phương pháp học tập hiệu quả
1.Những thói quen
có ích cho việc học tập hiệu quả
Những thói quen có ích
cho việc học tập hiệu quả ◄
Phải tập trung khi học
Sử dụng trí nhớ một cách hiệu quả
A.S.P.I.R.E.
Một phương pháp học
Bản phụ lục
Bài tập về từ vựng
Học theo nhiều hình thức khác nhau
Học tập cũng như Mặt trời lung linh nơi thiên đàng
Wm Shakespeare người Anh
Bạn có thể chuẩn bị để thành công trong quá trình học tập.
Hãy cố gắng tăng cường và cảm thấy hứng thú với những thói quen sau:
Tự có trách nhiệm với bản thân:
Trách nhiệm có nghĩa là nhận thức được rằng để, thành công bạn phải có khả năng xác định rõ những ưu tiên của bạn, thời gian và những điểm mạnh của bạn.
Phải biết đặt bản thân, những giá trị và nguyên tắc của bản thân vào vị trí trung tâm:
Đừng để bạn bè và người khác áp đặt ra cho bạn điều gì là quan trọng.
Việc hôm nay chớ để ngày mai:
Tuân theo những ưu tiên bạn đã đặt ra cho chính mình, và đừng để ai đó hay những ý thích của họ khiến bạn sao nhãng những cái đích của mình.
Khám phá ra thời điểm và nơi làm việc hiệu quả nhất đối với bạn:
Sáng, chiều, tối; lúc nào là lúc bạn có thể tập trung nhất và làm việc hiệu quả nhất? Hãy dành khoảng thời gian này để làm việc khó nhất.
Hãy luôn coi mình là người chiến thắng:
Dù đó là vì lợi ích của bạn, hay của bè bạn, của thầy cô hay những người hướng dẫn, bạn là người chiến thắng khi bạn làm việc hết mình và cống hiến hết mình cho lớp học của bạn. Nếu bạn hài lòng với những gì bạn làm, đỉểm số sẽ chỉ là sự kiểm chứng cho phần nổi của những công việc của bạn, nói cách khác, điểm chỉ là một kết quả trong số những điều bạn thu được.
Trước tiên, hãy hiểu mọi người, sau đó hãy cố gắng để mọi người hiểu mình:
Khi bạn có trục trặc với giáo viên, chẳng hạn như thắc mắc về điểm số, hay bạn muốn nộp bài trễ hơn thời hạn thầy cô đã đặt ra, hãy đặt mình vào địa vị của thầy cô. Bây giờ, bạn hãy tự hỏi mình xem khi đó thì cách trình bày như thế nào sẽ dễ được thầy cô chấp nhận.
Hãy tìm ra những giải pháp tốt hơn cho một vấn đề:
Nếu như bạn không hiểu sách giáo khoa viết gì, bạn không nên chỉ đọc lại. Hãy thử một cách nào khác xem! Hãy thử hỏi ý kiến thầy cô, gia sư của bạn, hay bạn bè...
Liên tục thử thách chính mình
Sửa đổi một phần từ cuốn băng của Steven Covey,
Bảy thói quen của những người làm việc hiệu quả nhất.
2.
Sử dụng trí nhớ
một cách hiệu quả
Những thói quen có ích
cho việc học tập hiệu quả
Phải tập trung khi học
Sử dụng trí nhớ một cách hiệu quả ◄
A.S.P.I.R.E.
Bản phụ lục
Bài tập về từ vựng
Học theo nhiều hình thức khác nhau
Người đi nhiều là người biết được nhiều
Jean de la Fontaine-
Nhà ngụ ngôn người Pháp, 1709
Đi một ngày đàng, học một sàng khôn
tục ngữ Việt Nam
Từ viết tắt bằng chữ cái đầu, thơ chữ đầu (dành cho những thông tin liên quan tới những từ quan trọng)
Một từ viết tắt bằng chữ cái đầu được tạo nên sao cho mỗi chữ cái đầu đó là gợi ý giúp bạn nhớ một cụm từ nào đó. Ví dụ từ BRASS là từ viết tắt để chỉ những thao tác thực hiện việc bắn súng trường - Breath(thở), Relax(thư giãn), Aim(hướng vào), Sight(ngắm), Squeze(bóp cò).
Một bài thơ chữ đầu đôi khi cũng có thể là một câu nói mà ở trong đó thì chữ cái đầu của mỗi từ là gợi ý giúp bạn nhớ một cụm từ hay một bài học nào đó. Chẳng hạn như: EVERY GOOD BOY DESERVES FUN là một bài thơ chữ đầu để giúp cho việc nhớ thứ tự của các nốt nhạc chính trong khóa son -- E, G, B, D, F.
Những âm tiết vần (theo hoặc không theo thứ tự các từ)
Trước tiên, hãy nhớ các từ quan trọng mà khi đọc lên thì vần với các số đếm. Chẳng hạn "bun" (bánh bao sữa) nghe gần giống với "one", "shoe"( chiếc giày) với "two", "tree"(cái cây) với "three", "door" (cánh cửa) với "four" ..v.v...
Tiếp theo, bạn có thể gắn những gì bạn cần nhớ với một hình ảnh nào đó. Ví dụ, bạn cần phải nhớ bốn nhóm thức ăn chính - sản phẩm từ sữa, các loại thịt, các sản phẩm từ gaọ, rau quả-- hãy tưởng tượng ra pho mát ở trên một chiếc bánh bao sữa(bun), gia súc, gia cầm đang đi giày(shoe), một bó lúa treo lơ lửng trên cây(tree) và khi mở cửa (door) ra bạn nhìn thấy rất nhiều rau quả trong căn phòng.
Nhớ theo vị trí (Đối với khoảng trên dưới hai mươi đồ vật)
Hãy chọn một nơi nào đó mà bạn đã dành rất nhiều thời gian ở đó và rất dễ nhớ tới nơi đó. Hãy nghĩ rằng bạn đang đi vào nơi đó, rồi chọn những chỗ xác định - cánh cửa, ghế sofa, tủ lạnh, giá sách ..v.v...Hãy tưởng tượng rằng bạn đang đặt những thứ bạn cần nhớ lên những đồ vật này, chú ý là bạn cần phải đi theo một hướng nhất định. Phải nhắc lại rằng bạn phải chọn chỗ sao cho thật dễ nhớ và theo một trình tự xác định vì như vậy sẽ thuận tiện hơn cho bạn khi bạn cần nhớ đến những thứ mà bạn cần phải nhớ. Chẳng hạn, nếu bạn cần nhớ George Washington, Thomas Jefferson và Richard Nixon, bạn có thể mường tượng tới việc khi bạn tiến tới cánh cửa của địa điểm mà bạn đã chọn, bạn nhìn thấy một tờ một đô dính trên cửa(bạn sẽ nhớ tới G. Washington vì trên tờ đô đó có in hình của vị tổng thống này), khi mở cửa ra thì bạn nhìn thấy Jefferson đang ngồi trên ghế sofa còn Nixon thì đang đứng ăn ngay cạnh tủ lạnh.
Nhớ theo những từ quan trọng (Dành cho việc học ngoại ngữ)
Trước tiên là phải xem mình đang cần phải nhớ từ gì. Chọn một từ ở Tiếng Việt mà nghe gần giống với từ đó. Tiếp đó, hãy nghĩ ra một hình ảnh nào đó liên quan đến từ ở Tiếng Việt mà bạn vừa nghĩ ra.
Cách nhớ tên nhờ hình ảnh (Dùng để nhớ tên)
Hãy tìm xem có mối liên quan nào giữa đặc điểm và tên của một người. Thí dụ, nếu bạn muốn nhớ đến Shirly Temple(một diễn viên nổi tiếng với những sợi tóc quăn tự nhiên) thì bạn có thể khắc sâu cái tên này trong trí nhớ của mình bằng cách nhớ tới từ "curly"(nghĩa là "xoăn") và rằng những sợi tóc quăn ấy rủ xuống hai bên thái dương của cô ấy ( "temple" có nghĩa là "thái dương").
Nhớ theo kiểu móc xích giữa các ý (theo hoặc không theo thứ tự các từ)
Dựng nên một câu chuyện mà ở đó phần cuối của mỗi câu lại liên quan tới ý tiếp theo mà bạn cần nhớ tới. Nếu bạn cần nhớ đến Napoleon, cái tai, cánh cửa và nước Đức, hãy dựng nên câu chuyện về việc Napoleon đang ghé sát tai vào cánh cửa để nghe những người đang nói chuyện với nhau bằng tiếng Đức.
3.Đọc có cân nhắc
Đọc có cân nhắc
Cách ghi chép khi đọc sách
Đọc các tư liệu khó, phức tạp
Tốc độ đọc và hiểu
Đánh dấu và gạch dưới
Phương pháp đọc SQ3R
Cách đọc những bài luận
Học ko suy nghĩ là phí sức
Khổng tử.
Phương pháp đọc có cân nhắc:
Hãy tự hỏi những điều này khi đọc:
Phương pháp đọc có cân nhắc:
Đề tài của bài đọc, hoặc quyển sách bạn đang đọc là gì?
Vấn đề nào đang được nêu ra?
Tác giả đã kết luận gì về vấn đề ấy?
Những lý do nào được đưa ra để chứng minh cho quan điểm của tác giả?
Người viết dùng sự thật, lý thuyết hay niềm tin của bản thân?
Sự thật có thể được chứng minh.
Lý thuyết còn đang cần được chứng minh, không nên nhầm lẫn với sự thật.
Ý kiến có thể có hoặc không được xây dựng trên cơ sở lập luận vững chắc.
Bản thân niềm tin không cần được chứng minh.
Tác giả dùng từ trung lập hay có xen lẫn cảm xúc cá nhân? Người đọc biết cân nhắc là người có cái nhìn xuyên thấu bề mặt ngôn từ, để thẩm định lý lẽ bên trong.
Khi bạn quyết định chấp nhận hay không chấp nhận ý kiến của người viết, cần củng cố quyết định của mình bằng những lý do xác đáng.
Những đặc điểm của người đọc có cân nhắc:
Trung thực với bản thân
Tránh sự chi phối
Biết vượt qua vướng mắc.
Đặt câu hỏi.
Xây dựng phán đoán trên bằng chứng cụ thể
Tìm mối quan hệ nối kết các sự việc
Có tư duy độc lập
Xem thêm (English):
4. Cách ghi chép khi đọc sách
Đọc có cân nhắc
Cách ghi chép khi đọc sách ◄
Đọc các tư liệu khó, phức tạp
Tốc độ đọc và hiểu
Đánh dấu và gạch dưới
Phương pháp đọc SQ3R
Cách đọc những bài luận
Đọc là tập thể dục cho tinh thần
Richard Steele, người Anh 1672-1729
Đầu tiên hãy đọc một phần của chương cần đọc:
Đọc một lượng vừa đủ để có khái niệm về nội dung mình sẽ đọc. Đừng ghi chú mà hãy tập trung vào nội dung.
Khi đọc lần đầu, ta rất dễ bị thôi thúc bắt tay vào ghi chú ngay, nhưng đấy ko phải là phương pháp hiệu quả. Nếu ghi chú vào thời điểm này, ta chỉ đang chép lại máy móc tất cả thông tin mà chưa hiểu thấu đáo.
Tiếp theo, đọc lại lần nữa:
Tìm ý chính, và ý phụ.
Gấp sách lại
Tường thuật lại nội dung quyển sách sẽ giúp bạn chủ động trong quá trình nắm bắt thông tin.
Tiếp đến, ghi chép các thông tin:
Đừng sao chép thông tin trực tiếp từ sách
Chỉ ghi một số chi tiết chính để hiểu
Xem Sơ đồ khái niệm về một hệ thống các cách ghi và sắp xếp ghi chép.
Xem lại, và đối chiếu những ghi chép của bạn với sách giáo khoa,
xem xem bạn có thực sự đã hiểu bài chưa.
Đọc một phần bất kỳ của tài liệu
mà bạn cảm thấy xoay xở được.
Đọc lại lần nữa,
Đánh số những ý liên quan.
5.Gạch dưới:
Ý chính
Ví dụ của các ý chính
Địng nghĩa hoặc từ lạ
Ghi chú những câu hỏi,
tóm ý, và thuật lại ý vào những phần trống trong sách.
Hãy xây dựng cho mình một hệ thống có thể liên kết các nguồn thông tin khác nhau
từ sách vở, Cds, trang web, ghi chú trên lớp ...
6.Phương pháp đọc SQ3R
3 R's:
S=Survey: Khảo sát
Q=Question: đặt câu hỏi
Read=đọc
Review=đọc lại
Recite=ghi nhớ
-Trước khi đọc, khảo sát bài đọc
Survey
Tiêu đề, đề mục chính và phụ
Chú thích dưới hình ảnh, và đồ thị
Xem lại câu hỏi, hoặc các hướng dẫn đọc của giáo viên.
Xem đoạn đầu và cuối
Xem phần tóm tắt.
-Khi đang khảo sát, hãy đặt những câu hỏi sau:
Question
Biến tiêu đề thành câu hỏi
Đọc các câu hỏi ở cuối bài
Nhớ lại những gì giáo sư nói khi giao bài cho bạn
Mình đã biết gì về vấn đề này rồi?
Lưu ý:
Nếu cần hãy viết ra và suy ngẫm. Phương pháp này gọi là SQW3R
-Khi bắt đầu đọc
Read
Tìm câu trả lời choc ác câu hỏi đã nêu
Trả lời các câu hỏi đầu và cuối chương
Đọc lại chú thích dưới tiêu đề, biểu đồ, hình minh hoạ...
Chú ý tất cả các từ in đậm hay in nghiên
Học các hướng dẫn về biểu đồ
Đọc chậm lại khi gặp đoạn khó
Dừng lại để đọc kĩ những chỗ khó hiểu
Đọc từng phần một và ghi nhớ khi kết thúc một phần.
-Ghi nhớ sau khi đọc hết một phần
Review
Chỉ đặt câu hỏi về những gì mới đọc. Hoặc tóm tắt bằng lời của riêng mình .
Ghi chú thông tin từ bài đọc, nhưng diễn đạt thông tin đó bằng lời của mình.
Gạch dưới ý quan trọng
Dùng phương pháp học thuộc hiệu quả nhất cho mình. Mẹo: bạn càng dùng nhiều giác quan khi học, thì càng nhớ nhanh và nhớ lâu.
Học công hiệu gấp ba: Nhìn, nói, nghe
Học công hiệu gấp tư: Nhìn, nói, nghe, viết
-Dò lại bài, một quá trình lâu dài
Recite
Ngày 1:
Đặt ra những câu hỏi cho ý chính bạn đã ghi chú
Ngày 2:
Đọc lại để "kết thân" với những khái niệm quan trọng. Che phần thông tin, đọc câu hỏi và cố trả lời từ trí nhớ của mình. Dùng các biện pháp ghi nhớ hữu dụng. Làm những thẻ nhớ. (flashcard), hoặc các công cụ học bài tương tự.
Ngày 3, 4, 5:
Luân phiên học bằng flashcard, và từ những bài ghi chú
Cuối tuần:
Dùng sách học, làm một bản biểi nội dung, trong đó liệt kê toàn bộ tiêu đề, đề mục chính phụ. Làm một bản đồ thông tin. Tập nhớ lại và nói to bài học trong lúc nhìn vào bản đồ thông tin.
Thường xuyên lặp lại bước trên. Được vậy, bạn sẽ ko cần nhồi nhét khi kỳ thi đến.
Tài liệu lấy của Robinson, Francis Pleasant, (1961, 1970) Học hiệu quả (xuất bản lần thứ 4.), Harper & Row,
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro