Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Phương pháp thảo luận nhóm

Phương pháp thảo luận nhóm hiệu quả

KỸ NĂNG THẢO LUẬN NHÓM

I. Khái quát :

Phương pháp thảo luận nhóm (PPTLN) là một trong những phương pháp có sự tham gia tích cực của học viên. Thảo luận nhóm còn là phương tiện học hỏi có tính cách dân chủ, mọi cá nhân được tự do bày tỏ quan điểm, tạo thói quen sinh hoạt bình đẳng, biết đón nhân quan điểm bất đồng, hình thành quan điểm cá nhân giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề khó khăn.

Thảo luận nhóm có thể thực hiện dưới hai hình thức:

1. Thảo luận nhóm lớn.

2. Thảo luận nhóm nhỏ (5-7 người)

II. Mục đích sử dụng nhóm nhỏ (tính ưu việt)

· Nhóm nhỏ được sử dụng khi khuyến khích sự tham gia suy nghĩ và phát biểu tích cực của mọi thành viên trong lớp học.

· Trong nhóm nhỏ mọi người có cơ hội tham gia nhiều hơn.

· Các thành viên cũng tự nhiên và tự tin hơn khi tham gia bàn luận trong nhóm nhỏ hơn là nhóm lớn, khắc phục được tâm lý e ngại

· Nhóm nhỏ được sử dụng khi vấn đề đưa ra cần được bàn luận sâu và kỹ lưỡng, hoặc khi bàn về vấn đề có tính nhạy cảm, tế nhị, dễ dàng chia sẻ kinh nghiệm để đánh giá hay ý tưởng sáng tạo mới

III. Các bước thực hiện :

1/ Bước chuẩn bị:

Chuẩn bị đề tài, mục tiêu hay bài học thông qua thảo luận nhóm, câu hỏi, hình thức trình bày, vật dụng, thời gian cho thảo luận,

Câu hỏi thảo luận phải là câu hỏi:

a. Mở

b. Dễ hiểu: khi đọc lên chỉ hiểu theo một nghĩa. Câu hỏi chỉ bao hàm từ 1 đến 2 ý mà thôi.

c. Phù hợp: với sự hiểu biết và đặc điểm của học viên

d. Đúng văn phạm

Câu hỏi thảo luận thường là những câu:

- Hãy nêu…

- Hãy cho biết…

- Hãy trình bày

- Làm thế nào…

- Liệt kê…

- Theo nhóm bạn….

- Nếu …. thì…

- Theo bạn

- …….

Lưu ý:

Bạn cần biết rõ mục đích khi đặt câu hỏi thảo luận. Đặt câu hỏi để:

- Cung cấp kiến thức.

- Đào sâu hay làm sáng tỏ một vấn đề nào đó.

- Tìm hướng hỗ trợ.

- Củng cố kiến thức.

* Người hướng dẫn cũng cần chuẩn bị hình thức trình bày phần thảo luận nhóm để chuẩn bị văn phòng phẩm cho phù hợp.

2. Thực hiện thảo luận nhóm:

· Tập huấn viên (THV) giao bài tập: nội dung, đề tài cần bàn bạc, góp ý kiến, phân tích … hoặc những việc cần làm

· Xác định lại xem các học viên trong lớp đã nắm rõ bài tập,

(giải thích chung nếu có nhiều người chưa hiểu, có thể giải thích chung hoặc nên giải thích riêng nếu chỉ vài cá nhân chưa hiểu)

· Phân nhóm (5-7 người/nhóm), nơi thảo luận cho mỗi nhóm, thời gian thực hiện (trong bao lâu)

· Mỗi nhóm có phân công trách nhiệm: điều hành, thư ký ghi chép trên giấy lớn/nhỏ, người báo cáo lại…

· Yêu cầu về nhóm thảo luận

· THV quan sát, điều chỉnh chỗ ngồi, nhắc nhở hay hỗ trợ khi nhóm nào cần

· THV hướng dẫn học viên quay về lớp khi các nhóm thảo luận xong, mỗi nhóm trình bày phần thảo luận, hoạt động của mình

· THV đúc kết, bổ sung ý kiến, nhấn mạnh nội dung quan trọng, tóm tắt… (kết luận)

Chú ý: - Khi các nhóm thảo luận, THV không dừng lại lâu ở một nhóm nào

- Khi các nhóm trình bày nếu là chủ đề giống nhau, không nhất thiết các nhóm đều trình bày, hoặc các nhóm chỉ trình bày các ý kiến quan điểm mà khác với nhóm trước.

- THV ngồi sang một bên khi các nhóm trình bày, nhường “sân khấu“ cho các nhóm báo cáo.

Điều hành hoạt động của nhóm nhỏ là đảm bảo :

· Mỗi thành viên trong nhóm đều được tham gia bàn luận, được lắng nghe và tôn trọng, tránh tranh cãi căng thẳng hoặc người nói quá nhiều

· Những băn khoăn về ý nghĩa, kết quả của bài tập được giải đáp kịp thời

· Thời gian làm bài tập phải phù hợp với thực tế khả năng làm việc của học viên và yêu cầu của bài tập

· Mọi học viên đều tích cực làm việc

· Tạo thêm công việc, cơ hội cho các nhóm, cá nhân trong trường hợp họ hoàn thành bài tập trước và phải chờ các nhóm

I. Một số kỹ thuật trong việc hướng dẫn thảo luận

Một số cách chia nhóm nhỏ: số người trong một nhóm không quá 8 người.

1. Đếm số thứ tự

Học viên đếm từ 1 đến n (n là số nhóm muốn chia). Những người cùng một số thì vào một nhóm. Cách chia này thường được sử dụng trong các trường hợp mà bài tập không có yêu cầu gì đặc biệt cả đối với các thành viên trong nhóm.

2. Chia theo vị trí ngồi

Những học viên ngồi gần nhau tạo thành 1 nhóm, ví dụ nhóm 3,4… người. Cách chia nhóm này dễ thực hiện. Tuy nhiên nếu cần THV có thể yêu cầu một số học viên đổi chỗ ngồi trước khi chia nhóm để đảm bảo các nhóm cân bằng về trình độ, độ tuổi, giới tính …

. Chia theo độ tuổi

Những học viên ở cùng độ tuổi tạo thành một nhóm.

ví dụ: nhóm 1 gồm những người dưới 30 tuổi

nhóm 2 gồm những người từ 31-40 tuổi

Cách này được sử dụng cho những bài tập phân tích vấn đề phụ thuộc nhiều vào lứa tuổi

4. Chia ngẫu nhiên: trò chơi đoàn kết, đoàn kết; kết mấy, kết mấy, kết 6 người một nhóm.

5 . Chia theo sở thích

Những học viên cùng sở thích (công việc) vào chung một nhóm. Cách này được sử dụng khi cần thảo luận về nhiều vấn đề khác nhau, ví dụ : nhóm những người làm chăn nuôi, nhóm những người trồng trọt.

6. Chia theo giới tính

Chia thành nhóm nam và nhóm nữ. Cách này được sử dụng khi học viên mới quen nhau, nữ còn rụt rè hoặc khi thảo luận các vấn đề liên quan đến giới

Một số cách báo cáo kết quả thảo luận nhóm nhỏ

1. Một nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung: Yêu cầu một nhóm báo cáo lại toàn bộ kết quả thảo luận của nhóm mình. Những nhóm còn lại bổ sung những điểm khác biệt của nhóm mình với nhóm vừa báo cáo.

2. Dùng phiếu: các nhóm trình bày kết quả bằng những tấm phiếu và dán lên bảng để cùng nhau phân tích.

3. Sắm vai:Các nhóm thể hiện kết quả thảo luận bằng một vở sắm vai.

4. Các nhóm lần lượt báo cáo: Từng nhóm một cử người báo cáo lại kết quả làm việc của nhóm mình, sau đó THV tổng kết lại ý kiến chung của các nhóm hoặc điều hành để TDV tổng kết.

5. Họp chợ: Các nhóm dán kết quả làm việc của nhóm mình lên bảng/ tường và cử một người để thuyết minh khi cần. TDV đi vòng quanh và đọc kết quả của mỗi nhóm, đưa ra câu hỏi nếu có vấn đề cần làm rõ.

6. Biểu diễn kết quả: Yêu cầu các nhóm biểu diễn lại kết quả của nhóm mình bằng hình tượng, vở kịch, hình vẽ hay một cách nào đó.

7. Quả bóng tuyết: Các nhóm thảo luận và ghi kết quả xuống giấy rồi luân chuyển kết quả đó để các nhóm khác thảo luận và bổ sung

Ví dụ: Lớp được chia thành 3 nhóm thảo luận 3 vấn đề. Sau 10 phút:

Kết quả của nhóm 1 được chuyển cho nhóm 2

Kết quả của nhóm 2 được chuyển cho nhóm 3

Kết quả của nhóm 3 được chuyển cho nhóm 1

Các nhóm đọc kết quả của nhóm kia và bổ sung thêm ý kiến của nhóm mình. Sau 5 phút lại tiếp tục chuyển như vậy cho đến khi mỗi nhóm đều đã đọc đủ cả ba kết quả.

8. Báo cáo tóm tắt: Yêu cầu mỗi nhóm thảo luận xong thì tóm tắt lại kết quả của mình trong 3 đến 5 câu, sau đó cử người lên trình bày kết quả tóm tắt đó.

9. Thi hùng biện:Các nhóm tham gia một cuộc thi hùng biện bảo vệ quan điểm của nhóm mình và giao lưu chất vấn các nhóm khác.

10. Vẽ hình: trình bày kết quả bằng hình vẽ và các nhóm khác đoán những hình vẽ đó.

11. Vẽ cây/dòng sông để thể hiện kết quả thảo luận nhóm. Cách này phù hợp với những đề tài có nguyên nhân và hậu quả/kết quả.

12.Sơ đồ/bản đồ: dùng sơ đồ để diễn tả nguyên nhân và hậu quả hoặc tìm những vấn đề chính và phụ có liên quan đến chủ đề.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: