phải tuân thủ pháp luật, buộc công dân phải tuân thủ pháp luật, và việc xử lí những vi phạm từ phía các cơ quan công quyền dường như chỉ là hành vi đơn phương từ phía Nhà nước. Nói cách khác, pháp chế vì lợi ích của Nhà nước khi buộc người dân phải tuân theo pháp luật.

Pháp luật hoàn toàn không phải là sản phẩm thuần túy của lý tính hay bản tính tự nhiên phi giai cấp của con người như học thuyết pháp luật tự nhiên quan niệm. Pháp luật, như Mác - Ăng - ghen phân tích, chỉ phát sinh, tồn tại và phát triển trong xã hội có giai cấp, có Nhà nước; bản chất của pháp luật thể hiện ở tính giai cấp của Nhà nước. Tuy nhiên, pháp luật cũng mang tính xã hội, bởi vì ở mức độ nhất định, nó phải thể hiện và bảo đảm những yêu cầu chung của xã hội về văn hóa, phúc lợi, môi trường sống... Về mặt này, pháp luật xã hội chủ nghĩa có sự thống nhất giữa tính giai cấp và tính xã hội.

Pháp luật còn là một bộ phận quan trọng của cấu trúc thượng tầng xã hội. Nó do cơ sở hạ tầng quyết định, nhưng có tác động trở lại đối với cơ sở hạ tầng. Nếu pháp luật phản ánh đúng đắn các quy luật vận động và phát triển của xã hội, nhất là các quy luật kinh tế thì pháp luật sẽ có tác động tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội. Ngược lại, pháp luật sẽ kìm hãm sự phát triển đó.

- Đối với pháp quyền, thì hiện thân của nó là quyền tư pháp độc lập (trong đó có quyền lực tư pháp đặc biệt là quyền bảo hiến). Bởi pháp luật đứng cao hơn tất cả, nên thứ quyền lực bảo vệ nó - quyền tư pháp - chỉ có thể nhân danh pháp luật khi phán quyết, xét xử, chứ không phải là nhân danh Nhà nước. Do vậy, Tòa án độc lập với nghị viện và chính phủ, đồng thời độc lập với cả dân chúng. Lý thuyết phân chia quyền lực Nhà nước bảo đảm cho điều này. Cơ quan Nhà nước và công dân ngang bằng về địa vị khi đứng trước Tòa án, và Tòa án chỉ tôn thờ pháp luật chứ không phụ thuộc hay chịu tác động của bất cứ bên nào trong tổ chức và xét xử. Việc tồn tại cơ quan bảo hiến và cơ quan tư pháp độc lập là "vương miện" của pháp quyền.

Trong khi đó, đối với pháp chế, do việc xử lí những vi phạm từ phía công quyền hầu như chỉ là hành vi đơn phương từ phía Nhà nước, nên cần xuất hiện một thứ quyền lực nhân danh Nhà nước để kiểm tra, giám sát sự thống nhất của hệ thống pháp luật và sự tuân thủ pháp luật của các cơ quan Nhà nước, mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội. Đó là quyền kiểm sát chung. Vì vậy, Viện kiểm sát là hiện thân của pháp chế.

Như vậy, pháp quyền và pháp chế, dù đều đề cao vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội, nhưng dường như chúng không dung hợp. Người ta chỉ có thể chọn một trong hai chứ không thể chọn cả hai.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: