phuong kt03
Câu 1: Điều kiện khi bạn là chủ DN
* Tự nhìn nhận về bản thân
Bạn đã biết KD là công việc mạo hiểm, được gì và mất gì. Bạn cũng đã
xem xét đánh giá bản thân và thấy thích hợp với KD. Bạn tràn đầy quyết
tâm. Thế thì bạn phải chuẩn bị gì để có thể bắt tay vào KD? Như đã nói ở
phần trên, sự lúng túng trong việc quản lý là một trong những nguyên nhân
thường gặp trong sự thất bại của một DN, nhất là DN vừa và nhỏ mới ra đời.
Do vậy, việc đào tạo bản thân (thông qua các khóa học hoặc tự học) để có
những hiểu biết và kỹ năng cơ bản về kinh doanh là điều quan trọng mà bạn
phải làm đầu tiên.
* Một số phẩm chất của người chủ DN
ở các nước phát triển luôn có những tổ chức chuyên nghiên cứu về các
DN và các chủ doanh nghiệp. Thậm chí có những tạp chí chuyên ngành về
vấn đề này. Đã có nhiều nghiên cứu về những phẩm chất của các nhà DN
thành đạt. Ngày nay môi trường KD biến động nhanh chóng dưới ảnh hưởng
của các thành tựu khoa học công nghệ, cũng nh- xu thế toàn cầu hóa KD.
Do vậy, danh sách những phẩm chất cá nhân của một nhà DN hiện đại ngày
một dài thêm. Nhưng dù có được gắn thêm bao nhiêu những phẩm chất
“hiện đại” và “quốc tế” đi chăng nữa thì những phẩm chất truyền thống vẫn
giữ nguyên giá trị gốc rễ của chúng. Hãy đừng lấy làm phiền lòng khi nghĩ
rằng phải hội tụ nhiều đến nh- thế những phẩm chất cao quý thì mới thành
đạt.
- Những phẩm chất thủ lĩnh: chủ DN luôn là thủ lĩnh của doanh nghiệp nên
họ có:
- Tinh thần sáng tạo và đổi mới tạo sức mạnh cạnh tranh cho DN và tìm giải
pháp tình huống khi cần
- Tầm nhìn xa: Để xây dựng hướng phát triển lâu dài của DN
- Khát vọng thành đạt để thúc giục lôi kéo mọi người.
- Khả năng định hướng theo cơ hội nhiều hơn là nguồn lực sẵn có: trong KD
cơ hội mới là quan trọng nhất
- Khả năng giữ bình tĩnh và chấp nhận những diễn biến chưa lường trước
được đó là bản lĩnh của một truyền thưởng giữa đại dương.
- Có khả năng quyết đoán khi DN gặp phải những tình huống nan giải
- Những phẩm chất cá nhân:
Tạo tên sức mạnh hành động. Nhà DN cần phải:
- Quyết tâm và bền bỉ để đủ sức gánh chịu những hy sinh của một nghiệp
chủ
- Trung thực và chân thành. Chữ tín tối quan trọng không chỉ đối với khách
hàng mà còn đố với các cộng sự. Sự chân thành bao giờ cũng tập hợp đồng
lòng tin của người khác
- Nhiệt tình và thân ái để tập hợp và lôi cuốn mọi người
- Tù tin và lạc quan. KD cũng giống nh- đi trong rừng rậm. Mất lòng tin nh-
mất lố đi và điều đó sẽ làm mọi người hoảng loạn
- Biết ché chự và kiểm soát tình cảm để luôn làm chủ được tình huống
- Có sức khoẻ: kinh doanh là nghề nặng nhọc, luôn chứa chất lo âu và căng
thẳng
- Những phẩm chất thuộc về nhà quản lý
- Biết lắng nghe và chọn lọc: mưu trí dùng người
- biết xây dựng tập thể vững mạnh, giỏi về chuyên môn, đoàn kết thân thiện
và cùng một mục tiêu.
- Biết luôn tự hoàn thiện các kỹ năng: dao càng mài càng sắc
Bạn nên nhớ: doanh nghiệp cũng nh- con người. Cá tính của bạn có thể
coi là nh- cá tính của DN bạn. có những cá tính làm cho con người dễ tính,
dễ thành công.
Ngược lại, có những cá tính làm con người thường phải nếm mùi thất
bại.
Câu 2: Nguyên nhân dẫn đến thất bại của doanh nghiệp
Có những nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến sự thất bại của
một DN. Nhưng có lẽ nguyên nhân chủ quan vẫn là chính yếu. Thông
thường người chủ doanh nghiệp giải thích sự thất bại của mình bằng cách đổ
lỗi cho các lý do bên ngoài hơn là những khiếm khuyết của mình trong quản
lý. Đành rằng, khi có khủng hoảng kinh tế hay thiên tai ở diện rộng, các
doanh nghiệp dễ bị phá sản hơn, song những biến đổi cố đó không phải là
thường xuyên. nhiều chủ doanh nghiệp cũng phàn nàn rằng những yếu tố
như thủ tục hành chính rườm ra, mức thuế cao... làm họ không thể phát triển
được. Nhưng yếu tố này chung cho tất cả các doanh nghiệp, hơn nữa những
chính sách vi mô được điều chỉnh để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp. ậ đây chúng tôi không khẳng định nguyên nhân chủ quan luôn đứng
đằng sau các cuộc đổ vỡ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (ngay ở Mỹ tổng
kết cho thấy nguyên nhân quản lý yếu kém là cơ bản). chúng tôi chỉ muốn
nêu lên những nguyên nhân chủ quan tiềm tàng để bạn xem xét và cảnh giác.
Để làm việc đó, chúng tôi xin thống kê những lý do khách quan mà một chủ
doanh nghiệp có thể đưa ra giải thích cho sự không thành công của mình, và
cố gắng tìm ra những nguyên nhân chủ quan có thể “ẩn náu” sau những sự
kiện đó. Tất nhiên đây chỉ là những trường hợp điển hình, chưa, và đúng hơn
là không thể, bao quát hết được những gì xảy ra trong thực tế.
Câu 3: Phát hiện cơ hội k d và đánh giá tính khả thi
Cơ hội và phương pháp phát hiện cơ hội kinh doanh
* Đặc điểm của cơ hội.
Để có được thành công, điều cốt lõi là bạn có khả năng phát hiện ra cơ
hội và tận dụng triệt để cơ hội hay không? Cơ hội có một số đặc điểm sau:
- Cơ hội có tính bất ngờ: trước khi bạn tiến hành hoạt động SXKD một cách
có ý thức và mục đích bạn không thể hoàn toàn biết trước được rằng chắc
chắn có cơ hội, đồng thời cũng không biết được cơ hội sẽ xuất hiện trước
mắt mình vào lúc nào, ở đâu, dưới hình thức như thế nào?
- Cơ hội có tính khách quan:
Cơ hội tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con
người. Dù bạn có ý thức được hay không tính khách quan của nó luôn luôn
tồn tại trong những phạm vi thời gian nhất định. Chúng ta có nhận thức
chính xác cơ hội và nắm bắt được nó hay không? Điều này phụ thuộc vào
khả năng, trình độ và sự năng động của chúng ta.
- Cơ hội có tính hai mặt
Về mặt thời gian, cơ hội có tính chất khách quan
Về mặt nhận biết và nắm bắt cơ hội, nó có tính chủ quan, tức là cùng 1cơ
hội, có người khai thác được, người thì không, hoặc khai thác ở mức độ khác
nhau dẫn tới kết quả khác nhau. Có thể tốt đối với người này nhưng lại xấu
đối với người khác.
* Bạn có thể tìm thấy cơ hội kinh doanh ở đâu
Tìm cơ hội KD chính là phát hiện ra những nhu cầu của một bộ phận
dân chúng mà nó:
- Chưa được đáp ứng
- đáp ứng chưa được đầy đủ
- đáp ứng chưa được tốt
* Một số phương pháp phát hiện cơ hội kinh doanh
Theo nh- phần trên:
- Chưa được đáp ứng
- đáp ứng chưa được đầy đủ
- đáp ứng chưa được tốt
Trước hết hãy tin tưởng và xác định rằng cơ hội kinh doanh có rất nhiều
và có ở mọi nơi, mọi lúc. tính năng động sáng tạo của người chủ doanh
nghiệp sẽ quyết định tìm ra cơ hộ hay không
Trong kinh doanh một sản phẩm được coi là mới nếu nó nằm trong
nhóm được phân cấp sau:
- Mới hoàn toàn
- Tạo thêm tính năng, công dụng
- Sao chép có cải tiến
- Kết hợp cái đã có thành một thứ mới …
…
Tóm lại, có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của một doanh
nghiệp. Thành công (lợi nhuận) là phần thưởng xứng đáng cho những người
biết cách vượt qua. Trong cuộc cạnh tranh sống còn, các doanh nghiệp vừa
và nhỏ mới thành lập thường dễ bị tổn thương hơn các doanh nghiệp lớn
hoặc lâu năm, hệt nh- một cây non so với một cây to trong môi trường thừa
gió, thiếu nước.
Hai chữ Kinh doanh thường gắn liền với hai chữ lợi nhuận, giống nh-
cặp tình yêu và hôn nhân, mà cái sau vừa là mục tiêu, vừa là kết quả của cái
trước. Sự phá sản của một doanh nghiệp cũng như một cuộc ly hôn. Tuy
thống kê ở hầu hết các nước cho thấy tỷ lệ ly hon có sự gia tăng trong những
năm nửa thế kỷ 20, nhưng không phải vì thế mà làm giảm đi sự háo hức của
các đôi trai gái đang đến với nhau.
Câu 4: Các bước lựa chọn cơ hội k d trên thị trường
Bước 1: Liệt kê những vấn đề trên thị trường
Để khởi đầu cho việc kinh doanh, bạn cần nghe ngóng thị trường. Bạn
cần lập một danh sách các lĩnh vực mà nhu cầu con người chưa được thoả
mãn đầy đủ hoặc bỏ trống. Cần chú trọng đến việc lập một doanh sách kèm
theo quy mô những vấn đề có trên thị trường. Lưu ý ở bước này bạn nên
quan tâm tới số lượng các vấn đề có ý nghĩa quan trọng, các bước tiếp theo
sẽ xem xét kỹ đến chất lượng tương đối của mỗi vấn đề. Richard M.White đã
đưa ra một phương pháp khá thú vị để chỉ ra các cơ hội thông qua việc
nghiên cứu các khe hở của thị trường. Theo ông, bạn có thể tìm ra cơ hội
kinh doanh ở mọi khóa cạnh cuộc sống. Bạn hãy tham khảo cách của White
khi xác định cơ hội với cách chia cuộc sống của mọi người ra làm hai đó là:
lao động và nghỉ ngơi. Từ đây, ông khuyên hãy quan tâm tới các vấn đề mà
mọi người thường vướng mắc hàng ngày. VD mét loạt vấn đề như: sự mệt
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro