Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

pldan1

Bản chất của nhà nước:

Nhà nước: Là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, có một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lí đặc biệt nhằm để duy trì trật tự xã hội và bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội.

Nhà nước có tính giai cấp:

+  Nhà nước là một tổ chức do giai cấp thống trị tạo ra để bảo vệ quyền và lợi ích của họ

+ Nhà nước là một bộ  máy cưỡng chế do giai cấp thống trị lập ra để duy trì quyền thống trị giữa giai cấp này với giai cấp khác, dựa trên 3 lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng

Nhà nước có tính xã hội:  Nhà nước phải giải quyết tất cả các vấn đề nảy sinh trong xã hội, nghĩa là phải thực hiện chức năng quản lí toàn xã hội của nhà nước

Bộ máy nhà nước CHXHCNVN:

Khái niệm: Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan từ trung ương đến địa phương bao gồm các cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước và cơ quan tư pháp. Mỗi cơ quan có chức năng và nhiệm vụ riêng phù hợp với chức năng, phạm vi và quyền hạn cùa mình là góp phần để hoàn thành nhiệm vụ chung của bộ máy nhà nước.

Tổ chức bộ máy nhà nước CHXHCN VN:

Nguyên tắc: Mọi quyền lực tập trung về nhân dân

Cơ quan quyền lực nhà nước: Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp

Tổ chức:    + 492 đại biểu: 2/3 kiêm nhiệm, 1/3 chuyên trách

+ 1 UB thường trực ( UB thường vụ quốc hội)

+ 7 ban đầu mối + 1 hội đồng (dtộc of quốc hội)

Hoạt động: Họp

Chức năng:     +Ban hành pháp luật

+ Giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước

+ Quyết định những chính sách lớn of nhà nước theo thẩm quyền quốc hội

Cơ quan hành chính

Cơ quan tư pháp: Viện kiểm sát, tòa án nhân dân ( tối cao, tỉnh, huyện)

Chủ tịch nước: Là người đứng đầu bộ máy nhà nước, là nguyên thủ quốc gia

Chủ tịch hội đông an ninh & quốc phòng

Nguyên tắc hoạt động của bộ máy nhà nước ta:

Bảo đảm quyền lãnh đạo của Đảng CS trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước

Bảo đảm cho quần chúng nhân dân lao động tham gia ngày càng đông vào tổ chức và hoạt động của nhà nước

Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước

Bảo đảm quyền bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước

Chức năng của bộ máy nhà nước CHXHCN VN:

Khái niệm: Chức năng của nhà nước là những phương diện hoạt động chủ yếu of nhà nước để thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm mà nhà nước đã đặt ra. Chức năng của nhà nước có nhiều loại và nhiều cách phân chia khác nhau nhưng nếu căn cứ vào phạm vi hoạt động của nhà nước thì chức năng của nhà nước được chia làm 2 loại: đối nội & đối ngoại.

Chức năng của nhà nước CHXHCN VN:

Chức năng đối nội:

Tổ chức và quản lí kinh tế để phát triển theo mục tiêu và chiến lược mà Đảng CSVN đề ra.

Giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội

Tổ chức và quản lí văn hóa, giáo dục

Bảo vệ trật tự pháp luật, thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động

Chức năng đối ngoại:

Bảo vệ tổ quốc XHCN

Củng cố tình đoàn kết, tương trợ, hợp tác vs các nhà nước XHCN. Đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác với các nước khác mà không phân biệt chế độ CT-XH. Thực hiện nguyên tắc hòa bình, hợp tác, hữu nghị, bình đẳng cùng có lợi, không can thiệp vào việc nội bộ của nhau

Bản chất của pháp luật:

Sự ra đời của pháp luật:

 Bản chất của pháp luật:

Pháp luật có tính giai cấp:

   Pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị được đề lên thành luật được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật

Pháp luật là những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung

Tính mục đích của pháp luật: Dùng pháp luật để sắp xếp trật tự xã hội theo ý nhà nước ( ý của giai cấp thống trị- có lợi cho giai cấp thống trị)

Pháp luật là công cụ để thực hiện quyền thống trị giai cấp

Pháp luật có tính xã hội: Tính thích ứng của pháp luật đối với các thành phần khác nhau

àPháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành ra và được bảo đảm thực hiện. Nó thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của Nhà nước.

Chức năng của pháp luật: Có 3 chức năng cơ bản

Chức năng điều chỉnh ( các quan hệ xã hội, hành vi xử sự của con người)

Chức năng bảo vệ ( Các quan hệ xã hội mà nhà nước đã xác lập hoạt động)

Chức năng giáo dục ( tác động vào ý thức của con người)

Vai trò của pháp luật:

Pháp luật là phương tiện để thực hiện quyền lãnh đạo của Đảng

Pháp luật là phương tiện để nhân dân thực hiện quyền làm chủ XH

Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội

Hình thức của pháp luật:

Tập quán pháp: Là việc nhà nước duy trì những tập quán có sẵn được lưu truyền trong quần chúng nhân dân và thong qua con đường hợp pháp hóa bằng pháp luật

Tiền lệ pháp: Là việc nhà nước sử dụng những bản án hoặc quyết định của tòa án hoặc là quyết định xử phạt của cơ quan hành chính nhà nước đem áp dụng để giải quyết những trường hợp (vụ việc) tương tự mà pháp luật không quy định.

Ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Đây là hình thức pháp luật tiến bộ nhất, hiện nay đại đa số các nước trên thế giới đều sử dụng trong đó có nhà nước CHXHCN VN, lấy hình thức ban hành văn bản quy phạm pháp luật làm hình thức pháp luật chủ yếu của nhà nước. Tuy nhiên khi hệ thống pháp luật  chưa đầy đủ, chưa hoàn chỉnh thì nhà nước có sử dụng tập quán pháp và tiền lệ pháp nhưng được vận dụng hợp lí, phù hợp trong điều kiện mới, tình hình mới

QUY PHẠM PHÁP LUẬT:

Khái niệm: Quy phạm PL là quy tắc xử sự do nhà nước đặt ra hay do nhà nước thừa nhận, nó thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của nhà nước, dùng để điều chỉnh quan hệ trong đời sống xã hội, hướng các quan hệ xã hội đó theo định hướng của nhà nước

Cơ cấu của quy phạm PL:

Phần giả định:

Nêu lên cá nhân hay tổ chức nào thực hiện

Nêu lên điều kiện và hoàn cảnh dự kiến có thể xảy ra

Phần quy định:

Nêu lên mệnh lệnh, yêu cầu của nhà nước đối với những cá nhân (tổ chức) phải làm j và phải làm như thế nào?

Phần chế tài:

Là biện pháp mà nhà nước dự kiến áp dụng để trừng phạt cá nhân hay 1 tổ chức nào đó hay chế tài là hậu quả pháp lí bất lợi mà cá nhân (tổ chức) phải ghánh chịu do không thực hiện đúng quy định

Căn cứ vào tính chất của chế tài và thẩm quyền được áp dụng chế tài người ta chia chế tài thành nhiều loại:

+ Chế tài hình sự: (Do tòa án áp dụng)

Chính: (phạt chính): áp dụng 1 trong 7 mức: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, trục xuất, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình

Bổ sung (phạt phụ): Cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề, làm 1 công việc nhất định.Cấm cư trú, quản chế, trục xuất, phạt tiền

        + Chế tài hành chính: ( Cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyền)

            Chính: Cảnh cáo, phạt tiền (phổ biến)

            Bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện dùng để vi phạm, tước 

                    quyền sử dụng  giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề

+ Trục xuất: Tùy từng trường hợp để có thể áp dụng như phạt chính

        hoặc bổ sung

        + Chế tài dân sự ( Do tòa án)

            Chịu trách nhiệm về vật chất

            Bồi thường thiệt hại: Do vi phạm hợp đồng, ngoài hợp đồng

        + Chế tài kỉ luật: (Do thủ trưởng cơ quan): Khiển trách, cảnh cáo, hạ

                    bậc lương, hạ tầng công tác, cắt chức, thôi việc

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: