Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

pldan2

VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

Khái niệm: Văn bản QPPL là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo một hình thức và thủ tục nhất định. Nó chứa đựng những quy tắc xử sự chung nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và được áp dụng nhiều lần trong thực tế đời sống

Đặc điểm:

+ Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành

+ Là văn bản chứa đựng những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung

+ Là văn bản được quy định cụ thể về trình tự, thủ tục, hình thức và nội dung nhất định.

+ Là văn bản được áp dụng nhiều lần trong thực tế đời sống

Các loại văn bản QPPL của nước ta:

Văn bản QPPL của nước ta hiện nay có rất nhiều loại và có nhiều cách phân chia khác nhau nhưng nếu căn cứ theo trình tự ban hành và giá trị pháp lí của văn bản thì người ta chia văn bản QPPL làm 2 loại: vb luật và vb dưới luật

Văn bản luật:

Văn bản luật là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc Hội (Cơ quan cao nhất của quyền lực Nhà nước ban hành), chúng có giá trị pháp lý cao nhất.

Có 2 hình thức: Hiến pháp và các đạo luật

Văn bản dưới luật:

Do nhiều cơ quan từ TW đến địa phương ban hành

Văn bản dưới luật nói chung có giá trị pháp lí thấp hơn văn bản luật

Văn bản luật gồm các hình thức sau:

+ Pháp lệnh của UB thường vụ quốc hội

+ Nghị quyết của UB thường vụ QH

+ Lệnh và quyết định của chủ tịch nước

+ Nghị định của chính phủ

+ Quyết định của thủ tướng chính phủ

+ Quyết định của tổng kiểm toán nhà nước

+ Thông tư của Bộ trưởng ( thứ trưởng cơ quan ngang bộ)

+ Nghị quyết của hội đồng thẩm phán, tòa án nhân dân tối cao

+ Thông tư của viện trưởng VKS nhân dân tối cao, chánh án tòa án nhân dân tối cao

+ Thông tư liên tịch, nghị quyết liên tịch

+ Văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân, UB nhân dân

Hiệu lực của văn bản QPPL:

Theo thời gian: Là tjan bắt đầu thi hành đến không thi hanh nữa

Theo không gian: Khoảng không gian chịu sự điều chỉnh của văn bản quy phạm pháp luật được xác định theo quốc gia, một vùng hay một địa phương nhất định.

Theo đối tượng tác động: Là các cá nhân (tổ chức) chịu sự tác động của văn bản

QUAN HỆ PHÁP LUẬT:

Khái niệm và đặc điểm:

Khái niệm: Quan hệ xã hội được nhà nước dùng quy phạm pháp luật tác động, điều chỉnh để diễn ra theo ý nhà nước gọi là quan hệ PL

Đặc điểm:

Có ý chí

Là quan hệ tư tưởng

QHPL XHCN thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động

Nội dung of quan hệ pháp luật bao gồm quyền và nghĩa vụ pháp lí của các bên

Thành phần của quan  hệ pháp luật:

Chủ thể của quan hệ pháp luật: Là những cá nhân hay một tổ chức nào đó đáp ứng được những yêu cầu, những điều kiện mà nhà nước đặt ra cho từng loại quan hệ pháp luật nhất định. Những cá nhân (tổ chức) đáp ứng được yêu cầu of nhà nước được gọi là có năng lực chủ thể. Năng lực chủ thể bao gồm:

+ Năng lực pháp luật: Là khả năng of cá nhân (tổ chức) để được hưởng những quyền và thực hiện  nghĩa vụ mà nhà nước quy định cho

+ Năng lực hành vi: Là khả năng được nhà nước thừa nhận để với khả năng đó cá nhân (tổ chức) có thể tự mình thực hiện quyền và nghĩa vụ mà nhà nước quy định cho hoặc tự tạo ra cho mình quyền và nghĩa vụ khi tham gia vào quan hệ pháp luật đồng thời phải ghánh chịu trách nhiệm do chính hành vi của mình gây ra

Nội dung của quan hệ pháp luật:

Quyền của chủ thể: Là cách xử sự được phép mà chủ thể được tiến hành khi tham gia vào quan hệ pháp luật

Quyền của chủ thể có những đặc trưng:

+ Chủ thể được xử sự theo 1 cách thức nhất định khi tham gia vào một quan hệ pháp luật nào đó

+ Có quyền yêu cầu chủ thể kia chấm dứt hành vi làm cản trở thực hiện quyền of mình

+ Có quyền khởi kiện lên cơ quan nhà nước để yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền  of mình khi bị xâm hại

Nghĩa vụ của chủ thể:

Là cách thức xử sự bắt buộc mà chủ thể phải thực hiện khi tham gia vào quan hệ pháp luật nhằm để đáp ứng quyền cho chủ thể kia

Nghĩa vụ bao gồm các xử sự bắt buộc sau:

+ Phải kìm nén bản thân không thực hiện những hành vi nhất định nhằm đáp ứng quyền cho phía bên kia

+ Phải thực hiện những hành vi nhất định nhằm đáp ứng quyền cho chủ thể phía bên kia

+ Phải ghánh chịu trách nhiệm khi không tiến hành những xử sự bắt buộc

Khách thể của quan hệ pháp luật: Khi tham gia vào 1 quan hệ pháp luật nhất định các bên chủ thể đều mong muốn đạt được 1 lợi ích nào đó, các lợi ích này rất phong phú & đa dạng, có thể là lợi ích vật chất, phi vật chất, chính trị, tên gọi,…. Tất cả các lợi ích này được coi là khách thể of quan hệ pháp luật. Vậy khách thể pháp luật là những j mà những bên chủ thể mong muốn đạt được khi tham gia vào quan hệ pháp luật nhất định

TRÁCH NHIỆM PHÁP LÍ

Khái niệm: TNPL là một loại quan hệ đặc biệt phát sinh trong nhà nước và người vi phạm hoặc trong các bên tham gia quan hệ với nhau trong đó bên vi phạm PL phải ghánh chịu những hậu quả bất lợi đó là những biện pháp cưỡng chế nhà nước đã quy định trong chế tài PL

Cấu thành của vi phạm pháp luật: Vi phạm PL là cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lí tuy nhiên để truy cứu TNPL đúng ta phải nghiên cứu cấu thành của VPPL. Cấu thành cùa VPPL gồm:

+ Mặt khách quan of vi phạm

+ Mặt chủ quan of vi phạm

+ Chủ thể of vi phạm

+ Khách thể of vi phạm

Mặt khách quan: Là biểu hiện ra bên ngoài của hành vi vi phạm PL bao gồm 3 yếu tố:

+ Là hành vi trái PL

+ Gây ra hậu quả xấu cho XH ( or có nguy cơ gây hậu quả xấu)

+ Có quan hệ nhân quả

Mặt chủ quan: Là biểu hiện tâm trạng bên trong of chủ thể đvới hành vi trái PL mà họ đã gây ra. Mặt chủ quan nói lên yếu tố lỗi of người vi phạm mà lỗi là thước đo trách nhiệm pháp lí bao gồm các yếu tố:

+ Yếu tố lỗi: Cố ý à Trực tiếp: Biết là trái PL+ nhận thức được hậu quả  nhưng vẫn muốn điều đó xảy ra

                       à Gián tiếp: Biết là trái PL+ nhận thức được hậu quả tuy ko muốn điều đó xảy ra nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra

        Vô ý à Vì quá tự tin: Nhận thức được hậu quả nhưng hy vọng, tin tưởng điều đó không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.

            àVì cẩu thả: Ko nhận thức được hậu quả mặc dù có thể hoặc cần phải nhận thấy trước

+ Động cơ: Là nguyên nhân thôi thúc thực hiện

+ Mục đích: Là kết quả cuối cùng mà người vi phạm mong muốn đạt được

Chủ thể: là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lí

Khách thể: là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại tới

Các loại trách nhiệm pháp lí:

Trách nhiệm pháp lý hình sự: là loại trách nhiệm pháp lý cao nhất, nghiêm khắc nhất do tòa án áp dụng đối với những người có hành vi phạm tội.

Trách nhiệm pháp lý hành chính: là loại trách nhiệm pháp lý do các cơ quan quản lý nhà nước áp dụng đối với mọi chủ thể khi học vi phạm hành chính.

Trách nhiệm pháp lý dân sự: là loại trách nhiệm pháp lý do tòa án áp dụng đối với mọi chủ thể khi họ vi phạm pháp luật dân sự.

Trách nhiệm kỷ luật: là loại trách nhiệm pháp lý do thủ trưởng cơ quan, xí nghiệp … áp dụng đối với cán bộ, công nhân viên … của cơ quan, xí nghiệp mình khi họ vi phạm kỷ luật.

VI PHẠM PHÁP LUẬT

Khái niệm: Vi phạm pháp luật là hành vi xử sự trái pháp luật & có lỗi do người có năng lực pháp lí thực hiện đã xâm hại đến những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ ( chịu trách nhiệm)

Đặc điểm:

VPPL là hành vi cụ thể được xác định of con người

Là hành vi trái với quy định của pháp luật

Là hành vi có lỗi: Cố ý  or vô ý

Là hành vi có ý chí ( có khả năng ghánh chịu trách nhiệm pháp lí)

Các loại vi phạm pháp luật: Căn cứ vào mức độ nguy hại và  đối tượng của vi phạm để chia vi phạm PL thành 4 loại:

VPPL hình sự (tội phạm):

+ Khái niệm tội phạm (Điều 8 bộ luật hsự): Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội do người có năng lực chịu trách nhiệm pháp lí hình sự thực hiện & đã xâm hại tới những quan hệ XH được bộ luật hsự bảo vệ

+ Phân loại tội phạm:    TP ít nghiêm trọng: 3 năm tù

                TP nghiêm trọng:        7 năm tù

                TP rất nghiêm trọng: 15 năm tù

                TP đặc biệt nghiêm trọng: > 15 năm, chung

                thân, tử hình

VPPL hành chính ( xâm hại đến trật tự quản lí nhà nước & trật tự an toàn xã hội but chưa đến mức bị coi là tội phạm)

VPPL dân sự ( xâm hại đến quan hệ tài sản, nhân thân)

VPPL kỉ luật ( xâm hại tới nội quy, quy chế của cơ quan, xí nghiệp, trường học, bệnh viện,…)

CÁC NGÀNH LUẬT TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CỦA NƯỚC TA

Căn cứ để phân định thành các ngành luật trong hệ thống PL VN:

Đối tượng điều chỉnh:

Mỗi ngành luật điều chỉnh 1 đối tượng khác nhau, những quan hệ xã hội giống nhau thuộc cùng 1 loại. Phạm vi những quan hệ xã hội ấy là đối tượng điều chỉnh of ngành luật. Như vậy đối tượng điều chỉnh of ngành luật là đối tượng là căn cứ trước hết thể hiện tính khách quan để phân định thành các ngành luật trong hệ thống PL VN

Phương pháp điều chỉnh: Là cách thức nhà nước sử dụng luật để tác động đến xử sự of những người tham gia vào những quan hệ xã hội nhất định. Cách thức tác động ấy khác nhau ở chỗ:

+ Xác định chủ thể tham gia vào quan hệ XH khác nhau

+ Xác định quyền và nghĩa vụ of họ # nhau

+ Cách bảo đảm quyền và nghĩa vụ of họ # nhau

Luật dân sự:

Khái niệm:  LDS là một ngành luật trong hệ thống PLVN bao gồm các quy phạm PL do nhà nước ban hành ra để điều chỉnh những quan hệ XH về tài sản được biểu hiện dưới hình thức giá trị hàng hóa, ngoài ra luật dsự còn điều chỉnh những quan hệ XH về nhân thân ( Có liên quan đến tài sản or không liên quan đến tài sản)

Phương pháp điều chỉnh: Sử dụng phương pháp bình đẳng, thỏa thuận, các bên được tự do thể hiện ý chí

Một số chế định PL cơ bản of luật dân sự:

Quyền sở hữu: Là tổng thể những quy phạm PL do nhà nước ban hành ra để xác lập, điều chỉnh & bảo vệ các quyền năng of người chủ đvới tài sản of họ dựa trên 3 quyền cơ bản sau:

+ Quyền được chiếm hữu tài sản

+ Quyền được sử dụng tài sản

+ Quyền được định đoạt tài sản

Quyền thừa kế: là 1 loại quan hệ xã hội tồn tại khách quan trong đời sống xã hội thể hiện ở việc chuyển dịch quyền sở hữu về tài sản của người chết cho những tổ chức hoặc cá nhân đang sống. Tài sản đó được gọi là di sản thừa kế. Di sản thừa kế hợp pháp là tài sản thuộc sở hữu của người đã chết. Di sản thừa kế gồm cả các nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.

+ Chế định về quyền thừa kế:

    Theo di chúc: là

    Theo luật: Diện thừa kế, hôn nhân, truyền thống, nuôi dưỡng chia ra

    theo hàng:

        Vợ chồng, con để or con nuôi, cha mẹ

        Ông bà (nội ngoại), anh chị em ruột

        Các cụ (nội ngoại), anh chị em ruột of bố mẹ, con of anh chị em

        ruột

Luật hình sự: Là một ngành luật trong hệ thống PL VN bao gồm những quy phạm PL do nhà nước ban hành ra để quy định hành vi nguy hiểm nào cho XH là tội phạm, quy định hình phạt & điều kiện để áp dụng hình phạt đvới tội phạm

Khái niệm tội phạm (Điều 8 bộ luật hsự): Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội do người có năng lực chịu trách nhiệm pháp lí hình sự thực hiện & đã xâm hại tới những quan hệ XH được bộ luật hsự bảo vệ

+ Phân loại tội phạm:    TP ít nghiêm trọng: 3 năm tù

                TP nghiêm trọng:        7 năm tù

                TP rất nghiêm trọng: 15 năm tù

                TP đặc biệt nghiêm trọng: > 15 năm, chung

                thân, tử hình

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: