Pipi tat dai
Bên rìa thị trấn nhỏ có một mảnh vườn cũ bỏ hoang. Trong vườn là một ngôi nhà cũ, và Pippi Tất dài sống trong ngôi nhà đó. Cô bé lên chín, sống hoàn toàn một mình. Pippi không cha, không mẹ - thật tình như thế lại rất hay, bởi chẳng ai có thể nhắc nhở cô bé đã đến giờ đi ngủ giữa lúc nó đang chơi mải mê nhất, cũng chẳng ai có thể bắt nó ăn viên dầu cá trong khi nó khoái chén kẹo hơn.
Trước kia Pippi từng có một người bố mà nó yêu ghê gớm. Vâng, cố nhiên cô bé cũng từng có mẹ, nhưng từ xa xửa xa xưa rồi, lâu đến nỗi nó không tài nào nhớ nổi nữa. Mẹ Pippi mất từ lúc cô bé hãy còn là một hình hài tí xíu nằm trong nôi mà gào to tới mức những người xung quanh không ai chịu nổi. Pippi đinh ninh giờ đây mẹ nó đang ở trên trời, ghé mắt qua một lỗ nhỏ nhìn xuống con gái mình. Nó thường ngửa cổ vẫy mẹ, và kêu lên:
"Mẹ đừng lo cho con! Con tự lo liệu được!"
Bố thì Pippi không quên. Bố từng là thuyền trưởng, lênh đênh trên biển lớn, và Pippi luôn ở bên bố trên tàu, cho đến lần nọ bố bị bão cuốn xuống biển mất tích. Nhưng Pippi hoàn toàn tin chắc có ngày bố sẽ trở về. Cô bé không tin bố mà lại có thể chết đuối. Nó nghĩ bố bị dạt vào một hòn đảo có rất nhiều người da đen, ngày ngày bố đi dạo quanh đảo, đầu đội vương miện bằng vàng.
"Bố tớ là vua của dân da đen. Nói thật, đâu phải nhiều đứa trẻ có được một người bố tuyệt đến thế!" Pippi thường nói hết sức hãnh diện. "Chỉ cần bố tớ đóng được một con tàu là ông sẽ đến đón tớ liền, khi ấy tớ sẽ trở thành công chúa của người da đen. Ái chà, cuộc sống lúc đó mới sung sướng làm sao!"
Nhiều năm về trước, bố Pippi đã mua ngôi nhà cũ trong vườn này, ông định sẽ cùng Pippi sống ở đó một khi ông đã có tuổi và không đi biển được nữa. Nhưng rồi đã xảy ra cái chuyện ngu ngốc là ông bị gió cuốn xuống biển, và trong khi chờ đợi bố trở lại, Pippi lên đường về nhà, đến Biệt thự Bát nháo - tên của ngôi nhà đó. Trong nhà, đồ gỗ và mọi thứ được trang bị sẵn sàng chờ đón Pippi. Vào một tối mùa hè đẹp trời, cô bé chào tạm biệt tất cả thuỷ thủ trên tàu của bố. Họ rất quý Pippi và cô bé cũng mến họ.
"Tạm biệt, các chàng trai," Pippi nói và lần lượt hôn lên trán từng người một. "Đừng lo cho cháu. Cháu tự xoay xở được. "
Cô bé đem theo hai thứ trên tàu. Một con khỉ tên gọi ông Nilsson, và một chiếc vali xách tay to, đựng đầy những đồng tiền vàng mà bố để lại cho nó. Đám thuỷ thủ đứng trên mạn tàu trong theo cô bé cho đến lúc nó khuất dạng. Pippi bước đi những bước rắn rỏi, không hề ngoái lại, với Ông Nilsson trên vai, và cái vali trong tay.
"Một đứa trẻ kỳ lạ," một thuỷ thủ nói , tay gạt giọt lệ đang trào ra nơi khoé mắt, trong khi Pippi mất hút ở đằng xa.
Anh ta có lý. Pippi là một đứa trẻ rất đỗi kỳ lạ. Điều khác thường nhất là cô bé rất khoẻ. Khoẻ kinh khủng, tới mức khắp gầm trời này không có anh chàng cảnh sát nào đọ nổi nó. Pippi có thể nâng bổng một con ngựa nếu nó muốn. Và cô bé muốn vậy. Nó có hẳn một chú ngựa riêng mà nó đã tậu bằng một trong số cơ man đồng tiền vàng của mình đúng vào ngày trở về nhà. Xưa nay Pippi vẫn mơ ước có một con ngựa riêng. Và giờ đây con ngựa sống trong hành lang. Nhưng nếu Pippi thích chỗ đó là chỗ nó ngồi uống cà phê buổi chiều, nó sẽ xách cổ ngựa ra vườn không chút khó khăn gì.
Ngay cạnh biệt thự là một mảnh vườn khác, trong đó lại có một ngôi nhà khác. Trong ngôi nhà ở đó có một ông bố, một bà mẹ, cùng hai đứa con ngoan: một trai, một gái. Cậu con trai tên gọi Thomas, cô bé tên gọi Annika. Đó là hai đứa trẻ rất đỗi đáng yêu, có giáo dục và ngoan ngoãn. Chẳng bao giờ Thomas lại cắn móng tay, lúc nào cậu cũng là theo lời mẹ. Annika chẳng bao giờ ỉ eo nếu ko được chiều theo ý mình. Trông cô bé lúc nào cũng gọn gàng trong những bộ váy áo được là phẳng phiu, và cô rất chú ý giữ gìn cho bản thân sạch sẽ. Thomas và Annika cùng nhau chơi đùa hoà thuận trong vườn, nhưng chúng vẫn thường mong ước có một người bạn, và vào lúc mà Pippi hãy còn cùng bố lênh đênh trên biển, hai đứa trẻ đó đứng bên bờ giậu mà than rằng:
"Chán thật đấy, chẳng ai dọn đến ở trong ngôi nhà này cả. Phải có ai đó mang trẻ con đến đây mới đúng chứ."
Vào buổi chiều mùa hạ đẹp trời nọ, khi Pippi lần đầu bước qua ngưỡng cửa Biệt thự Bát nháo, Thomas và Annika lại không có nhà. Chúng đi thăm bà một tuần. Vì thế hai đứa không hề biết đã có người dọn vào ở ngôi nhà bên cạnh, và ngày đầu tiên sau khi trở về, ra đứng cạnh cổng nhìn ra đường, Thomas và Annika vẫn chưa hay chúng vừa có một cô bạn đồng niên ngay sát nách.
Đúng vào lúc chúng đang nghĩ xem nên bắt đầu trò gì, đang tự hỏi liệu hôm nay có gì thú vị, hay sẽ chỉ lại một ngày buồn tẻ nữa vì chẳng đứa nào nảy ra ý gì hay ho,thì ngay lúc ấy cánh cổng vườn Biệt thự Bát nháo bật mở, và một cô bé bước ra.
Một đứa con gái kỳ lạ nhất mà Thomas và Annika từng thấy, đó chính là Pippi Tất dài, đang bắt đầu cuộc đi dạo buổi sáng. Trông nó như sau:
Tóc nó có màu đúng như màu củ cà rốt, tết thành hai bím cứng quèo vểnh ngược hai bên đầu. Mũi nó giống hệt một củ khoai tây bé xíu lấm tấm đầy tàn nhang. Dưới mũi là một cái miệng rộng ngoắc với hai hàm răng trắng, khoẻ. Cái váy nom mới kỳ cục làm sao, Pippi tự may lấy mà. Váy màu vàng rực rỡ, nhưng bởi thiếu vải nên ngắn cũn cỡn, làm thò cả chiếc quần xanh lơ chấm trắng mặc trong ra. Cặp chân dài gầy gò đi đôi tất dài, chiếc kẻ sọc, chiếc đen tuyền. Đã thế nó lại dận đôi giày đen to gấp đôi bàn chân. Đôi giày này bố mua cho Pippi tận bên Nam Mỹ, mua rộng phòng khi lớn, và Pippi thì ko đời nào mong muốn một đôi giày nào khác.
Và thứ khiến Thomas và Annika ngạc nhiên đến trố mắt là con khỉ ngồi vắt vẻo trên vai cô bé lạ mặt. Chả khác gì một con mèo biển nhỏ thó với chiếc quần xanh da trời, chiếc áo khoác vàng và cái mũ rơm.
Pippi đi dọc xuống phố. Chân này trên vỉa hè, chân kia dưới lòng đường. Thomas và Annika nhìn theo cho đến lúc cô bé khuất dạng. Lát sau nó trở lại. Giờ đây Pippi đi giật lùi. Nó làm thế chỉ vì lười quay mình để về nhà. Đến trước cổng vườn nhà Thomas và Annika, Pippi dừng lại. Mấy đứa trẻ im lặng nhìn nhau. Cuối cùng Thomas lên tiếng:
"Sao cậu lại đi giật lùi?"
"Sao tớ lại đi giật lùi ấy à ", Pippi đáp."Tụi mình chẳng đang sống trong một đất nước tự do hay sao? Dễ thường người ta ko được phép đi theo ý mình chắc? Thêm nữa tớ bảo cho mà biết, ở bên Ai Cập mọi người đều đi giật lùi, mà chẳng ai lấy đó làm lạ, dù chỉ tẹo teo."
"Sao cậu biết?" Thomas hỏi " Cậu đã từng ở Ai Cập rồi chắc?"
"Liệu tớ đã ở Ai Cập chưa ấy à? Hẳn nhiên, cậy có thể tin chắc như vậy! Tớ từng có mặt khắp nơi trên khắp địa cầu, và chứng kiến nhiều chuyện còn kỳ cục hơn là người đi giật lùi ấy chứ. Tớ muốn biết cậu sẽ nói gì nếu tớ đi bằng hai tay như những người ở tận cùng Ấn Độ."
"Giờ thì cậu nói dối" Thomas nói.
Pippi suy nghĩ giây lát.
"Phải, cậu nói đúng, tớ nói dối đấy" Nó buồn bã nói.
"Nói dối là xấu" Annika, mãi lúc này mới dám mở miệng, nhận xét.
"Phải, nói dối xấu vô cùng" Pippi đáp, còn tỏ vẻ buồn hơn nữa, "Nhưng cậu biết không, tớ cứ luôn quên điều đó. Mà làm sao có thể đòi hỏi một đứa trẻ bé bỏng, vốn có một người mẹ như một thiên thần và một người cha là vua của dân da đen, một đứa trẻ suốt đời lênh đênh trên biển, lúc nào cũng nói sự thật cho được? Thêm nữa," Pippi tiếp, gương mặt đầy tàn nhang của nó rạng rỡ hẳn lên, "Tớ muốn nói để các cậu biết, ở Congo ko đào đâu ra một người nói thật. Họ nói dối cả ngày. Bảy ngày, mới sáng bảnh mắt, họ đã bắt đầu nói dối và không chịu ngừng trước lúc mặt trời lặn. Vậy nếu có xảy ra cái việc một lúc nào đó tớ nói dối, thì các cậu phải cố mà bỏ qua cho tớ, hãy nghĩ rằng chẳng qua chỉ vì tớ từng sống hơi ở Congo. Dù sao chúng mình vẫn có thể là bạn của nhau, đúng không nào?"
"Đúng, tất nhiên rồi," Thomas đáp và chợt hiểu hôm nay chắc chắn sẽ không phải là một trong những ngày vô vị.
"Mà sao các cậu lại không thể ăn sáng ở nhà tớ nhỉ?" Pippi hỏi.
"Ừ, đúng quá," Thomas nói, "Sao chúng mình lại không thể. Nào, ta đi thôi"
"Vâng," Annika đáp, "đi ngay lập tức"
"Nhưng trước hết tớ phải giới thiệu với các cậu Ông Nilsson cái đã," Pippi bảo.
Con khỉ già bèn ngả mũ lịch sự chào.
Và lúc này, cả bọn bước qua chiếc cổng vườn xiêu vẹo của Biệt thự Bát nháo, theo con đường mòn hai bên là những thân câu phủ rêu, những thân cây tuyệt hợp cho việc leo trèo, tiến về phía ngôi nhà, bước lên hành lang.
Ở đó, con ngựa đang đứng chén lúa mì đựng trong liễn xúp.
"Sao cậu lại để ngựa ở hành lang hở trời?" Thomas hỏi.
Mọi con ngựa mà cậu biết đều ở trong chuồng cả.
"À ừ," Pippi đáp, vẻ suy nghĩ, để nó trong bếp sẽ chỉ tổ vướng, mà trong phòng khách thì nó lại không thích".
Thomas và Annika vuốt ve chú ngựa, rồi chúng bước vào nhà.
Trong nhà có một gian bếp, một phòng khách và một buồng ngủ. Nhưng cứ xét cảnh tượng thì buồng như Pippi đã hàng tuần rồi quên dọn vệ sinh.
Thomas và Annika thận trọng ngó quanh, biết đâu đức vua của dân da đen lại chẳng đang ngự ở một góc nào đó. Từ bé tới giờ chúng chưa hè được nhìn một ông vua của người da đen. Nhưng rồi cũng chẳng thấy ông bố nào, bà mẹ cũng không nốt, và Annika sợ hãi hỏi:
“ Cậu ở đây hoàn toàn một mình sao?”
” Ồ không! Ông Nilsson và con ngựa cũng ở đây đấy chứ.”
“Ừ nhưng mà, tớ muốn hỏi cậu, cậu không có bố mẹ ở đây à?”
“Không, chẳng có ai cả”
“Nhưng ai sẽ giục cậu đi ngủ buổi tối hay nhắc nhở cậu những việc khác?”
“Tự tớ.” Pippi đáp. “Trước tiên tớ nói rất mềm mỏng, nếu tớ không vâng lời, tớ sẽ nghiêm khắc nhắc lại, và nếu tớ vẫn không chịu nghe, tớ sẽ ăn đòn.”
Thomas và Annika không hiểu lắm, song chúng nghĩ bụng: âu cũng là một phương cách hết sức tiện lợi. Chúng đã vào đến bếp tự lúc nào, và Pippi reo lên:
“Bây giờ tụi mình sẽ làm bánh trứng!”
Cô bé lấy ra ba quả trứng tung lên cao. Một quả rơi trúng đầu nó vỡ tung toé, khiến lòng đỏ trứng chảy cả vào mắt. Nhưng Pippi đã khéo léo hứng hai quả còn lại vào một cái nồi, chúng vỡ làm đôi.
“Tớ luôn nghe nói lòng đỏ trứng có lợi cho tóc.” Pippi nói, tay chùi mắt.” Các cậu sẽ thấy: tóc mọc lên nghe rõ mồn một cho mà xem. Thêm nữa, bên Braxin mọi người đều đi đi lại lại với trứng trên tóc cả. Nhưng cũng vì vậy mà chẳng ai bị hói đầu. Duy nhất một lần có ông già nọ điên rồ tới mức chén sạch chỗ trứng mà lẽ ra ông ta phải bôi lên tóc. Rồi ông ta bị hói thật sự, và hễ ông ta bước chân ra phố là lập tức người đổ đến xem đông nghịt, đến nỗi cảnh sát phải đến dẹp”
Pippi vừa nói vừa khéo léo thò ngón tay nhặt vỏ trứng ra khỏi nồi. Giờ đây, nó lấy chiếc bàn chải cọ lưng treo trên tường xuống và bắt đầu đánh trứng khiến trứng bắn tung toé lên bốn bức tường xung quanh. Cuối cùng nó đổ chỗ trứng còn sót lại vào một cái chảo đặt trên bếp.
Khi một mặt bánh đã chín, Pippi hất nhẹ chảo lên trên, khiến chiếc bánh lộn một vòng trong không trung, rồi lại giơ chảo ra hứng. Bánh chín, Pippi lẳng bánh xuyên bếp bay thẳng vào một cái đĩa để trên bàn.
“Ăn thôi,” nó nói “ăn ngay kẻo nguội.”
Thomas và Annika bèn ăn và nhận thấy rằng đó là chiếc bánh trứng ngon tuyệt.
Sau đó Pippi mời hai người bạn của mình vào phòng khách. Trong phòng chỉ có một thứ đồ gỗ duy nhất. Đó là chiếc tủ lớn với nhiều ngăn kéo nhỏ. Pippi mở các ngăn kéo, cho Thomas và Annika xem mọi của báu mà nó cất giữ bên trong. Những quả trứng chim hiếm thấy, những con ốc kì lạ, những viên đá, những chiếc hộp nhỏ trang nhã, những chiếc gương bằng bạc đẹp đẽ, những chuỗi ngọc, cùng vô cùng thứ khác mà Pippi và bố đã mua trong những chuyến chu du vòng quanh thế giới.
Pippi tặng mỗi người bạn mới một món quà nhỏ làm kỉ niệm. Thomas được một con dao găm, chuôi dát ngọc trai lóng lánh; còn Annika một cái tráp nhỏ, nắp chạm toàn vỏ ốc màu hồng. Trong tráp là một chiếc nhẫn có mặt đá màu xanh lục.
“Giờ các cậu về được rồi đấy.” Pippi nói “ có thể mai các cậu mới lại sang được. Vì nếu các cậu không về, các cậu sẽ không thể sang lại nữa. Mà như thế thì tiếc lắm.”
Thomas và Annika cũng nghĩ vậy. Chúng bèn ra về. Chúng đi ngang chỗ con ngựa bấy giờ đã chén sạch chỗ lúa mì, bước qua cổng của Biệt thự Bát nháo. Ông Nilsson vẫy mũ lên chào khi chúng đi khỏi.
Pippi trở thành người thu nhặt và sa vào trận ẩu đả
Sáng hôm sau Annika tỉnh giấc sớm. Cô bé nhảy vội khỏi giường, nhón chân đến bên Thomas.
“Dậy thôi, Thomas,” Annika vừa gọi vừa lay tay anh. “Dậy, chúng mình định sang chỗ cô bạn vui nhộn đi đôi giày to tướng cơ mà.”
Thomas lập tức tỉnh hẳn.
“Lúc ngủ anh đã biết hôm nay thể nào cũng có chuyện vui, mỗi tội không nghĩ ra đó là chuyện gì,” Cậu vừa nói vừa cởi tuột áo ngủ. Rồi hai đứa cùng vào buồng tắm. Chúng rửa mặt, đánh răng nhanh hơn hẳn thường ngày, mặc quần áo chóng váng và vui vẻ đúng một tiếng - sớm hơn mẹ chúng tưởng. Rồi hai đứa lao xuống tầng dưới, sà ngay vào bàn ăn sáng, miệng gào lên là chúng muốn uống cacao ngay tức khắc.
“Các con định làm gì vậy?” Mẹ chúng hỏi. “Cứ cuống quýt cả lên thế”.
“Chúng con định sang chơi với cô bạn mới nhà bên,” Thomas nói.
“Có khi chúng con sẽ ở cả ngày bên ấy,” Annika nói thêm.
Đúng sáng hôm nay, Pippi đang mải mê làm bánh quế. Cô bé nhào một đống tướng bột và cán rộng khắp sàn bếp.
“Vì mày biết không,” Pippi nói với con khỉ con của nó, “làm gì có cái khay cán bột nào đủ rộng, một khi tao định lắm ít nhất là năm trăm cái bánh?”
Và lúc này đây, nó nằm bò trên sàn bếp, hăm hở rập những cái bánh hình trái tim.
“Đừng có giẫm luôn vào bột như thế đi ông Nilsson!” Pippi đang nói thế thì chuông reo.
Pippi chạy ra mở cửa. Trông nó trắng xoá từ đầu xuống chân, hệt như một cái cối xay bột, và khi Pippi nhiệt thành bắt tay Thomas và Annika, một đám mây bột phủ lên hai đứa.
“Tớ mừng là các cậu đã sang,” Pippi nói, tay rũ tạp dề, khiến một đám mây bột mới lại bung ra. Thomas và Annika hít phải nhiều bột quá đến phát ho.
“Cậu làm cái gì vậy?” Thomas hỏi.
“Chà, nói tớ nói là tớ đang quét ống khói thì hẳn cậu chẳng thèm tin tớ, một đứa ranh khôn như cậu!” Pippi đáp. “Sự thật là tớ đang làm bánh. Nhưng tớ sắp xong đến nơi rồi. Trong khi chờ đợi, các cậu ngồi tạm lên mấy cái hòm gỗ kia kìa.”
Có Chúa chứng giám, Pippi làm việc mới nhanh làm sao!
Thomas và Annika ngồi trên chiếc hòm gỗ xem nó rập bánh thoăn thoắt trên đám bột, liệng chúng vào những chiếc khay thiếc, rồi phi đám khay vào bếp lò. Hai đứa có cảm tưởng, cảnh tượng đang diễn ra trong phim.
“Xong.” Pippi nói, tay sập cửa lò cái sầm, sau khi đã lấy mẻ bánh cuối cùng ra khỏi lò.
“Tụi mình định làm gì bây giờ ?” Thomas hỏi
“Tớ ko biết các cậu muốn làm gì,” Pippi đáp, “nhưng riêng tớ thì tớ sẽ không nằm chảy thây ra đâu. Cụ thể tớ là một người thu nhặt, mà đã là người thu nhặt, thì chẳng bao giờ có lấy một giờ rỗi rãi.”
“Cậu bảo sao , cậu là cái gì kia ?” Annika hỏi.
“Một người thu nhặt”.
“Nghĩa là thế nào?” Thomas hỏi.
“Một người thu nhặt các đồ vật, các cậu biết đấy. Thế chứ còn thế nào nữa?” Pippi vừa đáp vừa vun gọn chỗ bột vãi thành một đống nhỏ. “Cả thế giới đầy rẫy nhưng đồ vật, và rất cần có ai đó tìm thấy chúng. Những người thu nhặt làm chính việc đó.”
“Những đồ vật gì vậy?” Annika hỏi.
“Ồ đủ thứ,” Pippiđáp. “Vàng thỏi, lông đà điểu, chuột chết, pháo tép, những đinh ốc bé tí và tất cả những đồ vật tương tự.”
Thomas và Annika nghe thấy êm tai ra trò, và cũng rất muốn trở thành người thu nhặt, nhưng Thomas bảo cậu hy vọng sẽ nhặt được một cục vàng chứ không chỉ một cái đinh ốc bé tẹo.
“Để rồi xem sao,” Pippi nói,” lúc nào người ta cũng nhặt được cái gì đó. Nhưng bây giờ tụi mình phải nhanh chân lên, kẻo những người thu nhặt khác sẽ tới nhặt hết những cục vàng có ở quanh đây mất.”
Cả ba người thu nhặt bèn lên đường. Chúng cho rằng tốt nhất hãy bắt đầu tìm kiếm xung quanh các toà nhà. Bởi theo Pippi, cũng có khi người ta nhặt được một cái đinh ốc sâu tít trong rừng, nhưng những đồ quý báu nhất thì hầu như luôn được tìm thấy ở gần chỗ có người ở.
“Nhưng dẫu sao,” cô bé nói,” tớ đã từng trải qua một ví dụ ngược lại. Tớ nhớ một lần tớ đi kiếm đồ vật trong rừng rậm Borneo. Vào chính giữa khu rừng nguyên thuỷ, nơi chưa từng có con người đặt chân tới, các cậu thử đoán xem tớ đã nhặt được cái gì nào? Chà, một cái chân gỗ thực thụ, hết ý. Sau đó tớ đem tặng nó cho một ông gìa chỉ có một chân, và ông lão nói rằng một cái chân gỗ tuyệt như thế thì có cả đống tiền cũng ko mua nổi.”
Thomas và Annika ngước nhìn Pippi, xem xem một người thu nhặt phải xử sự ra sao. Còn Pippi cứ chạy từ lề đường này sang lề đường kia, tay che trước trán, mắt ngó nghiêng. Đôi lúc nó quỳ xuống, sục bàn tay vào giữa các thanh rào, rồi thất vọng nói:
“Lạ thật! Tớ chắc mẩm là đã nhìn thấy một cục vàng!”
“Có thật là mình được phép nhặt tất cả những gì mà mình tìm thấy không ?” Annika hỏi.
“Ừ, tất cả những gì nằm trên mặt đất,” Pippi đáp.
Cách đấy một quãng có một ông lão nằm ngủ trên bãi cỏ trước nhà ông.
“Ông cụ kia nằm trên mặt đất,” Pippi nói, “Và chúng mình tìm thấy ông ta. Nhặt thôi!”
Thomas và Annika giật mình kinh hãi.
“Không, không! Pippi, chúng mình không thể nhặt một người đàn ông, không được đâu,” Thomas nói. “Thêm nữa, ta biết làm gì với ông cụ?”
“Làm gì với ông vụ ấy à ? Có thể sử dụng vào khối việc. Có thể nhét ông cụ vào một cái chuồng thỏ nhỏ thay vì nhốt thỏ và nuôi ông cụ bằng lá cỏ. Nhưng nếu các cậu không muốn thì thôi vậy, tớ thế nào cũng được. Mặc dù tớ thấy bực mình khi nghĩ : biết đâu kẻ thu nhặt khác sẽ tới và thó mất ông cụ.”
Chúng tiếp tục đi. Bỗng Pippi bật reo to:
“Không có lẽ, tớ chưa từng thấy một vật nào như thế!”
Nó vừa kêu, vừa nhặt lên một cái hộp thiếc cũ gỉ từ đám cỏ. “Một của báu, một báu vật! Hộp thì người ta không bao giờ có đủ cả.”
Thomas nhìn cái hộp thoáng vẻ nghi ngại và hỏi:
“Có thể sử dụng nó vào việc gì được?”
“Ồ, khối việc,”Pippi đáp. “Có một cách là để bánh vào, bấy giờ nó sẽ là một cái hộp bánh hết ý. Có một cách khác không để bánh vào, thì nó sẽ là một cái hộp không bánh, và cố nhiên sẽ bớt hay đi, nhưng cũng vẫn có thể dùng tốt.”
Cô bé ngắm nghía cái hộp quả thực đã gỉ hoen gỉ hoét, đã thế còn thủng một lỗ ở đáy.
“Xem ra nó sẽ là một cái hộp ko bánh lắm,” nó nói vẻ nghĩ ngợi. “Nhưng có thể chụp nó vào đầu mà chơi như thể đang giữa đêm tối vậy.”
Và nó thử ngay. Với chiếc hộp kín đầu, Pippi đi xuyên khu biệt thự như một cái tháp nhỏ bằng thiếc di động, nó không chịu dừng bước trước khi vấp phải một hàng rào dây thép và ngã sấp mặt.
Chiếc hộp thiếc va xuống đất đánh xoảng, nghe rợn cả người.
“Các cậu thấy chưa,” Pippi vừa nói vừa nhấc bỏ hộp thiếc khỏi đầu. “Nếu không có nó, có phải mặt tớ đã lao thẳng xuống đất vỡ tan rồi ko.”
“Ừ, nhưng mà,” Annika nói, “Nếu cậu không chụp nó vào đầu, thì cậu đã không vấp phải hàng rào dây thép.”
Nhưng cô bé chưa kịp dứt lời thì Pippi đã lại reo lên, đắc thắng giơ cao một cái ống sợi rỗng.
“Hôm nay có vẻ là ngày may mắn của tớ,” Pippi nói. “Một cái ống sợi mới xinh xẻo dễ thương làm sao, có thể dùng nó để thổi bong bóng xà phòng, hoặc xâu dây đeo trước cổ như dây chuyền ấy. Tớ muốn về nhà thử ngay lập tức đây.”
Đúng lúc đó, một cánh cổng vườn bật mở, một cậu bé nhào ra. Trông cậu đầy vẻ sợ hãi, và thật không có gì lạ: năm thằng khác đang đuổi sát gót cậu. Chúng sắp tóm được cậu, dồn cậu vào một bờ rào, để rồi cả lũ lăn xả vào cậu. Cả năm đứa cùng bắt đầu đấm đá cậu. Cậu bé vừa khóc vừa giơ hai cánh tay ra trước mặt đỡ đòn.
“Cho nó một trận đi, chúng mày!” Thằng cao lớn và lực lưỡng nhất hô lên. “Để cho nó không bao giờ còn dám thò mặt đến phố này nữa.”
“Ôi,” Annika nói, “chúng nó đánh Vili. Sao chúng nó có thể ác thế được!”
“Đấy là thằng Benno đáng ghét. Lúc nào nó cũng phải đấm đá ai đó.” Thomas nói. “Mà lại năm đánh một, lũ hèn.”
Pippi tiến đến bên lũ con trai, gõ ngón tay trỏ vào lưng Benno.
“Ê các cậu,” cô bé nói. “ Các cậu định nghiền cậu bé Vili ra cám à ? Vì cả năm cậu cùng lúc xông vào nó ?”
Benno quay phắt lại và thấy một con bé mà trước đây nó chưa hề gặp bao giờ, con bé còn cả gan chạm tay vào người nó. Thoạt tiên nó trố mắt giây lát bởi quá ngạc nhiên, rồi nó nở một nụ cười hết cỡ.
“Chúng mày !” nó gọi, “chúng mày ơi! Hãy để thằng Vili đấy, lại trông thử con bé này xem. Cả đời chúng mày chưa từng được chiêm ngưỡng một cái gì tương tự đâu nhé.”
Nó vỗ tay vào đầu gối cười sằng sặc. Thoắt cái cả bọn đã bu quanh Pippi, cả bọn, chỉ trừ Vili bấy giờ vừa quệt nước mắt vừa thận trọng đến bên Thomas.
“Các cậu đã thấy tóc tai nó chưa hả? Đỏ quạch như lửa! Còn đôi giày nữa chứ ! Cho tao mượn một chiếc được không ? Tao đang rất muốn thử chèo thuyền mà cóc có thuyền đây.”
Đoạn nó túm một bím tóc của Pippi, nhưng vội rụt ngay tay lại và giả bộ kêu lên:
“Ối, tôi bị lửa thiêu!”
Thế rồi cả năm thằng vây lấy Pippi, vừa nhảy vừa la:
“Cáo lông đỏ! Cáo lông đỏ!”
Pippi đứng giữa vòng tròn, cười hết sức thân ái. Benno tưởng Pippi sẽ tức giận hay bắt đầu khóc nhè cơ. Ít nhất thì nó cũng phải tỏ vẻ sợ hãi chứ.Thấy không ăn thua, Benno bèn đẩy cô bé một cái.
“Tớ thấy cậu xử sự với phụ nữ ko được nhã nhặn cho lắm,” Pippi nhận xét.
Rồi cô bé nhấc bổng Benno trên đôi tay cực khoẻ của mình, vác đến một cây lê hạnh cạnh đó, vắt ngang lên một cành. Đoạn nó túm thằng tiếp theo vắt lên một cành khác. Thằng thứ ba bị nó đặt lên trụ cổng vườn trước một toà biệt thự, rồi nó ném thằng thứ bốn qua bờ rào, rơi chính giữa một luống hoa. Còn người hùng cuối cùng của đám hiếu chiến bị nó ấn vào chiếc xe cút kít đồ chơi nhỏ xíu đứng giữa đường. Đoạn Pippi, Thomas, Annika và Vili đứng đó nhìn đám đầu gấu một lúc nữa, trong khi lũ này câm như hết vì sửng sốt. Pippi nói:
“Các cậu đến là hèn. Năm đứa bắt nạt một thằng bé con. Như thế là hèn. Đã vậy lại còn giở trò hù doạ một đứa con gái bé bỏng không tự vệ. Khiếp, sao mà xấu !”
“Đi nào, tụi mình về nhà,” Nó bảo Thomas và Annika rồi quay sang Vili “Nếu chúng nó còn thử đánh cậu lần nữa, cứ bảo tớ.”
Và với Benno bấy giờ còn vắt vẻo trên cây - không dám động đậy, Pippi nói:
“Nếu cậu còn định phán xét gì thêm về tóc hoặc giày của tớ, thì tốt nhất là hãy nói ngay đi, trước khi tớ về nhà.”
Nhưng Benno hoàn toàn không còn gì để nói về giày của Pippi cả, về tóc cũng không nốt. Vậy là Pippi một tay nhặt hộp thiếc, tay kia cầm ống sợi bỏ đi. Thomas và Annika theo sau.
Khi chúng về đến vườn nhà Pippi, cô bé nói:
“Đến là bực các cậu ạ! Đây, tớ nhặt được hai vật đẹp thế này, mà các cậu chẳng kiếm được gì. Các cậu phải tìm tiếp đi thôi. Thomas, sao cậu không nhòm thử vào hốc cây cổ thụ này xem. Đám cây cổ thụ thường là những mục tiêu tốt nhất cho một người thu nhặt đấy.”
Thomas bảo cậu không tin cậu và Annika sẽ nhặt được bất cứ thứ gì, nhưng chiều ý Pippi, cậu cũng thò tay vào một hốc cây.
“Ối, thật sao!” Cậu thốt lên vô cùng sửng sốt và giơ cao bàn tay cầm một cuốn sổ xinh xắn bìa da. Trong hai cái ngăn đặc biệt của sổ có một chiếc chút chì nhỏ bằng bạc.
“Kỳ lạ thật!” Thomas nói.
“Cậu thấy chưa!” Pippi bảo. “Không gì tuyệt hơn là làm người thu nhặt. Chỉ đáng ngạc nhiên là chẳng ai theo cái nghề này nữa. Thợ may, thợ giày, thợ nạo ống khói, và đại loại các nghề mà thiên hạ đều có thể trở thành được … nhưng người thu nhặt ấy ư, ái chà, còn lâu nhé !”
Đoạn cô bé quay sang Annika:
“Sao cậu không lại gốc cây cổ thụ này thử thò tay vào xem sao? Quả thật là ta luôn tìm được gì đó trong các gốc cây cổ thụ đấy.”
Annika thò tay vào và túm ngay được một chuỗi san hô. Và cả Thomas lẫn Annika đều giương mắt, đứng ngây ra trong giây lát, chúng ngạc nhiên quá đỗi. Chúng tự nhủ từ nay, ngày nào chúng cũng muốn làm người thu nhặt.
Suốt nửa đêm qua Pippi mải thức chơi bóng, giờ đây nó đột nhiên thấy buồn ngủ.
“Tớ cho rằng tớ phải đi nằm một cái,” Nó nói. “Các cậu có thể cùng vào và đắp chăn cho tớ chứ?”
Ngồi trên thành giường tụt giày ra, Pippi ngắm nghía đôi giày vẻ nghĩ ngợi, rồi nói:
“Cái thằng Benno ấy, nó bảo nó muốn chèo thuyền. Hừm!” Nó khịt mũi khinh bỉ. “Để rồi tớ sẽ dạy cho nó biết thế nào là chèo thuyền… chờ đấy!”
“Này, Pippi” Thomas e sợ hỏi, “thật ra sao cậu lại đi đôi giày rộng đến thế?”
“Để tớ có thể ngó ngoáy các ngón chân, cậu hiểu chứ,” nó đáp. Đoạn nó nằm xuống giường ngủ.
Khi ngủ bao giờ Pippi cũng thò hai bàn chân kê lên gối, còn đầu lại rúc tít trong chăn.
“Ở Guatemala dân chúng ngủ như thế này cả,”Pippi cả quyết, “Và đây là tư thế ngủ duy nhất đúng. Mà có nằm thế tớ mới ngó ngoáy được các ngón chân trong khi ngủ. Các cậu có thể ngủ mà ko cần hát ru không? Tớ thì lúc nào cũng phải hát ru mình một chốc, không thì không sao chợp mắt nổi.”
Thomas và Annika nghe i ỉ dưới chăn. Đó là tiếng Pippi tự ru mình trong giấc ngủ. Nhẹ nhàng, thận trọng chúng nhón chân đi ra, để không đánh thức Pippi. Ra đến cửa, chúng quay lại ngó chiếc giường lần chót. Chúng chẳng trông thấy gì ngoài hai bàn chân Pippi kê lên gối. Nó nằm đó, ngọ ngoậy thật lực các ngón chân.
Thomas và Annika đi về nhà. Annika nắm chặt chuỗi san hô trong tay.
“Nhưng cứ kỳ cục thế nào ấy,” Cô bé nói. “Thomas, hẳn anh ko tin … anh có nghĩ rằng chính Pippi đã đặt sẵn các thứ từ trước ko?”
“Chẳng biết được,” Thomas đáp. “Với Pippi thì đúng là chẳng biết đâu mà lần”.
Pippi chơi trò đuổi bắt với Cảnh sát
Chả mấy chốc, cả thị trấn đều biết có một cô bé chín tuổi đang sống một mình ở Biệt thự Bát nháo. Các ông bố bà mẹ trong thị trấn cho rằng ko thể để như vậy được. Mọi đứa trẻ đều phải có người dạy dỗ, mọi đứa trẻ đều phải đến trường và học toán. Bởi vậy họ bèn quyết định phải đưa ngay con bé con ở Biệt thự Bát nháo vào một trại hè. Một chiều đẹp trời nọ, Pippi mời Thomas và Annika sang uống cà phê, ăn bánh ngọt. Nó bày biện các thứ lên bàn và đặt phía trước hàng hiên. Nắng rực rỡ, mọi bông hoa trong vườn nhà Pippi đang toả hương thơm ngát. Ông Nilsson hểt trèo lên lại trèo xuống mái hiên. Còn con ngựa cứ chốc chốc lại thò mõm ra để nhận bánh ngọt.
“Sống sướng thật!” Pippi nói và duỗi dài hai cẳng chân. Đúng lúc đó, hai cảnh sát mặc đồng phục từ chân lên đầu bước qua cổng vườn.
“A,” Pippi reo lên, “hôm nay tớ lại được một ngày may mắn rồi đây. Cảnh sát là thứ hay nhất mà tớ biết được … ngoài món me chua.”
Đoạn nó bước ra đón những người cảnh sát, mặt mũi rạng rỡ vì hân hoan.
“Có phải đây là cô bé vừa dọn đến Biệt thự Bát nháo không?” một cảnh sát hỏi.
“Ngược lại,” Pippi đáp, “đây là một bà thím nhỏ tí sống trên tầng ba một toàn nhà ở tít cuối phố”
Pippi nói vậy chỉ vì nó muốn đùa chút xíu với hai người cảnh sát. Nhưng hai người này lại chẳng thấy có gì đáng cười cả. Họ yêu cầu Pippi chấm dứt chuyện tếu. Và họ nói rằng những người tốt bụng trong thị trấn đã thu xếp để nó được nhận vào một nhà trẻ.
“Cháu đã có một chỗ trong nhà trẻ.” Pippi nói.
“Cháu bảo sao, đã ổn thoả cả rồi à?” một người cảnh sát hỏi. “Nhà trẻ ấy ở đâu vậy?”
“Ở đây ạ” Pippi hãnh diện đáp. “Cháu là một đứa trẻ và đây là nhà của cháu, vậy nó là cái nhà trẻ. Và cháu có chỗ ở đây. Khối chỗ.”
“Cô bé ơi.” Viên cảnh sát cười bảo, “cháu không hiểu rồi.Cháu phải vào một nhà trẻ chính cống và phải có người chăm sóc cháu.”
“Có thể đem theo ngựa vào một nhà trẻ ko ạ?” Pippi hỏi.
“Không, cố nhiên là không,” viên cảnh sát đáp.
“Cháu cũng đã nghĩ thế,” Pippi rầu rĩ nói. “Vậy thế còn khỉ?”
“Tất nhiên là không được, cháu phải hiểu chứ.”
“Vâng,” Pippi nói, “nếu vậy các bác đành phải lo kiếm trẻ con ở đâu khác cho cái trại trẻ của các bác thôi. Cháu không có ý định đến đó đâu.”
“Ồ, nhưng cháu không hiểu là cháu phải đến trường hay sao?” người cảnh sát hỏi.
“Người ta đến trường để làm gì ạ?”
“Để học tất cả mọi thứ, đương nhiên rồi.”
“Mọi thứ gì ạ ?”
“Nhiều thứ,” người cảnh sát đáp “ một lô những điều bổ ích, giả dụ như phép nhân, cháu biết không, hay bảng cửu chương.”
“Chín năm qua không có nhép phân (*) cháu vẫn sống tốt .” Pippi đáp, “vậy cháu cứ tiếp tục như thế cũng chẳng sao.”
(*) Vì ko hiểu nghĩa, Pippi gọi nhầm phép nhân thành nhép phân.
“Ờ, nhưng cháu thử nghĩ xem, rồi đây cháu sẽ thấy xấu hổ vì hiểu biết quá ít. Mai này khi cháu đã lớn, ngộ có ai đó đến hỏi cháu tên thủ đô của nước Bồ Đào Nha là gì, thế là cháu chịu không trả lời nổi.”
“Cháu trả lời nổi quá đi chứ.”Pippi đáp. “Cháu chỉ việc trả lời rằng: Nếu việc biết tên thủ đô của Bồ Đào Nha quá ư là quan trọng với cậu, thì cậu cứ viết thư thẳng sang Bồ Đào Nha mà hỏi!”
“Ồ, nhưng cháu không nghĩ rằng cháu sẽ thấy xấu hổ vì bản thân cháu không biết điều đó sao?”
“Cũng có thể,” Pippi nói. “Biết đâu thỉnh thoảng tối đến cháu lại chẳng nằm thao thức và cứ tự hỏi đi hỏi lại: Thủ đô của nước Bồ Đào Nha tên là cái quái quỷ gì nhỉ ? Con người ta đâu phải lúc nào cũng sống vô tư cho được.” Pippi nói và chống hai tay xuống đất trồng cây chuối. “Thêm nữa, cháu đã từng cùng bố ở Lisbon.” Cô bé nói tiếp trong khi hai chân chổng ngược lên trời vì ở tư thế này nó vẫn có thể nói chuyện thoải mái. Nhưng bây giờ một người cảnh sát liền nói có Chúa chứng giám, Pippi chớ có tưởng rằng nó muốn làm gì thì làm. Nó phải theo họ đến một trại trẻ, thậm chí là ngay lập tức. Ông ta lại gần Pippi, nắm cánh tay nó. Nhưng Pippi nhanh chóng thoát ra được. Nó khẽ đập vào ông ta và bảo : “Đố bắt được cháu đấy!”
Ông ra còn chưa kịp hiểu, Pippi đã nhảy phắt lên hiên nhà. Thêm vài động tác nữa, nó đã ở trên ban công phía trên hành lanh. Hai người cảnh sát không có hứng đuổi theo cô bé bằng cách trèo theo đúng đường của nó. Họ chạy vào nhà, leo cầu thang lên tầng trên. Nhưng khi họ lên đến ban công thù Pippi đã ở lưng chừng mái nhà. Nó chuyển động trên đám mái ngói khéo léo nhẹ nhàng tựa như một con khỉ. Thoắt cái đã ở đỉnh mái, rồi nhảy lên ống khói. Đứng dưới ban công, hai người cảnh sát sợ dựng tóc gáy, và dưới bãi cỏ, Thomas và Annika đang ngước nhìn Pippi.
“Chơi đuổi bắt vui ghê!” Pippi reo lên. “Và các bác thật có lòng tốt là đã đến đây. Rõ ràng hôm nay là một ngày may mắn của cháu.”
Sau một hồi nghĩ ngợi, hai người cảnh sát đi xuống lấy thang bắc lên một chái nhà. Và giờ họ lần thang leo lên, người trước, kẻ sau, hòng lôi cổ Pippi xuống. Thế nhưng lúc ở trên mái và bắt đầu lấy thăng bằng để đi về phía Pippi, trong cả hai đều thoáng vẻ sợ hãi.
“Các bác đừng sợ,” Pippi kêu lên, “chẳng nguy hiểm gì đâu. Chỉ vui thôi.”
Khi hai người cảnh sát chỉ còn cách Pippi hai bước chân, cô bé bèn nhảy khỏi ống khói và chạy thoăn thoắt trên đỉnh mái sang chái nhà bên kia, giữa những tiếng gào thét và tiếng cười. Cách nhà vài mét là một cái cây. “Cháu lặn đây này!” Pippi kêu lên và nhảy thẳng xuống ngọn cây xanh, nó túm lấy một cành cây, treo mình đung đưa một lát, đoạn buông tay rơi xuống đất. Liền đó nó lao về chái nhà bên kia, cất bỏ cái thang.
Hai người cảnh sát tỏ ra hơi kinh ngạc khi Pippi nhảy xuống, nhưng họ càng kinh ngạc hơn khi cố giữ thăng bằng dò dẫm trên mái trở lại fía chái nhà, toan trèo thang xuống. Thoạt đầu họ nổi giận dùng đùng, quát gọi Pippi đem ngay cái thang lại, nếu ko họ sẽ cho nó biết tay.
“Làm gì mà các bác cáu kỉnh thế ?” Pippi hỏi giọng đầy trách móc. “Chúng mình chỉ chơi trò đuổi bắt và chơi thì phải theo luật, cháu nghĩ thế.”
Hai người cảnh sát suy nghĩ giây lát, cuối cùng một người dịu giọng bảo:
“Này cháu, cháy có muốn tỏ ra ngoan ngoãn thì đặt lại cái thang để các bác xuống nào?”
“Muốn quá chứ ạ,” Pippi đáp và lập tức đem thang lại. “Rồi mấy bác cháu mình có thể uống cà phê và vui vẻ với nhau một lát nhé.”
Nhưng những tay cảnh sát đúng là xảo quyệt, vì vừa đặt chân tới đất họ đã nhảy bổ vào Pippi, miệng quát :
“Bây giờ thì mày sẽ biết thế nào là lễ độ, đồ quỷ con!”
Nhưng Pippi đáp lại:
“Không, giờ cháu không còn thời gian chơi tiếp nữa đâu. Mặc dù trò này đến là vui, cháu công nhận thế.”
Và nó đường hoàng nắm thắt lưng xách cả hai đi dọc đường vườn, qua cổng, ra phố. Ở đó, nó đặt họ xuống. Hồi lâu sau, hai người kia mới hết sững sờ và nhúc nhắc nổi chân tay.
“Gượm đã,” Pippi gọi rồi chạy vào bếp. Nó đem ra mấy cái bánh hình trái tim.
“Các bác có muốn nếm thử không ?” Nó hỏi. “Hơi cháy một tẹo, nhưng chẳng sao đâu.”
Đoạn nó quay sang chỗ Thomas và Annika bấy giờ cứ đứng giương mắt lên, chưa thôi kinh ngạc. Còn mấy tay cảnh sát vội vã quay trở vào thị trấn, họ nói với tất thảy các ông bố, bà mẹ rằng Pippi có vẻ không thích hợp với trại trẻ. Họ không hé răng một lời về việc đã ở trên mái nhà. Và các bậc cha mẹ thấy có lẽ tốt nhất là cứ để cô bé ở lại Biệt thự bát nháo. Còn nếu muốn đi học thì nó phải tự đi mà lo lấy.
Nhưng Pippi, Thomas và Annika đã được hưởng một buổi chiều đến là thú vị. Chúng tiếp tục bữa tiệc cà phê bỏ dở. Pippi chén một lèo mười bốn cái bánh ngọt, đoạn nó bảo:
“Họ ko phải là những người cảnh sát thực thụ như tớ vẫn nghĩ. Hoàn toàn không! Họ quá lắm lời về trại trẻ với nhép fân và Lisbon.”
Rồi nó dắt ngựa ra và cả ba cùng cưỡi trên lưng ngựa.Thoạt đầu Annika sợ hãi, nhưng sau khi thấy Thomas và Pippi cưới hết sức thích thú, cô bé bèn cho phép Pippi nhấc cả mình lên ngựa. Và con ngựa đi nước kiệu loanh quanh trong vườn, cứ thế mãi. Thomas liền hát: “Đám quân Thuỵ Điển ầm ầm lao tới…”
Tối đên, khi Thomas và Annika đã lên giường, Thomas bảo:
“Annika, em có thấy việc Pippi đến đây ở thật tuyệt vời ko?”
“Em thấy rõ là thế,” Annika đáp.
“Anh không sao nhớ nổi hồi trước, dạo Pippi chưa dọn tới, chúng mình đã chơi những trò gì. Em còn nhớ chứ?”
“Nhớ, chúng mình đã chơi crocket (*) và những trò tương tự.” Annika nói. “Nhưng em thấy vui hơn nhiều khi được chơi với Pippi. Cùng với ngựa và khỉ của bạn ấy nữa.”
Chú thích:
(*) Crocket: Môn thể thao đánh bóng trên sân cỏ bằng búa gỗ
Pippi đến trường.
Cố nhiên là Thomas và Annika đi học. Sáng nào cũng vậy, chưa tới 8h là chúng đã cắp sách, dắt tay nhau rảo bước đến trường.
Đó là lúc Pippi thường bận bịu với việc chải lôngcho con ngựa hay mặc cho Ông Nilsson 1 bộ cánh bé xíu. Ko thì nó tập thể dục buổi sáng bằng cách chống 2 tay xuống đất trồng cây chuối thẳng tắp rồi lộn 1 lèo 40 vòng liền. Sau đó nó sẽ ngồi vào bàn ăn và nhẩn nha nhấm nháp 1 cốc tướng café cộng với chiếc bánh mì kẹp fo mát.
Lần nào cũng vậy, hễ lên đường đi học, Thomas và Annika lại thèm thuồng ngó vào Biệt thự Bát nháo. Chúng ước gì được vào trong đó chơi với Pippi. Nếu mà Pippi cùng đến trường như chúng thì còn đỡ.
“Thử tưởng tượng cả lũ cùng tan học về nhà có fải vui biết bao nhiêu ko ?” Thomas nói.
“Ừ, cả lúc cùng đến trường nữa.”Annika cũng nói.
Càng nghĩ chúng càng thấy chán vì Pippi ko đi học, cuối cùng chúng quyết định sẽ thuyết fục nó đến trường.
1 chiều nọ, sau khi xong xuôi bài tập, Thomas cùng với Annika sang biệt thự Bát nháo thăm Pippi, và Thomas ranh mãnh bảo Pippi: “Cậu ko biết chúng tớ có 1 cô giáo đáng yêu đến thế nào đâu.”
“Giá cậu biết ở trường vui thế nào.” Annika xuýt xoa “Tớ sẽ fát điên lên mất nếu tớ ko được đi học.”
Pippi đang ngồi trên ghế, rửa chân trong chậu. Nó ko nói gì, chỉ ngó ngoáy các ngón chân khiến nước bắn ra tung toé.
“Mà cũng chẳng fải ở trường lâu la gì, chỉ đến 2h thôi,” Thomas tiếp.
“Đúng đấy, rồi còn được nghỉ lễ Giáng sinh, lễ Phục sinh và nghỉ hè nữa,” Annika phụ hoạ.
Pippi cắn các ngón chân cái vẻ suy nghĩ, nhưng vẫn ngồi im. Bỗng nó cả quyết hắt cả chậu nước xuống sàn khiến Ông Nilsson ướt sũng, chả là ông đang ngồi đấy nghịch 1 cái gương.
“Thật bất công,” Pippi nghiêm khắc nói, ko thèm bận tâm đến vẻ hoang mang vì bất ngờ dính nước của ông Nilsson. “Tuyệt đối bất công, tớ ko chịu để vậy đâu!”
“Bất công cái gì cơ?” Thomas hỏi.
“4 tháng nữa là Giáng sinh, và các cậu sẽ được nghỉ Giáng sinh. Thế còn tớ, tớ sẽ được cái gì nào?” Giọng Pippi rầu rĩ. “Ko được nghỉ Giáng sinh,” nó nói giọng oán thán. “Phải thay đổi thôi, ngày mai tớ sẽ bắt đầu đi học.”
Thomas và Annika hoan hỉ vỗ tay.
“Hoan hô! Chúng tớ sẽ đợi cậu trước 8h ngoài cổng.”
“Ko, ko,” Pippi đáp, “tớ ko bắt đầu sớm thế được đâu. Thêm nữa, tớ sẽ cưỡi ngựa đến trường.”
Và nó làm thế thật. Đúng 10h sáng hôm sau, Pippi nhấc con ngựa ra khỏi hành lang, và chỉ 1 chốc sau, tất cả dân thị trấn đã ùa cả ra cửa sổ để ngó xem con ngựa nào vừa vọt qua. Kỳ thực chỉ là Pippi đang vội vã đến trường, nó fi nước đại điên cuồng nhất. Cô bé lao vào sân trường, nhảy fắt xuống đất trong khi con ngựa vẫn còn fi, rồi nó buộc ngựa vào 1 thân cây và giật tung cánh cửa lớp khiến Thomas, Annika và đám bạn cùng lớp nhảy dựng khỏi ghế.
“Xin chào,” Pippi kêu lên, tay vẫy vậy cái mũ to đùng của nó. “Tớ đến kịp giờ học nhép fân chứ?”
Thomas và Annika đã kể với cô giáo là sẽ có 1 cô bạn mới tên gọi Pippi Tất dài vào lớp học. Và cô giáo cũng đã nghe những bàn tán về Pippi trong thị trấn nhỏ. Bởi là 1 người rất đáng mến và tốt bụng, cô quyết định sẽ làm tất cả để Pippi yêu thích trường lớp.
Pippi ngồi fịch xuống 1 cái ghế trống, chẳng đợi ai mời. Nhưng cô giáo ko bận tâm đến thái độ bất nhã ấy. Cô chỉ nói hết sức thân mật:
“Hoan nghênh em đến trường,Pippi bé nhỏ. Cô hy vọng em sẽ thích trường lớp và học được thật nhiều.”
“Vâng, còn em hy vọng được nghỉ Giáng sinh.” Pippi đáp. “ Vì thế mà em đến đây, Công bằng là trên hết, cô biết đấy.”
“Bây giờ em có thể vui lòng cho cô biết tên họ của em, cô sẽ ghi tên em vào danh sách lớp.”
“Em tên là Pippilotta Viktualia Rullgardina Krusmynta, con gái Efraim Tất dài, ái nữa của thuyền trưởng Efraim Tất dài, người từng là nỗi kinh hoàng của các đại dương, giờ là vua của người da đen. Pippi thực ra chỉ là tên gọi thân mật của em, vì theo bố, tên Pippilotta quá ư là dài”
“Ra thế,”cô giáo nói. “Vậy chúng tôi cũng sẽ gọi em là Pippi. Nhưng em nghĩ sao, chúng ta thử xem xem khả năng của em đến đâu nhé. Em đã là 1 cô gái lớn, và chắc hẳn đã biết được vô số điều. Có lẽ ta nên bắt đầu với môn làm tính. Nào, Pippi, em có thể cho cô biết 7 cộng 5 bằng mấy ko?”
Pippi ngạc nhiên và bất bình nhìn cô giáo. Đoạn nó nói: “Này, nếu chị ko tự tìm hiểu để biết lấy thì cũng đừng có tưởng em sẽ bảo cho chị.”
Cả lớp thất kinh, trố mắt nhìn Pippi. Còn cô giáo giải thích cho nó rằng ở trường học sinh ko được fép trả lời như vậy. Học sinh cũng ko thể gọi cô giáo bằng chị, mà fải gọi bằng cô và thưa gửi đàng hoàng.
“Em vô cùng xin lỗi,”Pippi hối hận nói. “Em ko biết, Em sẽ ko làm thế nữa.”
“Phải, cô hy vọng như vậy,” Cô giáo nói, “Còn bây giờ, cô muốn cho em hay rằng 7 cộng 5 bằng 12.”
“Đấy nhé” Pippi nói, “chị biết hẳn hoi.Thế sao chị còn hỏi? Chết, em ngu quá, em lại gọi chị bằng chị rồi. Xin lỗi chị,” nó nói và tự véo tai mình 1 cái rõ đau.
Cô giáo quyết định bỏ qua chuyện ấy, tiếp tục cuộc sát hạch.
“Nào, Pippi, theo em thì 8 cộng 4 bằng bao nhiêu?”
“Khoảng 67 gì đó,” Pippi đáp.
“Sai rồi” Cô giáo nói, “8 cộng 4 bằng 12.”
“Ko, chị gái bé bỏng ơi, như thế này thì thật quá lắm,” Pippi đáp. “Chị vừa mới bảo 5 cộng 7 bằng 12 xong! Phải có vần điệu chứ, ngay cả ở trường cũng vậy. Thêm nữa, nếu chị thấy vui thú 1 cách trẻ con với những thứ ngốc nghếch như vậy,sao chị ko tự mình ngồi vào 1 góc mà tính, để bọn em còn chơi trò đuổi bắt với nhau? Thôi chết, em lại gọi chị rồi!” Pippi kinh haĩ kêu lên. “Chị có thể tha lỗi cho em lần này là lần cuối ko? Từ nay về sau em sẽ cố nhớ điều đó.”
Cô giáo nói rằng cô rất muốn bỏ qua cho Pippi. Nhưng cô ko tin việc dạy toán cho Pippi sẽ mang lại 1 kết quả gì. Và thay vì hỏi Pippi, cô quay sang những đứa khác.
“Thomas, hãy trả lời cô câu hỏi sau: Nếu Lisa có 7 quả táo, Axel có 9 quả táo, cả 2 bạn sẽ có mấy quả táo?”
“Ừ, nói đi Thomas ,” Pippi xen vào. “Rồi cậu còn có thể bảo luôn cho tớ biết, vì sao Lisa bị đau bụng và Axel còn đau nặng hơn nữa, lỗi tại ai và chúng đã vặt trộm táo ở đâu.”
Cô giáo cố làm như ko hề nghe thấy, cô quay sang Annika. “Bây giờ đến lượt em, Annika, Gustav cùng các bạn đi chơi xa.Khi đi cậu bé có 1 đồng, khi về còn 7x.Vậy cậu bé đã tiêu mất bao nhiêu?”
“ô, hẳn nhiên rồi,” Pippi nói, “Và em muốn biết tại sao nó tiêu hoang thế, nó có mua nước ngọt ko, và trước khi ra khỏi nhà, nó có chịu ngoáy tai cẩn thận ko.”
Cô giáo quyết định ngừng giờ toán. Cô nghĩ có thể môn tập đọc sẽ đem lại cho Pippi nhiều thú vị hơn.Cô giơ lên 1 bức tranh nhỏ rất đẹp có vẽ 1 con cá. Ngay trước mũi con cá là chữ C.
“Pippi, bây giờ em sẽ thấy 1 điều hết sức thú vị,” Cô nói nhanh. “Đây, em nhìn xem, 1 con cá nhé, và chữ cái trước con cá này là chữ C.”
“Dào, em chả đời nào tin.” Pippi nói. “Cứ như em thấy thì nom nó chẳng khác gì 1 nửa quả trứng. Nhưng em thật sự muốn biết con cá thì có liên quan gì đến quả trứng vỡ ấy.”
Cô giáo bèn giơ bức tranh khác vẽ 1 con rắn, và bảo Pippi rằng chữ cái trước con rắn là chữ R.
“Nhân thể nói chuyện con rắn,” Pippi nói, “tớ sẽ chẳng bao giờ quên cái đận tớ đánh nhau với con rắn khổng lồ ở bên Ấn độ. 1 con rắn đến là kinh, các cậu chẳng tưởng tượng nổi đâu, dài 14m nhé, và dữ như ong vò vẽ. Ngày nào nó cũng nuốt chửng 5 người Ấn Độ, và tráng miệng 2 đứa trẻ con. 1 lần nó định dùng tớ để tráng miệng, nó vờn quang tớ, xì….ì, nhưng …. “Đây đã từng là người đi biển nhé,”tớ nói thế và nện thẳng vào đầu nó , bum ……, thế là nó fun fì fi, tớ táng thêm cú nữa, bum…., và ái chà chà, nó ngoẻo, thế đấy, à vâng, thì ra đấy là chữ cái R , kỳ cục ghê?”
Pippi ngừng lại để lấy hơi. Và cô giáo lúc này đã hiểu Pippi là 1 đứa trẻ hiếu động và khó dạy. Cô bèn đề nghị cả lớp chuyển sang tập vẽ. Chắc chắn Pippi sẽ ngồi yên mà vẽ, cô nghĩ thế. Cô lấy giấy và bút chì chia cho lũ trẻ.
“Các em có thể vẽ gì tuỳ thích,” Cô nói rồi ngồi sau bục giảng bắt đầu giở xem chồng tập viết.Lát sau cô ngẩng lên xem lũ học trò vẽ thế nào. Và kìa, cả đám trẻ con đang ngồi giương mắt nhìn Pippi nằm bò dưới đất mà vẽ.
“ô kìa, Pippi,” Cô giáo nóng nẩy nói, “Sao em ko vẽ vào giấy?”
“Giất em đã vẽ kín từ đời nào rồi, nhưng cái mẩu giấy thổ tả ấy ko đủ chỗ cho toàn thân con ngựa của em,” Pippi nói. “Em đang vẽ dở 2 cẳng trước của nó đây, nhưng khi nào em vẽ đến đuôi thì có lẽ em fải bò ra tận ngoài hành lang mất.”
Cô giáo suy nghĩ 1 lát.
“Các em nghĩ sao, ta cùng hát 1 bài hát ngắn nhé?”
Tất cả học trò đều trở về chỗ ngồi, tất cả, ngoài Pippi vẫn nằm bò dưới đất. “Các cậu cứ việc hát, trong khi tớ chợp mắt 1 tẹo.” Nó nói. “Học nhiều thế này thì đến người khoẻ nhất cũng fát ốm.”
Nhưng lúc nào cô giáo đã mất hết kiên nhẫn.
Cô bảo lũ trẻ ra sân chơi, vì cô muốn nói chuyện riêng với Pippi.
Khi chỉ còn cô giáo và Pippi trong lớp, nó vội đứng lên, đi về fía bục giảng.
“Chị biết ko,” nó nói. “ý em muốn nói là chị biết ko, thưa cô giáo,việc em đến đây và được chứng kiến mọi thứ ở đây thực sự là cực kỳ vui. Nhưng em ko tin em sẽ quan tâm đến việc tới trường nữa. Thôi thì với em có kỳ nghỉ Giáng sinh hay ko cũng đành. Chứ cứ như em thấy thì ở đây có quá nhiều táo, rồi nào cá, nào rắn, rồi những gỉ gì gi nữa. Chóng cả mặt. Em mong rằng, thưa cô giáo, chị sẽ ko vì thế mà buồn lòng chứ?”
Nhưng cô giáo đáp rằng cô hết sức buồn, nhất là vì Pippi ko chịu cố gắng cư xử cho có nền nếp, và chẳng 1 cô bé nào ngỗ nghịch như Pippi lại được fép đến trường cả, dù có muốn đến đâu.
“Em đã cư xử ko hay chăng?” Pippi vô cùng ngạc nhiên hỏi. “Vâng, nhưng em đâu có biết,” Nó nói, và trông nó mới buồn làm sao. Ko ai có vẻ mặt buồn bằng Pippi 1 khi nó đã buồn. Nó đứng câm lặng giây lát, đoạn cất giọng run run:
“Chị fải thông cảm mới được, thưa cô giáo, khi người ta có 1 người mẹ là thiên thần và 1 người bố là vua của da đen, và bản thân người ta suốt đời lênh đênh trên biển, thì làm sao người ta biết fải cư xử thế nào ở trường, giữa 1 đống nào táo nào rắn.”
Cô giáo bèn nói rằng cô rất thông cảm, rằng cô đã hết giận Pippi, và rằng biết đâu Pippi sẽ lại có thể đến trường khi nó lớn lên chút nữa. Rạng ngời vì vui sướng, Pippi đáp lại:
“Em thấy chị cực kỳ tốt bụng, thưa cô giáo, đây em cho chị cái này.”
Và nó rút trong túi ra 1 chiếc đồng hồ vàng xinh xắn, đặt lên bàn. Cô giáo nói rằng cô ko thể nhận 1 quà tặng qúy giá như vậy, nhưng Pippi đã bảo:
“Chị fải nhận! Nếu ko mai em sẽ lại đến, và sẽ có 1 trận loạn trường lên cho mà xem.”
Đoạn nó fóng ra sân, nhảy fốc lên lưng ngựa.Tất cả bọn học trò xúm lại quanh Pippi để vuốt ve con ngựa, và xem Pippi rút quân.
“Tớ khá khen cho các trường học ở bên Argentina,” Pippi vừa nói vừa nhìn lũ trẻ. “Các cậu fải sang bên ấy mà học. Bên ấy, kỳ nghỉ lễ Phục sinh bắt đầu sau kỳ nghỉ Giáng sinh có 3 ngày , và hết nghỉ lễ Phục sinh đúng 3 ngày là vừa nghỉ hè. Kỳ nghỉ hè chấm dứt vào ngày đầu tiên của tháng 11, và sau đó sẽ fải vất cả ra trò. Cho đến 11 / 11 lại bắt đầu nghỉ Giáng sinh. Nhưng fải cố mà chịu thôi. Gì thì gì chứ bài tập là ko có rồi. Ở Argentina người ta nghiêm cấm ko được làm bài tập. Thỉnh thoảng lại xảy ra chuyện có 1 đứa trẻ Argentina nào đó lén chui vào tủ làm trộm bài tập. Nhưng mẹ nó mà bắt được thì chết. Bên ấy hầu như ko có môn toán ở trường,và hễ đứa trẻ nào tỏ ra biết 7 cộng 5 bằng mấy và lại ngu ngốc đi khoe điều ấy với cô giáo thì nó sẽ bị fạt đứng trong góc lớp cả ngày. Tập đọc thì lũ trẻ chỉ có vào chiều thứ 6, nhưng với điều kiện fải có sách, mà sách thì chúng chả bao giờ có.”
Lũ trẻ cực kỳ sửng sốt.
“Ừ nhưng thế thì chúng làm gì ở trường?” 1 cậu bé hỏi.
“Chúng nó ăn kẹo” Pippi đáp như đinh đóng cột “Tù 1 nhà máy kẹo gần đó có 1 cái ống dài nối thẳng vào lớp học, suốt ngày tuôn kẹo ra, bọn trẻ con chỉ lo ăn cho hết cũng đã đủ bận.”
“Ừ nhưng còn cô giáo sẽ làm gì?” 1 cô bé hỏi.
“Bóc kẹo cho lũ trẻ, đồ ngốc ạ.” Pippi nói “Thế cậu tưởng chúng sẽ bóc lấy đấy chắc?Còn lâu nhé! Ngay đi học chúng cũng chẳng tự đi lấy nữa là. Anh chúng sẽ đi hộ.”
Pippi vẫy cái mũ to tướng của nó.
“Tạm biệt , các bạn trẻ.” Nó kêu lên thik thú. “Giờ thì còn lâu các cậu mới lại trông thấy tớ. Nhưng hãy luôn nghĩ xem Axel có bao nhiêu quả táo, nếu ko các cậu sẽ khốn khổ đấy, ha ha ha !”
Pippi cười vang, fóng ngựa vọt qua cổng trường khiến những hòn sỏi dưới vó ngựa tung lên, va lách cách vào cách ô kính cửa sổ trường học.
5. Pippi ngồi trên Hàng rào vườn và trèo vào Thân cây rỗng.
Pippi, Thomas và Annika ngồi trước biệt thự Bát nháo. Pippi ngồi trên 1 trụ cổng, Annika trên trụ bên kia ,còn Thomas trên cánh cổng vườn. Đó là 1 ngày cuối tháng 8 ấm áp và đẹp trời. Cây lê ngay sau hàng rào trĩu cành xuống, khiến lũ trẻ dễ dàng vặt được những trái lê tháng 8 nhỏ nhắn, vàng ươm. Chúng vừa ăn ngấu nghiến vừa nhổ hột xuống đường.
Biệt thự Bát nháo nằm đúng bên rìa thị trấn, bên cạnh cánh đồng và là nơi con đường dẫn thẳng ra đại lộ. Dân thị trấn thích đi dạo ở nơi này, vì đây là vùng ngoại vi đẹp nhất của thị trấn.
Đúng lúc chúng đang ngồi ăn lê thì có 1 cô bé từ thị trấn đi ra.Thấy lũ trẻ, cô bé dừng chân, hỏi:
“Các cậu có thấy bố tớ đi qua đây ko?”
“ờ ờ,” Pippi nói, “bố cậu trông thế nào? Mắt xanh fải ko ?”
“đúng rồi” cô bé nói.
“Người tầm thước, ko cao quá mà cũng ko lùn quá?”
“Đúng rồi”cô bé lại nói.
“Mũ đen, giày đen?”
“Phải, hoàn toàn đúng,” cô bé hăm hở công nhận.”
“Ko, thế thì chúng tớ ko trông thấy.”Pippi cả quyết.
Cô bé lộ vẻ thất vọng, im lặng bỏ đi.
“Gượm đã,” Pippi gào với theo. “Bố cậu có hói đầu ko?”
“ko, tất nhiên là ko.” Cô bé giận dữ đáp lại.
“Thế thì ông ấy may đấy,” Pippi vừa nói vừa nhổ hạt lê.
Cô bé hối hả đi tiếp, nhưng Pippi đã gọi lại:
“ông ấy có đôi tai to khác thường rủ xuống tận vai đúng ko ?”
“ko” Cô bé nói và kinh ngạc quay người lại
“Chẳng lẽ cậu muốn khẳng định cậu đã từng thấy 1 người đàn ông đi qua với đôi tai to đến thế?”
“Tớ chưa bao giờ trông thấy ai đi bằng tai cả. Tất cả những người tớ biết đều đi bằng chân.”
“ôi cậu mới ngốc làm sao!Tớ muốn hỏi, có thật là cậu đã từng thấy 1 người đàn ông có đôi tai to thế ko?”
“Ko,” Pippi nói, “làm gì có người nào tai to đến thế. Nếu vậy thì buồn cười chết. Trông sẽ ra làm sao? Người ta ko thể có đôi tai vĩ đại đến thế được. Ít nhất thì cũng ko thể có trên đất nước này.” Sau 1 quãng ngưng đầy suy nghĩ, nó tiếp. “Bên trung Quốc thì lại khác. 1 lần tớ trông thấy ở Thượng Hải có 1 người Trung Quốc. Tai ông ta to tới mức ông ta có thể dùng chúng làm dù che. Hễ trời đổ mưa, ông ta bèn núp dưới đôi tai và ko ở đâu có thể ấm áp và khô ráo hơn thế. Nếu thời tiết đặc biệt xấu, ông ta mời bạn bè, người quen đến trú dưới tai ông ta.Họ ngồi đó và hát những bài hát buồn rười rượi, trong khi ngoài trời vẫn mưa. Nhờ đôi tai mà ông ta được mọi người rất quý. Tên ông ta là Hải Thượng.Giá các cậu chỉ cần được thấy sáng sáng Hải Thượng chạy đi làm. Bao giờ cũng sát giờ làm việc ông ta mới tất tả chạy đến, vì ông ra khoái ngủ muộn lắm, và cách cậu ko thể tưởng tượng được cái cảnh cực kỳ ngộ nghĩnh khi ông ta chạy đến với đôi tai như 2 cánh buồm màu vàng to tướng, bay fần fật đằng sau.”
Cô bé đứng lại há hốc mồm nghe Pippi. CÒn Thomas và Annika ko thể ăn tiếp được nữa, chúng còn mải hóng chuyện.
“ông ta có nhiều con đến mức ông ta ko đếm xuể, đứa bé nhất tên là Peter,” Pippi nói.
“ừ, nhưng 1 đứa trẻ con Trung Quốc ko thể tên là Peter được.” Thomas fản đối.
“Thì vợ ông ta cũng bảo ông ta thế ! 1 đứa trẻ con Trung Quốc ko thể tên là Peter được, bà ta nói. Nhưng Hải Thượng ngoan cố kinh khủng, ông ta 1 mực hoặc đứa trẻ fải tên là Peter, hoặc ko tên gì cả. Nói rồi ông ta chui vào 1 góc, kéo tai bịt kín đầu, chẳng thèm trò chuyện với ai.Cố nhiên bà vợ tội nghiệp đành fải nghe theo, và thế là đứa trẻ được đặt cho cái tên Peter.”
“Ra thế” Annika bảo.
“Ra thế” Thomas cũng nói.
“đó là đứa trẻ khó bảo nhất khắp vùng Thượng Hải.” Pippi tiếp. “ Nó kén ăn đến nỗi bà mẹ fát khổ fát sở. Các cậu biết ở bên Trung Quốc người ta vẫn ăn tổ chim yến chứ gì? Vậy là các bà mẹ cứ ngồi với 1 đĩa đầy fè tổ chim yến và cố bón cho nó ăn. Nào, Peter bé bỏng, bà nựng, bây giờ chúng mình ăn 1 tổ chim yến vì bố nhé. Thế nhưng Peter vẫn mím môi lắc đầu quầy quậy. Cuối cùng Hải Thượng tức quá bèn tuyên bố rằng Petet sẽ ko được ăn bất kì món gì khác nếu như nó chưa chịu ăn 1 tổ chim yến vì bố nó. Mà Hải Thượng đã nói gì thì đố mà lay chuyển. Suốt từ tháng 5 đến tháng 10, cái tổ yến ấy cứ hết được bưng ra khỏi bếp lại bưng vào. Ngày 14 tháng 7, bà mẹ xin fép được cho Peter vài viên thịt, nhưng Hải Thượng bảo ko.”
“Ngu ngốc đến thế là cùng,” cô bé đứng ngoài fố nói.
“Ừ, Hải Thượng cũng nói thế,” Pippi tiếp, “ngu ngốc, ông ta bảo, rõ ràng là thằng bé có thể ăn tổ chim yến, chỉ cần nó bỏ cái thói ương bướng đi. Nhưng Peter vẫn ngậm chặt mồm suốt thời gian từ tháng 5 cho đến tháng 10.”
“Ừ, nhưng thế thì nó sống thế nào được?” Thomas ngạc nhiên hỏi.
“Nó ko sống được,” Pippi nói. “Nó chết. Chỉ vì ương ngạnh. Nó chết vào ngày 18 tháng 10. Ngày 19 thì chôn. Sang ngày 20, 1 con chim yến bay qua cửa sổ vào nhà, đẻ 1 quả trứng vào 1 cái tổ đặt trên bàn. Như vậy cái tổ dẫu sao vẫn có ích.Ko có điều gì đáng tiếc xảy ra.” Pippi fấn khởi nói. Đoạn nó đưa mắt ngờ vực nhìn cô bé đang đứng đó với vẻ vô cùng bối rối.
“Trông cậu lạ quá.” Pippi bảo. “Có chuyện gì vậy? Cậu nghĩ rằng tớ ngồi đây nói dối chứ gì? Hả ? Thế thì cứ việc nói ra,” Pippi nói giọng đe doạ và xắn tay áo lên.
“Ko, làm gì có chuyện ấy,” cô bé hoảng sợ nói “Tớ ko muốn nói thẳng là cậu nói dối nhưng …”
“Ko à.” Pippi đáp. “Nhưng đích thị là tớ nói dối đấy. Tớ nói dối tới mức đen cả lưỡi lại, cậu ko nhận thấy à? Chẳng lẽ cậu thật sự tin 1 đứa trẻ có thể sống mà ko ăn uống từ tháng 5 cho đến tháng 10? Tất nhiên tớ biết trẻ con có thể nhịn đói 3,4 tháng mà ko làm sao, nhưng từ tháng 5 đến tháng 10 thì ko thể nghe được. Cậu fải hiểu chuyện đó là chuyện bịa chứ. Cậu ko được để cho thiên hạ muốn fét lác thế nào với cậu thì fét lác.”
Thế là cô bé cắm cổ chạy, ko ngoáy đầu lại nữa.
“Thiên hạ mới cả tin làm sao.” Pippi bảo Thomas và Annika. “Từ tháng 5 cho đến tháng 10, ngốc ơi là ngốc!”
Đoạn nó gọi với theo cô bé con:
“Ko, chúng tớ ko trông thấy bố cậu ! Cả ngày chúng tớ chẳng thấy cái đầu hói nào cả! Nhưng hôm qua thì có tới 17 ông qua đây, còn khoác tay nhau hẳn hoi.”
Vườn nhà Pippi hết ý thật. Vườn ko được chăm sóc, ko hề, nhưng nơi đây có những mảng cỏ tuyệt vời chẳng bao giờ bị xén tỉa, cùng những bụi hồng già nở đầy hồng bạch, hồng vàng và hồng tía. Những bông hồng ko đặc biệt trang nhã, nhưng toả mùi thơm thật đáng yêu. Và rồi cơ man là cây ăn quả, và tuyệt hơn hết thảy, là 1 vài cây dẻ và sồi cổ thụ, nơi lý tưởng để trèo lên. Ai chứ Pippi thì trèo lên đó suốt.
Trong vườn nhà Thomas và Annika chả có cây nào để trèo cả: mẹ chúng lúc nào cũng sợ chúng sẽ ngã và bị đau. Vì vậy, cho đến giờ cả 2 đứa chưa được leo trèo mấy. Nhưng lúc này Pippi bảo:
“Bọn mình trèo lên cây dẻ này chứ?”
Thomas lập tức tụt xuống khỏi bờ rào, hưởng ứng lời đề nghị. Annika có vẻ hơi suy nghĩ hơn, nhưng khi thấy quanh gốc cây có nhiều mấu cây trồi ra to tướng để có thể đặt chân trèo lên. Cô bé nghĩ, thử trèo cũng thú vị ra fết.
Leo cao cách mặt đất vài mét, thân cây dẻ chia ra làm 2 nhánh, điểm tách đôi này rộng rãi như 1 căn buồng nhỏ. Trên đầu chúng, cây dẻ xoè tán lá như 1 mái nhà xanh.
“tụi mình có thể uống cà fê ở đây được .Để tớ vào nhà đun 1 ít.” Pippi nói.
Thomas và Annika vỗ tay reo: “Hoan hô”
Chả mấy chốc Pippi đã fa xong cà fê. Hôm trước nó còn làm cả bánh mì con nữa. Nó đứng dưới gốc dẻ và bắt đầu tung các tách cà fê lên. Thomas và Annika đón bắt. Thỉng thoảng người đón lại là cây hạt dẻ,thành thử vỡ tan cả tách. Nhưng Pippi đã chạy vào nhà lấy tách khác. Rồi đến lũ bánh mỳ con, và suốt 1 hồi lâu, bánh mỳ cứ thế bay vù vù trong không trung. Ít nhất chúng cũng ko vỡ được mà. Cuối cùng Pippi trèo lên, tay cầm ấm cà fê, váng sữa thì nó đựng trong 1 cái chai đút túi, còn đường thì để trong hộp nhỏ.
Thomas và Annika thấy cafe ngon đến thế. Ngày thường chúng ko uống cà fê, chỉ khi nào được mời thôi. Và lúc này đây chúng đang là khách mời. Annika đánh đổ 1 ít cà fê vào váy, đầu tiên nó thấy ướt và ấm, lát sau thì ướt và lạnh, nhưng ko sao, Annika nói. Khi chúng ăn uống xong, Pippi bèn ném hết ấm, tách xuống đám cỏ bên dưới.
“Tớ muốn xem thời buổi này họ làm đồ sứ bền đến mức nào.” Nó nói. 1 cái tách và cả lũ lót tách ko sao mới lạ chứ. Còn ấm cà fê thì chỉ bị vỡ mất nắp.
Bỗng Pippi bắt đầu trèo lên cao hơn.
“Lạ chưa từng thấy !” Nó chợt reo lên. “Cái cây rỗng !”
Ngay ở thân cây có 1 cái lỗ to tướng mà lũ trẻ ko tìm thấy được vì đám lá cành che kín.
“Ồ, tớ cũng trèo lên xem có được ko?” Thomas hỏi. Nhưng ko ai trả lời cậu. “Pippi, cậu ở đâu thế?” Thomas lo lắng gọi.
Thế là chúng nghe thấy tiếngPippi, nhưng ko fải ở trên cao, mà ở tít dưới, nghe như vọng lên từ âm fủ. “Tớ đang ở trong thân cây. Nó rỗng xuống tận mặt đất. Nhòm qua 1 kẽ hở bé tí tẹo, tớ có thể thấy cả ấm cà fê ở trên cỏ cơ.”
“ôi, cậu làm thế nào để chui lên được bây giờ?” Annika kêu lên.
“Tớ chẳng bao giờ chui lên nữa,” Pippi đáp. “Tớ sẽ ở đây cho tới lúc nghỉ hưu, và các cậu sẽ fải ném thức ăn xuống cho tớ qua cái lỗ ở trên ấy. Năm, sáu lần 1 ngày.”
Annika oà lên khóc.
“Sao lại buồn, sao lại than thở,” Pippi nói. “Tốt hơn các cậu hãy cùng xuống đây,rồi chúng mình chơi trò ở trong hang cướp.”
“ko đời nào,” Annika đáp. Để cho chắc chắn, nó tụt hẳn xuống gốc cây.
“Annika, tớ nhòm thấy cậu qua khe hở!” Pippi kêu tướng lên. “Chớ có giẫm vào ấm cà fê! Đó là 1 cái ấm cà fê già nua, tốt bụng, chưa hề làm điều xấu cho ai. Còn việc nó ko còn nắp nữa thì đâu fải lỗi của nó.”
Annika đến sát gốc cây, và qua kẽ hở nhỏ, nó nhìn thấy đầu ngón tay trỏ của Pippi. Điều đó an ủi cô bé fần nào, song nó vẫn chưa hết lo lắng.
“Pippi, cậu ko thể chui lên thật à?” Nó hỏi.
Ngón tay trỏ của Pippi biến mất, chưa đầy 1 fút sau đã thấy mặt nó thò ra khỏi cái lỗ ở tít trên cao.
“Có lẽ tớ có thể, nếu tớ thật sự cố gắng,” Pippi nói, 2 tay gạt đám lá cây sang bên.
“Nếu chui lên dễ thế thì tớ cũng muốn xuống 1 tí,” Thomas nãy giờ ngồi trên cây, bèn nói.
“Xem nào,” Pippi bảo. “Tớ nghĩ tốt hơn là tụi mình đi lấy 1 cái thang.”
Nó chui ra khỏi thân cây và tụt nhanh xuống đất. Đoạn nó chạy đi lấy thang, xách lên cây và thả thang xuống qua cái lỗ. Thomas rất thèm được trèo xuống lỗ. Leo lên đến miệng lỗ cực khó vì nó ở tít trên cao, song Thomas đủ can đảm. Cậu cũng ko sợ fải tụt xuống gốc cây tối om. Annika nhìn anh mất hút, cô bé tò mò ko hiểu liệu mình còn gặp lại anh hay ko. Nó liền tìm cách nhòm qua kẽ hở.
“Annika,” nó nghe tiếngThomas, “em ko thể tưởng tượng được trong này tuyệt thế nào đâu. Em cũng fải chui xuống đây đi. Có thang để trèo thì chẳng nguy hiểm tí nào. Chỉ cần xuống 1 lần, thì sau đó em sẽ ko còn muốn chơi trò gì khác nữa.”
“Có chắc ko?” Annika hỏi.
“Tuyệt đối chắc,” Thomas đáp.
Thế là Annika lại trèo cây với đôi chân run rẩy. Pippi giúp nó ở đoạn cuối đầy khó khăn. Khi thấy trong thân cây tối om, cô bé hoảng sợ lùi lại.Nhưng Pippi đã cầm tay nó khích lệ.
“đừng sợ,Annika” Annika nghe tiếng Thomas vọng lên. “Bây giờ anh thấy chân em rồi, anh sẽ đỡ nếu em rơi xuống.”
Nhưng Annika đâu có rơi, nó xuống đến nơi với Thomas, may mắn và nguyên lành. Nháy mắt sau Pippi cũng đã ở đưới đó.
“Ở đây tuyệt chưa nào?” Thomas hỏi.
Và Annika fải công nhận. Trong này ko hề tối như nó tưởng, vì ánh sáng xuyên qua kẽ hở. Annika lại đó kiểm tra xem liệu mình cũng có thể nhìn thấy ấm cà fê trên đám cỏ ko.
“Đây sẽ là chỗ trốn của tụi mình.” Thomas nói. “Ko ai đoán nổi tụi mình ở trong này. Và khi mọi người đi lại, tìm kiếm ngoài kia, tụi mình có thể quan sát họ qua kẽ hở, tha hồ mà cười.”
“Tụi mình còn có thể cầm theo 1 cái que nhỏ, rồi thò qua khe hở cù họ.” Pippi nói.
Ý nghĩ này khiến cả 3 đứa sướng điên, ôm chầm lấy nhau. Đúng lúc đó chúng nghe tiếng kẻng ở nhà gọi Thomas và Annika về ăn trưa.
“Chán quá, giờ bọn tớ fải về rồi.” Thomas bảo. “Nhưng đến mai bọn tớ lại sang, ngay sau khi tan học.”
“Ừ, sang nhé,” Pippi đáp.
Thế là chúng leo thang lên, đầu tiên là Pippi, rồi đến Annika, Thomas sau cùng. Đoạn chúng tụt xuống khỏi thân cây, đầu tiên là Pippi, rồi đến Annika, Thomas sau rốt.
Pippi tổ chức một cuộc Du ngoạn
"Hôm nay bọn tớ không phải đi học," Thomas bảo Pippi, "bọn tớ được nghỉ để làm tổng vệ sinh."
"Ha," Pippi kêu lên, "lại bất công rồi! Đúng là tớ không hề được nghỉ làm tổng vệ sinh, mặc dù tớ rất cần. Thử nhìn xem sàn bếp bẩn đến thế nào! Nhưng ngoài ra," nó tiếp, "nghĩ cho kỹ thì quả tình tớ vẫn có thể cọ sàn mà cóc cần kỳ nghỉ vệ sinh đó, và tớ muốn làm ngay, được nghỉ hay không mặc kệ. Tớ muốn xem xem ai dám cản tớ nào. Các cậu ngồi lên bàn ăn đi cho khỏi vướng."
Thomas và Annika ngoan ngoãn trèo lên bàn, cả Ông Nilsson cũng nhảy lên theo chúng, nằm trên đầu gối Annika mà ngủ.
Pippi đun nóng một nồi nước rõ to, rồi dội lên sàn bếp. Giờ đây nó tụt đôi giày to tướng đặt ngay trên đĩa đựng bánh mì, rồi buộc hai bàn chải cọ sàn vào đôi bàn chân trần và bắt đầu "trượt băng" khắp sàn bếp, khiến nước kêu lép bép dưới bàn chải.
"Lẽ ra tớ phải trở thành nữ hoàng trượt băng mới phải," nó nói và giơ cao một cẳng chân lên không trung, đến nỗi chiếc bàn chải buộc ở chân trái nó va vỡ một mảnh chiếc đèn treo trên trần nhà.
"Ít nhất tớ cũng đủ lộng lẫy và duyên dáng," nó tiếp, và nhảy một cú táo bạo qua chiếc ghế cản trước mặt.
"Thế, giờ thì tha hồ sạch," cuối cùng nó nói và tháo bàn chải khỏi chân.
"Cậu không lau khô sàn đi à?" Annika hỏi.
"Không, mặt trời sẽ lau khô ngay ấy mà," Pippi nói. "Tớ không tin là sàn nhà sẽ cảm lạnh, chỉ cần nó chịu khó vận động một chút."
Thomas và Annika tụt khỏi bàn và hết sức thận trọng bước trên sàn sao cho khỏi ướt chân.
Bên ngoài mặt trời toả sáng trên bầu trời xanh biếc. Đó là một ngày tháng Chín rực rỡ, khiến mấy đứa cảm thấy thích đi chơi rừng. Pippi nảy ra một ý.
"Các cậu nghĩ sao, bọn mình làm một cuộc du ngoạn nhỏ nhé?"
"Phải đấy," Thomas và Annika reo lên hưởng ứng.
"Các cậu về nhà xin phép mẹ đi, trong khi đó tớ sẽ chuẩn bị một giỏ thức ăn."
Thomas và Annika thấy đề nghị này thật mê li. Chúng chạy về nhà và chỉ lát sau đã quay lại. Pippi đã đứng đợi sẵn trước cổng vườn, với Ông Nilsson trên vai, một tay cầm gậy đi rừng, tay kia xách một cái giỏ tướng.
Thoạt tiên lũ trẻ đi dọc một đoạn đường đồng, nhưng rồi chúng rẽ vào một cánh rừng nhỏ, nơi có con đường nhỏ xinh xắn chạy ngoằn ngoèo giữa những cây lê và bụi dẻ. Chúng sắp đi đến một cái cổng thấp, phía sau cổng là một cánh rừng còn đẹp hơn. Nhưng đứng chắn ngay cổng là một con bò cái, mà nó chẳng tỏ vẻ gì là sẽ tránh đi cả. Annika hét đuổi nó, còn Thomas dũng cảm tiến đến tìm cách xua nó đi. Nhưng con bò chẳng thèm nhúc nhích, cứ giương cặp mắt bò to tướng nhìn cả bọn. Để kết thúc câu chuyện, Pippi đặt cái giỏ xuống đất, tiến đến nhấc con bò ra chỗ khác, con bò bối rối rồi bỏ chạy mất giữa những bụi dẻ.
"Cái lũ bò cái đến là bướng," Pippi vừa nói vừa co hai chân nhảy phắt qua cánh cổng thấp. "Chả có gì lạ nếu bọn bò đực phải phát điên lên."
"Rừng nhỏ mới đẹp làm sao!" Annika phấn khởi reo lên, cô bé trèo lên mọi tảng đá mà nó nhìn thấy. Thomas đem theo con dao găm mà Pippi tặng, cậu phạt cho cậu và Annika hai cái gậy đi rừng. Cậu làm ngón cái bị đứt một tẹo, nhưng không sao.
"Đúng là phải nhặt nấm mới được," Pippi nói, tay bẻ một chiếc nấm đá màu nâu rất đẹp. "Tớ muốn xem có ăn được không. Gì chứ không thể uống nó được rồi, tớ biết chắc chắn, vậy nên chẳng còn cách nào khác là ăn nó. Có lẽ ăn được đấy."
Nó cắn một miếng nấm rõ to và nuốt chửng.
"Được đấy!" Nó hoan hỉ khẳng định. "Ừ, nhưng lần sau tụi mình sẽ nấu hẳn hoi," nó nói và ném cái nấm lên cao, bay qua ngọn cây.
"Cậu có gì trong giỏ thế," Annika hỏi. "Có ngon không?"
"Các vàng tớ cũng không nói," Pippi cả quyết. "Trước tiên tụi mình phải tìm được một chỗ thật đẹp để bày ra đã."
Lũ trẻ bắt đầu hăm hở đi tìm một chỗ như vậy. Annika phát hiện ra một tảng đá lớn phẳng phiu, nhưng có bao nhiêu kiến bò xung quanh. "Mà tớ không thích ngồi cạnh lũ kiến, vì tớ có quen chúng đâu," Pippi nói.
"Ừ, rồi chúng lại cắn cho ấy," Thomas bảo.
"Thật sao?" Pippi hỏi. "Thế thì ta cắn lại."
Thomas phát hiện ra một khoảng trống nhỏ giữa mấy bụi dẻ và theo cậu thì cả lũ nên ngồi xuống đấy.
"Thôi đi cậu, ở đấy không đủ ánh sáng mặt trời đâu, mà những đốm tàn nhang của tớ lại đang cần nổi lên," Pippi nói. "Theo tớ, phải có thật nhiều tàn nhang mới xinh."
Cách đó một quãng, có một ngọn núi nhỏ có thể leo lên dễ dàng, thoải mái. Trên núi lại nhô ra một tảng đá nhỏ y hệt cái ban công, chan hoà ánh nắng. Lũ trẻ bèn ngồi xuống đó.
"Bây giờ các cậu phải nhắm mắt lại trong lúc tớ bày biện," Pippi bảo.
Thomas và Annika nhắm mắt chặt hết cỡ, chúng nghe thấy tiếng Pippi mở nắp giỏ và tiếng giấy loạt xoạt.
"Một, hai … mười chín, giờ nhìn được rồi đấy," cuối cùng Pippi bảo.
Chúng mở mắt nhìn. Chúng reo lên hoan hỉ khi thấy tất cả các món ngon lành mà Pippi bày ra trên phiến đá nhẵn nhụi. Những chiếc bánh mì bơ nhỏ kẹp thịt và đùi lợn muối, một xấp ngồn ngộn bánh trứng rắc đường, mấy cái xúc xích nhỏ mày nâu, ba bát chè dứa. Phải, Pippi đã học được cách nấu ăn với bác đầu bếp trên tàu của bố nó.
"Ô, nghỉ tổng vệ sinh mới thú làm sao," Thomas nói, mồm đầy bánh trứng. "Ngày nào cũng thế mới phải."
"Không, cậu biết đấy, tớ chả khoái cọ sàn đến thế đâu. Kể cũng thú, hẳn rồi. Nhưng ngày nào cũng cọ sàn thì e quá căng."
Cuối cùng lũ trẻ no đến nỗi hầu như không cựa nổi mình nữa.
"Tớ tự hỏi không biết bay có khó không?" Pippi nói, mắt mơ màng nhìn rìa tảng đá nhô ra. Núi đá dốc đứng bên dưới chúng, và còn một khoảng xa nữa mới xuống tới mặt đất.
"Bay xuống hoàn toàn có thể tập được," Pippi tiếp tục. "Chắc chắn bay lên sẽ khó hơn. Nhưng có lẽ ta nên bắt đầu từ dễ đến khó. Tớ nghĩ thế, tớ thử đây."
"Không, Pippi!" Thomas và Annika kêu lên. "Ôi, Pippi yêu quý, đừng!"
Nhưng Pippi đã đứng ra mỏm núi.
"Bay đi, chú ruồi xấu xí kia, bay đi, và chú ruồi xấu xí bèn bay," Pippi kêu lên, khi nói đến "bèn bay", nó dang hai tay và bước một bước vào khoảng không. Nửa giây sau nghe cái "thịch" bên dưới. Đó là Pippi rơi xuống đất. Thomas và Annika nằm sấp, kinh hãi nhìn xuống Pippi. Nó đứng dậy, phủi đầu gối. "Tớ quên không vỗ cánh," nó thích thú nói. "Thêm nữa tớ cho rằng tớ quá nặng bụng vì chén nhiều bánh trứng."
Đúng lúc đó lũ trẻ phát hiện Ông Nilsson biến đâu mất. Rõ ràng con khỉ đang làm một cuộc du ngoạn nho nhỏ của riêng nó. Lũ trẻ nhớ là Ông Nilsson vừa ngồi đó rất thoải mái, miệng cạp cạp cái giỏ đồ ăn, nhưng khi Pippi tập bay thì chúng hoàn toàn quên mất con khỉ. Và giờ đây nó đã biến mất.
Pippi cáu đến nỗi nó quăng luôn một chiếc giày xuống vũng nước lớn. "Không bao giờ nên mang khỉ theo bất cứ đâu," nó nói. "Lẽ ra nó phải ở nhà bắt rận cho con ngựa. Thế mới đáng đời nó," nó tiếp và lội xuống vũng nước để vớt giày lên. Nước ngập tới tận bụng nó.
"Thật ra ta nên tận dụng cơ hội để gội đầu một cái," Pippi nói và vục đầu xuống nước cho tới lúc nước sủi bong bóng lên mới thôi.
"Thấy chưa, lần này khỏi phải đến tiệm gội đầu," nó khoái chí nói khi đã ngẩng lên. Nó trèo lên khỏi vũng nước và đi giày vào. Đoạn cả lũ lên đường tìm Ông Nilsson.
"Hãy nghe tiếp lép nhép khi tớ bước đi," Pippi cười. Váy nó vỗ lép nhép, còn chiếc giày lẹp nhẹp nước. "Nghe vui quá thể. Theo tớ, cậu cũng nên thử xem." Pippi bảo Annika bấy giờ đang đi bên cạnh, trông cô rất xinh đẹp với những búp tóc vàng óng như tơ, chiếc váy hồng và đôi giày da trắng muốt.
"Để lần sau đi," Annika tế nhị nói.
Cả lũ đi tiếp.
"Quả có thể phát điên lên được với Ông Nilsson," Pippi nói. "Bao giờ nó cũng giở trò, một lần ở Surabaja, nó trốn tớ bỏ đi, và xin vào chân giúp việc ở nhà một bà goá già… Phần cuối dĩ nhiên là tớ bịa," nó cười bổ sung sau một quãng ngừng.
Thomas đề nghị mỗi đứa đi một ngả tìm con khỉ. Annika hơi sợ, thoạt đầu cô bé ngần ngại nhưng Thomas bảo:
"Em không hèn đấy chứ?"
Cố nhiên Annika không thể chấp nhận sự sỉ nhục đó. Thế là ba đứa trẻ đi về ba hướng.
Thomas đi qua một bãi cỏ. Câu không tìm được Ông Nilsson nhưng trông thấy một thứ khác: một con bò rừng! Hay nói đúng hơn, con bò rừng trông thấy Thomas, và nó không ưa cậu, vì đó là một con bò rừng hung ác, hoàn toàn không yêu trẻ. Đầu cúi thấp, nó lao tới Thomas với tiếng gầm kinh khủng, và cậu bé sợ hãi kêu thét lên, khiến khắp rừng đều nghe thấy. Pippi và Annika cũng nghe thấy, vội vàng chạy lại xem tại sao Thomas lại kêu như vậy. Bấy giờ con bò rừng đã dùng sừng nhấc bổng Thomas lên và hất cậu bay tít trong không trung.
"Một con vật đến là không biết điều," Pippi bảo Annika lúc đó đang khóc lóc, hoàn toàn tuyệt vọng. "Không được phép làm như vậy. Nó làm bộ quần áo lính thuỷ của Thomas bẩn hết còn đâu. Tớ phải nói chuyện nghiêm túc với con bò rừng ngu ngốc này mới được."
Và nó làm thật. Nó chạy đến túm đuôi con bò mà giật.
"Xin lỗi vì tớ đã xen ngang," Pippi nói và bởi Pippi giật mạnh nên con bò rừng quay lại và trông thấy một đứa trẻ khác mà nó cũng muốn dùng sừng hất lên.
"Như đã nói, xin lỗi vì tớ xen ngang," Pippi lại bảo. "Và xin lỗi vì tớ bẻ nó," nó thêm, và bẻ nghiến một sừng của con bò rừng. "Năm nay hai sừng không phải là mốt," nó nói. "Năm nay mọi con bò rừng tốt mã đều chỉ có một sừng. Và nếu như chúng chỉ còn một sừng…" nó vừa tiếp lời vừa bẻ nốt sừng bên kia.
Vì bò rừng không có cảm giác gì ở sừng, nên con bò không hề hay biết nó đã mất sừng. Nó lại xông đến húc, nếu không phải là Pippi mà là đứa trẻ nào khác, thì đã nát ra với nó. Nhưng với Pippi có thấm tháp gì đâu.
"Ha ha ha, thôi đừng có cù tớ nữa đi!" Pippi kêu lên. "Cậu không biết chứ tớ là chúa có máu buồn. Ha ha, thôi nào, thôi nào, tớ cười đến chết mất!"
Nhưng con bò rừng không chịu thôi, cuối cùng Pippi nhảy lên lưng nó để được yên một lát. Nhưng nào có yên nổi, vì con bò rừng hoàn toàn không thích có Pippi cưỡi trên lưng. Nó hết gồng mình sang trái rồi lại sang phải, để hất Pippi xuống. Nhưng Pippi chỉ việc kẹp chặt hai cẳng chân và yên vị. Con bò rừng lồng lên, chạy ngược chạy xuôi và gầm gào khiến hai lỗ mũi nó như bốc khói. Pippi vừa cười reo, vừa vẫy Thomas và Annika đứng cách đó một quãng, run như cầy sấy. Con bò rừng vẫn lồng lộn đủ mọi cách tìm cách hất Pippi xuống.
"Tôi đang múa nhảy với người bạn nhỏ của tôi," Pippi hát ư ử và ngồi nguyên tại chỗ. Rốt cuộc con bò mệt lử nằm phục xuống đất, nó cầu mong không phải gặp đứa trẻ nào như thế trên thế gian này. Thêm nữa, chưa bao giờ nó thấy sao trẻ con lại nặng thế.
"Cậu định ngủ trưa bây giờ phải không?" Pippi lịch sự hỏi. "Thế thì tớ không quấy rầy cậu nữa."
Nó tụt khỏi lưng con bò, đi về phía Thomas và Annika. Vừa nãy Thomas có khóc một tẹo. Cậu bị một vết thương ở cánh tay, nhưng Annika đã băng cho cậu bằng cái khăn tay của cô bé và bây giờ cậu đã hết đau.
"Ôi Pippi," Annika xúc động reo lên khi Pippi lại gần.
"Suỵt, " Pippi thì thào, "khéo không bò nó tỉnh dậy. Nó đang ngủ mà đánh thức nó dậy chỉ tổ khiến nó cáu kỉnh thôi."
"Ông Nilsson, Ông Nilsson, mày ở đâu?" Một phút sau nó đã gào tướng lên, chẳng hề bận tâm đến giấc ngủ trưa của con bò rừng. "Tụi mình phải về nhà thôi!"
Và quả nhiên, Ông Nilsson đang ngồi trên một cây thông. Con khỉ đang gặm đuôi mình, vẻ rất rầu rĩ. Một con khỉ bé nhỏ như nó mà bị bỏ lại trong rừng một mình, thật chẳng thích thú gì. Lúc này nó vọt từ cây thông xuống vai Pippi và vẫy vẫy cái mũ rơm như mọi lần, khi nó đặc biệt hài lòng.
"Sao, lần này mày không trở thành người giúp việc hả," Pippi nói và vuốt lưng con khỉ. "À phải, chuyện đó là bịa," nó thêm. "Ừ, nhưng giả sử mà có thật, thì lại không thể là chuyện bịa được nữa," nó tiếp tục nói ra những suy nghĩ của mình. "Để xem, biết đâu đấy, có khi nó từng là người giúp việc ở Ả Rập cũng nên. Bây giờ thì tớ hiểu từ nay trở đi ai sẽ phải làm món thịt băm viên ở nhà tớ rồi."
Đoạn cả lũ lên đường về nhà, Pippi vẫn cứ đi trong bộ váy áo kêu lép nhép, đôi giày lẹp nhẹp, và tóc tai ướt mèm. Thomas và Annika cho rằng chúng vừa được hưởng một ngày tuyệt thú, bất chấp con bò rừng, và chúng cất giọng hát bài hát chúng đã học ở trường. Thực ra đó là một bài hát mùa hè, trong khi bây giờ trời đã sắp sang thu, nhưng chúng vẫn cứ thấy hợp như thường:
Vào ngày hè trời đẹp
Ta dạo khắp núi rừng
Vui hò vang mọi nẻo
Từng tưng, từng tưng.
Dậy thôi, các cậu
Tươi tỉnh lên nào
Ngồi nhà vừa câm lặng
Vừa ngu ngốc làm sao!
Hãy trèo lên đỉnh núi cao
Nhìn xuống cây rừng xanh thẳm
Vào ngày hè trời đẹp
Ta dạo khắp núi rừng
Vui hò vang mọi nẻo
Từng tưng, từng tưng.
Pippi cũng hát, nhưng nội dung bài hát hoàn toàn khác hẳn:
Dưới ánh nắng rực rỡ
Dạo quanh rừng có tớ
Thích gì tớ làm hết
Hễ tớ đi: lệt bệt
Hễ tớ chạy: lẹt đẹt
Còn giày tớ
Luôn kêu: lẹp nhẹp
Váy tớ ướt nhẹp
Con bò rừng ngộ phết!
Tớ khoái nhất cơm nếp
Vào ngày trời đẹp
Rặt tiếng lép nhép cùng lẹp nhẹp.
Pippi đi xem xiếc
Một đoàn xiếc đến diễn ở thị trấn, mọi đứa trẻ đều chạy đến bố mẹ xin phép được đi xem. Thomas và Annika cũng xin và ông bố fúc hậu bèn rút ngay ra mấy đồng bạc đẹp đẽ đưa cho chúng. Nắm chặt tiền trong tay, 2 đứa chạy sang nhà Pippi. Pippi đứng ở hiên nhà, bên con ngựa, và đang tết đuôi ngựa thành những cái bím xinh xinh buộc nơ đỏ.
"Tớ nghĩ hôm nay là sinh nhật nó. Vì vậy trông nó phải thật bảnh"
"Pippi", Thomas thở hổn hển nói, vì cậu vừa chạy thật lực. " Pippi, cậu có muốn cùng bọn tớ đi đến rạp xiếc ko?"
"Tớ có thể cùng bọn cậu đi khắp nơi," Pippi nói, "nhưng liệu tớ có thể cùng đến rạp xiết ko thì tớ ko biết, vì tớ chẳng biết rạp xiết là gì cả. Nó có làm mình đau không ?"
"Ngốc ơi là ngốc," Thomas nói."nó làm gì mà đau! Vui lắm cơ, bới nào ngựa, nào hề, cùng những cô rất đẹp đi trên dây và biểu diễn các tiết mục đặc sắc.”
“Nhưng phải mất tiền” Annika nói, và xoè bàn tay xinh xinh ra xem 2 đồng bạc to sáng nhoáng và 2 đồng 50 xu còn đấy không.
“Tớ giàu như 1 nhà ảo thuật, và lúc nào mà tớ chả có thể mua cả 1 rạp xiết.” Pippi nói, “mặc dù nhà sẽ trở nên chật chội, nếu tớ có thêm ngựa ở đây. Các chú hề và những cô gái đẹp tớ còn có thể nhét vào trong khi, nhưng với lũ ngựa thì gay go đấy.”
“Cậu ngốc thật” Thomas nói “Cậu ko fải mua rạp xiếc. Cậu fải trả tiền để được vào mà nhìn, hiểu chưa?”
“Lạy chúa che chở,” Pippi kêu lên và nhắm tịt mắt lại, “phải mất tiền mới được nhìn à ? Thế mà ở đây thì tớ cứ trợn mắt lên nhìn hết ngày này sang ngày khác. Ai mà biết được tớ đã nhìn mất ko biết bao nhiêu là tiền!”
Nó từ từ thận trọng mở 1 mắt và đảo con ngươi 1 vòng.
“mặc kệ, tốn bao nhiêu thì tốn nhưng bây giờ tớ cứ phải nhìn cái đã !”
Nhưng rốt cuộc Thomas và Annika cũng giải thích được cho Pippi thế nào là rạp xiếc, và Pippi bèn mở vali lấy mấy đồng tiền vàng. Nó đội lên đầu cái mũ to tướng như cái bánh xe cối xay, đoạn cả lũ chạy đến rạp xiếc.
Trước nhà bạt là 1 đám đông chen chúc, trước quầy bán vé người người xếp hàng rồng rắn. Cuối cùng đến lượt Pippi. Nó thò đầu vào quầy, chằm chằm nhìn bà lão có nét mặt dễ mến ngồi trong và bảo:
“Để nhìn bà thì giá bao nhiêu ạ?”
Nhưng bà lão là người nước ngoài nên không hiểu ý Pippi, mà đáp:
“Cô bé ơi, vé hợng nhớt giớ năm đồng, hợng hơi ba đồng, còn đấng 1 đồng.”
“Ra thế”. Pippi nói “nhưng bà phải hứa với cháu là bà sẽ đi trên dây đấy nhé.”
Lúc này Thomas bèn xen vào, nói rằng Pippi muốn mua 1 vé hạng 2, Pippi đưa ra 1 đồng vàng và bà lão nhìn đồng tiền vẻ ngờ vực. Bà còn cắn thử xem có fải vàng thật ko. Cuối cùng bà tin quả thật đấy là vàng, và Pippi được nhận vé. Ngoài ra nó còn được trả lại 1 đống tiền bạc.
“Cháu biết làm gì với cả đám đồng nhỏ xấu xí màu trắng này?” Pippi tỏ vẻ không vui. “Bà cứ việc giữ lấy, rồi cháu sẽ xem bà 2 lần nữa vậy. Vé đứng.”
Vì Pippi nhất định không chịu nhận tiền trả lại, bà lão bèn đổi cho nó vé hạng nhất, bà cũng đưa cho Thomas và Annika 2 vé hạng nhất mà không lấy thêm xu nào. Vì vậy, cả 3 đứa được ngồi trên những chiếc ghế đỏ rất đẹp ngay trước sân khấu. Thomas và Annika quay đầu lại nhiều lần để vẫy đám bạn học ngồi tít fía sau.
“Nhà cửa gì trông đến buồn cười.” Pippi nói, mắt nhìn xung quanh vẻ ngạc nhiên. “Nhưng cứ như tớ thấy thì họ rắc cả mùn cưa lên sàn. Tớ không hiểu lắm, nhưng theo tớ thì cứ bẩn bẩn thế nào ấy.”
Thomas bèn giải thích cho Pippi rằng trong mọi rạp xiếc sàn nhà đều rải mùn cưa để ngựa có thể đi lại dễ dàng hơn.
“À thế sao.” Pippi nói.
Đột nhiên, dàn nhạc của rạp xiếc ngồi trên 1 bục diễn bắt đầu chơi 1 bản hành khúc rộn ràng. Pippi vỗ tay như điên và fấn khởi nhún nhảy trên ghế. “Phải trả tiền để nghe nữa chứ, hay là có thể nghe mà ko mất tiền?” Nó hỏi.
Vừa lúc đó, tấm màn căng trước đường vào hậu trường kéo lên và ông giám đốc rạp xiếc trong bộ đuôi tôm đen tuyền, tay cầm roi ngựa, lao ra, theo ông là 10 con ngựa trắng với những túm lông chim đỏ trên đầu. Ông giám đốc rạp xiếc vút ngọn roi da, lũ ngựa bèn chạy vòng quanh sàn diễn. ông lại vút cái nữa,con nào con nấy gác 2 chân trước lên khung chắn quanh sàn diễn. 1 con ngựa đứng ngay trước chỗ ngồi của 3 đứa trẻ. Annika hoàn toàn không thích thấy 1 con ngựa ngay sát mũi mình, cô bé nép người vào ghế, cố né càng xa càng tốt. Nhưng Pippi lại nhoài người về phía trước, nhấc cao chân trước của ngựa và bảo:
“Xin chào! Tớ phải chào đằng ấy nhiều nhiều, thay mặt con ngựa của tớ. Hôm nay cũng là sinh nhật nó, nhưng nó được tết nơ dưới đuôi chứ ko phải trên đầu như đằng ấy.”
May phúc là Pippi đã buông chân con ngựa trước khi ông giám đốc đoàn xiếc vụt chiếc roi vào ko khí lần nữa, bởi cả lũ ngựa lập tức hạ chân khỏi rào chắn và lại bắt đầu chạy.
Khi tiết mục kết thúc, ông giám đốc đoàn xiếc tiếp tục cúi chào, và lũ ngựa rời sàn diễn. Lát sau, màn lại mở cho 1 chú ngựa đen bóng như than, với 1 cô gái đẹp mặc áo lụa xanh lá cây bó sát người đứng trên lưng nó. Theo tờ chương trình thì tên cô là Cacmensita.
Chú ngựa đi nước kiệu theo vòng tròn trên lớp mùn cưa, còn cô Cacmensita đứng hết sức bình thản và mỉm cười.
Nhưng rồi xảy ra 1 chuyện. Đúng lúc chú ngựa đi qua chỗ Pippi, có cái gì bay vèo trong ko trung, mà đó chẳng ai khác ngoài Pippi. GIờ đây nó đã đứng sừng sững trên lưng ngựa, sau cô Cacmensita.Thoạt đầu cô Cacmensita bàng hoàng đến nỗi suýt nữa ngã khỏi lưng ngựa. Rồi cô nổi giận. Cô bắt đầu thò tay ra sau đấm lia lịa để Pippi fải nhảy xuống. Nhưng vô hiệu.
"Bình tĩnh nào, bớt giận xuống vài độ đi." Pippi nói."Dễ chị tưởng chỉ mình chị có quyền vui thú thôi chắc. Đây cũng trả tiền như ai!"
Lúc nào cô Cacmensita chỉ muốn nhảy xuống nhưng cũng ko nổi, vì Pippi đã vòng tay đường hoàng ôm chặt lấy bụng cô. Thế là mọi người trong rạp xiếc ko nhịn được cười. Họ thấy nực cười quá, cái cảnh cô Cacmensita xinh đẹp bị 1 con bé con tóc đỏ túm chặt lấy, mà cái con bé đứng trên lựng ngựa với đôi giày to tướng ấy trông như thế sinh ra chỉ để biểu diễn trong rạp xiếc.
Nhưng ông giám đốc đoàn xiếc ko cười, ông ra hiệu cho người phục vụ vận đồ đỏ giữ con ngựa lại.
"Tiết mục kết thúc rồi sao," Pippi thất vọng hỏi " đúng vào lúc đang vui ơi là vui."
"Đồ phá rối!" Ông giám đốc đoàn xiếc rít qua kẽ răng "Cút ngay!"
Pippi ỉu xìu nhìn ông ta.
"Có chuyện gì thế ạ? Nó hỏi. "Sao bác lại cáu kỉnh. Cháu tưởng chúng mình đều muốn vui chơi."
Nó tụt khỏi lưng ngựa, trở về chỗ.
Nhưng bấy giờ có 2 người giúp việc to lớn đến để tống cổ Pippi ra. Họ túm lấy cô bé, tìm cách nâng bổng nó lên nhưng không xong. Pippi ngồi im ko nhúc nhích và bám chặt lấy ghế, ko còn cách nào lay chuyển nó khỏi chỗ ngồi, mặc dù 2 người đã gắng hết sức co kéo. Cuối cùng họ đành nhún vai bỏ đi.
Giữa lúc đó, tiết mục tiếp theo bắt đầu. Đó là cô Envira biểu diễn tiết mục đi trên dây. Cô đung đưa cặp giò và biểu diễn mọi tài nghệ. Trông thật hấp dẫn. Cô còn cho thấy thậm chí cô có thể đi giật lùi trên dây. Nhưng lúc cô về lại điểm xuất phát hẹp ở đầu dây và quay mình lại thì đã thấy Pippi đứng lù lù ở đó.
"Chị bảo sao nào?" Pippi hân hoan hỏi khi thấy vẻ mặt sửng sốt của Envira.
Cô Envira chẳng bảo sao cả, mà nhảy xuống khỏi dây chạy để ôm lấy cổ ông giám đốc đoàn xiếc vốn là bố cô. Và ông giám đốc lại sai những người giúp việc của ông tống cổ Pippi khỏi rạp. Lần này ông cử hẳn 5 người, nhưng tất cả khán giả trong rạp gào lên:
" Để nó yên! Chúng tôi muốn xem cô bé tóc đỏ biểu diễn!"
Rồi họ vừa giậm chân vừa vỗ tay rào rào.
Pippi nhảy lên dây. Và mọi tài nghệ của cô Envira chẳng thấm tháp gì so với khả năng của Pippi. Khi ra tới giữa dây, Pippi chĩa thẳng 1 cẳng chân lên trời, và cái giày to đoàn của nó xoè ra như mái nhà trên đầu cô bé, nó lại hơi chúc bàn chân xuống để có thể lấy giày bịt tai lại.
Ông giám đốc đoàn xiếc hoàn toàn ko hài lòng với việc Pippi biểu diễn trong rạp của ông. Ông muốn tống cổ con bé. Vậy nên ông lén đến tháo cái máy giữ căng sợi dây cáp, ông tin chắc thế nào Pippi cũng ngã lộn cổ. Thế nhưng không, Pippi đu nhanh nữa, nhanh nữa, rồi bất chợt, nó tung mình lên không trung và đậu xuống đúng người ông giám đốc. ông giám đốc sợ quá bỏ chạy
"1 con ngựa hay đáo để." Pippi nói, "Nhưng sao đằng ấy không có bờm gì cả thế?"
Pippi thấy đã đến lúc quay về với Thomas và Annika. Nó trèo từ trên người ông giám đốc xuống, ngồi vào chỗ và bây giờ sẽ bắt đầu tiết mục tiếp theo. Mất 1 lúc chờ đợi, vì ông giám đốc rạp xiếc phải đi ra uống 1 cốc nước và chải lại đầu. Nhưng rồi ông đã quay vào, cúi chào khán giả và nói:
"Thưa quý ông, quý bà! Bây giờ các vị sẽ được thưởng thức kỳ quan lớn nhất của thời đại, người đàn ông khoẻ nhất thế giới, lực sĩ Adolf, đến nay chưa từng biết thua là gì. Xin mời, thưa quý ông quý và, lực sĩ Adolf có mặt."
Trên sàn diễn xuất hiện 1 gã đàn ông khổng lồ. Gã mặc bộ quần áo nịt màu da người, trước bụng có 1 tấm da báo. Gã cúi chào khán giả, vẻ hết sức mãn nguyện.
"Quý vị hãy xem, thế này mới là cơ bắp chứ," ông giám đốc đoàn xiếc vừa nói vừa ấn vào cánh tay lực sĩ Adolf, nơi các bắp thịt cuồn cuộn nổi dưới làn da.
"Và bây giờ, thưa quý ông quý bà, tôi xin đưa ra 1 lời mời hấp dẫn: Ai trong số quý vị dám ra đấu vật với lực sĩ Adolf, ai dám thử khuất phục người đàn ông khoẻ nhất thế giới? 100 đồng thưởng cho ai hạ được lực sĩ Adolf. 100 đồng, quý vị lưu ý cho, thưa quý ông quý bà. Xin mời ! Ai ra nào?"
Chả ai ra cả
"Ông ta bảo cái gì vậy?" Pippi hỏi.
"Ông ta bảo ai quật ngã được cái ông to lớn kia sẽ được nhận 100 đồng," Thomas nói.
"Tớ thừa sức" Pippi nói, "Nhưng tớ thấy quật ngã chú ấy thì khổ thân quá, trông chú ấy dễ mến đấy chứ."
"Thôi đi cậu, cậu thừa sức thế nào được." Annika nói. "đó là người đàn ông khoẻ nhất thế giới cơ mà."
"Đàn ông à, phải." Pippi nói, "nhưng tớ là cô gái khoẻ nhất thế giới, cậu nên nhớ thế!"
Trong lúc đó lực sĩ Adolf đang mải nâng những quả tạ to đùng và bẻ cong những thanh sắt dày để phô diễn sức mạnh.
"Nào, thưa quý vị khán giản," ông giám đốc đoàn xiếc kêu to, "nếu quả thật ở đây ko có ai muốn nhận 100 đồng, thì bắt buộc tôi phải giữ chúng!" ông ta vẫy vẫy 1 tờ bạc 100 đồng.
"Không, quả thật, cháu không nghĩ thế," Pippi vừa nói vừa trèo qua rào chắn, lên sàn diễn.
Ông giám đốc đoàn xiếc cực kì bối rối khi trông thấy cô bé.
"Cút! xéo ngay! tao ko muốn nhìn mặt mày nữa! "ông ta thì thào.
"Sao lúc nào bác cũng cau có thế," Pippi nói đầy vẻ trách móc. " Cháu chỉ muốn đọ sức với lực sĩ Adolf thôi mà."
"Đây không phải chỗ để đùa," ông giám đóc nói."Đi đi, trước khi lực sĩ Adolf nghe thấy những lời hỗn láo của mày!"
Nhưng Pippi đã bước qua ông giám đốc đoàn xiếc, tiến thẳng tới trước mặt lực sĩ Adolf. Nó nắm bàn tay to bè của gã, nhiệt tình lắc lấy lắc để.
"Thế nào, 2 ta cùng đấu 1 keo chứ, chú và cháu ấy?"
Lực sĩ Adolf nhìn cô bé, chẳng hiểu gì sất.
" 1 chút nữa cháu sẽ bắt đầu." Pippi nói.
Và y lời nó. Pippi bắt đàu cuộc đấu vật chính quy với lực sĩ Adolf, mọi người chưa kịp theo dõi đã thấy nó quật ngã gã trai xuống thảm. Lực sĩ Adolf bật dậy, mặt đỏ lựng.
"Hoan hô Pippi!" Thomas và Annika gào lên. Tất cả khán giả trong rạp đều nghe thấy. họ cũng gào lên theo: "Hoan hô Pippi!"
Ngồi trên rào chắn, ông giám đốc đoàn xiếc vặn 2 tay vào nhau. ông điên lên vì giận. Nhưng lực sĩ Adolf còn điên máu hơn. Suốt đời gã, chưa bao giờ gã phải chịu 1 sự xỉ nhục ghê ghớm đến thế. VÀ giờ đây gã muốn cho con bé tóc đỏ này thấy thực sự lực sĩ Adolf là 1 tay thế nào. Gã nhảy xổ tới cô bé, túm lấy nó. Nhưng Pippi cứ đứng trơ trơ như 1 tảng đá.
"Chú có thể làm tốt hơn đấy," Nó nói để động viên gã. Nhưng rồi nó vùng khỏi tay gã và nháy mắt sau, lực sĩ Adolf lại sóng xoài trên tấm thảm. Pippi đứng cạnh chờ đợi, nó chẳng fải chờ lâu. Gã gầm lên và lại xông vào nó.
"Ái chà chà, ái chà chà," Pippi nói.
Tất cả mọi người trong rạp xiếc vừa giậm chân vừa tung mũ về phía Pippi, miệng hét "Hoan hô Pippi".
Khi lực sĩ Adolf nhào tới Pippi lần thứ 3, nó bèn nâng bổng gã trên 2 cánh tay và cứ thế giơ gã trên cao đi vòng quanh sàn diễn. Đoạn nó lại đặt gã nằm nguyên chỗ.
"Nào, ông chú bé bỏng, cháu nghĩ ta dừng ở đây thôi." Nó nói, "Gì thì gì, chẳng còn trò nào thú hơn từ nãy đến giờ nữa đâu mà."
"Pippi thằng rồi! Pippi là người thắng cuộc!" tất cả mọi người trong rạp gào lên . Lực sĩ Adolf lủi rõ nhanh. Và ông giám đốc rạp xiếc buộc fải đến bên Pippi trao cho nó tờ giấy bạc 100, mặc dù trông ông như chỉ muốn ăn sống nuốt tươi nó:
"Xin mời cô bạn của tôi, xin mời , 100 đồng";
Cái này á?" Pippi khinh thường đáp. "Cháu biết làm gì với cái tờ giấy vứt đi này kia chứ? Bác cứ việc giữ lấy nó mà gói cá muối cũng được, nếu bác thik."
Đoạn nó bỏ về chỗ.
"Cái trò xiết này kéo dài đáo để." nó bảo Thomas và Annika ." Chợp mắt 1 lát cũng chẳng hại gì. Nhưng nếu có thêm trò gì mà tớ có thể giúp 1 tay, thì đánh thức tớ nhé."
Đoạn nó ngả người ra ghê và ngủ liền. Nó nằm đó mà ngáy, trong khi các chú hề, những nhà nuốt kiếm và nuôi dạy rắn biểu diễn tài nghệ của họ cho Thomas, Annika và mọi người khác trong rạp xem.
"Nhưng dẫu sao anh vẫn thấy Pippi tài nhất." Thomas rỉ tai Annika.
Pippi được kẻ trộm đến thăm
Sau bữa Pippi ra mắt ở rạp xiếc, người ở thị trấn không ai không biết cô bé khoẻ kinh khủng. Thậm chí báo chí cũng nhắc đến nó. Nhưng những người sống tại vùng khác cố nhiên không biết Pippi là ai.
1 tối mùa thu tăm nọ, có 2 gã lang thang đi trên con đường chạy qua Biệt thự Bát nháo. Đó là 2 tên trộm tồi tệ, định bụng làm 1 chuyến xuyên vùng này để nhòm ngó xem có gì xoáy được không. Chúng thấy cửa sổ Biệt thự Bát nháo đỏ và quyết định vào đó xin ít bánh ăn.
Tối hôm ấy Pippi rải tất cả số tiền vàng của mình lên sàn bếp ngồi đếm. Thật ra cô bé tính toán chẳng giỏi giang gì cho lắm, nhưng nó cứ thử. Theo thứ tự mà đếm thôi.
"... bảy mưới năm, bảy mươi sáu, bảy mươi bảy, bảy mươi tám, bảy mươi mười, bảy mươi mười một, bảy mươi mười hai, bảy mươi mười ba, bảy mươi mười bảy, bật lên trong cổ họng đúng là bảy mươi! Chúa ơi, chắc rồi cũng phải có số nào khác chứ cứ đếm mãi như thế này thì ... Ô, mình nhớ ra rồi, một trăm kẻ tư, một nghìn. Nhiều tiền thật đấy. Pippi hài lòng nói.
Vừa lúc đó có tiếng gõ cửa.
"Mời vào, hoặc cứ ở ngoài, nếu thích" Pippi gọi với ra. "Tớ chả ép ai bao giờ."
Cửa mở, cả 2 gã lang thang bước vào. Thật chẳng khó để đoán xem chúng có trố mắt lên không khi nhìn thấy 1 cô bé con tóc đỏ hoàn toàn 1 mình, đang ngồi dưới đất đếm tiền.
"Cháu ở nhà 1 mình thôi sao?" Chúng hỏi đầy mưu mô.
"Đâu có," Pippi đáp. "ông Nilsson cũng ở nhà."
2 tên trộm không hề biết ông Nilsson là 1 con khỉ nhỏ lúc này đang nằm đắp cái chăn búp bê trong chiếc giường quét sơn xanh của nó mà ngủ. Chúng nghĩ bụng ông chủ nhà tên là Nilsson, và nháy mắt cho nhau đầy ý nghĩa.
"Lát nữa ta có thể quay lại." Chúng nhầm đưa mắt bảo nhau, nhưng với Pippi chúng lại nói:
"Phải, bọn anh vào cốt để hỏi đồng hồ."
Chúng hăng đến nỗi quên cả xin bánh.
"Trai tráng lực lưỡng như các anh mà không biết đồng hồ là gì?" Pippi nói. "Chả hiểu các anh đã được dạy dỗ như thế nào? Đồng hồ là 1 vật tròn xinh xắn, luôn nói tích tắc và cứ chạy, chạy mãi mà chẳng bao giờ ra đến cửa. Nếu các anh còn câu đố nào nữa, thì xin cứ việc." Pippi khuyến khích.
2 gã lang thang cho rằng Pippi còn quá nhỏ để có thể biết giờ giấc, chúng chẳng nói chẳng rằng quay lưng bỏ ra ngoài.
"Em không đòi hỏi các anh fải đặc biệt lịch sự, nhưng chí ít các anh cũng có thể nói 1 câu cảm ơn chứ!" Pippi gọi với theo. "Chúc thượng lộ bình an!" Và nó lại quay vào đếm tiền.
Thở phào khi ra đến ngoài, 2 gã lang thang xoa tay khoái chí.
"Cậu đã thấy bao nhiêu là tiền rồi chứ? Chúa ơi!" 1 gã nói.
"Ừ, thỉnh thoảng cũng phải gặp may." gã kia đáp "Việc duy nhất bọn ta cần làm là chờ cho con bé và cái lão Nilsson ấy ngủ đi đã. Rồi ta sẽ lẻn vào, xoáy cả bọc".
Chúng ngồi xuống dưới 1 gốc dẻ trong vườn và chờ. Trời mưa, mà chúng thì đói cồn cào. Tình cảnh của chúng quả tình khốn khổ, nhưng nghĩ đến cả đống tiền, chúng vẫn vui vẻ được.
Những biệt thự xung quanh lần lượt tắt đèn, nhưng từ Biệt thự Bát nháo ánh sáng vẫn hắt ra. Cụ thể là Pippi đang tập nhảy điệu Scotland, và nó ko muốn đi ngủ chừng nào nó chưa biết chắc là nó đã nhảy thạo.
Cuối cùng, cả Biệt thự Bát nháo cũng chìm trong bóng tối.
2 gã lang thang chờ thêm 1 chốc cho chắc là ông Nilsson đã ngủ. Rồi chúng len về fía lối cửa bếp và chuẩn bị tinh thần fá khoá bằng dụng cụ nhà nghề. Nhưng 1 trong 2 gã - gã tên là Bloom - tình cờ nắm vào quả đấm cửa : thì ra cửa ko khoá.
"Chắc hẳn bọn người này không có trí khôn." Gã thì thầm với tay đồng bọn. "Có Chúa chứng giám, cửa mở."
"Càng hay cho tụi mình," gã kia đáp - gã tóc đên, vốn được đồng bọn gọi là Karlsson - Sấm sét.
Karlsson - Sấm sét bật đèn pin lên, và 2 gã lẻn vào bếp. Trong bếp không có ai. Ở buồng bên cạnh là giường của Pippi, cùng chiếc giường bé xíu của Ông Nilsson nữa.
Karlsson - Sấm sét mở cửa, thận trọng ngó vào. Trong buồn yên tĩnh, lặng lẽ, gã bèn dùng đèn pin rọi xung quanh. Khi ánh đèn rọi vào giường Pippi, cả 2 gã lang thang kinh ngạc vì không thấy gì khác ngoài 2 bàn chân kê lên gối. Như thường lệ, đầu Pippi rúc trong chăn, ở cuối chân giường.
2 tên trộm lẻn vào.
"Chắc đó là con bé" Karlsson - Sấm sét thì thảo bảo gã Bloom."Và hẳn là con bé đã ngủ say. Nhưng lão Nilsson nào ở đâu nhỉ?"
"Ông Nilsson, xin gọi cho như thế!" Giọng Pippi bình tĩnh vọng ra từ chăn. "Ông Nilsson nằm trong cái giường búp bê nhỏ tí xíu sơn xanh ấy."
2 gã lang thang hoảng sợ suýt nữa thì bỏ chạy. Nhưng rồi chúng chợt nhớ Pippi bảo rằng Ông Nilsson nằm trong giường búp bê. Dưới ánh đèn pin, chúng nhìn thấy cái giường búp bê và chú khỉ nhỏ nằm trong. Karlsson - Sấm sét không sao nhịn được cười.
"Ê Bloom," gã nói, "ông Nilsson là 1 con khỉ ranh! Ha ha ha!"
"Chứ sao, thế anh tưởng là gì?" Lại tiếng Pippi bình thản vọng ra từ dưới chăn." 1 cái máy cắt cỏ chắc?"
"Bố mẹ mày không có nhà à?" Bloom hỏi.
"Không, họ đi rồi, đi hẳn rồi."
Karlsson - Sấm sét và Bloom hoan hỉ tới mức cười khùng khục.
"Nghe đây bé con" Karlsson - Sấm sét bảo . "Lại đây nào, bọn anh muốn nói chuyện với mày."
"Không, em đang ngủ," Pippi nói. "Lại câu đố chứ gì? Vậy trước tiên các anh thử đoán xem: cái đồng hồ gì mà cứ chạy, chạy mãi, ko bao giờ ra tới cửa?"
Nhưng bây giờ Bloom cương quyết giật cái chăn khỏi giường Pippi.
"Anh có nhảu được điệu Scotland ko? Em nhảy được" Pippi hỏi và nghiêm trang nhìn vào mắt gã.
"Mày hỏi nhiều quá," Karlsson - Sấm sét bảo, " Bọn anh cũng có thể hỏi 1 chút được chứ? Tỉ như mày cất chỗ tiền ban nãy rải sàn nhà vào đâu rồi?"
"Trong vali trên nóc tủ kia kìa." Pippi đáp, trung thành với sự thật. Karlsson - Sấm sét và Bloom ngoác miệng cười.
"Anh hy vọng mày không phản đối nếu bọn anh lấy tiền đi." Karlsson - Sấm sét nói.
"Vâng, xin cứ việc." Pippi đáp." Tất nhiên là không rồi."
Bloom bèn lại gần tủ lấy chiếc vali xuống.
"Em hy vọng anh cũng không phản đối nếu em lấy lại, anh bạn nhỏ." Pippi nói. Nó tụt khỏi giường, bật đèn và tiến lại Bloom. Bloom không rõ sự thể diễn biến thế nào, nhưng một, hai, ba, chiếc vali đã lại ở trong tay Pippi.
"Đừng có đùa." Karlsson - Sấm sét tức giận nói. "Đưa chiếc vali đây!"
Gã nắm chặt cánh tay Pippi và tìm cách giật lại miếng mồi thèm khát.
"Này thì đùa này, này thì đùa này," Pippi nói và nhấc Karlsson - Sấm sét đặt lên nóc tủ. 1 phút sau Bloom cũng ngồi trên đó.
Cả 2 gã lang thang thấy sợ. Chúng bắt đầu hiểu rằng Pippi không phải là 1 con bé bình thường. Nhưng chiếc vali thu hút chúng và chúng quên cả sợ hãi.
"Một, hai, ba nào !" Karlsson - Sấm sét gầm lên, và chúng phi từ trên tủ xuống, xông vào Pippi tay đang xách chiếc vali. Nhưng Pippi đã dùng ngón tay trỏ gẩy mỗi tên bắn vào 1 góc. 2 gã chưa kịp đứng dậy thì Pippi đã lấy ra 1 sợi thừng và nhanh như chớp, trói nghiến tay chân 2 gã lại.
Giờ đây những lời nỉ non chợt tuôn ra như từ những cái miệng khác hẳn.
"Cô gái tốt bụng, quý mến ơi!" Karlsson - Sấm sét van nài. "Xin tha lỗi cho chúng tôi, chúng tôi chỉ đùa vui thôi mà. Xin cô đừng xử ác với chúng tôi. Chúng tôi chỉ là 2 kẻ lang thang khốn khổ, mò vào cốt xin chút gì ăn cho ấm bụng"
Bloom thậm chí còn rỏ ra mấy giọt nước mắt. Pippi đặt lại chiếc vali ngay ngắn trên nóc tủ. Đoạn nó quay sang đám tù binh của mình.
"Có ai trong các anh nhảy được điệu Scotland ko?"
"C....ó," Karlsson - Sấm sét nói." Tôi nghĩ cả 2 chúng tôi đều nhảy được."
"Ồ, tuyệt quá," Pippi vỗ tay nói. "Chúng mình nhảy 1 chút được chứ?" Em vừa dạy cho em xong,các anh nên biết nhé!"
"Vâng, rất hân hạnh." Karlsson - Sấm sét hơi lúng túng nói.
Thế là Pippi lấy 1 cái kéo to cắt sợi thừng mà nó đã dùng để trói các vị khách của mình.
"Nhưng chúng mình không có nhạc." Pippi lo lắng bảo.
Nhưng nó đã nảy ra 1 ý.
"Anh có thể thổi kèn trên lược được chứ?" Nó hỏi Bloom."Còn em sẽ nhảy với anh này." Nó chỉ vào Karlsson - Sấm sét.
Vâng, tất nhiên Bloom có thể thổi kèn trên lược. Gã thổi váng cả nhà. Ông Nilsson ngái ngủ ngồi bật dậy trên giường và thấy ngay Pippi đang quay vòng tròn với Karlsson - Sấm sét, Pippi nhảy hăng đến nỗi nếu ngừng lại thì nó sẽ không chịu nổi.
Cuối cùng Bloom không muốn tiếp tục thổi trên được nữa. Vì gã cả quyết rằng gã rát miệng kinh khủng. Còn Karlsson - Sấm sét thì mỏi nhừ 2 cẳng chân,gã đã lang thang cả ngày trên đường đất rồi còn gì.
"Ồ, ông anh thân mến, chỉ 1 tẹo nữa thôi mà," Pippi nài và tiếp tục nhảy. Bloom và Karlsson - Sấm sét chẳng còn cách nào khác là tiếp tục.
Đến 3h sáng, Pippi bảo:
"Ôi, em có thể nhảy đến tận thứ 5 cũng được. Nhưng có lẽ các anh đã mệt và đói rồi."
Đúng quá, mặc dù 2 gã hầu như chẳng dám hé răng. Nhưng Pippi đã lấy từ kho thực phẩm ra nào là bánh mì, pho mát, bơ, đùi lợn muối, thịt rán để nguội, và sữa. Rồi cả bọn ngồi vào bàn ăn. Bloom, Karlsson - Sấm sét và Pippi, cả bọn ăn no gần vỡ bụng. Pippi rót ít sữa vào 1 bên tai nó.
"Chống thủng màng nhĩ tốt lắm đấy," nó nói.
"Cô bé đáng thương, em bị thủng màng nhĩ đấy sao?" Bloom hỏi.
" Không," Pippi đáp, "nhưng biết đâu sẽ có lúc."
Cuối cùng cả 2 gã lang thang đứng dậy, hết sức cảm ơn về bữa ăn và xin phép được chia tay.
"Các anh đến đây mới vui làm sao. Các anh phải đi thật rồi à?" Pippi tiếc rẻ nói. "Em chưa từng thấy ai có thể nhảy điệu Scotland tài như anh, viên kẹo nhỏ của em ạ" nó bảo Karlsson - Sấm sét. Còn với Bloom, nó nói: "Hãy tập thổi lược thật chăm vào, rồi anh sẽ thấy không bị rát miệng nữa."
Đúng lúc 2 gã ra đến cửa, Pippi chạy bổ theo, trao cho mỗi tên 1 đồng tiền vàng.
"Các anh đã kiếm được chúng 1 cách chính đáng." Nó nói.
Pippi vẫn cứ ở Biệt thự Bát nháo
Thị trấn nhỏ trông thật xinh đẹp và ấm cúng với những con đường lát đá, những ngôi nhà thấp bé và những mảnh vườn đầy những luống hoa tươi. Bất kỳ ai tới thị trấn cũng nhận thấy ngay cuộc sống nơi đây êm ả và dễ chịu. Ngoài Bảo tàng Quê hương và Gò Đá, thị trấn không có danh lam thắng cảnh nào khác. Chỉ vỏn vẹn hai thứ đó thôi. Thế mà vẫn có cái đáng xem đấy nhé! Người dân trong thị trấn đã cho gắn những tấm biển chỉ đường quy củ và rõ ràng nhằm hướng dẫn khách tham quan.
Trên một tấm biển đề dòng chữ cái to tướng: Bảo tàng Quê hương, kèm hình mũi tên. Trên tấm biển khác lại đề:
ĐƯỜNG ĐẾN GÒ ĐÁ
Và còn một tấm biển nữa, trên đề: Đường đến Biệt thự Bát nháo. Tấm biển này mới được treo lên thôi. Chẳng là vì thời gian gần đây có rất nhiều người tới thị trấn hỏi đường đến Biệt thự Bát nháo, thậm chí số người này còn đông hơn cả đám du khách muốn tham quan Bảo tàng Quê hương và Gò Đá nữa kia.
Vào một ngày hè đẹp trời, có người đàn ông nọ đánh ôtô đến thị trấn. Vốn sinh sống tại một thành phố lớn, ông ta tự cho mình là sang trọng và quý phái hơn các cư dân thị trấn bé tí tẹo này. Của đáng tội, ông ta có chiếc ôtô rất sang, bản thân cũng rất bảnh choẹ với đôi giày bóng loáng và nhẫn vàng to bự trên tay. Vậy nên có lẽ cũng chẳng có gì lạ khi ông ta tin rằng mình là một người cực kỳ sang trọng và quý phái. Khi lái xe qua những con phố của thị trấn, ông ta nhấn còi inh ỏi cốt để thiên hạ đều nghe và biết rằng ông ta đã đến.
Trông thấy những tấm biển chỉ đường, quý ông sang trọng này nhếch mép cười.
“Bảo tàng Quê hương ư? Không, xin kiếu,” ông ta tự nhủ. “Mình không hiếu kỳ đến thế.”
“Đường đến Gò Đá,” ông ta đọc sang tấm biển khác, “có vẻ khá hơn rồi đấy!”
“Nhưng mẹ kiếp, cái quỷ nợ gì thế này,” ông ta nói khi trông thấy tấm biển thứ ba. “Đường đến Biệt thự Bát nháo… tên với chả tuổi!”
Ông ta suy nghĩ giây lát. Một cái biệt thự không thể là một điểm tham quan sánh ngang Bảo tàng Quê hương và Gò Đá được. Hẳn tấm biển này được treo lên vì một lý do gì khác, ông ta nghĩ. Cuối cùng ông ta cũng nghĩ ra một lời giải đáp thoả đáng. Dĩ nhiên rồi, ngôi biệt thự đang được rao bán. Tấm biển nhằm chỉ đường cho những ai muốn mua biệt thự. Từ lâu rồi, ông ta vẫn nuôi ý định tìm mua một căn nhà trong một thị trấn nho nhỏ, đỡ ồn ào hơn thành phố lớn. Cố nhiên ông ta sẽ không sống ở đó thường xuyên, nhưng thỉnh thoảng có thể đánh xe về để nghỉ ngơi. Vả lại, trong một thị trấn nhỏ như thế này, thiên hạ càng dễ nhận thấy ông ta thực ra là một con người sang trọng, quý phái đến nhường nào. Ông ta bèn quyết định đến ngay Biệt thự Bát nháo xem thử.
Chỉ cần đi theo hướng mũi tên, người đàn ông sang trọng lái xe đến tít đầu bên kia của thị trấn và trông thấy thứ mình tìm. Tại đó, trên tường rào vẹo vọ nguệch ngoạc dòng chữ đỏ:
BIỆT THỰ BÁT NHÁO
Phía sau tường rào là một khu vườn hoang với những cây cổ thụ bám đầy rêu, có khi không cắt xen, còn hoa cứ chen nhau mọc thả cửa. Sâu tít trong vườn là một ngôi nhà – ôi chao, ôi chao, nhà cửa gì mà lạ! Trông xập xệ như thế sẽ sụp xuống bất cứ lúc nào. Người đàn ông sang trọng trân trối nhìn ngôi nhà, rồi bất giác rên lên một tiếng. Trên hàng hiên đứng lù lù một con ngựa. Trời ạ! Ông ta không quen thấy ngựa đứng trên hàng hiên, bởi vậy nên mới rên lên.
Trên cầu thang dẫn lên hàng hiên có ba đứa trẻ đang ngồi phơi nắng. Đứa con gái ngồi giữa mặt đầy tàn nhang, hai bím tóc đỏ vểnh ngược trên đầu. Bên trái nó là một cô bé xinh đẹp với những lọn tóc quăn vàng, mặc váy kẻ ca rô xanh lơ, bên phải nó một cậu bé đầu chải mượt. Một con khỉ ngồi trên vai con bé tóc đỏ.
Người đàn ông sang trọng nghĩ ngợi. Hẳn ông ta đã tới nhầm địa chỉ. Có lẽ chẳng ma nào dám có ý định bán một ngôi nhà cũ nát như thế này!
“Nghe đây, lũ nhóc!” Ông ta gọi to. “Có đúng cái túp lều tã này là Biệt thự Bát nháo không?”
Con bé tóc đỏ ngồi giữa đứng lên, đủng đỉnh đi ra phía tường rào. Hai đứa kia theo sau.
“Không mở miệng ra được à?” Người đàn ông sang trọng hỏi trước khi con bé tóc đỏ đến bên tường rào. “Có đúng túp lều tã này là Biệt thự Bát nháo không?”
“Cháu còn phải nghĩ đã,” con bé tóc đỏ đáp và nhăn trán vẻ suy nghĩ. “Bảo tàng Quê hương chăng… không! Gò Đá chăng… cũng không! A, cháu nghĩ ra rồi!” Nó reo to. “Đây đúng là Biệt thự Bát nháo!”
“Không biết đường mà đáp lời cho tử tế hay sao hả?” Người đàn ông sang trọng nói và xuống xe. Dù thế nào ông ta cũng vẫn muốn quan sát ngôi nhà gần hơn.
“Đương nhiên ta có thể dỡ bỏ nó đi và xây vào đó một ngôi nhà mới,” ông ta lẩm bẩm tự nhủ.
“Ồ vâng, chúng ta sẽ làm ngay,” con bé tóc đỏ reo lên và đưa tay giặt phăng luôn mấy tấm ván trên chái nhà.
Nhưng người đàn ông sang trọng không để tai nghe nó. Nói chung ông ta chẳng mảy may quan tâm đến trẻ con, vả lại ông ta còn đang bận suy nghĩ. Khu vườn tuy có hoang tàn thật nhưng vẫn hấp dẫn và đáng yêu dưới ánh mặt trời. Nếu người ta xây một ngôi nhà mới, cho xén cỏ, dọn quang những con đường vườn và trồng những loài hoa thích hợp, thì thậm chí một quý ông sang trọng cũng có thể dọn đến đây ở được. Nghĩ vậy ông ta bèn quyết định mua Biệt thự Bát nháo.
Ông ta nhìn ngắm xung quanh xem có cần phải sửa chữa thêm gì không. Cố nhiên phải dẹp những cây cổ thụ bám đầy rêu kia đi. Ông ta khinh khỉnh nhìn một cây sồi già gốc lớn, thân sù sì, tán lá xoè rộng trên nóc Biệt thự Bát nháo.
“Sẽ đốn bỏ nó đi,” ông ta nói dứt khoát.
Cô bé xinh đẹp mặc váy ca rô xanh lơ bật kêu lên:
“Ôi, Pippi, cậu nghe thấy gì không?” Cô bé hoảng sợ hỏi.
Con bé tóc đỏ vẫn vô tư nhảy tưng tưng trên con đường vườn.
“Như ta đã nói, cây sồi già mục ruỗng kia sẽ bị đốn bỏ,” người đàn ông nhắc lại.
Cô bé mặc váy ca rô xanh lơ giơ hai bàn tay về phía ông ta vẻ cầu xin.
“Ô không, xin bác đừng làm thế!” cô bé nói. “Cái cây đang đẹp như vậy, trèo lên đấy rất sướng. Hơn nữa trong thân cây lại rỗng, có thể chui vào chơi được.”
“Vớ vẩn,” người đàn ông sang trọng nói, “ta không leo trèo trên cây bao giờ, điều đó hẳn đã rõ.”
Lúc này cậu bé đầu chải mượt cũng bước đến, nét mặt lo lắng.
“Vâng, nhưng trong thân cây mọc những chai nước chanh ạ,” cậu nói. “Cả sôcôla nữa. Luôn vào những ngày thứ Năm.”
“Nghe đây, lũ nhóc, ta e rằng các cô cậu đã ngồi phơi nắng quá lâu đấy,” người đàn ông sang trọng nói, “nên xem ra đầu óc lú lẫn hết cả rồi. Nhưng điều đó không can hệ gì đến ta. Ta đang có ý định mua mảnh đất này. Mấy nhóc có thể nói cho ta biết ta có thể tìm gặp chủ ngôi nhà ở đâu không?”
Cô bé mặc váy kẻ ca rô xanh lơ bắt đầu khóc, còn cậu bé tóc chải mượt chạy đến bên con bé tóc đỏ vẫn đang mải nhảy tưng tưng.
“Pippi,” cậu bé nói, “cậu không nghe ông ta vừa nói gì à? Sao cậu không làm gì cả thế?”
“Có thật tớ không làm gì không?” Con bé tóc đỏ vặn lại. “Tớ đang nhảy để giữ nhà đấy chứ. Cậu thử nhảy đi rồi sẽ biết người ta làm gì trong khi nhảy.”
Nó bước đến trước mặt người đàn ông sang trọng.
“Cháu tên là Pippi Tất dài, còn đây là Thomas và Annika. Chúng cháu có thể giúp bác điều gì ạ? Một ngôi nhà cần dỡ bỏ, một cái cây cần đốn đi, hay những gì gì khác cần sửa chữa chăng? Bác chỉ cần bảo một tiếng thôi.”
“Ta không quan tâm mấy nhóc tên gì,” người đàn ông sang trọng nói. “Điều duy nhất ta muốn biết là ta có thể tìm gặp chủ ngôi nhà ở đâu. Ta muốn mua nó.”
Con bé tóc đỏ tên là Pippi Tất dài lại quay ra nhảy nhót.
“Bà chủ nhà đang bận,” nó vừa nhảy rất hăng vừa nói. “Bận kinh khủng lên được.” Nó nhảy xung quanh người đàn ông sang trọng. “Nhưng xin mời ông ngồi và đợi một chốc, cô ấy đến ngay thôi.”
“Cô ấy?” Người đàn ông sang trọng hài lòng nói. “Ngôi nhà thảm hại này là của một phụ nữ sao? Càng hay. Đàn bà thì biết gì về chuyện làm ăn. Hãy hy vọng là ta sẽ mua được tất cả chỗ này với cái giá rẻ mạt.”
“Hy vọng thế,” Pippi Tất dài đáp.
Và bởi không có chỗ nào khác để ngồi, người đàn ông kia thận trọng ngồi xuống bậc tam cấp dẫn lên hành lang. Con khỉ nhỏ nôn nóng chạy ngang dọc trên lan can hàng hiên. Thomas và Annika, hai đứa trẻ xinh đẹp tóc óng mượt đứng cách đó một quãng, sợ hãi nhìn ông ta.
“Các cô cậu sống ở đây à?” người đàn ông sang trọng hỏi.
“Không ạ, chúng cháu sống ở nhà bên cạnh,” Thomas đáp.
“Nhưng ngày nào chúng cháu cũng sang đây chơi,” Annika rụt rè thêm.
“Phải, giờ thì hẳn chuyện đó sẽ chấm dứt. Ta không muốn bọn trẻ con chạy loăng quăng trong vườn nhà mình. Đối với ta, trẻ con là thứ tệ hại nhất.”
“Cháu cũng nghĩ thế,” Pippi ngừng nhảy. “Người ta nên bắn bỏ hết lũ trẻ con đi.”
“Sao cậu có thể nói năng như vậy được?” Thomas tự ái nói.
“Đúng, lẽ ra người ta nên bắn bỏ hết lũ trẻ con,” Pippi tiếp. “Nhưng việc đó không thể được. Vì nếu như thế thì làm sao chúng lớn lên thành những ông bác nhỏ đáng yêu được nữa. Mà người ta không thể không cần những ông bác.”
Người đàn ông sang trọng ngắm nhìn mái tóc đỏ của Pippi và quyết định nhân lúc ngồi chờ trêu chọc nó một chút.
“Nhóc con, có biết sự giống nhau giữa cháu và một que diêm vừa mới quẹt lửa lên là gì không hả?” Ông ta hỏi.
“Không ạ,” Pippi đáp. “Nhưng từ lâu cháu vẫn muốn biết điều ấy.”
Người đàn ông sang trọng giật mạnh bím tóc của Pippi.
“Đó, thấy chưa, cả hai đều có lửa cháy trên đầu. Hahaha!”
“Người ta phải biết lắng nghe nhiều điều, trước khi rụng cả hai tai,” Pippi nói. “Sao cháu lại không nghĩ ra điều ấy sớm hơn nhỉ.”
Người đàn ông sang trọng ngắm nhìn nó và nói:
“Ta thật sự tin rằng cháu là đứa trẻ xấu xí nhất mà ta từng thấy!”
“Ồ,” Pippi đáp, “bác cũng chẳng xinh đẹp đến nỗi khi trông thấy bác người ta phải nhảy lên vì thán phục.”
Người đàn ông sang trọng trông có vẻ tự ái, nhưng không nói gì. Pippi đứng yên giây lát, liếc xéo ông ta.
“Này bác,” cuối cùng nó nói, “bác biết giữa bác và cháu có gì giống nhau không?”
“Giữa ta và cháu ư? Hy vọng giữa hai ta chẳng có gì giống nhau.”
“Thế mà có đấy,” Pippi nói, “cả hai chúng ta đều quá lắm lời. Trừ cháu.”
Thomas và Annika khẽ cười khúc khích. Người đàn ông sang trọng mặt đỏ tía lên.
“Chà, hoá ra con này muốn láo!” Ông ta gầm lên. “Để ta tẩn cho một trận xem còn dám láo nữa thôi.”
Ông ta giơ cánh tay mập ù định túm lấy Pippi, nhưng nó đã nhanh chân né sang bên, và chỉ tích tắc sau nó đã nhảy phắt lên cây sồi thân rỗng. Người đàn ông sang trọng há hốc mồm kinh ngạc.
“Bao giờ chúng ta bắt đầu nện nhau đây?” Pippi vừa hỏi vừa tìm tư thế ngồi thoải mái trên một cành cây.
“Ta đợi được,” người đàn ông sang trọng nói.
“Tốt lắm, chả là cháu có ý định ở lại trên này đến giữa tháng Mười một cơ.”
Thomas và Annika vỗ tay cười. Nhưng lẽ ra chúng không nên làm thế. Bởi lúc này người đàn ông sang trọng tức giận kinh khủng, và vì không tóm được Pippi, ông ta bèn nắm lấy cổ áo Annika mà quát:
“Vậy thì mi sẽ phải nếm đòn. Xem ra mi cũng đáng được nện cho một trận lắm.”
Cả đời Annika chưa bao giờ bị đánh đòn, cô bé hoảng sợ kêu thét lên một tiếng xé lòng. Thịch! Pippi nhảy từ trên cây xuống, và xông thẳng đến trước người đàn ông sang trọng.
“Ồ không,” nó nói. “Trước khi chúng ta bắt đầu nện nhau, có lẽ cháu chăm sóc bác một chút thì tốt hơn.”
Nói là làm. Pippi túm lấy chỗ eo lưng béo múp của người đàn ông sang trọng và tung ông ta mấy lần lên không trung, đoạn nó vác ông ta ra ôtô, quẳng lên ghế sau xe.
“Cháu nghĩ để lần khác chúng ta sẽ dỡ bỏ ngôi nhà,” nó nói. “Mỗi tuần cháu dỡ các ngôi nhà một lần, nhưng không bao giờ vào thứ Sáu cả. Tại cháu còn bận làm tổng vệ sinh nhà hàng tuần. Vì thế cháu luôn làm như sau: thứ Sáu hút bụi ngôi nhà, để thứ Bảy thì dỡ bỏ. Mọi việc đều có thời điểm của nó.”
Người đàn ông sang trọng chật vật bò lên ghế bên tay lái và phóng xe như điên, bỏ chạy. Ông ta vừa sợ hãi vừa tức giận, lại bực vì chưa gặp được nữ chủ nhân của cái Biệt thự Bát nháo ấy. Vì ông ta rất muốn mua ngôi biệt thự và tống cổ lũ nhãi ranh khốn kiếp ra khỏi đó.
Lát sau ông ta gặp một trong những viên cảnh sát của thị trấn, bèn đỗ xe lại và hỏi:
“Anh có thể chỉ đường cho tôi tìm gặp nữ chủ nhân của Biệt thự Bát nháo được không?”
“Rất sẵn lòng,” viên cảnh sát đáp và leo tót lên xe. “Ông hãy chạy xe tới Biệt thự Bát nháo.”
“Không, cô ta không có ở đấy,” người đàn ông sang trọng nói.
“Có chứ, nhất định cô ta đang ở đấy,” viên cảnh sát khăng khăng.
Người đàn ông sang trọng cảm thấy yên tâm vì có viên cảnh sát đi cùng, bèn lái xe quay lại Biệt thự Bát nháo theo lời khuyên của anh ta. Ông ta muốn gặp bằng được người đàn bà ấy.
“Nữ chủ nhân của Biệt thự Bát nháo kia kìa,” viên cảnh sát chỉ về phía ngôi nhà.
Người đàn ông sang trọng nhìn theo hướng anh ta chỉ. Ông đưa tay ôm trán và rên lên. Vì con bé tóc đỏ ấy, cái con bé Pippi Tất dài kinh khủng ấy, đang đứng lù lù trên hàng hiên, bồng con ngựa trên tay. Con khỉ ngồi vắt vẻo trên vai nó.
“Ê, Thomas và Annika ơi, tụi mình tranh thủ cưỡi ngựa một tí trước khi tên đầu cư nhà đất tiếp theo mò đến đi!”
“Phải gọi là đầu cơ,” Annika sửa lại.
“Đó là… là nữ chủ nhân của ngôi biệt thự sao?” Người đàn ông sang trọng hỏi, giọng rất chi yếu ớt. “Nhưng đó chỉ là một con bé con thôi mà.”
“Phải,” viên cảnh sát đáp, “đó chỉ là một cô bé con. Cô bé khoẻ nhất thế giới. Nó sống hoàn toàn một mình ở đấy.”
Lúc này con ngựa chở ba đứa trẻ trên lưng phi ra bờ rào vườn. Pippi nhìn xuống người đàn ông sang trọng và nói:
“Này bác, ban nãy chúng ta chơi đố nhau đến là vui. Cháu vẫn còn một câu đố đấy. Đố bác giữa con ngựa của cháu và con khỉ của cháu có gì khác nhau?”
Thực ra người đàn ông sang trọng chẳng còn tâm trí nào mà giải đố, nhưng ông ta nể sợ Pippi tới mức không dám từ chối trả lời.
“Giữa con ngựa của cháu và con khỉ của cháu có gì khác nhau ư?” ông ta nói. “Không, quả thực ta không biết.”
“Chà, cũng khá là phức tạp đấy,” Pippi nói. “Nhưng cháu muốn cho bác một gợi ý nho nhỏ. Nếu bác trông thấy hai con cùng đứng dưới một gốc cây, rồi một con bắt đầu trèo lên cây, thì con ấy không phải là con ngựa.”
Người đàn ông sang trọng nhấn ga, lao xe bỏ chạy như điên.
Không bao giờ, không bao giờ ông ta còn ló mặt đến thị trấn nữa.
Pippi động viên Bà dì Laura
Một chiều nọ Pippi đi loanh quanh trong vườn đợi Thomas và Annika. Nhưng mãi vẫn chẳng thấy Thomas và Annika đâu, nó bèn quyết định sang nhà bên ấy tìm. Thomas và Annika đang ngồi trong ngôi nhà vườn nhỏ. Nhưng không chỉ có mình chúng. Bà Settergren - mẹ chúng – cũng đang ngồi đấy cùng với khách là một bà dì cao tuổi dễ mến. Họ đang nhâm nhi ly cà phê, còn Thomas và Annika uống nước quả ép. Hai đứa chạy ra đón Pippi.
“Có bà dì Laura đến chơi,” Thomas giải thích, “vì vậy chúng tớ không sang nhà cậu được.”
“Ồ, trông bà thật dễ mến,” Pippi nói và nhòm vào trong nhà vườn. “Tớ muốn trò chuyện với bà một tí mới được. Tớ khoái những bà dì già tốt bụng kinh khủng.”
Trông Annika có vẻ lo lắng.
“Có… có lẽ tốt hơn là cậu đừng nói gì nhiều,” cô bé bảo. Vì Annika sực nhớ trong một lần tham dự một bữa tiệc ngọt tại nhà Annika, Pippi đã nói lắm đến mức mẹ của Annika rất bực với Pippi. Mà Annika lại không muốn ai bực với Pippi, người bạn yêu quý của nó cả.
“Tớ không nên nói chuyện với bà ấy sao?” Pippi tự ái hỏi. “Có đấy, tớ sẽ nói, cậu hãy tin như thế đi. Cần niềm nở với khách đến chơi nhà chứ lại. Nếu tớ cứ ngồi im như thóc thì biết đâu bà ấy sẽ cho rằng tớ ghét bà ấy.”
“Ừ, nhưng cậu có chắc là cậu biết cách nói chuyện với những bà dì không đã?” Annika hỏi.
“Làm họ vui. Phải làm cho họ vui vẻ lên,” Pippi nhấn mạnh. “Và bây giờ tớ muốn làm như vậy.”
Nó đi vào nhà vườn. Thoạt tiên nó khẽ nhún chân chào bà Settergren. Đoạn nó nhướng cao đôi lông mày ngắm nhìn bà lão Laura.
“Không lẽ nào, hãy nhìn dì Laura mà xem,” nó thốt lên. “Xinh đẹp chưa từng thấy! Cho cháu xin một ít nước quả được không ạ? Để cháu khỏi khát khô cổ họng khi chúng ta trò chuyện với nhau.”
Câu sau nó nói với mẹ của Thomas và Annika. Bà Settergren vừa rót cho Pippi một ly nước quả vừa nói:
“Với bọn trẻ con thì chỉ nên nhìn chứ không nên nghe chúng.”
“Ha, thiên hạ phải có cả mắt lẫn tai, cháu hy vọng thế,” Pippi nói. “Cứ cho là nhìn cháu thật thích mắt, thì để đôi tai vận động một tí cũng tốt chứ sao. Một số người cho rằng tai chỉ dùng để vẫy mà thôi.”
Bà Settergren không bận tâm đến Pippi nữa, mà quay sang bà dì già.
“Dạo này sức khoẻ dì thế nào ạ, thưa gì?” Bà hỏi đầy quan tâm.
Bà dì già tỏ vẻ lo lắng:
“Ôi chao, tồi tệ lắm. Dì rất nóng nảy, cái gì cũng làm dì cáu bẳn.”
“Y như bà nội cháu,” Pippi nói, tay nhúng một miếng bánh mỳ sấy khô vào ly nước quả. “Bà nội rất chi là nóng nảy, một việc cỏn con cũng khiến bà nổi giận. Nếu bà đi ra phố mà bị một viên gạch rơi trúng đầu, thì lập tức bà nhảy choi choi lên mà la hét ầm ĩ, khiến ai không biết cứ tưởng vừa có tai họa gì xảy ra không bằng! Bà và bác thử hình dung xem, một lần bà nội đi dạ hội với bố cháu, hai người cùng nhảy điệu Polka. Bố rất khoẻ, bố chợt lẳng bà ra xa đến nỗi bà bay vèo qua phòng dạ hội, rơi chính giữa chiếc đàn ghita bass. Thế là bà bắt đầu nổi cơn tam bành, tru tréo ầm ĩ. Bố bèn ẵm bà lên hai tay và cứ thế chìa bà ra khỏi cửa sổ tầng bốn, cốt để bà nguôi bớt cơn nóng giận và bình tĩnh lại. Nhưng đừng có tưởng bở nhé! ‘Bỏ ta xuống mau!’ bà gào lên. Cố nhiên bố làm theo. Và biết nói thế nào với bà và bác đây… như thế cũng lại trái ý bà cháu. Bố cháu bảo chưa từng có một bà già nào động một tí là nhặng xị lên như bà. Thế đấy, thật chẳng dễ dàng gì với những người thần kinh không ổn định.” Pippi nói giọng thương cảm và lại nhúng một miếng bánh mỳ sấy khô nữa vào nước quả.
Thomas và Annika lo lắng nhấp nhổm trên ghế. Bà dì Laura lắc đầu, còn bà Settergren vội nói:
“Chúng cháu hy vọng sức khoẻ dì sẽ mau chóng khá hơn, thưa dì Laura.”
“Ồ vâng, cháu tin chắc như thế,” Pippi nói giọng an ủi. “Bà cháu cũng mau chóng khá lên. Bà trở nên vui tươi và khoẻ khoắn thật sự. Vì bà đã uống thuốc an thần.”
“Đó là loại thuốc an thần gì vậy?” Bà dì Laura hỏi đầy quan tâm.
“Bả cáo ạ,” Pippi đáp, “một thìa gạt bả cáo. Có thể nói đó chính là loại thuốc thích hợp. Sau đợt điều trị này bà ngồi im suốt năm ngày liền, không nói một câu. Im như thóc. Khỏi bệnh hoàn toàn! Tịnh không nhảy dựng lên hay la hét nữa. Các viên gạch cứ tha hồ rơi trúng đầu bà, bà vẫn ngồi yên và cảm thấy cực kỳ dễ chịu. Cho nên nhất định bà sẽ khoẻ lại thôi, thưa bà Laura. Vì, như đã nói, bà nội cháu cũng đã bình phục.”
Thomas rón rén đến bên bà dì, thì thầm vào tai bà:
“Bà đừng để tâm làm gì bà ạ. Bạn ấy chỉ tưởng tượng ra như thế, chứ bạn ấy làm gì có bà nội.”
Tai Pippi cực thính nên nó nghe hết những gì Thomas vừa nói.
“Thomas hoàn toàn có lý,” nó bảo. “Cháu không có bà nội. Đơn giản là bà không tồn tại trên đời. Vì thế bà càng chẳng có lý do gì để nóng tính đến phát khiếp lên như vậy!”
Bà Laura quay sang bà Settergren:
“Cháu biết không, hôm qua dì đã chứng kiến một việc kỳ quặc…”
“Nhưng nhất định việc ấy không thể kỳ quặc bằng những gì cháu đã chứng kiến ngày hôm kia,” Pippi cam đoan. “Cháu ngồi trên tàu hoả, và khi tàu đang chạy hết tốc độ thì một con bò cái bỗng từ đâu bay vèo vào qua cửa sổ tàu để ngỏ, đằng đuôi con bò đeo một chiếc va li du lịch to tướng. Con bò ngồi xuống chiếc ghế ngay trước mặt cháu và bắt đầu giở cuốn giờ tàu ra xem xem khi nào thì tàu đến Falkoeping. Đúng lúc đó cháu đang ăn bánh mỳ bơ – cháu có rất nhiều bánh mỳ bơ kẹp cá muối và xúc xích – cháu nghĩ có lẽ con bò đói bụng, bèn mời nó một chiếc. Nó cầm một chiếc bánh kẹp cá muối và chén sạch.”
Pippi ngừng kể.
“Chuyện này quả là kỳ quặc,” bà Laura vui vẻ nhận xét.
“Vâng, tìm đâu cho thấy một con bò cái kỳ quặc như nó chứ!” Pippi nói. “Làm sao hình dung nổi nó lại đi chọn bánh mỳ kẹp muối, trong khi còn đầy bánh mỳ kẹp xúc xích!”
Bà Settergren và người dì uống thêm cà phê, còn lũ trẻ uống thêm nước quả.
“Chuyện dì đang định kể thì cô bạn nhỏ này xen ngang là chuyện hôm qua dì có một cuộc gặp gỡ nực cười…” Bà Laura bắt đầu.
“Nếu nói về gặp gỡ nực cười thì chắc chắn cả nhà sẽ rất vui khi nghe câu chuyện của Agaton và Theodor. Một ngày nọ, khi tàu của bố và cháu đến Singapore, tàu cần thêm một thuỷ thủ. Thế là Agaton được tuyển vào. Agaton cao hai mét rưỡi, gầy đến nỗi khi chú ấy bước tới, xương cốt cứ kêu cọt kẹt như đuôi một con rắn hổ mang đang cơn tức giận vậy. Tóc Agaton đen nhánh như cánh quạ, dài chấm thắt lưng, răng thì có mỗi một cái. Nhưng chính vì thế mà cái răng này dài xuống tận cằm. Bố thấy Agaton quá ư xấu xí nên thoạt đầu không muốn nhận chú ấy lên tàu, nhưng rồi bố lại bảo chú ấy có thể rất được việc khi bố cần đem ra để doạ bầy ngựa. Thế rồi chúng cháu đi tiếp sang Hongkong. Tại đó tàu lại cần lấy thêm một thuỷ thủ. Và đến lượt Theodor được nhận vào. Chú này cao hai mét rưỡi, tóc đen cánh quạ dài ngang thắt lưng, trong mồm độc nhất một cái răng. Agaton và Theodor quả là giống nhau kinh khủng. Đặc biệt là Theodor. Đơn giản là họ giống nhau như hai anh em sinh đôi vậy.”
“Buồn cười nhỉ,” bà Laura nói.
“Buồn cười ư?” Pippi hỏi. “Có gì mà buồn cười ạ?”
“Họ giống nhau đến thế cơ mà,” bà Laura đáp. “Buồn cười quá còn gì!”
“Không, có chút gì buồn cười đâu ạ,” Pippi nói. “Vì họ là anh em sinh đôi. Cả hai người. Thậm chí là anh em sinh đôi từ khi mới lọt lòng mẹ.”
Nó nhìn bà Laura với ánh mắt gần như trách móc.
“Cháu không hiểu ý bà, thưa bà Laura. Có gì đáng hỏi và đáng tranh cãi đâu, nếu tình cờ hai kẻ sinh đôi đáng thương trông lại giống nhau? Họ có tội tình gì đâu. Bà yêu quý ơi, bà đừng tin rằng trên đời này có ai đó lại tình nguyện muốn giống với Agaton. Cũng không muốn giống Theodor.”
“Được, vậy thế sao cháu lại nói về một cuộc gặp gỡ nực cười?” Bà Laura thắc mắc.
“Nếu trong bữa cà phê này cháu cũng đến lượt được mở miệng, thì cháu muốn kể cho cả nhà nghe về sự gặp gỡ nực cười. Vâng, cả nhà có tưởng tượng nổi không, cả Agaton và Theodor đều có một điểm rất khác thường. Ấy là khi đi, ngón chân cái của họ quặp vào trong. Hễ họ bước là ngón cái chân phải lại va vào ngón cái chân trái. Đó chẳng phải là cuộc gặp gỡ rất buồn cười sao? Ngay các ngón chân cái cũng tự thấy buồn cười nữa là.”
Pippi nhặt thêm một miếng bánh mỳ sấy nữa. Bà Laura đứng dậy toan ra về.
“Nhưng dì còn định kể về cuộc gặp gỡ kỳ quặc ngày hôm qua cơ mà, thưa dì Laura?” Bà Settergren nói.
“Dì nghĩ thôi để khi khác dì sẽ kể các cháu nghe sau.” Bà Laura đáp. “Ngẫm cho kỹ thì dì thấy ngoài ra chuyện đó cũng chẳng có gì kỳ quặc lắm nữa.”
Bà chia tay với Thomas và Annika. Đoạn bà xoa mớ tóc đỏ của Pippi.
“Chào cháu gái bé bỏng. Cháu có lý. Bà nghĩ rằng bà đã bắt đầu cảm thấy khoẻ ra. Bà không còn nóng nảy bồn chồn nữa.”
“Ôi, cháu thấy vui quá!” Pippi nói và xiết chặt bàn tay bà Laura. “Mà bà ơi, bà biết không, bố cháu đã rất hài lòng khi nhận thêm chú Theodor lên tàu ở Hongkong. Vì bố nói rằng từ nay bố có thể hù doạ gấp đôi số ngựa.”
Pippi phát hiện một Xìpung
Một sáng nọ, như thường lệ, Thomas và Annika chạy xộc vào bếp nhà Pippi và gọi lớn: “Chúc buổi sáng tốt lành!”, nhưng không có tiếng đáp lại. Pippi đang ngồi chễm chệ trên bàn bếp, tay bế con khỉ nhỏ là Ông Nilsson, môi nở nụ cười mãn nguyện.
“Chúc cậu buổi sáng tốt lành,” Thomas và Annika lặp lại.
“Các cậu thử hình dung xem,” Pippi mơ màng nói, “các cậu hãy thử hình dung tớ đã phát hiện ra một thứ này nhé. Chính tớ chứ không phải ai khác!”
“Cậu đã phát hiện ra cái gì cơ?” Thomas và Annika hỏi. Chúng không hề ngạc nhiên, bởi bao giờ mà Pippi chẳng phát hiện ra một thứ gì đó. Nhưng chúng muốn biết lần này là thứ gì. “Cậu phát hiện thấy gì vậy, hả Pippi”
“Một từ mới,” Pippi đáp, mắt sáng ngời sung sướng nhìn Thomas và Annika. “Một từ mới toe!”
“Từ gì thế?” Thomas hỏi.
“Một từ tuyệt vời,” Pippi đáp. “Một trong những từ hay nhất mà tớ từng nghe.”
“Thì cậu hãy nói ra đi nào!” Annika giục.
“Xìpung!” Pippi dõng dạc, vẻ đắc thắng.
“Xìpung?” Thomas không hiểu. “Từ ấy có nghĩa gì?”
“Giá mà tớ biết được!” Pippi đáp. “Điều duy nhất tớ biết là nó không có nghĩa là máy hút bụi.”
Thomas và Annika suy nghĩ một lát. Cuối cùng Annika bảo:
“Nhưng nếu cậu không biết nghĩa của từ đó, thì nó chẳng có ích gì cả!”
“Ừ, đó chính là điều khiến tớ bực mình,” Pippi thừa nhận.
“Ai là người đầu tiên tìm ra ý nghĩa của tất cả các từ nhỉ?” Thomas thắc mắc.
“Hình như là một đống các cụ giáo sư,” Pippi nói. “Và quả thật có thể nói các cụ ấy quá ư kỳ cục. Họ nghĩ ra những từ mới quái làm sao! Nào là cái chậu, cọc gỗ, sợi dây và tất cả những từ đại loại như thế… Không ai hiểu nổi họ moi chúng từ đâu ra. Vậy mà Xìpung, một từ thực sự tuyệt vời, họ lại chẳng nghĩ ra được. May mắn làm sao tớ lại phát hiện ra nó! Và nhất định tớ sẽ còn tìm cho ra ý nghĩa của nó.”
Nó ngẫm nghĩ một lúc.
“Xìpung! Liệu đó có thể là mũi nhọn của một cán cờ quét sơn xanh lơ không nhỉ?” Nó rụt rè lên tiếng.
“Làm gì có cán cờ nào mà lại quét sơn màu xanh lơ?” Annika nói.
“Ừ, cậu có lý. Thế thì quả là tớ chẳng biết sao nữa. Hay đó có thể là tiếng dộng khi người ta lội trong bùn và bùn đùn lên qua các kẽ ngón chân chăng? Tụi mình thử nghe xem thế nào nhé.”
Annika liền lội quanh trong bùn và bỗng vang lên tiếng Xìpung tuyệt vời.
Nhưng chính Pippi lại lắc đầu.
“Không, không được rồi. Như thế cùng lắm là chỉ nghe thấy tiếng bì bọp thôi, từ ấy thích hợp hơn.”
Nó vò đầu bứt tai.
“Sao mỗi lúc lại càng thêm bí hiểm thế này. Nhưng dù bí hiểm đến đâu thì tớ cũng vẫn sẽ tìm ra nó. Biết đâu có thể mua nó trong cửa hàng thì sao nhỉ? Đi nào, tụi mình sẽ đến các cửa hàng hỏi xem.”
Thomas và Annika không phản đối. Pippi bèn đi đến bên chiếc vali đầy ắp tiền vàng của nó.
“Xìpung,” nó nói, “nghe có vẻ đắt đây. Có lẽ tốt hơn hết là tớ mang theo nguyên một đồng tiền vàng.”
Nó lấy một đồng tiền. Ông Nilsson nhảy tót lên vai cô chủ như thường lệ. Rồi Pippi nhấc bổng con ngựa từ trên hàng hiên xuống đất.
“Phải nhanh chân lên,” nó bảo Thomas và Annika. “Tụi mình đi ngựa. Đi bộ, nhỡ đến nơi đã chẳng còn sót lại một Xìpung nào nữa. Tớ sẽ chẳng ngạc nhiên nếu ông thị trưởng đã mua hớt tay trên mất cái Xìpung cuối cùng.”
Khi con ngựa chở Pippi, Thomas và Annika trên lưng phi nước đại qua các phố trong thị trấn, thì móng của nó gõ vang trên các phiến đá lát đường khiến tất cả lũ trẻ thịt trấn đều nghe thấy, hớn hở chạy ùa ra, vì chúng thích Pippi kinh khủng.
“Pippi ơi, đi đâu thế?” Chúng gọi to.
“Tớ đi mua Xìpung,” Pippi đáp và dừng ngựa. Lũ trẻ đứng lại, trông rất đỗi ngơ ngác.
“Đó là một món ăn ngon à?” Một cậu bé hỏi.
“Còn phải nói!” Pippi đáp và liếm môi. “Ngon tuyệt vời. Chí ít nghe có vẻ như thế.”
Đến trước một hiệu bánh, Pippi nhảy khỏi lưng ngựa rồi nhấc Thomas và Annika xuống đất. Đoạn chúng bước vào cửa hiệu.
“Cháu muốn mua một túi Xìpung,” Pippi nói. “Nhưng phải giòn vào ạ.”
“Xìpung ư,” cô bán hàng dễ thương đứng sau quầy nói vẻ nghĩ ngợi. “Tôi không nghĩ là cửa hiệu chúng tôi có thứ đó.”
“Sao lại không, nhất định cô có mà,” Pippi khăng khăng. “Mọi cửa hiệu tốt đều có bán thứ ấy cả.”
“Phải, nhưng bán hết mất rồi,” cô bán hàng đáp. Cô chưa một lần nghe cái từ Xìpung, nhưng lại chẳng muốn thừa nhận cửa hiệu của mình không có nhiều hàng xịn như mọi hiệu khác.
“Ồ, vậy ra ngày hôm qua cô đã bán thứ ấy ạ?” Pippi hăm hở reo lên. “Cô quý mến ơi, cô hãy bảo cho cháu biết trông nó như thế nào đi cô. Cả đời cháu chưa thấy Xìpung bao giờ cả. Nó có sọc đỏ hả cô?”
Cô bán hàng dễ mến đỏ bừng cả mặt mũi, đoạn cô nói:
“Ôi chao, tôi nào có biết nó là cái gì! Chúng tôi không có bán thứ đó.”
Pippi rời cửa hiệu trong tâm trạng vô cùng thất vọng.
“Đã thế tớ phải tiếp tục tìm,” nó nói. “Chưa tìm ra Xìpung tớ sẽ chưa về nhà.”
Cửa hiệu tiếp đó là một hiệu bán đồ sắt. Ông bán hàng lịch sự cúi chào lũ trẻ.
“Cháu rất muốn mua một Xìpung,” Pippi nói. “Nhưng chất lượng phải vào hạng tốt nhất, loại có thể dùng để đánh chết cả sư tử ấy ạ.”
Vẻ mặt ông bán hàng trở nên rất chi láu cá.
“Xem nào, để xem nào,” ông ta vừa nói vừa gãi đằng sau tai.
Ông ta lấy một cái cào nhỏ bằng sắt đưa cho Pippi.
“Cái này đúng không?” Ông ta hỏi.
Pippi tức giận nhìn ông ta.
“Đây là thứ mà các ông giáo sư gọi là cái cào,” nó nói. “Nhưng bây giờ đột nhiên cháu lại muốn mua một cái Xìpung cơ. Ông đừng tìm cách đánh lừa một đứa trẻ vô tội như thế.”
Ông bán hàng bèn cười mà bảo:
“Tiếc là cửa hiệu chúng tôi không có bán thứ ấy. Cháu thử lại hiệu tạp hoá chỗ góc phố hỏi xem.”
“Cửa hiệu tạp hoá,” Pippi làu bàu khi cùng Thomas và Annika bước ra phố. “Cứ như tớ biết thì ở đó chẳng có đâu.”
Trong một lúc, trông nó đến là ủ rũ, nhưng rồi mặt nó lại sáng rỡ lên.
“Có lẽ Xìpung là một căn bệnh chăng,” nó nói. “Tụi mình sẽ đi hỏi bác sĩ.”
Annika biết nơi ở của bác sĩ, vì cô bé đã từng đến đó để tiêm chủng.
Pippi bấm chuông. Một cô y tá ra mở cửa.
“Ông bác sĩ có ở đây không ạ?” Pippi hỏi. “Một trường hợp rất nghiêm trọng, bệnh nặng lắm ạ.”
“Mời các em đi vào theo lối cửa này,” cô y tá nói.
Ông bác sĩ ngồi bên bàn làm việc khi lũ trẻ bước vào. Pippi đi thẳng tới trước mặt ông, nhắm tít mắt và thè lưỡi ra.
“Cháu bị làm sao vậy?” Ông bác sĩ nói.
Pippi lại mở to cặp mắt xanh trong veo của nó ra và rụt lưỡi lại.
“Cháu sợ là cháu bị bệnh Xìpung ạ,” nó nói. “Vì cháu thấy ngứa ngáy khắp người. Và hễ cháu ngủ là mắt cháu cứ nhắm tịt lại. Thỉnh thoảng cháu còn bị nấc. Còn hôm Chủ nhật cháu thấy khó ở sau khi đã chén nhẵn một đĩa xi đánh giày trộn với sữa. Cháu thường ăn rất ngon miệng, nhưng lại hay nuốt nhầm sang cuống họng khác nên chẳng ăn được bao nhiêu. Chắc là cháu bị nhiễm bệnh Xìpung rồi. Xin bác sĩ bảo cho cháu biết một điều thôi: bệnh này có lây không ạ?”
Ông bác sĩ ngắm nhìn gương mặt xinh xắn khoẻ mạnh của Pippi rồi bảo:
“Ta nghĩ cháu khoẻ hơn phần đông những người khác. Ta tin chắc là cháu không bị bệnh Xìpung đâu.”
Pippi hăm hở vồ lấy cánh tay ông bác sĩ.
“Nhưng dù sao cũng có một căn bệnh tên như thế, phải không ạ?”
“Không,” ông bác sĩ đáp, “không có bệnh ấy. Nhưng giả sử có đi chăng nữa, thì ta cũng không tin là nó sẽ tấn công cháu.”
Trông Pippi đến là âu sầu. Nó nhún chân chào ông bác sĩ, cả Annika cũng vậy. Còn Thomas cúi chào ông. Đoạn chúng đi ra với con ngựa đang đứng chờ bên hàng rào trước nhà.
Cách đó không xa sừng sững một ngôi nhà cao ba tầng. Một cửa sổ ở tầng trên cùng mở toang. Pippi chỉ lên đó và nói:
“Tớ sẽ chẳng ngạc nhiên nếu cái Xìpung đang ở trên kia. Để tớ leo lên đó xem sao.”
Nó leo thật nhanh theo đường ống máng. Khi đã lên ngang tầm cao của cửa sổ, nó không chút nghĩ ngợi quăng mình bay trong không trung và bám lấy tấm tôn dưới bậu cửa sổ, co tay đu người lên cao và thò đầu vào bên trong.
Có hai quý bà đang ngồi trong phòng chuyện trò to nhỏ. Chẳng có gì lạ nếu họ sững người khi bất chợt một mái đầu tóc đỏ ngoi lên từ dưới bậu cửa sổ và cất tiếng hỏi:
“Cháu rất muốn biết có Xìpung ở trong này không ạ?”
Cả hai bà bắt đầu rú lên vì kinh hãi.
“Lạy Chúa che chở, cháu nói gì kia, cháu bé? Có phải đó là một tên tù bị sổng ra không?”
“Đó chính là điều cháu đang muốn biết,” Pippi lễ độ đáp.
“Ôi trời, có lẽ nó đang chui dưới gầm giường!” Một bà thét lên. “Nó có cắn không?”
“Cháu nghĩ chắc là có,” Pippi đáp. “Có vẻ nó có những chiếc răng nanh cực lớn.”
Hai bà ôm chặt lấy nhau. Pippi chăm chú săm soi xung quanh, nhưng cuối cùng nó buồn bã tuyên bố:
“Không, ở đây chẳng có lấy một sợi râu mép của Xìpung. Xin các bà tha lỗi vì cháu đã quấy rầy. Cháu chỉ muốn hỏi thử, vì cháu tình cờ đi ngang qua đây.”
Nó lại tụt theo đường ống máng xuống đất.
“Buồn quá,” nó bảo Thomas và Annika. “Trong thị trấn này không có Xìpung. Tụi mình lên ngựa về nhà vậy.”
Thế là chúng quay về. Khi chúng nhảy từ lưng ngựa xuống trước hàng hiên, thiếu chút nữa thì Thomas đã giẫm phải một con bọ cánh cứng nhỏ đang bò dọc con đường cát.
“Ồ, cẩn thận, một con bọ cánh cứng!” Pippi kêu lên.
Cả ba đứa ngồi thụp xuống quan sát con bọ. Nó đến là nhỏ. Hai cái cánh màu xanh lá cây và óng ánh như kim loại.
“Một con bọ cánh cứng nhỏ thật xinh,” Annika nói. “Tớ muốn biết nó là loại bọ gì.”
“Không phải bọ dừa,” Thomas bảo.
“Cũng chẳng phải bọ hung,” Annika thêm.
“Bọ sừng cũng không phải nốt. Thế thì bọ gì được nhỉ?”
Một nụ cười hạnh phúc rạng ngời trên mặt Pippi.
“Tớ biết,” nó nói. “Đây là một con Xìpung!”
“Cậu hoàn toàn chắc chứ?” Thomas hỏi.
“Chẳng lẽ cậu không tin tớ nhận ra một con bọ Xìpung nếu nó xuất hiện trước mặt tớ sao?” Pippi nói. “Trong đời cậu, cậu đã từng thấy một vật gì đậm chất Xìpung như nó chưa?”
Pippi thận trọng đem con bọ đến bỏ ở một chỗ an toàn, nơi không còn sợ ai có thể giẫm phải.
“Xìpung bé bỏng yêu quý của tao,” Pippi dịu dàng nựng. “Tao đã biết cuối cùng rồi thế nào tao cũng sẽ tìm được một con Xìpung mà. Nhưng kể cũng buồn cười thật. Chúng tao đã lùng khắp thị trấn để tìm cho ra một con Xìpung, trong khi suốt thời gian ấy, nó nằm ngay trước mũi Biệt thự Bát nháo mới oái oăm chứ.”
Pippi tổ chức trò thi vấn đáp
Một ngày nọ, kỳ nghỉ hè dài vui vẻ kết thúc. Thomas và Annika lại phải đến trường.
Trước sau gì Pippi vẫn cho rằng mình đã được dạy dỗ đầy đủ mà không cần phải đi học. Nó tuyên bố chắc nịch rằng nó không hề có ý định đặt chân tới trường - trừ phi đến một ngày nó hoàn toàn mất phương hướng, không còn biết đánh vần hai chữ “say sóng” như thế nào thì may ra nó sẽ nghĩ lại.
“Nhưng vì tớ chẳng bao giờ bị say sóng cả, nên trước mắt tớ khỏi cần lo đánh vần nó như thế nào,” Pippi nói. “Còn ngộ nhỡ sẽ có lúc tớ bị say sóng thật, thì tớ sẽ có nhiều việc khác phải làm hơn là nghĩ ngợi xem viết hai chữ đó ra sao.”
“Chắc chắn cậu sẽ không bao giờ bị say sóng đâu,” Thomas nói.
Và cậu có lý. Pippi đã cùng bố lênh đênh mãi trên biển, trước khi bố nó trở thành vua của người da đen và nó về ở Biệt thự Bát nháo. Nhưng nó chưa từng say sóng bao giờ.
Gần đây Pippi thường tiêu khiển bằng cách cưỡi ngựa đến trường đón Thomas và Annika.
Thomas và Annika rất vui sướng vì điều đó. Chúng thích cưỡi ngựa kinh khủng và thật ra làm gì có nhiều đứa trẻ được cưỡi ngựa từ trường về nhà.
“Chà, Pippi, chiều nay cậu đón chúng tớ nhé,” một hôm Thomas dặn, khi hai anh em cậu lại phải quay đến trường sau giờ nghỉ trưa.
“Ừ, nhớ nhé,” Annika bảo. “Vì hôm nay bà Rosenblom sẽ phát quà cho những đứa trẻ ngoan và chăm chỉ.”
Bà Rosenblom là một bà già giàu có sống trong thị trấn. Bà quản lý tiền của mình chặt chẽ, nhưng cứ nửa năm bà lại đến trường một lần để phân phát quà cho lũ học sinh. Không phải tất cả học sinh đâu, ồ không! Chỉ những đứa nào thật ngoan ngoãn và chăm chỉ mới được nhận quà. Để biết được những đứa nào thật sự ngoan và chăm, bà Rosenblom làm những cuộc sát hạch dài lê thê trước khi chia quà.
Và bởi thế mà tất cả trẻ con trong thị trấn luôn nơm nớp sợ bà. Bởi ngày nào cũng vậy, hễ chúng đang có bài tập phải làm và đang ngồi nghĩ ngợi xem có thể bắt đầu một trò gì vui vui hơn trước khi học bài chăng, thì y như rằng mẹ hoặc bố chúng lại đe: “Này, hãy nghĩ đến bà Rosenblom!”
Và cũng thật xấu hổ kinh khủng cho đứa nào mà vào ngày bà Rosenblom đã đến trường lại phải tay không về nhà với bố mẹ và các em, không đem về được dù chỉ một chút tiền hay một túi kẹo, hay chí ít là một chiếc áo lót. Phải, ngay một chiếc áo lót cũng không! Vì bà Rosenblom còn phân phát cả quần áo cho những đứa nhà nghèo nhất. Tuy nhiên, nếu đứa nào không trả lời nổi câu hỏi của bà Rosenblom là một kilômét gồm bao nhiêu centimét, thì dù nó có nghèo đến đâu cũng đừng hòng. Không, không có gì lạ khi lũ trẻ con của thị trấn nhỏ này sống trong nỗi sợ nơm nớp trước bà Rosenblom. Chúng sợ cả món súp của bà! Chẳng là bà Rosenblom cho cân đo cả lũ trẻ con, nhằm biết được đứa nào đặc biệt gầy gò ốm yếu và xem ra không được ăn uống đầy đủ ở nhà. Tất cả những đứa trẻ gầy gò và nhà nghèo phải đến nhà bà Rosenblom vào mỗi giờ nghỉ trưa và ăn một đĩa súp lớn. Lẽ ra món súp đã có thể rất tuyệt, nếu như trong súp không có nhiều hạt tấm đáng ghét đến thế.
Nhưng hôm nay là một ngày trọng đại, ngày bà Rosenblom đến trường. Giờ học kết thúc sớm hơn thường lệ, và tất cả trẻ con tập họp trên sân trường.
Một chiếc bàn lớn được kê giữa sân, bà Rosenblom ngồi ở đó. Cạnh bà có hai cô thư ký giúp việc, chuyên ghi chép mọi chi tiết về lũ trẻ: chúng cân nặng bao nhiêu, chúng có trả lời được các câu hỏi không, chúng có phải con nhà nghèo và cần quần áo không, chúng có được hạnh kiểm tốt không, chúng còn có các em nhỏ ở nhà cũng cần quần áo không… Thôi thì kể mãi không hết tất cả những điều bà Rosenblom muốn biết. Trên bàn, trước mặt bà là một tráp đựng tiền và một lô túi kẹo, cùng hàng núi áo lót, bít tất và quần len.
“Tất cả các cháu đứng vào hàng đi nào,” bà Rosenblom hô. “Hàng đầu tiên là những ai không có em ở nhà, hàng thứ hai là những ai có một hoặc hai em, những ai có từ hai em trở lên vào hàng thứ ba.”
Vì với bà Rosenblom mọi thứ đều phải có trật tự của nó, và cũng công bằng thôi khi những đứa trẻ có nhiều em ở nhà được những túi kẹo to hơn những đứa chẳng có em. Rồi cuộc sát hạch bắt đầu. Ôi chao, ôi chao, lũ trẻ mới run làm sao chứ! Những đứa không trả lời được, trước hết sẽ phải đứng vào trong góc sân mà xấu hổ, rồi sau đó phải ra về mà không có nổi dù chỉ một chiếc kẹo cho lũ em ở nhà.
Thomas và Annika vốn là những trò giỏi. Dẫu vậy chiếc nơ trên đầu Annika vẫn run lên vì hồi hộp khi cô bé đứng xếp hàng cạnh Thomas, còn Thomas thì càng nhích lại gần bà Rosenblom mặt càng tái đi. Đúng lúc đến lượt cậu thì bỗng nhiên trong hàng những đứa “không có em” bỗng trở nên lộn xộn. Có ai đó đang chen qua lũ trẻ. Không ai khác ngoài Pippi! Nó gạt những đứa khác bắn sang hai bên và tiến thẳng đến trước mặt bà Rosenblom.
“Xin lỗi bà, nhưng khi mới bắt đầu thì cháu chưa có mặt. Cháu sẽ phải đứng vào hàng nào đây, nếu cháu không có mười bốn đứa em mà mười ba trong số đó là những đứa hư đốn ạ?”
Bà Rosenblom nhìn Pippi đầy vẻ khiển trách.
“Tạm thời cháu cứ đứng nguyên đó,” bà nói. “Nhưng ta gần như tin rằng cháu sẽ mau chóng đi vào hàng với những đứa trẻ phải đứng trong góc kia mà xấu hổ.”
Hai cô thư ký ghi tên Pippi vào danh sách, và cân Pippi lên để xem nó có cần phải bồi dưỡng món súp hay không. Nhưng nó thừa tới hai kilô.
“Cháu sẽ không được ăn súp,” bà Rosenblom nghiêm khắc nói.
“Đôi lúc cháu mới may mắn làm sao,” Pippi nói. “Bây giờ chỉ phải lo sao thoát nốt đống bánh kẹo và áo lót nữa là có thể thở phào được rồi.”
Bà Rosenblom không để tai nghe nó. Bà tìm trong sách chính tả một từ khó để bắt Pippi đánh vần từng chữ cái.
“Nào, cháu thân mến,” rốt cuộc bà bảo, “cháu có thể nói ta nghe say sóng viết thế nào không?”
“Rất sẵn lòng ạ,” Pippi đáp. “X–a–i x–ó–n–g.”
Bà Rosenblom nở một nụ cười ngọt ngào mà mai mỉa.
“Thế hả, thế hả,” bà nói. “Trong sách chính tả viết hoàn toàn khác.”
“Thật may mắn là bà muốn biết cháu viết những thứ ấy ra sao,” Pippi nói. “X-a-i x-ó-n-g, cháu luôn đánh vần như thế đấy, và cho tới nay nó luôn đem đến điều tốt lành đến cho cháu.”
“Hãy ghi lại cho tôi,” bà Rosenblom nói với cô thư ký, và giận dữ mím môi.
“Vâng, cô hãy ghi đi,” Pippi nói, “cô hãy chép lại cách đánh vần ấy và lo sao để trong sách chính tả được sửa càng sớm càng hay.”
“Bây giờ, cháu nghe đây,” bà Rosenblom bảo, “cháu hãy trả lời ta câu hỏi này: Karl XII mất khi nào?”
“Ồ, ông ấy cũng chết rồi sao?” Pippi kêu lên. “Thật là quá buồn khi giờ đây bao nhiêu người phải lên thiên đàng. Mà cháu thì tin chắc điều đó lẽ ra không khi nào xảy ra, nếu ông ấy luôn biết giữ cho chân mình được khô ráo.”
“Cô hãy ghi lại đi,” bà Rosenblom bảo cô thư ký bằng một giọng lạnh như băng.
“Vâng, cô cứ việc ghi ạ,” Pippi nói. “Cô cũng ghi luôn lại là cho đỉa bu lên người là điều rất tốt. Rồi uống một chút dầu hoả hâm nóng trước khi đi ngủ nữa! Sẽ giải nhiệt!”
Bà Rosenblom lắc đầu.
“Tại sao ngựa lại có những chiếc răng hàm xẻ rãnh?” Bà hỏi.
“Dạ, bà có chắc là nó có không ạ?” Pippi hỏi lại vẻ nghĩ ngợi. “Hơn nữa bà có thể tự hỏi con ngựa. Nó đang đứng đằng kia kìa.”
Pippi vừa nói vừa chỉ vào con ngựa mà nó đã buộc vào một gốc cây và cười thích thú.
“May làm sao cháu lại đem nó theo. Nếu không bà sẽ chẳng bao giờ biết được tại sao nó lại có những chiếc răng hàm xẻ rãnh. Vì, thật thà mà nói, cháu không hề biết tại sao. Mà cháu cũng chẳng hỏi điều đó.”
Lúc này miệng bà Rosenblom chỉ còn là một đường chỉ mỏng dính.
“Thật quá đáng, quá đáng lắm!” Bà lẩm bẩm.
“Vâng, cháu cũng thấy thế,” Pippi hài lòng nói. “Nếu cháu cứ tiếp tục giỏi giang thế này, chắc cháu sẽ không rời khỏi đây mà không phải cắp theo một đôi quần len màu hồng.”
“Các cô hãy ghi lại,” bà Rosenblom bảo hai cô thư ký.
“Đừng, việc này đâu có quan trọng đến thế,” Pippi nói. “Thật tình cháu cũng không thích quần len màu hồng cho lắm. Ý cháu không phải thế. Nhưng các cô có thể ghi vào sổ là cháu đáng được nhận một túi kẹo to.
“Ta muốn hỏi cháu câu cuối cùng,” bà Rosenblom nói, giọng bà kìm nén nghe là lạ.
“Vâng, bà cứ hỏi,” Pippi đáp. “Cháu thích trò chơi vấn đáp này.”
“Cháu trả lời được câu hỏi này chăng?” Bà Rosenblom hỏi. “Peter và Paul phải chia nhau một chiếc bánh gatô. Nếu Peter nhận được một phần tư chiếc bánh, thì Paul nhận được gì?”
“Những cơn đau bụng ạ,” Pippi đáp. Nó quay sang các cô thư ký. “Các cô hãy ghi lại là Paul sẽ nhận được những cơn đau bụng.”
Nhưng lúc này bà Rosenblom đã hết chịu nổi Pippi.
“Cháu là đứa trẻ dốt nát nhất và hư đốn nhất mà ta từng gặp. Hãy đứng ngay vào hàng đằng kia và tự xấu hổ đi.”
Pippi ngoan ngoãn bước đi, nhưng nó bực tức lẩm bẩm:
“Bất công! Trong khi mình trả lời được từng câu hỏi một!”
Đi được vài bước, nó chợt nhớ ra điều gì, bèn dùng khuỷu tay rẽ đám trẻ con phăm phăm quay lại chỗ bà Rosenblom.
“Xin lỗi bà,” nó nói, “nhưng cháu quên chưa cho biết số đo vòng ngực và chiều cao trên mực nước biển của cháu. Các cô hãy ghi đi ạ,” nó bảo hai cô thư ký. “Không phải vì cháu muốn ăn súp bồi dưỡng đâu nhé! Nhưng đã vào sổ sách là phải thật quy củ.”
“Nếu cháu không lập tức ra kia đứng và tự xấu hổ, thì ta biết một cô bé sắp bị ăn đòn đấy,” bà Rosenblom nói.
“Tội nghiệp đứa bé!” Pippi nói. “Ai thế ạ? Hãy cho nó đến với cháu, để cháu có thể bảo vệ nó. Các cô ghi vào đi!”
Rồi Pippi đi đến chỗ những đứa trẻ phải tự xấu hổ. Không khí nơi đây mới buồn bã làm sao! Nhiều đứa nghẹn ngào và khóc thút thít khi nghĩ đến việc biết ăn nói thế nào với bố mẹ và các em khi hôm nay về đến nhà mà không có cả tiền lẫn kẹo.
Pippi ngó nghiêng mấy đứa trẻ đang khóc, nuốt nước bọt vài lần, đoạn nói:
“Chúng mình sẽ tự bày trò vấn đáp!”
Lũ trẻ trông đã tươi tỉnh hơn một chút, nhưng chúng không hiểu rõ Pippi vừa nói gì.
“Các cậu hãy xếp làm hai hàng,” Pippi bảo. “Tất cả những ai biết Karl XII đã chết xếp vào một hàng, những ai chưa nghe tin này xếp vào hàng thứ hai.”
Nhưng lũ trẻ đều biết Karl XII đã chết nên chúng chỉ đứng vào duy nhất một hàng.
“Thế không được,” Pippi nói. “Phải có ít nhất hai hàng, nếu không sẽ không đúng. Cứ hỏi bà Rosenblom mà xem, bà ấy sẽ xác nhận điều ấy với các cậu.”
Nó nghĩ ngợi.
“Giờ thì tớ biết rồi,” cuối cùng nó bảo. “Tất cả những đứa trẻ thông minh, nghịch giỏi, đứng vào một hàng.”
“Thế nhưng ai vào hàng thứ hai?” Một cô bé không muốn công nhận mình là một đứa nghịch giỏi, hăng hái hỏi.
“Tất cả những đứa không biết nghịch đến nơi đến chốn, đứng vào hàng thứ hai,” Pippi tiếp.
Ở chỗ bàn bà Rosenblom đang ngồi, cuộc sát hạch vẫn đang tiếp diễn, chốc chốc lại có một đứa trẻ vừa khóc vừa thất thểu đi về phía đội quân của Pippi.
“Bây giờ sẽ đến phần khó đây,” Pippi nói. “Chúng mình muốn xem xem các cậu có học bài về nhà tử tế hay không.”
Nó quay sang một cậu bé gầy gò mặc áo sơ mi xanh lơ.
“Hãy nói tớ nghe tên một người đã chết,” nó bảo.
Cậu bé tỏ vẻ hơi ngạc nhiên, nhưng rồi cậu đáp:
“Bà cụ Pettersson ở số nhà 57.”
“Xem cậu ấy giỏi chưa kìa,” Pippi nói. “Cậu còn biết ai nữa không?”
Không, cậu bé không biết. Thế là Pippi khum hai bàn tay thành hình loa trước miệng và thì thào khiến ai cũng nghe rõ:
“Karl XII!”
Rồi Pippi lần lượt hỏi khắp lũ trẻ xem chúng có biết ai đã chết không, và tất cả đều trả lời:
“Bà cụ Pettersson ở số nhà 57 và Karl XII.”
“Cuộc sát hạch cho kết quả tốt đến không ngờ,” Pippi nói. “Bây giờ tớ chỉ muốn hỏi các cậu một câu nữa thôi: Nếu Peter và Paul phải chia nhau một chiếc bánh gatô, mà Peter tuyệt đối không muốn ăn thêm nữa khi ngồi vào xó nhà và gặm một phần tư cái bánh nhỏ khô không khốc, thì ai sẽ là kẻ chịu hy sinh tọng nốt phần bánh còn lại vào bụng nào?”
“Paul!” Tất cả lũ trẻ gào lên.
“Tớ muốn biết liệu còn nơi nào có những đứa trẻ giỏi giang bằng các cậu hay không!” Pippi nói. “Nhưng bây giờ các cậu cũng phải có phần thưởng chứ.”
Nó móc trong túi ra một vốc những đồng tiền vàng, và mỗi đứa được nhận một đồng vàng. Mỗi đứa còn được thưởng thêm một túi kẹo mà Pippi lôi từ trong balô của nó ra.
Thế là đám trẻ con lẽ ra phải tự xấu hổ bỗng hân hoan vui sướng. Và khi cuộc sát hạch của bà Rosenblom kết thúc và ai nấy trở về nhà, thì không ai chạy nhanh bằng những đứa bị phạt đứng trong góc sân. Nhưng trước đó chúng còn xô đến chen lấn xung quanh Pippi.
“Cảm ơn, cảm ơn cậu, Pippi!” Chúng nói. “Cảm ơn về đống vàng và những chiếc kẹo nhé!”
“Chà, có gì đâu,” Pippi đáp, “các cậu không cần phải cảm ơn về điều đó. Nhưng việc tớ đã tránh cho các cậu khỏi phải nhận những chiếc quần lót len màu hồng, thì các cậu không bao giờ được phép quên đâu đấy!”
Kết Thúc (END)
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro