Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Phuong phap

1 Các định nghĩa khoa học hác

• Về bản chất: khoa học là sự hiểu biết của loài người về thế giới tự nhiên, về sự phát sinh, vận động phát triển và diệt vong của nó cũng như các qui luật của tự nhiên, xã hội và tư duy.

2 Sự phát triển của KH

• Khoa học cổ đại

- Khoa học Trung cận Đông cổ

- Khoa học Hy Lạp cổ

- Khoa học Ấn Độ cổ

- Khoa học Trung Hoa

• Nền khoa học thời trung cổ

- Khoa học Hồi giáo

- Khoa học Châu Âu

Khoa học hiện đại

• Khoa học tự nhiên

- Vật lý

- Hóa học

- Địa lý

- Thiên văn học

- Sinh học, Y học, Di truyền học

- Sinh thái học

Khoa học hiện đại

• Khoa học xã hội

- Chính trị học cổ Ấn Độ

- Chính trị học Đông phương và Hồi giáo

- Chính trị học hiện đại

- Ngôn ngữ học

- Kinh tế học

- Tâm lý học

- Xã hội học

- Nhân chủng học

3 Phân loại khoa học

•Phân loại theo hệ thống lĩnh vực (theo đối tượng)

- Khoa học tự nhiên

• VD: Sinh học gồm: CNSH; Thực vật, Động vật; VSV...

- Khoa học xã hội nhân văn

• Ngôn ngữ học: Thổ ngữ; Quốc tế ngữ, Anh ngữ...

• Phân loại theo thời đại

- Cổ đại

- Cận đại

- Hiện đại

• Phân loại theo cách hình thành khoa học: KH

tiên nghiệm, KH hậu nghiệm, KH phân lập, KH tích hợp.

•Tự nhiên

- Toán học

- V.lý học

- Hóa học

- Sinh học

-môi trường học

- Địa lí học

•Xã hội-NV

-môi trường học

- Địa lí học

- Sử học

- Văn học

• Aristote (384-322 trước CN) phân lọai theo mục đích của khoa học. Aristotle là nhà triết học đầu tiên đã phân tích phương pháp nhờ đó một số định đề (propositions) được suy diễn theo luận lý là đúng, căn cứ vào một số định đề khác đã được công nhận. Ông tin rằng tiến trình suy diễn luận lý này được đặt trên một hình thức tranh luận mà ông gọi là Tam Đoạn Luận (Syllogism). Trong một tam đoạn luận, một định đề được suy diễn từ hai định đề đúng khác.

Một thí dụ của lý luận này như sau: (1) Mọi người đều sẽ chết,

(2) Socrates là một con người, (469-399 BC)

vì thế có thể đi tới kết luận rằng: (3) Socrates sẽ chết

•Phân loại theo mục đích gồm:

- Khoa học mô tả,

- phân tích,

- tổng hợp,

- ứng dụng,

- hành động,

- sáng tạo...

• Ampère (1775-1836) phân lọai khoa học dựa

trên đối tượng của khoa học là vật chất và tinh thần

• Cournot (1801-1877) căn cứ vào đối tượng phân chia khoa

học thành 3 nhóm:

- Khoa học toán

- Khoa học thực nghiệm

- Khoa học nhân văn

• Marx (1818-1883) chia khoa học thành 2 nhóm:

- Khoa học tự nhiên: toán, vật lý,sinh học, cơ học

- Khoa học xã hội hay khoa học về con người: lịch sử, kinh

tế, triết học, đạo đức học

•Kedrov:

- Triết học, Toán học, Khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ, Khoa học nông nghiệp, Khoa học về sức khỏe, Khoa học xã hội và nhân văn.

PHÂN LOẠI KHOA HỌC THEO ĐỐI TƯỢNG CỦA N/C KHOA HỌC

(Phân loại theo hệ thống lĩnh vực, F. Engel; B.Kedrov-Nguyễn Duy Bảo)

Đối tượng

Nghiên cứu KHTN

Vô cơ

Hữu cơ

Sinh học

Con người

Xã hội loài người

• Unesco: 5 lĩnh vực

- Khoa học tự nhiên và khoa học chính xác

- Khoa học kỹ thuật

- Khoa học nông nghiệp

- Khoa học về sức khỏe

- Khoa học xã hội và nhân văn

• Theo nguồn gốc: Khoa học thuần túy, lý

thực chứng, qui nạp, diễn dịch thuyết, thực nghiệm,

• Theo mục đích ứng dụng: Khoa học mô tả, phân tích, tổng

hợp, ứng dụng, hành động, sáng tạo...

• Theo mức độ khái quát: Cụ thể, trừu tượng, tổng quát...

• Theo tính tương liên giữa các khoa học: Liên nganh, đa nganh....

• Theo cơ cấu hệ thống tri thức: Cơ sở, cơ bản, chuyên ngành...

• Theo đối tượng nghiên cứu: Tự nhiên, kỹ thuật, xã hội nhân văn, công nghệ, nông nghiệp, y học

4 Vai trò và ý nghĩa của khoa học

• Giải thích các quy luật tự nhiên, xã hội và các hiện tượng

tự nhiên, xã hội (Sấm sét; Mưa; Vạn vật hấp dẫn...)

• Giúp con người hiểu biết tự nhiên, xã hội đúng đắn và khách quan từ đó có thái độ hợp lý trong các hoạt động của mình (Lợi dụng mưa để canh tác, mùa vụ; Climate Change...)

• Bảo vệ cuộc sống con người, sinh vật và tài nguyên thiên nhiên (Nước biển dâng;

Chống xói mòn...)

• Thúc đẩy xã hội phát triển bền vững.

• Bản chất khoa học phải khách quan không phụ thuộc vào

ý thức hệ. Tuy nhiên, đôi khi khoa học phụ thuộc vào thái

độ của người sử dụng khoa học

5 Định nghĩa (Lê Huy Bá, 2007)

• Phương pháp nghiên cứu khoa học là phương cách thực hiện ý tưởng nghiên cứu theo một trình tự, một cách thức nhất định, hợp lý, khoa học, cho một đề tài nhất định, để tạo ra một kết quả nhất định. Phương cách này sẽ trả lời câu hỏi "Tại sao?" và "Làm như thế nào?" đối với một vấn đề mà chúng ta cần tìm hiểu.

6 Hoạt động nghiên cứu khoa học

• Nghiên cứu khoa học bao gồm:

- Họat động tìm kiếm (Địa chất; Cổ sinh vật học...), xem xét, điều tra, hoặc thí nghiệm (KHXH gọi là thử nghiệm) (Giống; Cây trồng; Vắc xin...)

- Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức,... được từ các thí nghiệm NCKH đạt

- Để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội,

- Để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn.

7 Phân loại NCKH theo Ranjit Kumar (1996)

• Nghiên cứu ứng dụng

- Lý thuyết phục vụ ứng dụng; Ứng dụng

• Nghiên cứu mục tiêu

- Mô tả; Tương quan; Giải thích; Khai phá

• Nghiên cứu tìm kiếm thông tin

- Định tính; Định lượng

8 Phân loại NCKH theo Vũ Cao Đàm (2009); Nguyễn Duy Bảo.

• Phân loại theo chức năng nghiên cứu, và

• Phân loại theo các giai đoạn NC.

1. Phân loại theo chức năng nghiên cứu:

- NC mô tả: nhằm đưa ra một hệ thống tri thức về nhận dạng sự vật, giúp phân biệt sự khác nhau giữa các sự vật.

- NC giải thích: nhằm làm rõ nguyên nhân dẫn đến sự hình thành và qui luật chi phối quá trình vận động của sự vật.

- NC giải pháp: nhằm làm ra một sự vật mới

chưa từng tồn tại.

- NC dự báo: để nhận dạng những sự vật trong tương lai

2. Phân loại theo các giai đoạn NC, được

phân chia: NC cơ bản, NC ứngdụng và NC triển khai.

2.1 NC cơ bản (fundamental research)(base R.)

Nhằm phát hiện thuộc tính, cấu trúc, động thái sự vật... Sản phẩm là Khám phá, Phát hiện, Phát minh, dẫn đến hình thành một hệ thống lý thuyết có giá trị tổng quát (Định luật hấp dẫn, Giá trị thặng dư...). Được phân ra:

-NC cơ bản thuần túy: NC về bản chất sự vật để

nâng cao nhận thức, chưa bàn đến ý nghĩa sử

dụng.

- NC cơ bản định hướng: dự kiến trước được mục đích ứng dụng (Điều tra cơ bản tài nguyên, KT, XH...)

2.2 NC ứng dụng (applied R.)

Vận dụng quy luật của NCCB để giải thích một sự vật, tạo nguyên lý mới về các giải pháp và ứng dụng trong sản xuất và đời sống.

Giải pháp hiểu theo nghĩa rộng: có thể là giải

pháp công nghệ, vật liệu, tổ chức, quản lý. Cần lưu ý, kết quả ứng dụng thì chưa ứng dụng được. Để có thể đưa kết quả NC ứng dụng vào sử dụng còn phải tiến hành một NC khác - NC triển khai.

2.3 NC triển khai (technological experimental development) Triển khai thực nghiệm

Là sự vận dụng các lý thuyết để đưa ra hình mẫu (prototype). Hoạt động triển khai có 3 giai đoạn:

•Tạo vật mẫu (prototype): giai đoạn thực nghiệm tạo được ra sản phẩm, chưa quan tâm đến qui trình sản xuất và qui mô áp dụng.

•Tạo công nghệ: tìm kiếm và thử nghiệm công nghệ để sản xuất ra sản phẩm theo mẫu (prototype).

• Sản xuất loạt nhỏ: kiểm chứng độ tin cậy của công nghệ trên qui mô nhỏ (bán đại trà, bán công nghiệp).

9 SẢN PHẨM CỦA NCKH

• Đặc điểm của sản phẩm NCKH

Trong mọi trường hợp sản phẩm của NCKH là thông tin. Sản phẩm bao gồm các luận điểm của tác giả (đã được chứng minh hoặc bác bỏ), các luận cứ để chứng minh hoặc bác bỏ luận điểm.

• Vật mang thông tin

- Vật mang vật lí: sách báo, băng âm, băng hình.

- Vật mang công nghệ: máy tính, điện thoại...

- Vật mang xã hội

10 Một số sản phẩm đặc biệt của NCKH

•Phát minh (discovery): phát hiện ra qui luật, tính chất, hiện tượng của thế giới khách quan mà trước đó chưa ai biết, nhờ đó làm thay đổi cơ bản nhận thức. (Định luật Archimede, Vạn vật hấp dẫn,...).

• Phát hiện: nhận ra vật thể, qui luật xã hội (Giá trị thặng dư; Vi trùng lao; Châu Mỹ...)

• Sáng chế (invention): thành tựu trong KHKT và công nghệ; là giải pháp kỹ thuật mang tính mới về nguyên lý KT, tính sáng tạo và áp dụng được. (Máy hơi nước; thuốc nổ TNT...).

11 Các hình thức NCKH

(MỘT SỐ DẠNG ĐỀ TÀI NCKH)

ĐỀ TÀI là một hình thức tổ chức nghiên cứu khoa học,

trong đó có một nhóm người cùng thực hiện một nhiệm

vụ nghiên cứu.

Một số hình thức tổ chức NC khác, tuy không hoàn toàn mang tính chất NCKH, nhưng có những đặc điểm tương tự với đề tài, và do vậy, cũng có thể vận dụng các PP của một đề tài khoa học, chẳng hạn: Chương trình, Dự án,

Đề án.

Có thể phân biệt như sau:

• Đề tài: được thực hiện để trả lời những câu hỏi mang tính học thuật, có thể chưa để ý động thực tế. (NC cơ bản) đến việc ứng dụng trong hoạt

• Dự án: nhằm vào mục đích ứng dụng, xác định cụ thể hiệu quả về kinh tế và xã hội, có ràng buộc thời gian và nguồn lực.

• Đề án: là loại văn kiện, được xây dựng để trình cấp quản lý cao hơn. Sau khi đề án được phê chuẩn, sẽ hình thành những dự án, chương trình, đề tài theo yêu cầu của đề án.

• Chương trình: là một nhóm đề tài hoặc dự án được tập hợp theo một mục đích xác định. Giữa chúng có tính độc lập tương đối cao. Tiến độ thực hiện các đề tài, dự án trong chương trình không có sự đòi hỏi cứng nhắc, nhưng những nội dung của một chương trình thì phải luôn đồng bộ.

12 Các chức năng cơ bản của nghiên cứu khoa học

Để đảm bảo cho những mục tiêu và mục đích của con người về tìm hiểu và tiến tới làm chủ thiên nhiên, sau: NCKH cần có những chức năng cơ bản

• Khám phá: Khám phá những điều chưa biết của sự vật, cấu trúc, trạng thái, sự vận động; qui luật tự nhiên, XH...Tồn tại dưới dạng phát minh hay phát hiện.

• Dự báo: nhìn trước quá trình vận động của sự vật để đưa ra các đánh giá, nhận định trong tương lai của sự vật. (Climate change, lan truyền ô nhiễm)

13 Các nguyên tắc trong NCKH

1. Tính sáng tạo

2. Tính đam mê

3. Tính trung thực, chuẩn xác, khách quan

4. Tính chủ quan của nhà nghiên cứu

5. Tính thời đại

6. Tính mới

7. Tính khoa học

8. Tính cá nhân (đặc trưng của mỗi ngành KH)

14 Đặc trưng của NCKH

• a. Là hoạt động luôn hướng tới cái mới, mang tính sáng tạo. Không có cái mới, thông tin mới thì không gọi là NCKH.

• b. Mạo hiểm, nhiều rủi ro, đòi hỏi có tinh

thần mạnh dạn, không ngại khó. Độ rủi ro giảm dần: NC cơ bản NC ứng dụng NC triển khai. Dù thất bại cũng mang lại kinh nghiệm và tri thức mới (Failure were born successful).

• c. Là hoạt động mang tính đặc trưng thông tin: Có thể nói, toàn bộ quá trình NCKH là quá trình thu thập và xử lí thông tin một cách liên tục. Bất kỳ sản phẩm NC nào, ở dạng nào đều là kết quả của quá trình tìm kiếm, khai thác và xử lí thông tin. Chính vì vậy đối với NCKH thông tin phải đảm bảo chính xác, đầy đủ, kịp thời và có chất lượng cao. (PP thu thập, xử lí thông tin).

• d. Tính phi kinh tế: Không thể lúc nào cũng lấy lợi ích kinh tế trước mắt làm mục tiêu nghiên cứu mà phải nhằm mục đích lâu dài (do tính rủi ro). Với sự chú ý hiệu quả kinh tế trong NCKH rất cần phải làm rõ vai trò, vị trí và chức năng của các dạng nghiên cứu (NCCB, NCƯD, NCTK).

• e. Vai trò nổi trội của cá nhân bên cạnh vai trò của tập thể khoa học

• f. Tính kế thừa và tính tích lũy:

-Theo F. Engels "Bất kì sự phát triển KHCN hiện đại nào cũng đều tìm thấy hình ảnh thu nhỏ của nó trong manh nha KH thời cổ đại Hy Lạp"

- Tính tích lũy: thu thập, tích lũy thông tin; xử lí, phân tích. Không một sản phẩm phức tạp nào lại được nghĩ ra ngay lập tức mà thường được tiếp thu, cải tiến từ những mẫu mã đơn giản hơn đã có trước đó.

• Sáng tạo: Sứ mệnh lớn lao của khoa học là sáng tạo các nguyên lí, giải pháp phục vụ cho hoạt động SX, chiến đấu, sinh tồn dựa trên tri thức kinh nghiệm hay KH. Sáng tạo cũng có thể sáng tạo ra các mô hình, hình mẫu trong công nghiệp hay trong lĩnh vực XH... đem lại những lợi ích khác nhau cho XH.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #loc