phương pháp 123
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO TÌNH TRẠNG KẸT XE TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN GÒ VẤP.
Nhóm 9
1.Lê Thuỳ An
2.Nguyễn Thị Minh Huệ
3.Lê Thị Anh
4.Vũ Công Trường
5.Nguyễn Bá Lộc
6.Nguyễn Thuý Huyền
7.Vũ Thị Huyền Thương
8.Nguyễn Thế Khanh
9.Nguyễn Minh Tiến
Email: [email protected]
Tóm tắt: Mấy năm gần đây lượng dân nhập cư vào TP.HCM ngày càng tăng và Gò Vấp được xem là nơi thu hút nhiều dân nhập cư ở nhiều tỉnh trên khắp nước bởi đây là thị trường việc làm dồi dào và phí thuê nhà không quá đắt đỏ so với các quận khác trên địa bàn TP.HCM. Chính vì lẽ đó mà lưu lượng giao thông trên địa bàn quận ngày càng tăng dẫn đến tình trạng xe cộ lưu thông trên đường quá đông đúc dẫn đến tình trạng kẹt xe. Tình trạng trên thường kéo dài ít nhất là 15 phút và nhiều nhất là 1 → 2 tiếng đồng hồ. Làm ảnh hưởng rất lớn tới đời sống sinh hoạt của người dân trên địa bàn quận. Do đó cần phải có những giải pháp tối ưu để giải quyết tình trạng này.
Từ khoá: Kẹt xe trên địa bàn quận gò vấp, giải pháp.
I. Tổng quan.
1. Hiện trạng tình hình kẹt xe trên địa bàn quận Gò Vấp.
Gò Vấp được xem là điểm nóng kẹt xe trên địa bàn TP.HCM. Chủ yếu tập trung ở các ngã tư, ngã năm, trường học, bệnh viện v.v… tập trung vào các giờ cao điểm như đầu giờ làm, học tập hay giờ về. Tình trạng trên ngày càng xảy ra nghiêm trọng hơn mặc dù các cấp chính quyền đã đề ra nhiều biện pháp giải quyết song khi thực thi thì lại không thay đổi tích cực.
Hình 1: tình trạng kẹt xe ở ngã tư Nguyễn Thái sơn và Nguyễn Văn nghi.
Hình 2: tình trạng kẹt xe trên đường Nguyễn Văn Nghi.
Hình 3: Tình trạng kẹt xe trên đường Nguyễn Kiệm.
2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng kẹt xe trên địa bàn quận Gò Vấp.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến kẹt xe. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là:
- Cơ sở hạ tầng không đủ, không đáp ứng lượng phương tiên lưu thông trên đường
- Lượng xe lưu thông quá tải
- Ý thức của người dân chưa cao [1]
- Pháp luật chưa chặt chẽ đối với những hành vi gây vi phạm giao thông.
- Người dân lấn chiếm lòng lề đường để buôn bán. Ví dụ như trên đường Phạm Ngũ Lão các quán nhậu bày biện bàn ghế ra cả trên vỉa hè. [1]
- Chợ tự phát ngày càng gia tăng và chưa được xử lý triệt để.
3. Giải pháp.
3.1. Người tham gia giao thông.
- Tăng cường người điều tiết giao thông
- Khuyến khích người dân nên đi bộ nếu trường học hay nơi làm việc không quá xa.
- Tăng cường xử phạt hành chính đối với những hành vi gây vi phạm.
3.2. Nhà nước
Nhà nước ta đang thực hiện nhiều biện pháp khác nhau nhằm giảm tình trạng kẹt xe:
- Có biện pháp hạn chế số lượng các loại phương tiện giao thông cá nhân tham gia lưu thông, khuyến khích sử dụng các loại phương tiện vận tải hành khách công cộng [2]
- Hệ thống pháp luật đang được hoàn chỉnh.
- Sự ra quân của các cảnh sát giao thông nghiêm khắc xử phạt những hành vi vi phạm.
- Sự rà soát của thanh tra ngành bài trừ các vấn đề nhức nhối như hối lộ .v.v…
- Thường xuyên kiểm tra và xử lý triệt để các hành vi lấn chiếm lòng lề đường, chợ tự phát.[3]
- Dự kiến 2020 sẽ hoàn thành tàu điện ngầm phục vụ nhu cầu đi lại của người dân giảm bớt phần nào lưu luyện xe lưu thông trên đường.
- Phân luồng đường một chiều, giảm áp lực giao thông.
3.3. Ý kiến của nhóm
Ngoài ra, nhóm cũng đã đề xuất một vài giải pháp như:
- Tích hợp phần mềm báo động trên điện thoại giúp người dân có thể an tâm hạn chế đi đến nơi kẹt xe.
- Nâng cấp đường xá, mở rộng mặt đường cho người dân dễ qua lại.
- Xây dựng cầu vượt dành cho người đi bộ.
- Tập trung thực hiện ngay việc học tập, làm việc lệch giờ, lệch ca.
- Sử dụng triệt để các con đường hẻm lưu thông, nên có các bảng chỉ dẫn người dân đi đường hẻm có thể lưu thông được như đường Lý Thường Kiệt có thể lưu thông ra Phạm Ngũ Lão v.v…
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục người dân chấp hành luật giao thông.
- Kiên quyết chấn chỉnh trật tự đô thị và trật tự lòng lề đường.
- Điều chỉnh giao thông theo hướng 1 chiều hóa.
- Chấn chỉnh hoạt động xe buýt.
- Tăng cường kiểm tra, xử phạt các hành vi, vi phạm luật giao thông.
- Đầu tư hạ tầng giao thông.
- Đẩy nhanh tiến độ di dời các trường đại học… ra ngoại thành.
- Hiện đại hóa việc quản lý hạ tầng giao thông.
II. Phương Pháp Nghiên Cứu
1. Đối tượng:
-Nghiên cứu các vụ kẹt xe tại các ngã tư,ngã ba lớn,tại cái trường học:
• Ngã tư Nguyễn Thái Sơn – Nguyễn Văn Nghi
• Đường Nguyễn Văn Bảo
• Ngã năm Nguyễn Kiệm
-Nghiên cứu tâm lý của người dân khi tham gia giao thông khi gặp kẹt xe.
2. Phạm vi:
- Vấn đề kẹt xe ở quận Gò Vấp Từ tháng 1/2012 đến tháng 9/2012
- Số lượng mẫu: 100.
3. Phương pháp:
- Phương pháp phi thực nghiệm.
- Phương pháp tiếp cận thông tin.
- Đưa ra bảng câu hỏi.
III. Kết Quả
Kết quả của phiếu trả lời câu hỏi:
Câu hỏi 1: Anh chị có hay bị kẹt xe không?
Qua kết quả đó thì ta thấy rằng tình trang kẹt xe xảy ra thường xuyên trên địa bàn quận Gò Vấp.
Câu hỏi 2: Vào thời điểm nào trong ngày anh (chị) hay bị kẹt xe?”
Câu hỏi 3: Bình quân mỗi ngày anh (chị) lưu thông trên đường bao lâu?
Câu hỏi 4: Trong một tuần anh (chị) bị kẹt xe bao nhiêu lần?
Câu hỏi 5: Anh (chị) bị kẹt xe trong bao nhiêu lâu?
Câu hỏi 6: Những địa điểm nào anh (chị) hay bị kẹt xe trên địa bàn quận Gò Vấp?
Câu hỏi 7: Khi bị kẹt xe anh (chị) cảm thấy như thế nào?
Chính tâm lý của người dân khi tham gia giao thông cũng dẫn đến một ảnh hưởng lớn đến tình trạng kẹt xe.
Câu hỏi 8: Khi bị kẹt xe như vậy anh (chị) xử lý như thế nào?
Câu hỏi 9: Khi bị kẹt xe như vậy công việc của anh (chị) bị ảnh hưởng như thế nào?
Câu hỏi 10: theo anh (chị) lý do dẫn đến kẹt xe là gì?
Câu hỏi 11: Khi bị kẹt xe cảnh sát giao thông có mặt kịp thời để xử lý hay không?
Câu hỏi 12: anh (chị) biết thông tin về giao thông qua đâu?
Từ những hiện trạng như vậy về tình trạng kẹt xe nhóm cũng đưa ra câu hỏi để tìm kiếm thêm những giải pháp của người tham gia giao thông để giải quyết hiện trạng này.
Câu hỏi 13: Anh (chị) có ý kiến gì để khắc phục tình trạng kẹt xe?.
IV. Kết Luận
Qua kết quả thu thập ta thấy được tình trạng kẹt xe xảy ra vào những thời điểm lượng phương tiện giao thông đổ ra đường rất đông: thời gian học sinh đi hoc, mọi người bắt đầu công việc và thời kiểm tan ca, tan học..
Tình trạng kẹt xe xảy ra thường xuyên gây ảnh hưởng lớn tới người tham gia giao thông (trễ làm, trễ học…). Theo một nghiên cứu của Đại Học Bách Khoa ước tính một năm chúng ta mất 14.000 tỉ đồng cho tình trạng này. [4]
Qua cuộc khảo sát ta còn nhận thấy được tình trạng kẹt xe làm con người thay đổi cả thái độ. (nôn nóng, khó chịu..).
Ngoài ra có nhận thấy đuợc tình trạng về cơ sở hạ tầng còn thấp gây cản trở tới việc lưu thông của phương tiện.
Từ những nguyên nhân đó hiện nay, nhà nước ta đang rất quan tâm đến việc tìm giải pháp cho tình trạng kẹt xe bằng nhiều hình thức khác nhau. Nhưng do kinh phí quá lớn lại gặp nhiều hạn chế nên vẫn chưa thực hiện được.
Một số hành động cụ thể của Nhà nước ta:
- Xây dựng hầm Thủ Thiêm giảm tình trạng kẹt xe trên cầu Thủ Thiêm là mốc quan thông quan trọng của cả nước.
- Đường cao tốc Trung Lương đã giúp giảm tải phần nào kẹt xe trên quốc lộ 1A là con đường giao thông vận tải hàng hoá của nhiều nơi về thành phố.
Những dự định như sau:
- Xây dựng cầu vượt ở Lăng Cha Cả - công viên Hoàng Văn Thụ.
- Hoàn thành hệ thống pháp luật bắt trẻ em 5 tuổi phải đội mũ bảo hiểm.
Tài Liệu Tham Khảo
[1] Minh Nam – Gò Vấp: Điểm nóng kẹt xe, http://maivang.nld.com.vn, 9/10/2002 00:00 GMT
[2] SGGP Online - Giao lưu trực tuyến với Giám đốc sở GTCC TPHCM Trần Quang Phượng , http://www.sggp.org.vn
4/2/2007 11:52 GMT
[3] M.Nam - Quận Gò Vấp: Lập lại trật tự trên các tuyến đường thường xuyên xảy ra kẹt xe, http://nld.com.vn, 04/10/2002 00:00 GMT
[4] Trung Thanh - Thiệt hại 14.000 tỉ đồng/năm do nạn kẹt xe, http://suckhoedinhduong.nld.com.vn, 14/09/2007 00:17GMT
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro