phuong.phuong.^^.
Câu 1: Khái niệm tư tưởng HCM, nguồn gốc hình thành và ý nghĩa học tập môn tư tưởng HCM.
Khái niệm
Tư tưởng HCM là kết quả của quá trình nhận thức và phát triển tư duy lý luận của Đ ta.
Trước 1991, trong các văn kiện của Đ chưa đề cập đến khái niệm tư tưởng HCM mà chỉ đề cập đến đạo đức, tác phong , lối sống, đường lối chính trị của HCM nhưng tư tưởng HCM đã tỏa sang đặc biệt từ khi có Đ, tư tưởng HCM gắn bó chặt chẽ với cm VN.
Đh Đảng VII (1991), lần đầu tiên Đ ta xác định ghi vào nghị quyết "Đ ta lấy CN M-L, tư tưởng HCM làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động". kể từ đây việc nghiên cứu HCM và tư tưởng HCM được triển khai đồng bộ và chuyên sâu.
ĐH IX (2001) đưa ra khái niệm đầy đử hơn về tư tưởng HCM. " Tư tưởng HCM là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cm VN, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sang tạo Cn M-L vào điều kiện cụ thể nhước ta, kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tôc, tinh hoa văn hóa nhân laoij. Đó là tư tưởng về gp dtoc, gp gc, gp con người, về dldt gắn liền với CNXH.
Tư tưởng HCM soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta đi đến thắng lợi và là tài sản tinh thần vô giá của Đ và dân tộc ta".
Phân tích
Khái niệm này đã khái quát được nguồn gốc tư tưởng, nguồn gốc lý luận hình thành nên tư tưởng HCM. Tư tưởng HCM là kết quả của sự phát triển sang tạo Cn M-L, kế thừa truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại.
Khái niệm này khẳng đinh được bản chất và mục tiêu cỉa tư tưởng HCM. Về bản chất tư tưởng HCM là sự vận dụng sang tạo CN M-L, tư tưởng HCM mang bản chất của giai cấp cong nhân. Về mục tiêu, tư tưởng HCM gp dt, gp con ng, hhuwowngs con ng tới chân- thiện- mý.
Khái quát được nội dung tư tưởng HCM gồm 9 vấn đề lớn, là hệ thống lý luận phản ánh tính quy luật của cm VN, từ cm dt dân chủ mà tiến lên CNXH.
Khẳng ddingj giá trị lý luận và thực tiễn to lớn của tư tưởng HCM đối với cm VN
Khái niệm tư tưởng HCM thể hiện bước tiến mới trong nhận thức của Đ ta về vấn đề này, tạo điều kiện cho Đ và các nhà khoa học nghiên cứu bổ sung và làm rõ giá trị to lớn của tư tưởng HCM.
Nguồn gốc lý luận
1.Tư tưởng và văn hóa của dân tộc
Kế thừa và phát huy CN yêu nước và ý chí kiên cường trong đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc.
CN yêu nước là chuẩn mực cao nhất trong bảng nấc thang giá trị tinh thần của dân tộc VN, là dòng chủ lưu xuyên suốt lịch sử dân tộc ta. Mọi trào lưu du nhập vào nước ta đều bị chi phối bởi CN yêu nước VN.
Cn yêu nước là nguồn động lực to lớn trong sự nghiệp đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta và có ảnh hưởng rất lớn đến HCM ngay từ nhỏ. CN yêu nước thôi thúc NTT ra đi tìm đường cứu nước.
CN yêu nước VN được ví như 1 bộ lọc tinh tế giúp loại bở những yếu tố duy tâm, bảo thủ, lạc hậu, giúp Ng tiếp thu những giá trị văn hóa tố đẹp trong văn hóa nhân loại.
CN yêu nước là cơ sở tư tưởng dẫn dắt nG đến với CN M-L. tiếp thu CN yêu nước truyền thống nhưng khi trở thành người cộng sản Bác đã phát triển nó lên 1 tầm cao mới yêu nước gắn liền với yêu CNXH.
Giá trị ĐK, nhân nghĩa của dân tộc VN
Giá trị này được hình thành từ rất sớm, là động lực quan trọng trong sự nghiệp dựng Nước và giữ nước, là giá trị bền chặt ngày càng được củng cố và phát triển do:
Yêu cầu trong quá trình pt đất nước, yêu cầu chống ngoại xâm
Nước ta k trải qua thời ký chiếm hữu nô lệ, có ảnh hưởng rất lớn đến mối quan hệ ng-ng trong xã hội.
Chế độ pk VN : chế độ TW tập quyền không có sự phân chia
Khi NAQ bước lên vũ đài chính trị, XHVN đã có sự phân chia giai cấp nhưng truyền thống đó còn rất bền chặt HCM rất chú ý đến và kế thừa phát triển nó.
Truyền thống lạc quan yêu đời
Từ sự tin tưởng vào sức mạnh của bản thân , dân tộc, tin tưởng vào sự tất thắng của chân lý, chính nghĩa. HCM là hình ảnh trọn vẹn của truyền thống này.
Dân tộc VN cần cù, thông minh, sang tạo, là dân tộc có nền vh hòa nhập khoan dung, k ngừng tiếp thu tinh hoa vh nhân loại để làm phong phú them vh truyền thống.
2. HCM tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
Vh phương Đông
HCM tiếp biến những giá trị văn hóa tích cực của Nho giáo. Nho giao vào VN từ rất sớm và bị chi phối bởi dòng chủ lưu hình thành nên trường phái Nho giáo yêu nước.
HCM tiếp thu Nho giáo ngay từ nhỏ. Ng tiếp thu những mặt tích cực: triết lý nhân sinh quan, đề cao đạo đức, lễ nghĩa, tinh thần hiếu học.
Ngoài ra Ng cong phê phán Nho giáo có tư tưởng phân biệt đẳng cấp, coi thường lao động chân tay, coi thường vị trí ngươi phụ nữ trong xã hội.
HCM tiếp biến những giá trị tích cực của phật giáo như tư tưởng từ b, bác ái, sống có đạo đức, có tình, tư tưởng dân chủ, bình đẳng. tuy nhiên Ng cũng phê phán mặt tiêu cực của nó là khuyên con ng cam chịu số phận làm thủ tiêu tinh thần đấu tranh.
HCM tiếp thu quan điểm của 1 số nhà p Đong khác như Tôn trung sơn....
Vh phương Tây
HCM tiếp thu văn hóa p tây từ rất sớm do ảnh hưởng của nước thuộc địa. Ng có thời gian dài sống và lao động tại nước ngoài chủ yếu là p Tây như A, P, M..B tiếp thu sâu sắc văn hóa p Tây về bản chất dân chủ cm, không khí sinh hoạt sôi nổi, đề cao giá trị con ng. tuy nhiên nếu đề cao quá sẽ rơi vào CN cá nhân. HCM tiếp thu văn hóa p Tây với tinh thần gạn đục khơi trong.
Vh nhân loại đã tạo nên HCM tư duy sâu sắc triệt để, hiệu quả, thiết thực làm cho kiến thức HCM k ngừng được mở rộng.
3. CN M-L
CN M-L là bộ phận tinh túy nhất của căn hóa nhân loại, có vai tò vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp HCM và tư tưởng HCM
Sự tác động BC giữa cá nhân- thời đại-dân tộc đã đưa B đến với CN M-L.
CN M-L trang bị cho Ng thế giói quan suy luận duy vật để giúp HCM tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, phân biệt đúng sai... trong văn hóa dân tộc và nhân loại à tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc VN.
CN M-L quyết định bản chất tư tưởng HCM. Tư tưởng HCM thuộc hệ tư tưởng gc VS, mang bản chất của gc công nhân, mang bản chất nhân văn, nhân đạo.
CN M-L quyết định ND tư tưởng HCM và sự nghiệp HCM: gpdt, gpgc, gp con ng, xd 1 chế độ xã hội tốt đẹp hơn, hướng con ng tới chân-thiện-mỹ.
CN M-L ảnh hưởng trực tiếp tới tính KH và sức sống tư tưởng HCM.
HCM tiếp thu CN ML có sự bổ sung phát triển sang tạo phù hợp với hoàn cảnh đất nước.
CN ML là nền tảng lý luận quan trọng nhất quyết định tới sự hình thành và bản chất tư tưởng HCM.
Câu 2: Tư tưởng HCM về cách mạng giải phóng dân tộc
Có 4 nội dung chính:
Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản
Cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp của toàn dân dựa trên cơ sở khối liên minh công-nông đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Cmgpdt là một bộ phận khăng khít vủa cm thế giới, có khả năng nổi ra và giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.
Cmgpdt phải được thực hiện bằng con đường bạo lực kết hợp với lực lượng chính trị của quần chúng với lực lượng vũ trang trong nhân dân
Phân tích:
1. cmgpdt muốn thắng lợi thì phải đi theo con đường cách mạng vô sản. Về nội dung, tư tưởng này chỉ ra con đường của cách mạng gpdt là con đường cách mạng vô sản, đây chính là con đường gắn độc lập dân tộc với cnxh, lực lượng chính của cm là toàn dân với lực lượng ngòn cốt là liên minh công-nông, và giai cấp công nhân chính là lực lượng lãnh đạo cách mạng.
Cơ sở của luận điểm này xuất phát từ khát vọng của hcm là độc lập dân tộc không chỉ dừng lại ở đánh đuổi quân xâm lược để dành lấy độc lập dân tộc mà còn phải giải phóng được nhân dân ra khỏi đói rét lầm than. Độc lập dân tộc phải gắn liền với trấn hưng đất nước.
Xuất phát từ đòi hỏi cách mạng Vn những năm cuối XIX, đầu XX. Sự thất bại của các phong trào cách mạng trước đó dã thể hiện sự bất lực của con đường cứu nước theo ý thức hệ phong kiến và tư sản trước đòi hỏi của dân tộc.
Qua quá trình ra đi tìm đường cứu nước, HCM đã có điều kiên nghiên cứu khảo sát các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới, qua đó người đã nhận thức được tính chất nửa vời, phiến diện, không giải phóng được người lao động một cách triệt để của giai cấp tư sản, mô hình cách mạng vô sản mà đại diện là cách mạng tháng 10 Nga là con đường cách mạng triệt để nhất, đã giải quyết được mọi mâu thuẫn trong xã hội, đem lại tự do hạnh phúc cho nhân dân.
Việc lựa chọn con đường cách mạng vô sản này của HCM không chỉ xuất phát từ cơ sở thục tiễn mà còn xuất phát từ sự nghiên cứu các quan điểm, lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc./
2. Cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp đoàn kết của toàn dân trên cơ sở khối liên mình giữa công nhân với nông dân, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Ở luận điểm này, Người đã xác định lực lượng chách mạng chính là toàn dân và sự kế thừa truyền thống đoàn kết của dân tộc là sự vận dụng và phát triển quan diểm của chủ nghĩa M-L về vị trí và vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp cách mạng.
Người khẳng định sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp của dân chúng, và khái niệm dân-dân chúng của Người là toàn bộ mọi thành phần trong dân tộc trong đó giai cấp công nhân là lực lượng nòng cốt.
Trong lực lượng rộng rãi đó, Người luôn nhắc nhở không được quên công nhân-nông dân là người chủ, là gốc của cách mệnh, là lực lượng nòng cốt đồng thời phải luôn luôn chú ý tới tiềm năng cách mạng, khả năng tham gia cách mạng của các lực lượng khác trong xã hội.
3. Cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới, có khả năng nổi ra và giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.
Đây là một luận điêm sáng tạo, là sự bổ sung quan trọng của HCM vào kho tàng lý luận M_L bởi lẽ trước HCM, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế còn có nhiều quan điểm chưa đầy đủ khi đánh giá về vị trí, vai trò của cách mạng giải phóng dân tộc.
Ở thời kỳ M-Ănghen do mâu thuẫn giai cấp vô sản với gc tư sản diễn ra gay gắt do đó M-Ănghen còn tập trung nghiên cứu vấn đề giai cấp, đề cập đến cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp còn vấn đề về dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc chỉ là thứ yếu.
Đến thời kỳ Lênin, ông sinh ra và trưởng thành ở một nước tư bản, lúc này CNTB đã chuyển sang CNDQ do đó đã xuất hiện vấn đề thuộc địa, lúc này tồn tại mâu thuẫn bao trùm là mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn giữa dân tộc thuộc địa với đế quốc, thực dân. Chính vì vậy, phong trào gpdt đã bước đầu phát triển, Lênin đã có ngững luận điểm bổ sung, ông chi rằng CM vô sản sẽ không thể giành thằng lợi nêu không có liên kết được với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, tuy nhiên do điều khiện lịch sử chưa cho phép nên ông vẫn cho rằng cmgpdt chì là "hậu bị quân" của cách mạng TG.
Đến quốc tế cộng sản và một số Đảng cộng sản, do vận dụng một cách máy móc luận điểm của Lênin đã cho rằng: cmgpdt ở các nước thuộc địa phải phụ thuộc hoàn toàn vào cách mạng vô sản ở các nước chính quốc. Họ cho rằng cmgpdt chỉ có thể giành được thắng lợi khi gc công nhân ở chính quốc lật đổ được giai cấp tư sản và giành được chính quyền.
HCM đã cho rằng cmgpdt là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới, có mối quan hệ chặt chẽ với cách mạng vô sản ở chính quốc. Người khẳng định cmgpdt và cm vô sản ở chính quốc có mối quan hệ ngang bằng chứ không phải là quan hệ lệ thuộc. Bác cho rằng chủ nghĩa đế quốc thực dân là "con đỉa hai vòi", muốn thắng lợi thì phải cắt đứt được cả hai vòi của nó vì vậy cách mạng ở thuộc địa và cách mạng ở chính quốc phải ăn khớp nhịp nhàng như hai cánh của cách mạng thế giới.
- Với tinh thần chủ động sáng tạo, Người đã khẳng định rằng cách mạng gpdt có khả năng nổ ra và giành thắng lợi trước cách mạng ở chính quốc, đồng thời nó còn là điều kiện để cách mạng ở chính quốc nổ ra và giành thắng lợi. Cơ sở để Người khẳng định điều này đó là ở đâu có áp bức ở đó có đầu trành, áp bức càng nặng nề thì đầu trành càng quyết liệt. Trên thực tế thì nhân dân ở thuộc địa là những người bị áp bức bọc lột nặng nề hơn cả, họ bị cai trị bởi một hệ thóng bạo lực tàn bạo và phản động nhất. Qua dây, Bác đã vạch trần bản chất xấu xa, chỉ ra tội ác cụ thể của bọn thực dân đối với các nước thuộc địa dưới chiêu bài "khai hóa văn minh".
Hồ Chí Minh cho rằng thuộc địa là nơi tồn tại nhiều mâu thuẫn nhất của thời đại ở các nước chính quốc chỉ có mâu thuẫn giai cấp tư sản với vô sản, đế quốc với đế quốc còn ở thuộc địa thì bao gồm mâu huẫn tư sản với vô sản, mâu thuẫn nhân dân với địa chủ phong kiến, mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc, mâu thuẫn giữa mọi giai cấp mọi tầng lớp trong nhân dân với đế quốc, thực dân. Từ sự vận động và phát triển của các mâu thuẫn cơ bản nhất định sẽ dẫn tới cao trào đấu tranh mạnh mẽ ở thuộc địa.
Bằng sự nhạy bén trong phân tích, HCM đã cho rằng CN dân tộc là động lực to lớn ở các nước thuộc địa, nếu chủ nghĩa dân tộc này được hướng dẫn bởi chủ nghĩa vô sản thế giới thì nó sẽ trở thành vũ khí mạnh mẽ, sức mạnh vô song của cmgpdt.
Người khẳng định thuộc địa chính là nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa đế quốc, mọi sinh lực của chủ nghĩa đế quốc đều lấy chủ yếu từ thuộc địa do đó chủ nghĩa đế quốc chỉ bị tan rã vĩnh viễn hoàn toàn khi xóa bỏ đi nền móng của nó chính là thuộc địa. TRên cơ sở đó, Người đã khẳng định thuộc địa chính là một mắt xích quan trọng trong sợi dây chuyền của chủ nghĩa đế quộc. Với tiềm năng cách mạng của nhân dân thuộc địa thì cmgpdt có thể nổ ra và giành thắng lợi trước.
Trên thực tê, Người đã tích cực đấu trành chống lại những nhận thức chưa đầy đủ, chưa đúng khi đánh giá về vị trí, vai trò của cách mạng ở thuộc địa, tích cực vận động tinh thần cách mạng, tinh thần đoàn kết giữa người dân thuộc địa với người dân lao đọng ỏ các nước chính quốc trong cuộc đấu tranh chống kẻ thuc chung là đế quốc, thực dân
Ý nghĩa: Luận điểm này là cơ sở của tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực tự cường của dân tộc, đã thức tỉnh tinh thần dấu tranh của các dân tộc khác trên thế giới. Là luận điểm đã bổ sung quan trọng vào kho tàng lý luận M_L về cách mạng gpdt.
4. Cách mạng giải phóng dân tộc phải được thực hiện bằng con đường bạo lực, kết hợp lực lượng chính trị quần chúng với lực lượng vũ trang trong nhân dân.
Các thế lực đế quốc sử dụng bạo lực để xâm lược và thống trị thuộc địa, đàn áp dã man các phong trào yêu nước. Chế độ thực dân tự bản thân nó đã là một hành động bạo lực của kẻ mạnh đối với kẻ yếu. Chưa đè bẹp ý chí xâu mược của chúng thì chưa thể có thắng lợi hoàn toàn. Vì thế, con đường để giành và giữ độc lập dân tộc chỉ có thể là con đường cách mạng bạo lực.
HCM từ những đánh giá đúng đắn về bản chất cực kỳ phản động của bọn đế quốc tay sai, Người đã khẳng định trong cuộc đấu tranh gian khổ chống lại kẻ thù của giai cấp và của dân tộc, cần dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền.
Quán triệt quan điểm sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, HCM cho rằng bạo lực cm cũng phải là bạo lực của quần chúng. Hình thức của bạo lực cách mạng bao gồm cả đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang.
Trong chiến tranh cách mạng, lực lượng vũ trang và đấu tranh vũ trang giữ vị trí quyết định trong việc tiêu diệt lực lượng quân sự địch, làm thất bại nhữn mâm mưu quân sự và chính trị của chúng. Nhưng đấu tranh vũ trang không tách biệt với đấu tranh chính trị.
Người cũng khẳng định phương châm chiến lược đánh lâu dài trong cahs mạng giải phóng dân tộc. Tự lực cánh sainh cũng là một phương châm chiến lược rất quan trọng, nhắm phát huy cao độ nguồn sức mạnh chủ quan tránh tư tưởng bị động trong chờ vào sự giúp đỡ bên ngoài.
Câu 3: TTHCM về CNXH và con đường tiến lên CNXH.
1. Phân tích quan điểm của HCM về đặc trưng, bản chất và mục tiêu của CNXH.
Trung thành với học thuyết Mac-Lenin về CNXH và phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước, HCM đã đưa ra nhiều định nghĩa về CNXH với ngôn ngữ hết sức ngắn gọn, cụ thể, dung dị và dễ hiểu.
CNXH như một chế độ hiện thực, giải phóng con người ra khỏi áp lực bất công
HCM đề cập tới CNXH bằng việc chỉ ra một mặt nào đó của CNXH như về kinh tế: CNXH là lấy nhà máy, xe lửa, ngân hàng làm của chung... là chế độ dân giàu nước mạnh về chính trị. Bác nêu lên CNXH là một chế độ do nhân dân lao động làm chủ, về quan hệ xã hội thì CNXH là một chế đô do nhận dân lao động làm chủ, về quan hệ xã hội thì CNXH là chế độ không có người bóc lột người, là chế độ bình đẳng, công bằng, thực chất là Bác đề cập tới chế độ phân phối theo lao động và chỉ ra sự ưu việt của CNXH, về văn hóa, đạo đức: CNXH là chế độ phát triển cao về văn hóa, xã hội, giáo dục là quốc sách hàng đầu.
HCM còn định nghĩa CNXH qua mục tiêu cả nó và phương tiện để đạt được mục tiêu đó: CNXH là chế độ XH mà mục tiêu là mọi người được ăn no mặc ấm, được sống tự do, hạnh phúc. Phương tiên để đạt được điều đó là phải dốc toàn bộ lực lượng vào sản xuất.
Định nghĩa qua động lực: CNXH là công trình tập thể của nhân dân lao động, muốn có CNXH phải có con người mới XHCN. Từ đó Người xác định đặc trưng, bản chất của CNXH.
CNXH là mọt chế độ chính trị do nhân dân lao động làm chủ, nhà nước phát huy quyền làm chủ của nhân dân để huy động được tính tích cực và sáng tạo của nhân dâo vào sự nghiệp xây dựng CNXH.
Chế độ XHCN là chế đọ có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữ về tư liệu sản xuất chủ yếu.
Là một XH phát triển cao về văn hóa, đạo đức, trong đó người với người là bạn bè, là đồng chí, anh em; con người được giải phóng khỏi áp bức bóc lột, có cuộc sống vật chất, tinh thần phong phú, được tạo điều kiện để phát triển bản thân.
Là một XH công bằng và hợp lý: làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không được hưởng, các dân tộc đều bình dẳng như nhau.
Là chế độ do nhân dân lao động tự xây dựng lấy dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Như vậy, quan niệm của HCM về CNXH là một quan niệm khoa học, hoàn chỉnh và hệ thống mà cốt lõi của nó là một chế độ xã hội hiện thực trong đó lấy con người làm trung tâm. Đây chính là kế quả của sự vận dụng sáng tạo những dự báo khoa học của các nhà kinh điển của CN Mac-Lenin của HCM vào thực tiễn VN.
Quan niệm của HCM về CNXH mang bản chất ưu việt, dễ hiểu, dễ đi vào lòng người nhờ đó mà khơi dậy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người lao động.
Đặc trưng bản chất và mục tiêu của CNXH có quan hệ chặt chẽ với nhau trên cơ sở nhận thức đúng đắng sáng tạo về đặc trưng, bản chất của CNXH, HCM đã đề ra những mục tiêu tổng quất và cụ thể của CNXH đó là:
• Mục tiêu tổng quát là độc lập tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân.
• Mục tiêu cụ thẻ trên từng lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoa-xã hội.
Ý nghĩa: Đây là cơ sở, nền tảng để Đảng ta đẻ ra các bản chất, đặc trưng, mục tiêu của CNXH mà chúng ta đang xây dựng.
• Mục tiêu chính trị: Chế độ chính trị phải là do nhân dân làm lao động làm chủ, Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
• Mục tiêu kinh tế: Xây dựng nền kinh tế XHCN với công nông nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến, xóa bỏ sự bóc lột, đời sống vật chất của nhân dânn ngày càng được cải thiện.
• Văn hóa-xã hội: Là một mục tiêu cơ bản của cách mạng XHCN. Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng XHCN là đào tạo con người. Người khẳng định phải xã hội hóa chủ nghĩa về mặt nội dung của nền văn hóa. Phải xóa nạn mù chữ, xây dựng và phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, xây dựng phát triển văn hóa nghệ thuật, thực hiện nếp sống mới, bài trừ tệ nên mê tín dị đoan, khắc phục phong tục tập quán lạc hậu.
2. Phân tích quan điểm của HCM về con đường đi lên CNXH ở VN
Về thời kỳ quá độ lên CNXH ở VN. Đứng vững trên lập trường quan điểm của CN Mac-Lenin, HCM đã nhận thức được tính tất yếu phải trải qua thời kỳ quá độ lên CNXH, đặc biệt là với điều kiện VN xuất phát từ đặc điểm mỗi nước thì thời kỳ quá độ của mỗi nước là khác nhau.
Người đã chi ra những đặc điểm và mâu thuẫn trong thời kỳ quá độ ở VN mà bao trùm nhất chính là đặc điểm "từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH không qua giai đoạn phát triển từ bản chủ nghĩa, do đó Người đã khẳng định độ dài của thời kỳ quá độ ở VN là quá trình lâu dài và VN phải thực hiện bước quá độ gián tiếp. Mọi cống hiến về lý luận và thực tiễn của HCM đều tập trung vào hình thức quá độ gián tiếp này.
Về nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ Người chỉ rõ:
• Nhiệm vụ tổng quát là phải xây dựng nền tẳng vật chất khoa học kĩ thuật cho CNXH, có công nghịp và nông nghiệp hiện đại, có văn hóa khoa học tiên tiến. Trong quá tình cách mạng XHCN, chúng ta phải cải tạo nền kinh tế cũ và xây dúng nền kinh tế mới.
• Và các nhiệm vụ cụ thể trên từng lĩnh vực: kinh tế, VH, XH. Về nhân tố bảo đảm thực hiện thắng lợi CNXH ở VN, HCMchir rõ phải giứ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, nâng cao vai trò quản lý của nhà nước, phát huy tính tích cực, chủ động của các tổ chức chính trị, xã hội, xây dựng đội ngũ cán bộ đủ đức, đủ tài, đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp cách mạng XHCN.
Về bước đi, biện pháp xây dựng CNXH trong thời kỳ quá đô:
• Đi lên xây dựng CHXH chính là sự kế tục không ngừng sau khi hoành thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Đây chính là sự vận dụng sáng tạo tư tưởng CM không ngừng của chủ nghĩa Mac-Lenin vào VN của HCM. Đồng thời đây cũng là tư tưởng nhất quán trong quá trình chỉ đạo cách mạng VN của HCM.
• Tiến lên CNXH, bỏ qua chế độ TBCN là một quá trình phát triển lâu dài, phải tiến hành từng bước vững chắc không được nóng vội chủ quan, không được lấy ý muốn chủ quan để áp đặt lên những điều kiên khách quan. Đó phải là một quá trình liên tục chứ không phải trải qua sự đảo lộn về chính trị. Về bỏ qua chế độ TBCN là sư bỏ qua chế độ chính trị.
• Xây dựng CNXH trong thời kỳ quá độ là quá trình kết hợp xây dựng-cải tạo và cải tạo-xây dựng trên tất cả các mặt của đời sống xã hội, trong đó lấy xây dựng là trọng tâm lâu dài.
• Biện pháp, cách thức tiến hành xây dựng CNXH ở VN, Người luôn nhắc nhở phải nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo, chống giáo điều, rập khuôn, phải suy nghĩ, sáng tạo, tìm tòi để tìm ra cách thức thực hiện phù hợp với thực tiễn.
Câu 4: TTHCM về đại đoàn kết dân tộc và nhà nước kiểu mới
1. Cơ sở hình thành tthcm về đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng HCM về đại đoàn kết dân tộc đuocj hình thành dựa trên 2 cơ sở chính đó là: Cơ sở lý luận, tư tưởng và co sở thực tiễn.
- Cơ sở lý luận, tư tưởng:
Cơ sở đầu tiên chính là truyền thống dân tộc: Dân tộc ta có truyền thống là sự đoàn kết dân tộc đã được hình thành từ hàng ngàn năm lịch sử dựng và giữ nước tạo thành một truyền thống bền vững thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn mỗi con người Vn.
Đối với mỗi con người Vn yêu nước, đoàn kết cộng đồng trở thành trở thành tình cảm tự nhiên thậm chí tình đòan kết được nâng lên thành triết lý nhân sinh. Truyên thống dân tộc là hệ quả tất yếu của chủ nghĩa yêu nước, tinh thần tự lực tự cường tự chủ. Truyền thống đoàn kết của dân tộc đã ngấm sâu và có phương pháp đúng đắn khơi dậy truyền thống dân tộc, phát huy sức mạnh truyền thống dân tộc, sức mạnh của sự thông minh và truyền thống dũng cảm. Hấp thụ truyền thống của dân tộc, HCM đã khẳng định "Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy (yêu nước) lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi nguy hiểm, khó khăn, nó nhần chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước".
Tiếp theo đó là cơ sở lý luận, học thuyết tư tưởng văn hóa đông-tây và chủ nghĩa M-L. Về nho giáo, nho giáo nhấn mạnh và đề cao chữ "hòa" là sự hòa hợp giữa người với người, giữa con người với sự vật, hòa hợp giữa các nhân với tập thể, hòa hộp trong tổng thể. Phật giáo có tư tưởng khoan dung, bỏ qua sai trái khuyết điểm, tha thứ lỗi lầm để từ đó hòa hợp tạo nên khối đại đoàn kết. Quan điểm của thiên chúa giáo là đề cao tư tưởng bác ái là tình yêu nhân loại rộng lớn.
Về CN M-L: HCM tiếp thu những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa M-L về vai trò của quần chúng: cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân là ngưoif sáng tạo ra lịch sử, giai cấp vô sản lãnh đạo cách mạng thắng lợi trước hết phải trở thành dân tộc, liên minh công ngông là cơ sở to lớn để xây dựng lực lượng cách mạng, đoàn kết dân tộc phải gắn với đoàn kết quốc tế...
HCM đến với chủ nghĩa M-L từ yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc, chủ yếu qua hoạt động cách mạng thực tiễn. Nhờ vậy, Người đã nắm được linh hồn của CN M-L, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn Vn và trong thời đại mới để hình thành và hoàn chỉnh tư tưởng của người về sức mạnh của giai cấp và đại đoàn kết dân tộc.
- Cơ sở thực tiễn:
Tư tưởng đại đoàn kết được hình thành trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm ở phong trào cách mạng của nhiều nước trên thế giới. Phong trào cách mạng ở Vn diễn ra rất mạnh mẽ nhưng đều dẫn đến thất bại, nguyên nhân là do sai lầm trong chiến lược đoàn kết, tập hợp lực lượng cách mạng. HCM đã khảo sát tình hình thực tiến của các nước trên thế giới. TRước hết, Người nhiên cứu, khảo sát các cuộc cách mạng tư sản đặc biệt là cách mạng Pháp và cách mạng Mỹ và đã nhận thấy đó là các cuộc cách mạng "không đến nơi", người đã khẳng định chúng ta không thể đi theo con đường cách mạng tư sảng được. Người cũng chú trọng nghiên cứu cách mạng ở Ấn Độ và Trung Quốc vì người cho rằng nó gần gũi với cách mạng gpdt ở vn và nó cso thể đem lại cho Vn nhiều bài học bổ ích về tập hợp lực lượng yêu nước, tiến bộ để tiến hành cách mạng.
Đồng thời, Người còn tìm hiểu về cuộc cách mạng tháng 10 Nga và thấy ở đó những kinh nghiệm quý báu trong huy động sức mạnh quần chúng, đoàn kết làm cách mạng, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
2. Những nội dung cơ bản trong tư tưởng HCM về đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng HCM về đại đoàn kết dân tộc gồm có 5 nội dung cơ bản
1. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược của cách mạng Việt Nam
- Cách mạng muốn thắng lợi cần phải có lực lượng và lực lượng ấy chính là nhờ sức mạnh của khối đại đoàn kết mà trước hết là đại đoàn kết dân tộc. Người coi đại đoàn kết là vấn đề có ý nghĩa chiến lược của cách mạng Vn, đó là tư tưởng cơ bản, nhất quán và lâu dài trong suốt tiến trình cách mạng Vn, quyết định đến thành công của cách mạng.
2. Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng
- Đại đoàn kết dân tộc phải được quán triệt trong mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
- ĐĐK dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của mọi giai đoạn cách mạng
- Đ.ĐK dân tộc còn là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc vì cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân và ĐĐK dân tộc cần phải tiến hành ở bất kỳ hoàn cảnh nào.
3. ĐĐK dân tộc là đại đoàn kết toàn dân
- Đối tượng của đại đoàn kết dân tộc là dân, nhân dân. Toàn dân nghĩa là chỉ toàn thể quần chúng nhân dân.
- Đại đoàn kết dân tộc là tập hợp được mọi người dân vào cuộc đấu tranh chung vì mục đích xây dựng một nước Vn độc lập dân tộc, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh góp phần tích cực vào phong trào cách mạng TG.
- Muốn đại đoàn kết toàn dân thì phải kế thừa truyền thống yêu nước nhân nghĩa đoàn kết của dân tộc, phải có tấm lòng khoan dung, đại độ với con người.
- Đại đoàn kết dân tộc phải dựa trên nền tảng của khối liên minh công nông.
4. Hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết dân tộc
- Trong quá trình hoạt động cách mạng trước những đòi hỏi khách quan và những nhận thức về sức mạnh của dân tộc, HCM đã sớm đua ra quan điểm về mặt trận dân tộc thống nhất mà thể hiện cụ thể là khối đại đoàn kết dân tộc.
Mặt trận dân tộc thống nhất phải được xây dựng trên nền tảng liên minh công nông tri thức và được đặt dưới sự lãnh đạo cảu Đảng. Mặt trận hoạt động theo nhuuyeen tắc hiệp thương dân chủ và phải xây dựng trên sự đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, đoàn kết thực sự, chân thành, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
5. Đại đoàn kết dân tộc gắn liền với đoàn kết quốc tế
- Do cách mạng Vn là một bộ phận của cm thế giới, mục tiêu của cách mạng không chỉ là giải phóng mình mà còn là giải phóng nhân loại toàn thế giới. Cách mạng Vn chỉ giành được thắng lợi khi đoàn kết chặc chẽ với phong trào cách mạng thế giới.
Cơ sở hình thành tư tưởng HCM về nhà nước kiểu mới
+ Cơ sở tư tưởng, lý luận
HCM tiếp thu kinh nghiệm hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước trong lịch sử vn đặt biệt là thời kỳ nhà nước phong kiến.
Người nghiên cứu những học thuyết về nhà nước tư sản, đã nhận thấy được nhiều ưu điểm tuy nhiên Nhà nước tư sản vẫn mang bản chất là công cụ để bóc lột cho giai cấp tư sản vì vậy Người khẳng định rằng Nhà nước tư sản có nhiều ưu điểm đáng để học tập nhưng chúng ta sẽ không xây dựng Nhà nước theo con đường của chủ nghĩa tư bản.
Từ việc nghiên cứu các lý luận của các nhà kinh điển của chủ nghĩa M-L về việc xây dựng nhà nướcvoo sản là nhà nước bảo vê quyền lợi cho nhân dân.
+ Cơ sở thực tiễn
Khi có điều kiện khảo sát thực tiễn ở các nước tư bản như Anh, Pháp, Mỹ, HCM đã nhận thấy đằng sau các khẩu hiệu tự do, bình đẳng bác ai là sự thật người dân vẫn bị áp bức bọc lột nặng nề. Ở đó, Nhà nước là công cụ thống trị và bóc lột của giai cấp tư sản, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản. Người đã tận mắt chứng kiến, rất nhiều người lao động cực nhọc mà cuộc sống vẫn bần cùng, khổ cực, không được chăm lo sức khỏe bệnh tật... không được bảo vệ, quan tâm.
Người đã khảo sát mô hình Nhà nước Xô Viết và nhận thấy đó là NN đem lại quyền lợi cho số đông nhân dân, Người đã bắt gặp ở đó nhiều điểm trùng lặp với lý tưởng của mình. Có thể nói rằng đây là mô hình NN trực tiếp mà HCM đã tiếp thu và xây dựng nên những tư tưởng về nhà nước kiểu mới của mình.
Những nội dung cơ bản trong tư tưởng HCM về Nhà nước kiểu mới ở VN
1. Xây dựng NN của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của DCSVN
- Nhà nước của dân là NN của toàn thể nhân dân, quyền lực chính trị thuộc về tất cả nhân dân. Trong Nhà nước kiểu mới ở VN nhân dân có vị thế là chủ, chủ thể của quyền lực NN chính là nhân dân.
- Nhà nước do dân là nhà nước mà trongddos nhân dân là lực lượng xây dựng, gìn giữ, hoàn thiện NN, là lực lượng quyết định sự mạnh yếu của NN.
- NN vì dân là NN phục vụ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân khôgn có đặc quyền đặc lợi, NN phải phục vụ nhân dân, phải thực sự trong sạch.
- Sự lãnh đạo của Đảng là vấn đề cốt tử để NN có thể phát huy chức năng quản lý xã hội, Đ lãnh đạo NN bằng đường lối, chủ trương định hướng sự lãnh đạo của Đ là cội nguồn sức mạnh trong hoạt động của NN.
2. Sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tinh thần nhân dân, dân tộc của nhà nước.
- Nhà nước là thành tố cơ bản nhất của hệ thống chính trị luôn mang bản chất. NN ta có bản chất giai cấp CN vì NN do Đảng của GCCN lãnh đạo và định hướng đưa đất nước quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, nguyên tắc tổ chức cơ bản của NN là nguyên tắc tập truyn dân chủ.
- Sự thống nhất hài hòa giữa bản chất GCCN với tính nhân dân, dân tộc của NN ta, NN ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ của toàn thể nhân dân VN. NN thì bảo vệ lợi ích của toàn thể nhân dân, toàn thể dân tộc VN, NN hoạt động trên nền tảng đại đoàn kết dân tộc mà cốt lõi là khổi liên minh công nông và trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng.
3. Xây dựng NN pháp quyền có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ.
- Cần phải xây dựng nhà nước hợp pháp, hợp hiến
- Hoạt động quản lý NN băng hiến phap, pháp luật và chú trọng đưa phap luật vào cuộc sống.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có đủ đức đủ tài.
4. Xây dựng NN trong sạch vững mạnh. Hoạt động có hiệu quả
- Người phê phán những căn bệnh trong cán bộ, công chức NN dễ mắc phải là đặc quyền đặc lợi, cậy mình là người trong chính quyền để cửa quyền hách dịch,vơ vét tiền của... bệnh quan liêu tham nhũng lãng phí, bênh tư túng kiêu ngạo
- Đồng thời khẳng định phải tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật và phải kiện toàn hệ thống pháp luật để kết hợp giữa đạo đức và pháp luật... Để NN thực sự trong sạch vững mạnh, hoạt động có hiệu qur cần tăng cường giáo dục đạo đức với mọi tầng lớp XH, đòi hỏi nghiêm khắc đối với đội ngũ cán bộ nhà nước.
Câu 5. TTHCM về chuẩn mực đạo đức cách mạng và nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng.
1. Phân tích quan điểm của HCM về những chuẩn mực đạo đức cách mạng và liên hệ bản thân.
a. Trung với nước, hiếu với dân:
"Trung" và "hiếu" ở đây vốn là những khái niệm đạo đức cũ chứa đựng nội dung hạn hẹp: "Trung với vua, hiếu với cha mẹ" phản ánh trách nhiệm, bổn phận của dân với vua, con cái đối với cha mẹ. HCM đã đưa vào khái niệm cũ một nội dung mới mang tính cách mạng dó là "trung với nước, hiếu với dân". Đây là chuẩn mực đạo đức có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Từ chỗ chung với vua, hiếu với cha mẹ đến trung với nước, hiếu với dân, HCM đã làm một cuộc cách mạng trong lĩnh vực đạo đức. Theo HCM, nước là nước của dân, dân là người chủ của nước, vì vậy trung với nước, hiếu với dân là thể hiện trách nhiệm với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, với con đường đi lên và phát triển đất nước.
Trung với nước là trung thành với mục tiêu, lý tưởng của cách mạng, với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, chữ trung ở đây thể hiện trách nhiệm của cá nhân với dân tộc.
• Hiếu với dân là phải tin dân, gần dân, nắm rõ dân tình, hiểu rõ dân tâm, nâng cao dân trí để góp phần xây dựng đất nước. Trung với nước phải gắn liên với "hiếu với dân". Tư tưởng này cũng chính là mục tiêu phấn đấu, tu dưỡng trong suốt cuộc đời HCM.
b. Yêu thương quý trọng con người, sống có tình nghĩa.
Đây là chuẩn mực đạo đức cao đẹp, nó thể hiện mỗi quan hệ giữa người với người trong xã hội. Đó là sự kế thừa truyền thống nhân văn nhân ái của dân tộc và sự kết hợp với truyền thống nhân văn trong tinh hoa văn hóa nhân loại mà đỉnh cao là chủ nghĩa nhân đạo cộng sản.
Yêu thương con người là tình cảm giành cho những người lao động mà trước hết là người lao động bị áp bức bóc lột, không phân biệt màu da sắc tộc. Đó không phải là thứ tình cảm xây dựng trên cơ sở dĩ hòa vi quý mà nó phải được xây dựng trên tinh thần đấu tranh, phê bình và tự phê bình, là sự quan tâm giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ.
Tình cảm ấy trong tư tưởng HCM không phải là thứ tình thương tôn giáo mà nó được xây dựng trên quan điểm lập trường của giai cấp công nhân nghĩa là yêu thương quý trọng con người thì phải phấn đấu vào con đường đấu tranh đầy hy sinh gian khổ để giải phóng con người, phải khơi dậy được sức mạnh tiềm tàng của mỗi người để họ tự đứng lên giải phóng mình.
c. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
Đây là chuẩn mực đạo đức trung tâm của đạo đức cách mạng được Người đề cập nhiều nhất. HCM cho rằng các chuẩn mực này phải được đặt ra đối với tất cả mọi người và việc thực hiện nó đòi hỏi mỗi người cần phải tự lấy bản thân mình làm đối tượng để điều chỉnh.
Cần tức là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng nhưng phải gắn với nâng cao năng suất lao động.
• Kiệm là tiết kiệm vật tư, tiền bạc, của cải, thời gian, không xa xỉ, không hoang phí. Nhưng kiệm là phải đúng lúc, đúng chỗ, đúng thời điểm hoàn cảnh, không phải là ki bo, kẹt xỉ.
• Liêm là trong sạch không tham lam tiền của, địa vị, danh tiếng. Theo HCM liêm tức là không ham danh, đạo dị, liêm không chỉ với bản thân mình mà phải biết giáo dục cho những người khác nữa, liêm còn phải được thể hiện qua 3 mối quan hệ: đối với mình thì phải luôn học tập, trau dồi kiến thức; đối với người phải luôn có thái độ đúng mực với mọi người; đối với công việc phải lo trước cái lo của thiên hạ, phải biết đặt công việc của tập thể lên trên công việc của cá nhân.
• Chính là không tà, là thẳng thắn, đứng đắn. Các đức tính trên phải có mỗi quan hệ chặt chẽ với nhau, là 4 đức tính và không thể thiếu của mỗi người.
• Chí công vô tư là không nghĩ đến mình trước, chỉ biết vì Đảng, vì tổ quốc và đồng bào, là đặt lợi ích của cách mạng, của nhân dân lên trên hết, trước hết. Thực hành chí công vô tư cũng có nghĩa là phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng. CN cá nhan là một trở ngại lớn cho công việc xây dựng CNXH, vì vậy thắng lợi của CNXH không thể tách rời thắng lợi của cuộc đấu tranh loại trừ chủ nghĩa cá nhân.
d. Tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung:
Tư tưởng HCM là sự thống nhất, hòa quyện giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng. Chủ nghĩa quốc tế là một trong những đặc điểm quan trong nhất của đạo đức cộng sản CN. Nó bắt nguồn từ bản chất quốc tế của giai cấp công nhân và xã hội XHCN.
Nội dung chủ nghĩa quốc tế trong tư tưởng HCM luôn rộng lớn và sâu sắc. Đó là sự tôn trọng và thương yêu tất cả các dân tộc, nhân dân các nước, chống lại sự bất bình đẳng và phân biệt chủng tộc.
2. Những nguyên tắc xây dựng đạo đức theo tư tưởng HCM.
a. Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức.
Người nhấn mạnh đối với mỗi người thì lời nói phải đi đôi với việc làm mới đem lại hiệu quả cho bản thân mình và mới có tác dụng cho những người khác. Nếu nói nhiều mà làm ít, nói mà không làm, nói một đằng làm một nẻo thì chỉ đem lại những hậu quả phản tác dụng. Đó là thói đạo đức giả của những giai cấp bóc lột trong lịch sử, phải xây dựng một nền đạo đức mới về chất so với nền đạo đức đó.
Để xây dựng đạo đức mới cho con người, HCM nhấn mạnh phương pháp nêu gương. Người coi đó là phương pháp thiết thực nhất có sức mạnh thuyết phục to lớn trong việc giáo dục đạo đức cách mạng cho con người.
Đối với HCM, tấm gương đạo đức có thể heieur theo nghĩa rộng phải có những tấm gương chung, riêng, lớn, nhỏ, xa gần chẳng hạn như trong gia đình thì đó là tấm gương cha mẹ đối với con cái, trong xã hội đó là tấm gương của người này đối với người khác, gương người tốt việc tốt.
Người coi một nền đạo đức mới chỉ được xây dựng trên cái nền rộng lớn vững chắc khi có những phẩm chất đạo đức, những chuẩn mực đạo đức đã trở thành hành vi đạo đức ngày càng phổ biến trong toàn xã hội.
b. Xây đi đôi với chống:
HCM khẳng định muốn xây dựng đạo đức mới, muốn bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức CM cho hàng triệu cán bộ, đảng viên và nhân dân thì cùng với việc xây dựng, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp nhất thiết phải chống những biểu hiện sai trái xấu xa, trái với yêu cầu của đạo đức mới. Trong đời sống hàng ngày, những hiện tượng tốt xấu, đúng sai, cái đạo đức và cái vô đạo đức thường đan xen vào nhau, đối chọi nhau, thông qua hành vi của nhưng con người khác nhau. Hơn nữa những đan xen và những đối chọi còn diễn ra ngay trong bản thân mỗi người, chính vì vậy việc xây dựng và chống trong lĩnh vực đạo đức hoàn toàn không đơn giản. Xây dựng phải đi đôi với chống, muốn xây dựng phải chống, chống nhàm mục đích xây.
Việc xây dựng đạo đức trước hết phải được tiến hành bằng việc giáo dục những phẩm chất, những chuẩn mực đạo đức mới từ trong gia đình nhà trường và ngoài xã hội... Vấn đè quan trọng trong việc giáo dục đạo đức là phải khơi dậy ý thức đạo đức lành mạnh ở mọi người, để mọi người tự giác nhận thức được trách nhiệm của mình.
Người khẳng định để xây dựng và chống có hiệu quả thì phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi nhằm thôi thúc trách nhiệm đạo đức cá nhân để mọi người phấn đấu, từ bồi dưỡng và nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng. Người đặc biệt nhấn mạnh phải quét sạch CN cá nhân vì nó chính là nguồn gốc của mọi tệ nạn xã hội và các căn bệnh nguy hiểm như quan liêu, tham nhũng, lãng phí...
c. Phải tu dưỡng đạo đức bền bỉ suốt đời:
HCM chỉ rõ đạo đức cách mạng không phải là thứu từ trên trời rơi xuống mà nó là do quá trình đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố như mài ngọc, luyện vàng vậy.
Đối với mọi người, việc tu dưỡng đạo đức phải được thực hiện trong mọi hoạt động thực tiễn, trong mọi mối quan hệ xã hôi và cả trong các mối quan hệ quốc tế. Chỉ có bền bỉ rèn luyện công phu thì con người mới có được phẩm chất đạo đức tốt đẹp.
Câu 6: Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với cuộc vận động thành lập Đảng
1) Là người cso công tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc chính là lý luận chủ nghĩa Mác-leenin.
2) NAQ là người cso công truyền bá lí luận chủ nghĩa M-L vào phong trào công nhân, phong trào yêu nước ở Việt Nam và sáng tạo them cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh nước ta.
3) Bác là người có công chuẩn bị mọi mặt về chính trị, tư tưởng và cổ chức cho sự ra đời của Đảng, Bác có công hợp nhất 3 tổ chức tiền than của Đảng là An Nam Cộng Sản Đảng, Đông Dương Cộng Sản Đảng và Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn.
4) Bác đã cho ra đời một cương lĩnh chính trị của Đảng đúng đắn ngay từ đầu.
Phân tích:
1. Là người có công tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc chính là người lý luận của CN M-L.
Quá trình tìm đường cứu nước của Bác đã trải qua biết bao gian nan, cực khổ, trải qua rất nhiều thời kỳ lịch sử với nhiều sự biến động của các sự kiện tác động đến.
Năm 1911, khi Bác mới 21 tuổi Người đã quyết định ra đi tìm đường cứu nước và con đường mà Người đã chọn đó là sang phương Tây với mục đích xem nước Pháp và các nước phương Tây khác như thế nào. Sở dĩ, Người lựa chọn hướng đi này là xuất phát từ quan điểm người phương Đông thì luon mang nặng cốt cách phong kiến vì thế, Bác muốn chọn con đường khác với các bậc tiền bối. Cách đi tìm đường cứu nước của Người là bằng con đường lao động vì chỉ có lao động mới đi được xa hơn, lâu hơn và mới có điều kiện để tiếp xúc với nhiều đối tượng khác nhau, từ những kẻ thống trị XH cho tới nhưng người lao động XH khác và đặc biệt là tầng lớp bên dưới xã hội. Qua lao động ở các nước khác nhau phương Tây như Anh, Pháp, qua châu Phi, châu Mỹ, thì Bác đã khảo sát rất kỹ càng đã rút ra kết luận đánh dấu bước mới của nhận thức. Bác đã kết luận rằng trên thế giới này chỉ có 2 giống người là những kẻ thống trị trong XH dù thuộc màu da, tiếng nói, dân tộc nào thì đều là kẻ thu của người lao động và loại thứ 2 chính là người lao động, tất cả họ đều là bạn của nhau.
- Từ 1915 trở đi, trên thế giới có nhiều sự kiện tác động:
1917, cách mạng tháng 10 Nga thắng lợi đã đánh dấu một thời đại mới trong lịch sử nhân loại. Qua nghiên cứu cách mạng tháng 10 Nga, Bác đã đi tới kết luận đó là "Cách mạng tháng 10 Nga là một biến cố lịch sử trọng đại. Điểm khác biệt của cách mạng tháng 10 Nga là đã giải phóng người lao động".
1918, tại hội nghị Véc-xai NAQ đã đến tham dự và đưa ra bản "yêu sách 8 điều" đòi quyền tự do cho nhân dân thuộc địa và đã để lại tiếng vang lớn trên thế giới.
Qua đó, Bác đã rút ra kết luận quan trọng đó là "chủ nghĩa Win-sơ chỉ là trò bịp lớn. Các nước muốn giành tự do thì phải tự mình làm lấy".
1920, Người đã đọc được bản sơ thảo "Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa" của Leenin trên báo Nhân đạo cảu Đảng cộng sản Pháp đã đánh dấu bước chuyển biến quan trọng, đó là "Người đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam. Người đã nhận ra chân lý, muốn giải phóng dân tộc không còn con đường nào khác là cách mạng vô sản ở nước thuộc địa.
Với việc gia nhập Đảng XH Pháp và ĐH 18 của Đảng XH Pháp thì người đã quyết định chuyển biến từ lập trường của người yêu nước sang lập trường của người CS, Bác đã trở thành một trong những người tham gia vào việc sáng lập ra Đảng CS Pháp, đồng thời người đã tham gia quốc tế thứ III.
2. Sau khi tìm ra được con đường cứu nước, giải phóng dân tộc thì người một mặt vẫn tích cực tham gia các phong trào quốc tế, một mặt tích cực truyền bá tư tưởng M_L về nước đồng thời chuẩn bị điều kiện cho việc thành lập ĐCSVN.
1921-1923: Bác vẫn hoạt động ở P, đảm nhiệm nhiều cương vị khác nhau và tham gia rất nhiều các hoạt động khác, đồng thời tích cực viết báo trí chuyển về nước để truyền bá tư tưởng M_L.
1923 người viết tác phẩm "Bản án chế độ thực dân P" gồm 12 chương với nội dung cở bản là kết tội CNTD, nêu rõ bộ mặt và bản chất thực sự của chúng nhằm thức tỉnh tinh thần đấu tranh của nhân dan ở các nước thuộc địa, trong tác phẩm này đã hình thành các luận điemr đầu tiên về CMVN.
1923-1924: NAQ về Liên Xô hoạt động, tham gia các đại hội quốc tế như ĐH quốc tế thứ 5, tại đó người đã tranh thủ làm rõ những quyết định của mình về cách mạng ở thuộc địa.
Cuối 1924 trở đi, theo sự phân công của quốc tế CS, người về Quảng Châu-Trung Quốc hoạt động với nhiệm vụ tổ chức và lãnh đạo phong trào cách mạng ở khu vực này.
Giữa 1925, Bác đã bắt đầu liên lạc với các thanh niên yêu nước VN đang hoạt động ở TQ trong tổ chức Tân Tâm xã và tổ chức ra VN CM thanh liên vào tháng 6.1925
1925-1927 NAQ đã cùng với những người CS tiền bối tổ chức ra nhiều lớp bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cho CMVN.
Do phong trong CMVN vỗ đã sôi nổi, mạnh mẽ từ trước, lúc được truyền bá tư tưởng mới đã bùng lên mạnh mẽ, phong tròng "vô sản hóa" đã đưa các thanh niên đến hoạt động trược tiếp ở phong trào quần chúng nhằm vừa bồi dưỡng cán bộ, vừa truyền bá tư tương của CN M_L.
1. Người có công chuẩn bị mọi mặt về tư tưởng, chính trị, và tổ chức cho sự ra đời của Đảng, đã có công hợp nhất 3 tổ chức tiền thân của Đảng.
Tháng 3-1929 thành lập ra "chi bộ cổng sản đầu tiên" ở số nhà 5D-Hàm Long-Hà Nội.
Tháng 6-1929, kì bộ Bắc Kỳ của thanh niên đã quyết định thành lập Đông Dương Cộng Sản Đảng.
Tháng 8-1929 phía Nam bộ thành lập An Nam Cộng Sản Đảng.
Tháng 9-1929 miền Trung thành lập ra "Đông Dương cộng sản liên đoàn".
Như vậy lúc này đang tồn tại 3 tổ chức cộng sản ở 3 miền của đất nước, đã đặt ra yêu cầu phải thổng nhất thành một Đảng.
Khi đó NAQ chính là người có công lớn trong việc quyết định mở hội nghị thành lạp Đảng để thống nhất các tổ chức đó.
2. NAQ đã đưa ra Bản Cương lĩnh chính trị đúng đắn ngay từ đầu với những nội dung đầy đủ, bao quát toàn bộ những quan điểm về cách mạng giải phóng dân tộc, lực lượng chính trị, phương pháp cách mạng với cốt lõi của cuong lĩnh chính trị tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CHXH, gắn giải phóng dân tộc với giải phóng gia cấp.
CNCS không phải là phủ định sạch trơn...
Ý nghĩa: Việc nghiên cứu vai trò của NAQ đối với cuộc vận động thành lập Đảng đã thấy được công lao to lớn của Người để từ đó có trách nhiệm bảo vệ Bác, bảo vệ uy tín của Bác. Là sv cần phải tíchc ực học tập và rèn luyện theo tấm gương của Người.
Câu 7: Đường lối chung: tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng do Đại hội Đảng lần thứ 3 (1960) xác định
Nội dung:
Tiến hành đồng thời 2 chiến lược cách mạng: CMXHCN ở miền Bắc và cách mạng DTDCND ở miền Nam.
Thực hiện nhiệm vụ chung: xây dựng nhà nước Việt Nam hòa bình, độc lập thống nhất dân chủ.
Căn cứ khoa học (cơ sở khoa học) để Đảng xác định đường lối:
Xuất phát từ đặc điểm, tình hình thực tiễn của đất nước. Cả nước có mâu thuẫn, nhiệm vụ chung. Mỗi miền có mâu thuẫn, nhiệm vụ riêng. Vì vậy cần đặt ra chiến lược riêng cho từng miền. Sau đó hướng tới thực hiện nhiệm vụ chung cho cả nước.
Miền Bắc: hoàn thành CMDTDCND và lựa chọn con đường đi lên CNXH bởi CNXH chính là mục tiêu, lí tưởng của Đảng ta; xuất phát từ quy luật vận động và phát triển của XH loài người.
Miền Nam: đang trực tiếp dưới ách thống trị của đế quốc và tay sai tiến hành CMDTDCND.
Khả năng dân tộc cho phép thực hiện đồng thời 2 chiến lược Đảng phát triển, chính quyền, khối đại đoàn kết dân tộc củng cố và phát triển; được sự giúp đỡ của cả hệ thống XHCN.
Phù hợp với nguyện vọng của nhân dân: hòa bình, thống nhất, dân chủ.
Vị trí của 2 chiến lược cách mạng:
CMXHCN ở miền Bắc có vị trí quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ sự nghiệp CMVN, với sự nghiệp hòa bình thống nhất nước nhà.
CMDTDCND ở miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp đến việc giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của Mĩ và bè lũ tay sai. Thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà trên cơ sở hoàn thành CMDTDCND trên cả nước.
Có vị trí như vậy là do:
Tiến hành CMXHCN ở miền Bắc không chỉ trực tiếp cải thiện đời sống vật chất tinh thần của nhân dân miền Bắc, bảo vệ miền Bắc mà còn góp phần bảo vệ, giải phóng miền Nam, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà; bảo vệ hòa bình ở Đông Nam Á và thế giới; đó là mục tiêu lí tưởng của CM dân tộc ở Việt Nam.
Việc thực hiện CMXHCN ở miền Bắc tạo ra cơ sở, nền tảng, điều kiện về vật chất, tinh thần dân tộc cho việc xây dựng CNXH ở cả nước sau này; đẩy mạnh CMXHCN ở miền Bắc mới tạo ra hậu phương lớn cho cả nước.
CM ở miền Nam có vị trí trực tiếp vì miền Nam đang là tiền tuyến, đang dưới ách thống trị của CNĐQ (Mĩ) và bè lũ tay sai nên con đường của miền Nam là đánh đổ CNĐQ để giải phóng miền Nam tạo điều kiện hoàn thành cuộc CMDTDCND trên cả nước. Sự nghiệp cách mạng ở từng miền là do chính nhân dân miền đó thực hiện.
4). Mối quan hệ 2 nhiệm vụ chiến lược chiến lược:
- Mỗi 1 chiến lược cách mạng nhằm giải quyết mâu thuẫn và nhiệm vụ riêng nhưng nó có mối quan hệ biện chứng gắn bó chặt chẽ, tác động lẫn nhau dều nhằm hướng tới mục tiêu chung:
- 2 chiến lược CM này đều xuất phát trên 1 đất nước, trong 1 quốc gia dân tộc đều do 1 ĐCS lãnh đạo, đều hướng tới giải quyết mâu thuẫn chung với đế quốc xâm lược, thực hiện nhiệm vụ chung hoang thành CMDTDC trên cả nước, thực hiện hòa bình , thống nhất đất nước.
- Xuất phát từ mối quan hệ hậu phương và tiền tuyến, miền Bắc không chỉ định hướng tương lai cho cả đất nước mà còn cung cấp sức người sức của cho miền Nam để giải phóng miền Nam; m Nam đánh thắng đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai để giải phóng miền Nam, hoàn thành CMDTDCND và góp phần bảo vệ miền Bắc và tiến tới hoàn thành cuộc CMDTDCND cả nước.
5). Ý nghĩa lịch sử:
Trong điều kiện khó khăn 2 miền bị chia cắt như thế mà Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành thắng lợi đồng thời xây dựng đất nước đi lên con đường CNXH chứng tỏ đường lối đúng đắn của Đảng vì vậy tuyệt đối tin tưởng vào Đảng...
Câu 8: kinh tế hàng hóa nhiều thành phần
Nền kinh tế HH nhiều thành phần theo định hướng XHCN vận hành theo cơ chế thị trường là nền kinh tế tự do, bị chi phối bởi các quy luật thị trường.
Đây chính là chủ trương lớn, nhất quán của Đ và nhân dân ta, nó được coi là tính chất cơ bản của nền kinh tế nước ta trong suốt TKQĐ lên CNXH, chi phối đến mọi hoạt động kinh tế nước ta.
Vì sao phải phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ?
Xuất phát từ lí luận của CN mác lênin : "đặc trưng của thời kì quá độ là còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế". "Trong thời kì quá độ và cộng sản phải biết cách làm giàu của tư bản" nhưng phải cạnh tranh lành mạnh.Từ sự tồn tại kinh tế nhiều thành phần với nhiều hình thức sở hữu đan xen trong thời kì quá độ. Ta phải tạo ra các quan hệ sản xuất tương ứng với nó cho nó tồn tại và phát triển (do đó phải tồn tại nhiều hình thức kinh tế đan xen nhau).
Các quan hệ khác nhau để phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất khác nhau của các thành phần kinh tế. Phát triển nhiều thành phần kinh tế để tạo ra môi trường thuận lợi cho các lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, các thành phần kinh tế tự giải phóng mình, tự tạo cho mình chỗ đứng.
Từ thực tế trước đại hội VI Đ ta chưa nhận thức đúng quy luật này, chưa nhận rõ đặc trưng của thời kì quá độ là còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế . Nên ta đã đốt cháy giai đoạn , xoá hết các thành phần kinh tế, và đưa ra khẩu hiệu tiến nhanh tiến tới CNXH , chỉ để lại 2 thành phần kinh tế làm cho đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn: quan hệ sản xuất không phù hợp với lực lượng sản xuất vốn có của nó dẫn đến tự nó kìm hãm , bó hẹp lại ko phát huy đc sức mạnh và trí tụe của lực lượng SX . Làm cho S X hàng hoá không có năng suất dẫn đến thua lỗ, sản phẩm khan hiếm không đủ để dùng.
Trong khi đó tư sản trong Miền Nam đưa hàng hoá tràn ngập thị trường trước khi ta đánh tư sản , nhưng khi đánh xong thì thị trường xơ xác, không có mặt hàng mua bán. Các nước XHCN trước đây họ cũng để tồn tại nhiều thành phần kinh tế Xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần là đúng với lí luận và thực tiễn.
1.cơ sở hình thành
Xuất phát từ việc đổi mới tư duy : Đ ta k phủ nhận sạch trơn kinh tế HH mà xem đó là sự vận động có quy luật của XH, là sản phẩm của nhân loại. vì vậy chúng ta phải biết vận dụng phát triển kinh tế HH ở VN. Sau mấy chục năm thực hiện kinh tế HH cho thấy kinh tế HH phù hợp với điều kiện phát triển của VN. Từ đó Đ ta khẳng định đây là phương hướng cơ bản xuyên suốt toàn bộ thời kỳ quá độ ở nước ta.
2.thực chất
Thừa nhận sản xuất HH là thừa nhận sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế. nền kinh tế HH nhiều thành phần được tự do sản xuất kinh doanh theo khuôn khổ pháp luật. nhà nước đóng vai trò điều tiết để nó phát triển đúng hướng theo quy luật không phải bằng biện pháp hành chính mà điều tiết trên cơ sở các đòn bẩy kinh tế, chính sách xã hội và pháp luật VN.
3.vấn đề phân định.
Trước đổi mới việc phân định chủ yếu dựa vào chế độ sỏ hữu để quyết định. Nếu tư liệu sản xuất thuộc sở hưu tập thể thì đó là thành phần kinh tế tập thể, tư liệu sản xuất thuộc sở hữu quốc dân thì thành phần đó là thành phần khinh tế quốc dân.
Sau 1986, 1 thành phần kinh tế có thể gồm nhiều loại hình sở hữu, nhiều trình độ công nghệ, bộ phận nào chiếm địa vị chi phối đến sản xuất kinh doanh thì nó là cơ sở đê phân định nó thuộc thành phần kinh tế nào. Việc phân định này cho phép trong quá trình phát triển có thể chuyển đổi giữa các thành phần kinh tế.
Ý nghĩa:
Tạo ra cơ sở phát triển kinh tế
Giải phóng sức lao động, tạo ra năng lực trong mỗi con người
Giá trị hiện thực: bản thân phải làm gì ?
Câu 9: ĐH Đ VIII
Mục tiêu đến năm 2000:
- Đây là bước phát triển mới, đẩy mạnh CNH- HĐH đất nước .tập trung mọi lực lượng, tranh thủ thời cơ vượt qua thử thách để đẩy mạnh công cuộc đổi mới 1 cách đồng bộ.
- Tiếp tục phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN . Phấn đấu đạt và vượt mục tiêu được đề ra trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế XH đến năm 2000.
- Tăng trưởng kinh tế nhanh hiệu quả và bền vững đi đôi với giải quyết những vấn đề bức xúc về XH bảo đảm an ninh quốc phòng cải thiện đời sống nhân dân năng cao tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế tạo tiền đề vững chắc cho bước phát triển cao vào đầu thế kỷ sau .
quan điểm của đảng về công nghiệp hoá - hiện đại hoá
- Giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, đa phương hoá, đa dạng hoá các mối quan hệ đối ngoại. Dựa vào nguồn lực trong nước là chính đi đôi với việc tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài. Xây dựng một nền kinh tế mở hội nhập với khu vực và trên thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước, sản xuất có hiệu quả.
- CNH_HĐH là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế trong đó kinh tế nông nghiệp là chủ đạo.
- Lấy việc phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Toàn Đ, toàn dân cần kiệm xây dựng đất nước, không ngừng tăng cường tích luỹ cho đầu tư phát triển. Tăng trưởng kinh tế gắn với cải thiện đời sống nhân dân, phát triển văn hoá giáo dục thực hiện tiến bộ và công bằng XH, bảo vệ môi trường.
- Khoa học và công nghệ là động lực của CNH- HĐH. Kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại. Tranh thủ đi nhanh vào hiện đại và những khâu quyết định.
- Lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chuẩn cơ bản để xây dựng phương án phát triển lựa chọn dự án đầu tư và công nghệ, đầu tư chiều sâu để khai thác tối đa năng lực hiện có. Trong phát triển mới ưu tiên quy mô vừa và nhỏ, công nghệ tiên tiến, tạo nhiều việc làm, thu hồi vốn nhanh, đồng thời xây dựng một mũi nhọn trong từng bước phát triển tập chung thích đáng nguồn lực cho những trọng điểm, cho những địa bàn trọng điểm. Đồng thời quan tâm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của mọi vùng trong nước. Có chính sách hỗ trợ những vùng khó khăn tạo điều kiện cho mọi vùng đều phát triển.
- Kết hợp kinh tế với quốc phòng an ninh.
Mục tiêu CNH-HĐH đến năm 2020:
Xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp. Có cơ sở vật chất kỹ thuật hiên đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, QHSX tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng SX, đời sống vật chất tinh thần cao, quốc phòng và an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh XH công bằng, dân chủ, văn minh. Từ nay đến năm 2020 ra sức phấn đấu xây dựng đưa nước ta trở thành 1 nước công nghiệp: nước CN là một nước trong đó lao động CN trở thành phổ biến trong tất cả các ngành kinh tế. Chỉ tiêu chủ yếu cho 1 nước công nghiệp là có chỉ tiêu của tấtt cả các tỷ trọng vượt trội so với một nước nông nghiệp.
Vì sao phải CNH?
- Không có CNH thì không có cơ sở vật chất của CNXH. Cơ sở của CNXH là : đại hội VIII khẳng định cơ sở để ta chuyển sang thời kỳ mới CNH-HĐH có những cơ sở sau:
+ Xuất phát từ kết quả 10 năm đổi mới với những tiên đề đã được tạo ra đồng thời dựa trên sự phân tích cục diện tình hình thế giới ngày nay có những biến động, với những thắng lợi to lớn nhưng cũng đan xen nhiều khó khăn phức tạp mới: ta đã đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinhtế trên nhiều mặt làm cho đời sống nhân dân khá hơn, KHCN phát triển ...
+ Xu thế chung của thế giới ngày nay là hoà bình hợp tác phát triển, cách mạng KHKT ngày càng phát triển cao do đó chúng ta không thể đứng ngoài xu thế này nên ta phải CNH- HĐH .Tiền đề vật chất và sự ổn định nhiều mặt: quốc phòng an ninh chính trị ... cho phép ta đẩy mạnh CNH- HĐH. Tuy nhiên ta chưa có đủ tiền đề nhưng trong quá trình đẩy mạnh CNH- HĐH sẽ tạo ra tiền đề, sẽ hoàn chỉnh dần các tiền đề. Đó là biện chứng của sự phát triển (tác động qua lại lẫn nhau). Vì vậy không thể cho đủ tiền đề để đẩy mạnh CNH - HDH
+ Hoàn thành CNH- HĐH mới là hoàn thành tiên đề vật chất cơ sở kỹ thuật , chứ chưa hoàn thành thời kỳ quá độ, chưa thể nói là nước phát triển được. Trở thành 1 nước CN chưa có nghĩa là hoàn thành CNH- HĐH. Cơ bản hoàn thành CNH -HĐH chưa hoàn thành nhiệm vụ của thời kỳ quá độ. Kết thúc thời kì quá độ có nhiều vấn đề khác: QHSX, trình độ phát triển của lực lượng SX, QHSX phải phù hợp với CNH-HĐH, mà CNH-HĐH chỉ là một công cụ cho kiến trúc thượng tầng. Khi hoàn thành thời kì quá độ, hoàn chỉnh về tư tưởng con người - con người có CNXH phải trải qua một bước rất dài mới tiến lên được CNCS.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro