Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

phongvan thanhhuongd91

Kinh nghiệm Thi và Phỏng vấn vào Ngân Hàng

Vòng 1: Vòng Hồ sơ

Các Ngân Hàng đều có một Bản thông tin Ứng Viên,ở đó bạn cần khai trung thực và nêu những điểm mạnh của mình,nhấn mạnh nó.

VD : Bạn mới TN ĐH đừng nói về kinh nghiệm làm thêm này nọ,hãy nhấn mạnh là tôi thường tham gia các hoạt động Đoàn – Hội,từ đó tạo cho tôi sự tự tin,chững chạc .Mặt khác trung thực,liêm khiết,tận tuỵ,nhiệt tình với CV và nghiêm túc với nghề mình đã chọn,nắm chắc kiến thức đã được đào tạo từ ghế nhà trường là một lợi thế của tôi…

Vòng 2 : Thi viết

1.Đầu tiên bạn phải giỏi Tiếng Anh và Tin học .Vì thi Ngân Hàng sẽ thi viết về TA và thi viết về Tin học.

2. Nắm chắc lý thuyết chung về Ngân Hàng và các nghiệp vụ NH. Hiểu Luật Ngân Hàng – Luật các Tổ Chức Tín Dụng .

3. Ở 1 số Ngân Hàng hiện nay áp dụng thi IQ và GMAT.Bạn có thể tham khảo phần IQ tại http://www.webkinhte.com/forum/showthrea…t=1878Phần GMAT tại http://www.webkinhte.com/forum/forumdisplay.php?f=185

Vòng 3 : Thi vấn đáp

Vòng này là quan trọng nhất,đầu tiên bạn cần tìm hiểu về các lĩnh vực mà NH bạn dự tuyển đang kinh doanh,bạn có thể truy cập vào website của NH đó để tìm hiểu,hoặc có thể tìm qua

http://www.google.com.vn.

Bạn cần đọc nhiều sách báo biết nhiều thông tin thời sự,kiến thức xã hội.

VD như Thị trường CK, Chính phủ mới gồm bao nhiêu Bộ, Thống Đốc NH Nhà Nước là ai, cơ cấu Ngân Hàng NN VN…

Khi PV bạn phải đầu tóc gọn gàng ăn mặc sạch sẽ, lịch sự, quần áo không được nhăn nhúm, cắm thùng và không mặc áo không cổ, đi giày với nam , giày hoặc xăng đan với nữ, không mặc loè loẹt, quá diêm dúa.

Khi PV cần nhìn thẳng vào mắt người TD, lắng nghe kỹ câu hỏi và suy nghĩ 10-15s trước khi trả lời, khi trả lời không nhìn xung quanh hãy nhìn thẳng mắt người TD, hãy hít hơi thật sâu và mỉm cười khi gặp phải vấn đề, câu hỏi bạn chưa biết.Nếu HĐ TD có nhiều người thì ai hỏi thì nhìn thẳng vào người đó trả lời.

Bạn cần chứng minh với họ rằng bạn khát khao làm việc tại NH đó và muốn gắn bó lâu dài với CV, bạn có thể CM với họ là NH sẽ thu được nhiều điều tốt , có lợi khi nhận bạn vào .Những câu hỏi và cách trả lời phỏng vấn mẫu

Những câu hỏi và cách trả lời phỏng vấn mẫu

Việc bước vào vòng phỏng vấn thường làm cho người tìm việc rất hồi hộp và lo lắng. Dưới đây là những câu hỏi phỏng vấn thường gặp và những gợi ý trả lời phù hợp có thể giúp ích cho bạn:

1. Hãy tự giới thiệu về Anh/Chị!

Hãy bao quát 4 lĩnh vực trong cuộc sống của bạn: những năm đầu đời, học vấn, kinh nghiệm làm việc và vị trí hiện tại. Nội dung trình bày không nên vượt quá 2 phút, đừng lan man hay quá chau truốt. Câu hỏi này thường được nêu lên khi bắt đầu cuộc phỏng vấn, vì thế, nếu trả lời tốt, bạn sẽ có nhiều sự tự tin hơn.

2. Anh/chị có thể mang đến cho chúng tôi điều gì mà các ứng viên khác không có?

Nếu câu hỏi này được đặt ra khi vừa bắt đầu cuộc phỏng vấn, bạn có thể phản hồi bằng cách trình bày về các kỹ năng và kinh nghiệm sẽ làm lợi cho công ty. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu trước một số thông tin về vị trí công việc. Tránh các câu trả lời dựa trên các giả định chủ quan của bạn.

Tuy nhiên, nếu nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi này sau khi đã mô tả về vị trí phỏng vấn, họ đang muốn tìm hiểu những thành công trong quá khứ của bạn. Đây chính là cơ hội tốt để thể hiện khả năng giải quyết vấn đề đấy!

3. Điểm mạnh của Anh/Chị?

Bạn nên liệt kê từ 3 đến 4 điểm mạnh liên quan đến các nhu cầu của nhà tuyển dụng, dựa trên quá trình tìm hiểu và thông tin có được về công ty.

4. Anh/Chị đã từng gặt hái thành công chưa?

Hãy xác định các thành công đã đạt được của bạn và trả lời. Hãy cố gắng chọn lựa những thành công liên quan đến các nhu cầu và giá trị của công việc.

5. Giới hạn của Anh/Chị?

Một câu trả lời quá mạnh mẽ có thể gây phản tác dụng và trở thành yếu điểm. Bạn có thể nói như sau: “Tôi luôn mong muốn hoàn thành tất cả các công việc, vì thế thỉnh thoảng trở nên quá hăng hái và đòi hỏi khắt khe đối với công ty. Tuy nhiên, tôi đang cố gắng để khắc phục yếu điểm này.” hay đề cập đến một khoá huấn luyện bổ sung nghề nghiệp nào đó. Đừng bao giờ tỏ ra là người hoàn hảo, tuy nhiên cũng đừng nên đề cập một cách quá cụ thể.

6. Mức lương mong muốn của Anh/Chị?

Hãy có gắng trì hoãn câu trả lời cho đến khi bạn biết được các thông tin cụ thể về công việc và mức lương mà công ty trả cho các vị trí tương tư. Nếu tình thế quá bắt buộc, bạn có thể trả lời như sau: “Ông đã biết được mức lương của tôi ở công ty Ajax, tôi hy vọng là sẽ có một bước tiến khi đến làm việc tại Accme. Có lẽ, chúng ta nên bàn bạc thêm về các nghĩa vụ và phạm vi công việc mà tôi phải đảm nhận trước khi trả lời câu hỏi này”.

7. Anh/Chị có tham vọng gì trong tương lai?Dự định sẽ phấn đấu làm tới vị trí gì trong 5 năm tới ?

Hoặc Kế hoạch trong 5 năm tới khi được nhận vào làm tại NH là gì ?

Bạn không ngần ngại , hãy trả lời bằng một câu hỏi đối với cán bộ TD: “Trước khi trình bày câu hỏi này,cho tôi đựơc hỏi anh,chị là CV của tôi khi được nhận vào làm tại NH sẽ gồm những CV gì ? Ngân Hàng có kế hoạch sử dụng tôi như thế nào ? Sau khi biết được CV khi được nhận vào làm tại NH và yêu cầu của NH đối với khả năng của tôi.Tôi sẽ lập một Beat plan,lập một kế hoạch làm việc cho tôi trình cán bộ quản lý trực tiếp tôi xem xét.

Trong 5 năm tới tôi sẽ cố gắng hoàn thành tốt CV, nhiệm vụ đựơc giao đồng thời không bỏ qua cơ hội phấn đấu để được đề bạt,bổ nhiệm là Trưởng P.Giao dịch , hoặc Giám Đốc Chi Nhánh NH tại …..Mục tiêu phấn đấu của tôi trong 5 năm tới là tên tuổi của mình sẽ gắn liền với sự thành đạt và phát triển của Ngân Hàng .

Lưu ý cần tránh các câu nói không thực tế hay gây tác động xấu đến vị trị hiện tại.

8. Anh/Chị muốn biết điều gì về công ty?

Bạn có thể đã tìm hiểu về công ty trước khi phỏng vấn qua các nguồn thông tin như báo chí, bạn bè, Internet. Tuy nhiên, bạn nên nói rằng bạn muốn được biết nhiều hơn nữa; và sau đó chuẩn bị sẵn một vài câu hỏi thông minh. Hãy tạo ra một cuộc trao đổi thông tin sinh động!!

9. Tại sao Anh/Chị nộp đơn vào vị trí này?

Bạn có thể trình bày như sau: “Qua quá trình tìm hiểu về công ty, tôi nhận thấy đây sẽ là một cơ hội tốt để tôi có thể đóng góp các kinh nghiệm và kỹ năng đã có được trong quá khứ cho công ty”. Nếu có thể, bạn nên bày tỏ niềm khao khát được làm việc cho công ty và những nhân tố đã tạo nên sức hút với bạn.

10. Năng lực cá nhân nào khiến Anh/Chị nghĩ rằng sẽ đạt được thành công tại đây?

Nếu câu hỏi này được đưa ra sau khi bạn đã có được đầy đủ các thông tin về vị trí, hãy nói về 2 hay 3 kỹ năng chính (minh hoạ bằng các thành công) mà bạn tin rằng sẽ rất hữu ích cho công việc đang phỏng vấn. Hãy chú ý đến nội dung và thời lượng để chắc chắn là các thông tin được trình bày đầy đủ, hiệu quả.

11. Điều gì trong công việc là quan trọng nhất với Anh/Chị?

Bạn nên liên hệ với những yêu cầu của vị trí để có được nội dung trả lời phù hợp. Trong trường hợp không nắm vững về thông tin này, bạn có thể trả lời chung chung như: “Tôi thích có được những thách thức trong công việc và làm việc tập thể”.

12. Anh/chị hãy mô tả về tính cách của mình?

Chỉ đề cập đến 2 hay 3 tích cách tích cực nhất. Hãy nhớ là nhà tuyển dụng đang cố gắng quyết định “sự phù hợp” của bạn với công ty. Khả năng xác định chính xác các giá trị của họ sẽ giúp bạn có được câu trả lời phù hợp.

13. Trong bao lâu thì Anh/Chị có thể đóng góp cho công ty?

Hãy thực tế và trả lời rằng bạn có thể làm được điều này sau 6 tháng hay 1 năm. Dĩ nhiên, sự lựa chọn thời gian thích hợp trong câu trả lời này rất quan trọng. Bạn đã biết đầy đủ các thông tin về vị trí để có được câu trả lời thuyết phục không? (nếu đây là công việc mới, 6 tháng đã là rất tốt rồi!!). Hoặc kể từ khi làm nhân viên cho công ty, tôi nghĩ rằng đóng góp là sự tích luỹ từng ngày, từng giờ, tôi sẵn sàng đóng góp ngay từ ngày đầu tiên làm việc.

14. Anh/Chị không cảm thấy kinh nghiệm của mình vượt quá yêu cầu của vị trí này sao?

Câu hỏi này có nghĩa là: “Tôi sợ rằng Anh/Chị chỉ muốn có được công việc vì tình thế bắt buộc và sẽ rời bỏ ngay khi có cơ hội tốt hơn”. Câu trả lời của bạn phải giải toả mối lo lắng này. Ví dụ “Ông/Bà có thể đúng, tuy nhiên sau khi nghỉ việc ở công ty XYZ, tôi mong muốn được làm những điều mình cảm thấy hài lòng và yêu thích – (mô tả nội dung của công việc phỏng vấn). Lợi thế khi Ông/Bà tuyển dụng tôi chính là các năng lực và kinh nghiệm đặc biệt mà tôi có thể đóng góp cho công ty khi cần.”

15. Phong cách quản lý của Anh/Chị?

Bạn có thể đề cập đến các phương thức thiết lập mục tiêu và lôi cuốn mọi người cùng thực hiện. Hãy mô tả các kỹ năng bạn thường sử dụng để khơi dậy động lực và sức mạnh làm việc của đội ngũ nhân viên hay sự ứng biến linh hoạt khi tình huống thay đổi. Bạn nên dựa vào phong cách quản lý của công ty để có câu trả lời phù hợp. Tuy nhiên, nếu không nắm rõ, hãy trả lời mềm dẻo và tuỳ theo tình huống.

16. Mô tả một tình huống khi Anh/Chị gặp khó khăn trong vấn đề quản lý và cách giải quyết

Hãy liên hệ đến 1 trong số các thành công của bạn khi giải quyết dạng tình huống này. Bạn nên dựa vào văn hoá, nhu cầu của công ty, làm nổi bật các kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, xây dựng tinh thần đồng đội hay quản lý nhân viên.

17. Là một nhà quản lý, Anh/Chị tìm kiếm điều gì khi tuyển dụng nhân viên?

“Các kỹ năng, tinh thần sáng tạo và sự thích ứng – dù cho chuyên môn có phù hợp với công ty hay không”. Câu trả lời này sẽ giúp người phỏng vấn quyết định điều bạn có thể làm, sẽ làm và sự phù hợp của bạn đối với tổ chức của họ.

18. Là một nhà quản lý, Anh/Chị đã từng phải sa thải một nhân viên nào đó chưa? Nếu có, vui lòng kể lại và trình bày hướng giải quyết?

Nếu có, bạn có thể trả lời như sau “Tôi quả thực có kinh nghiệm trong vấn đề này và đã giải quyết theo hướng có lợi cho cả người lao động và công ty. Tôi tuân thủ các chính sách kỷ luật của công ty trước khi đưa ra quyết định sa thải”.

Đừng đi vào chi tiết nếu người phỏng vấn không hỏi thêm. Ngược lại, nếu bạn chưa từng sa thải nhân viên nào, hãy trình bày là bạn sẽ sử dụng các nguyên tắc kỷ luật trước khi quyết định sa thải nhằm bảo vệ quyền lợi cho công ty.

19. Theo Anh/Chị nhiệm vụ khó khăn nhất của nhà quản lý là gì?

Bạn có thể trả lời bằng cách nêu lên các khó khăn gặp phải khi thực hiện công việc qua người khác, đảm bảo tuân thủ các kế hoạch, hoàn thành đúng thời hạn và quản lý nguồn ngân sách. Hãy sử dụng đại từ “tôi” và nhấn mạnh các yếu tố quan trọng (dựa trên nhu cầu và văn hoá của công ty).

20. Mô tả một số tình huống khi Anh/Chị phải chịu đựng áp lực công việc và hoàn thành đúng thời hạn?

Hãy liên hệ đến các thành công của bạn. Trình bày 1 hay 2 tình huống chứng tỏ khả năng làm việc dưới áp lực cao và hoàn thành đúng thời hạn của bạn.

21. Hãy trình bày về một tình huống trong công việc khiến Anh/Chị tức tối?

Bạn có thể trình bày về kinh nghiệm này, kèm theo các kỹ năng đã được sử dụng để quản lý và cải thiện tình hình. Tránh mô tả các tình huống công việc giống như công ty đang phỏng vấn nếu bạn không muốn nhấn mạnh khả năng giữ bình tĩnh trước áp lực của chính mình.

22. Hãy nói cho tôi biết về một mục tiêu trong công việc vừa qua mà Anh/Chị đã thất bại và nguyên nhân tại sao?

Câu hỏi này giả định rằng bạn đã từng thất bại trong một số mục tiêu. Tuy nhiên, nếu chưa bao giờ gặp thất bại, bạn có thể thành thật nói ra điều này. Ngược lại, nếu đã từng có những mục tiêu mà bạn không thể đạt được vì một số lý do khách quan nào đó, hãy mô tả lại và đừng quên giải thích là những trở ngại này vượt quá tầm kiểm soát của bạn. Thậm chí tốt hơn bạn nên thảo luận về một mục tiêu mà bạn đã “suy nghĩ lại” khi nhận ra được tính bất khả thi của nó.

23. Hãy mô tả một số tình huống khi Anh/Chị bị phê bình trong công việc?

Chỉ mô tả một tình huống duy nhất và nói rằng bạn đã tiến hành khắc phục hay lập kế hoạch khắc phụ vấn đề này. Đừng đi vào chi tiết. Nếu người phỏng vấn muốn biết thêm, hãy để họ tự đưa ra câu hỏi.

24. Anh/Chị học được điều gì từ những sai lầm của mình?

Hãy trình bày 1 hay 2 tình huống mà bạn đã chuyền đổi một cách thành công từ một sơ suất hay đánh giá không đúng thực tế thành kinh nghiệm hữu ích. Hãy nhấn mạnh vào kết quả tích cực, biến sai sót thành chất xúc tác học hỏi.

25. Anh/Chị nhìn nhận gì về xu hướng tương lai trong ngành kinh doanh này?

Hãy lựa chọn 2 hay 3 xu hướng phát triển quan trọng để thảo luận. Đấy chính là cơ hội để bạn thể hiện những suy nghĩ của mình về tương lai, nền kinh tế, thị trường và các tiến bộ công nghệ của ngành nghề đang theo đuổi.

26. Vì sao Anh/Chị rời bỏ công việc hiện tại?

Nếu bạn đã trình bày về vấn đề này trong phần tự giới thiệu dài 02 phút, có thể người phỏng vấn sẽ không nêu lại câu hỏi này. Tuy nhiên, nếu phải trả lời, hãy trình bày thật ngắn gọn. Nếu đó là do áp lực rút giảm từ những khó khăn về kinh tế, bạn nên làm rõ. Bạn cũng có thể giải thích lý do nghỉ việc là vì mong muốn có một bước tiến xa hơn trong nghề nghiệp. Nhưng tuyệt đối không được nêu lên các mâu thuẫn với đồng nghiệp hay người chủ cũ.

27. Theo Anh/Chị thế nào là môi trường làm việc lý tưởng?

Đây chính là câu hỏi mà bạn có thể mang vào một số giá trị và kinh nghiệm riêng của bản thân. Tuy nhiên, đừng làm cho nó có vẻ quá tuyệt vời hay không thực tế.

28. Nêu lên những nhận xét khách quan của Anh/Chị về người chủ trước?

Hãy liên hệ đến những kinh nghiệm quý báu mà bạn đã đạt được. “Đó là một công ty tuyện vời, tôi đã có nhiều cơ hội học tập kinh nghiệm và thể hiện năng lực của mình”. Hãy cứ tự tin đào sâu vào vấn đề này!!!

30. Trách nhiệm về tài chính của Anh/Chị đối với công ty ra sao?

Bạn có thể đề cập đến các trách nhiệm quản lý ngân sách, tính toán số lượng nhân viên, kích cỡ dự án và chiến dịch bán hàng mà bạn trực tiếp chỉ huy.

31. Anh/Chị phải quản lý bao nhiêu nhân viên trong thời gian gần đây?

Hãy trả lời thật cụ thể và tự tin khi liên hệ đến những cá nhân chịu sự ảnh hưởng của bạn,ví dụ như: đó là do áp lực công việc hay phương thức quản lý của tổ chức.

32. Minh hoạ về thời gian khi Anh/Chị là người lãnh đạo?

Dẫn chứng các ví dụ về những thành công của bạn, nhằm chứng minh cho các kỹ năng lãnh đạo.

33. Anh/Chị cho rằng cấp dưới nghĩ sao về mình?

Trong câu trả lời này, bạn nên tỏ ra càng tích cực càng tốt. Hãy liên hệ đến các điểm mạnh, kỹ năng và đặc điểm cá nhân, tuy nhiên phải tỏ ra thành thật. Nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng kiểm tra được điều này đấy!!!

34. Trong công việc vừa qua, điều gì khiến Anh/Chị thích nhất và ghét nhất?

Hãy trở lời thận trọng khi gặp phải câu hỏi này. Bạn có thể nêu lên những điều hài lòng và chưa hài lòng, tuy nhiên nên nhấn mạnh và các điểm tích cực hơn là kể lễ về các tiêu cực.

35. Hãy kể lại một số thành công nổi bật của Anh/Chị trong công việc vừa qua.

Câu trả lời này hoàn toàn không gây khó khăn vì bạn đã lựa chọn sẵn các thành công để trình bày. Hãy sẵn sàng mô tả 03 hay 04 thành công thật chi tiết. Nếu có thể, cố gắng liên hệ câu trả lời với những thách thức mà bạn đang phải đối mặt.

36. Tại sao Anh/Chị không tìm một công việc mới sau nhiều tháng?

Bạn có thể nhận thấy câu hỏi này hơi xúc phạm, tuy nhiên đừng đón nhận nó dưới tư cách cá nhân. Hãy đơn giản trả lời thật ngắn gọn, “Tìm một công việc nào đó không quá khó khăn, tuy nhiên tìm đúng công việc lại cần nhiều thời gian và suy nghĩ thận trọng”.

37. Anh/Chị nghĩ gì về người chủ trước đây?

Hãy tỏ ra càng khách quan càng tốt, và tránh đào sâu vào vấn đề này. Đây thực ra chỉ là một câu hỏi dọ ý bởi vì hầu hết các ông chủ đều không muốn có những người cấp dưới bất đồng và khó tính. Nếu bạn thích người chủ trước đây, hãy nói ra điều này cùng với các lý do. Nếu không thích, bạn cũng chỉ nên nghĩ về những điểm tích cực để trình bày.

38. Nếu tôi nói chuyện với người chủ trước đây của Anh/Chị, ông ta hay bà ta sẽ cho đâu là các điểm mạnh và điểm yếu của Anh/Chị?

Hãy nhất quán với những điều mà người chủ trước đây sẽ nói về bạn. Bạn nên nêu ra các điểm yếu theo hướng trình bày tích cực. Người chủ cũ có lẽ cũng muốn nêu ra những nhận xét tốt về bạn, vì thế hãy thuật lại chi tiết một vài điều thành công mà bạn đã làm cho ông ta hay bà ta.

39. Nếu được lựa chọn công việc và công ty, Anh/Chị sẽ quyết định nơi làm việc nào trong số các công ty có trên thị trường hiện nay?

Hãy nói về công việc mục tiêu và điều gì tạo ra sức hút đối với bạn trong công ty đang phỏng vấn.

40. Theo nhận định riêng của Anh/Chị, mức lương thích hợp của vị trí này là bao nhiêu?

Bạn có thể muốn trả lời câu hỏi này như sau: “Xin được hỏi mức lương cơ bản cho các công việc tương tự trong công ty là bao nhiêu?” hay “Là một nhân viên giỏi, tôi hy vọng sẽ nhận được mức lương cao hơn mức trung bình dành cho vị trí này”. Nếu công ty không có mức lương rõ ràng, chính bạn sẽ phải dự đoán trước về điều này. Tuy nhiên, bạn nên nâng cao giá trị của mình bằng cách nói rằng bạn muốn được biết thêm về các trách nhiệm và nghĩa vụ trong công việc trước khi bàn đến mức lương.

41. Nếu được nhận vào vị trí này, Anh/Chị sẽ mang đến cho công ty sự thay đổi gì?

Đây là câu hỏi vô cùng hóc búa, vì bạn không không thể có câu trả lời cụ thể nếu không nắm vững một số chi tiết về vị trí công việc, công ty và nền văn hoá. Thậm chí, nếu bạn có được câu trả lời, hãy thật thận trọng khi mô tả về các thay đổi sâu rộng sẽ mang đến cho công ty. Nếu người phỏng vấn không đưa ra các vấn đề mà bạn cảm thấy tự tin để giải đáp, hãy giải thích khôn khéo rằng bạn cần tìm hiểu thêm về công ty, trao đổi với nhận viên, thực hiện các cuộc đánh giá trước khi đề ra bất kỳ kiến nghị thay đổi nào.

42. Anh/Chị có phản đối không khi chúng tôi tiến hành bài kiểm tra tâm lý?

“Hoàn toàn không có vấn đề nào cả.” (Câu nói này chứng tỏ bạn là một ứng viên rất “đáng gờm”).

43. Dạng công việc hay công ty nào Anh/Chị đang cân nhắc đến trong thời gian này?

Câu trả lời tốt nhất trong tình huống này là tập trung hoàn toàn vào công việc cụ thể mà bạn đang phỏng vấn.

44. Anh/Chị thường đọc gì?

Hãy trả lời thành thật! Nếu có thể, đề cập đến một số sách, báo bạn thường đọc để cập nhật các kiến thức trong lãnh vực chuyên môn. Tuy nhiên, cũng không có vấn đề gì nếu bạn xem việc đọc sách như là một hình thức để giải trí và thư giãn tinh thần.

45. Điều gì tạo động lực cho Anh/Chị nhiều nhất?

Hãy sử dụng những nền tảng và nhận định về sự nghiệp của chính bạn, tuy nhiên, nên trả lời theo hướng chung chung. Đó có thể là sự hài lòng khi vượt qua các thách thức trong công việc, phát triển tinh thần đồng đội, hoàn thành các mục tiêu của công ty.

46. Nêu lên 01 hay 02 ví dụ thể hiện sự sáng tạo của Anh/Chị?

Nhắc đến các thành công trong mối tương quan với công ty và vị trí đang phỏng vấn nếu có thể.

47. Mục tiêu lâu dài của Anh/Chị?

Liên hệ đến công ty bạn đang phỏng vấn hơn là trả lời một cách chung chung. Hãy trình bày những tham vọng của bạn một cách thực tế! Trước tiên, nói về công việc bạn đang dự tuyển, và sau đó là các mục tiêu lâu dài.

48. Mối quan hệ của Anh/Chị với các đồng nghiệp, cả cả cấp trên và cấp dưới?

Đây là một câu hỏi rất quan trọng, bạn cần phải có thời gian suy nghĩ để trả lời thật hợp lý. Khi nói về mối quan hệ với cấp dưới, bạn nên đề cập đến các nguyên tắc quản lý. Khi nói về cấp trên, hãy thể hiện là bạn rất thông hiểu các kỳ vọng của họ để có thể đạt được các mục tiêu được đề ra. Ngoài ra, bạn cũng nên nhấn mạnh tinh thần đồng đội, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các đồng nghiệp.

49. Anh/Chị có những hoạt động giải trí nào?

Câu trả lời sẽ cho biết bạn có tìm được sự cân bằng trong cuộc sống không. Tuy nhiên, tránh đề cập đến những hoạt động làm cho người phỏng vấn nghi ngờ thời gian bạn dành cho công việc. Hãy nhớ là các sở thích và hoạt động giải trí hoàn toàn có thể liên quan đến tính cách cá nhân và các giá trị của chính bạn.

50. Hãy cho biết điểm yếu của bạn là gì ?

Khi bị hỏi về điểm yếu và nhược điểm, cách tốt nhất theo mình là hãy nói tới 1 điểm nào đó là điểm yếu nhưng thực ra là điẻm mạnh của mình ( hơi khó hỉu pải ko?). Ví dụ cụ thể nhé: Nếu vị trí tuyển dụng của mình là tư vấn viên, điểm yếu bạn có thể nói là ” nói nhiều”. hay ví dụ vị trí bạn tuyển dụng cần 1 người cản thận, tỉ mỉ, bạn có thể nói điểm yếu của mình là tính ” cầu toàn”, khi làm việc gì cũng muốn làm cho trọn vẹn nên đôi khi bạn bè có phàn nàn là nên làm qua loa thôi…

Còn một ý kiến khác thì cho rằng “có tài có tật”. Nếu bạn biết chắc nhà tuyển dụng đó thực sự hiểu và đang tìm kiếm nhân tài (như vị trí có các vị trí sáng tạo, nghiên cứu,…) cộng thêm bạn tự tin vào năng lực của mình mà ko để ý đến nhược điểm ko liên quan mấy, bạn có thể nói thẳng ra. (ví dụ nhược điểm bướng bỉnh, lơ đễnh,…), nhưng đó chỉ là dành cho các nhân tài luôn tin vào khả năng bản thân, những vấn đề khác chỉ là “muỗi” thôi. Chứ đa số mọi người vẫn phải chuẩn bị trước.

Bạn biết gì về GMAT?

Bên cạnh các kì thi được tiêu chuẩn hoá như SAT, IELTS, TOEFL iBT … thì ngày nay GMAT đang được nhiều bạn trẻ Việt Nam quan tâm hơn do ngày càng nhiều chương trình đào tạo yêu cầu ứng viên của mình phải có chứng chỉ này.

1. GMAT là gì?

GMAT là dạng viết tắt của Graduate Management Admission Test, là cơ sở chủ yếu để giúp các trường thuộc khối ngành kinh tế (bậc sau đại học) đánh giá khả năng của một ứng viên trong quá trình xét tuyển đơn nhập học. Đây là một bài thi bằng tiếng Anh trên máy tính. Chứng chỉ GMAT được cấp sau khi bạn hoàn thành tốt bài thi này và có giá trị quốc tế.

GMAT là bài thi dài bắt buộc để kiểm tra khả năng lập luận lô-gíc và một số kiến thức toán học cơ sở cho người muốn học lên bậc cao học ngành quản trị/kinh tế. Nó rất phổ biến trên toàn thế giới. Hiện nay trên thế giới có khoảng 1.800 chương trình quản lý và kinh doanh sau đại học dùng GMAT là một tiêu chí tuyển sinh.

Trường càng danh tiếng thì càng yêu cầu điểm GMAT cao (>650) và nhiều năm kinh nghiệm làm việc. Hơn nữa, trường càng « xịn » thì mức lương chuẩn sau khi ra trường càng cao (ví dụ: Harvard (hạng 1) thì lương ra trường là >110,000 USD/năm so với lương của University of Central Florida (hạng 75) là 40,000 USD).

2. Cấu trúc bài thi GMAT

Hiện tại hình thức thi GMAT ở Việt Nam là thi trên máy tính (CAT: Computer Adaptive Test, gọi là GMAT - CAT). Nếu bạn trả lời đúng 1 câu hỏi thì câu hỏi sau sẽ khó hơn. Trường hợp nếu trả lời sai thì máy tính sẽ hiển thị câu hỏi dễ hơn. Vì vậy khi bạn đi thi nếu bạn thấy câu hỏi càng lúc càng khó, bạn yên tâm là điểm số của bạn khá cao. Ngược lại, khi thấy câu hỏi càng lúc càng dễ thì bạn có lý do để lo ngại.

Mỗi kỳ thi GMAT đều kiểm tra 3 kỹ năng chính yếu: Ngôn ngữ, Toán, và Viết. Trong đó phần thi Ngôn ngữ kiểm tra các kỹ năng đọc, hiểu; tổng hợp, phân tích, đánh giá các tài liệu văn bản nói chung và các mối quan hệ của câu cũng như nhận biết các mối quan hệ giữa các từ và các khái niệm nói riêng. Phần thi Toán kiểm tra các kỹ năng tính toán cơ bản, khả năng suy luận tính toán, và diễn giải các dữ liệu. Phần thi Viết đánh giá các kỹ năng lập luận chặt chẽ, phân tích sâu sắc, và diễn đạt tập trung, logic các ý tưởng phức tạp dưới dạng văn bản.

3. Thi GMAT ở đâu?

Để đăng kí thi GMAT các bạn vào website www.mba.com REGISTER để đăng kí lịch thi và địa điểm thi.

- Lệ phí thi: $250

- Phí yêu cầu phiếu điểm: $28

- Phí đổi ngày thi: $50

- Thời hạn hiệu lực: 5 năm

4. Luyện thi và một số tài liệu tham khảo GMAT

Hiện nay tìm sách GMAT ở các hiệu sách rất khó. Các bạn có thể đến viện Giáo dục Quốc tế IIE ở C9 Giảng Võ, Ba Đình Hà Nội và đăng kí làm thành viên để được sử dụng rất nhiều tài liệu bổ ích liên quan tới kỳ thi này.

Ngoài ra có một số sách bạn có thể tìm và tham khảo :

1. Cracking GMAT (ETS), 2009 edition

2. GMAT preparation - official guide 10th edition (CD included)

2. GMAT Kaplan (strategies)

3. GMAT Princeton review

4. GMAT Barron (ex. Barron’s GMAT 2008 with CD-ROM, 14th Edition)

5. GMAT Verbal workout (strongly recommended, very good for non-native speaker of English) (ETS)

6. GMAT CAT - answer to the real question

7. Writing skills for the GRE & GMAT test (Thompson Peterson) recommended using together with GMAT CAT

test IQ

Câu 2. Which word in brackets is most opposite to the word in capitals?

PROSCRIBE (allow, stifle, promote, verify, indict)

Câu 3. 0, 1, 2, 4, 6, 9, 12, 16, ?

What number should replace the question mark?

Câu 4. Which number is the odd one out?

9678 4572 5261 5133 3527 6895 7768

Câu 5. Isotherm is to temperature as isobar is to: atmosphere, wind, pressure, latitude,

current

Câu 8. Identify two words (one from each set of brackets) that have a connection(analogy) with the words in capitals and relate to them in the same way.

Câu 11. How many minutes is it before 12 noon, if 48 minutes ago it was twice as many

minutes past 9 am?

Câu 12. Complete the five words below in such a way that the two letters that end the

first word also start the second word, and the two letters that end the second

word also start the third word etc. The same two letters that end the fifth word

also start the first word, to complete the cycle.

** IV **

** OT **

** IC **

** NG **

** RA ** GRAM (energy, weight, scales)

Câu 13. Which is the odd one out?

heptagon, triangle, hexagon, cube, pentagon

Câu 14. Switch Aturns lights 1 and 2 on/off or off/on

Switch B turns lights 2 and 4 on/off or off/on

Switch C turns lights 1 and 3 on/off or off/on

Switches C, A and B are thrown in turn with the result that Figure 1 turns into

Figure 2. Which switch does not work at all?

KNOT (water, rope, speed)

Câu 16. Which word in brackets is closest in meaning to the word in capitals?

BRUNT (dull, edifice, impact, tawny, nonsense)

Câu 17. Which of the following is not an anagram of a type of food?

PAST EIGHT

I CAN ROAM

WIN BOAR

CAN PEAK

COOL CHEAT

Câu 24. 10, 30, 32, 96, 98, 294, 296, ?, ?

What two numbers should replace the question marks?

Câu 25. able, rot, son, king

Which word below shares a common feature with all the words above?

line, sit, take, hope, night

Câu 26. Identify two words (one from each set of brackets) that have a connection(analogy) with the words in capitals and relate to them in the same way.

SEA (wet, swimmer, ship)

SNOW (mountain, ice, skier)

Câu 27. Which word meaning LOCALITY becomes a word meaning TEMPO when a letter is removed?

Câu 28. Alf has four times as many as Jim, and Jim has three times as many as Sid.Altogether they have 192. How many has each?

Câu 29. Which is the only one of the following that is not an anagram of a word meaning out of this world?

flow under

sexed Utah

enviable blue

icier blend

Câu 30. A man has 53 socks in his drawer: 21 identical blue, 15 identical black and 17 identical red. The lights are fused and he is completely in the dark. How many

socks must he take out to make 100 per cent certain he has a pair of black socks?

Câu 32. How many minutes is it before 12 noon if nine minutes ago it was twice as many minutes past 10 am?

Câu 33. Which two words are closest in meaning?

conclave, medley, theme, conglomeration, dissertation, augury

Câu 34. broke rage prose cute dared ?

Which word is missing?

palm hymn evil snow take

Câu 35. Find five consecutive numbers below that total 22.

7 3 9 6 4 1 3 7 9 3 5 4 1 7 6 5

Để tỏa sáng trong buổi phỏng vấn

Chào các bạn, tôi là Chris Harvey, Tổng giám đốc công ty Vietnamworks. Tôi rất vui khi thấy xu hướng tìm việc ở Việt Nam ngày càng trở nên năng động và người tìm việc đã biết áp dụng những ‘công nghệ và kỹ năng’ mới nhất. Tuy nhiên, với nhiều năm kinh nghiệm phỏng vấn ứng viên ở cương vị là nhà tuyển dụng (NTD) và người quản lý cấp cao; tôi rất muốn nhấn mạnh những kỹ năng cơ bản mà ứng viên cần có để buổi phỏng vấn với NTD thành công. Làm được điều đó, bạn có đến 90% cơ hội vượt trội hơn đối thủ.

Ở VietnamWorks, chúng tôi MUỐN bạn đạt được công việc mà mình mơ ước. Nhưng hãy nhớ rằng NTD sẽ không quan tâm là bạn giỏi giang, thông minh và tài năng như thế nào nếu bạn không tạo được ấn tượng ban đầu tốt đẹp, hoặc không thể trình bày về năng lực của mình một cách thuyết phục. Tôi rút ra cho mình 8 nguyên tắc vàng sau đây và rất vui được chia sẻ với các bạn.

1. Đến sớm 10 phút

Để tạo ấn tượng tốt đẹp với NTD, tôi muốn nhấn mạnh điều quan trọng này: luôn đến nơi phỏng vấn sớm ít nhất là 10 phút. Nếu bạn không đến sớm, nghĩa là bạn trễ nải. Ấn tượng của NTD sẽ hết sức tiêu cực, họ sẽ nghĩ rằng “Ứng viên đến phỏng vấn trễ thế này thì sẽ tiếp tục trễ nải cho những việc khác nữa”. và “có lẽ anh ta chẳng quan tâm lắm đến công việc này”.

Bạn hãy nhớ: sẽ không có cơ hội thứ hai để bạn tạo ấn tượng ban đầu tốt đẹp này.

2. Ăn mặc chuyên nghiệp

Phục trang lịch sự và tươm tất là bằng chứng cho thấy bạn hiểu rõ cách ăn mặc và giao tiếp lịch thiệp trong một môi trường chuyên nghiệp. Bạn cần kiểm tra lại xem tổng thể mình có “được mắt” không, trang phục có gọn gàng và chuyên nghiệp không? Điều này rất quan trọng: đừng bao giờ đi phỏng vấn trong “phục trang” quần jeans và áo thun, hay đại loại như thể bạn chuẩn bị đi pic nic vào cuối tuần.

3. Hãy thể hiện sự nhiệt thành

Giống như mọi NTD mà tôi biết, tôi chẳng thích làm việc với những người buồn bã hay có tính khí cục cằn. Với NTD, ứng viên cần thể hiện sự nhiệt thành và niềm vui làm việc bằng nụ cười tươi của mình. Hãy thể hiện với NTD sự nhiệt thành đó: chào hỏi và mỉm cười với mọi người ngay khi bạn bước vào công ty phỏng vấn.

4. Mang theo 5 bản hồ sơ tìm việc của bạn

Từ kinh nghiệm thực tế, đôi khi tôi không có hồ sơ tìm việc của ứng viên trong tay bởi vì tôi quá bận rộn với công việc hoặc vì máy in bị trục trặc. Vì vậy, bạn cần chuẩn bị ít nhất là 5 bộ hồ sơ tìm việc, đựng trong bìa hồ sơ thật đẹp và chuyên nghiệp. Từ khi tôi đến Việt Nam, tôi đã phỏng vấn ít nhất là 100 ứng viên nhưng chỉ có 2 trong số đó thực hiện điều đơn giản này. Đây là một cách dễ dàng giúp bạn nổi bật hơn hàng trăm ứng viên khác. Thật đơn giản biết bao!

5. Tìm hiểu kỹ về công việc và công ty ứng tuyển

NTD sẽ thật sự thất vọng khi ứng viên chẳng dành một chút thời gian nào để tìm hiểu về công việc hay công ty. Nếu bạn không biết gì về công việc hay công ty tuyển dụng, làm sao bạn có thể trả lời những câu hỏi như “Tại sao anh muốn làm việc ở đây?”, hay “Tại sao anh là ứng viên phù hợp nhất cho công việc này?”. Không có gì khó khăn cả: bạn chỉ cần dành 15 phút tìm hiểu website của công ty, điều đó sẽ giúp bạn hiểu rõ hoạt động của doanh nghiệp. Tiếp theo bạn hãy đọc mô tả công việc thật nhiều lần và tự trình bày lý do vì sao bạn là ứng viên lý tưởng cho vị trí này.

6. Cho biết bạn giúp được gì cho NTD, chứ không phải NTD làm được gì cho bạn

Tôi có thể đoán chắc với bạn một điều: tất cả các NTD, trong đó có tôi, rất muốn biết bạn sẽ giúp NTD giải quyết các vấn đề của công ty họ như thế nào và sẽ không quan tâm họ có thể giúp giải quyết vấn đề của bạn hay không. Vì vậy, hãy cho NTD thấy với kỹ năng và kinh nghiệm của mình, bạn sẽ đóng góp được gì cho công ty.

Nếu NTD hỏi bạn “Vì sao bạn muốn làm công việc này?”, hãy dùng một ví dụ minh họa cho biết bạn có thể giúp được gì cho NTD thay vì hỏi công ty có thể làm được gì cho bạn. Tôi đã từng nhận một câu trả lời chẳng hay chút nào “Tôi muốn làm công việc này vì nó cho tôi mức lương cao hơn mức lương ở công ty cũ”. Bạn hoàn toàn có thể đưa ra một câu trả lời hay hơn nhiều “Tôi muốn làm công việc này vì tôi thích viết quảng cáo tiếp thị. Tôi nghĩ mình có thế mạnh trong lĩnh vực này. Kinh nghiệm và kiến thức của tôi giúp tôi tin mình có đủ khả năng phù hợp với vị trí này”.

Trước khi đi phỏng vấn bạn nên dành thời gian suy nghĩ cách trả lời câu hỏi này. Hãy cho NTD thấy bạn có thể giúp họ giải quyết vấn đề họ đang gặp phải.

7. Hãy thể hiện lòng đam mê công việc của bạn

David Beckham có ghét bóng đá không? Chắc chắn không. Bill Gates có ghét máy tính không? Dĩ nhiên không. Cả David Beckham và Bill Gates là những người rất giỏi ở lĩnh vực của họ vì họ đam mê những gì mình làm.

Bạn sẽ khó thành công trong một công việc nếu bạn không có sự đam mê đích thực. Khi tôi phỏng vấn, tôi luôn tìm kiếm người có đam mê với công việc. Ví dụ, nếu đó là ứng viên trong lĩnh vực thiết kế, tôi sẽ quan sát xem gương mặt ứng viên có ngời sáng khi anh ta mô tả kế hoạch tạo ra một thiết kế độc đáo hay không. Tôi sẽ đánh giá liệu ứng viên có đầu tư thời gian và tâm huyết của mình vào công việc, và có tự hào về nó? Nếu anh ta không thể hiện điều đó, tôi sẽ đắn đo khi quyết định tuyển ứng viên này.

Nếu bạn không đam mê công việc mình đang làm, tôi khuyên bạn nên chuyển nghề sang lĩnh vực khác mà mình thực sự yêu thích. Còn nếu bạn đam mê công việc của mình, hãy thể hiện điều đó trong buổi phỏng vấn và cho biết lý do bạn chọn nghề nghiệp này.

8. Gửi thư cảm ơn

Gửi email cảm ơn NTD vì đã dành thời gian phỏng vấn bạn cho thấy bạn hiểu rõ cách hành xử chuyên nghiệp. Hãy viết một thông điệp ngắn gọn cho NTD, nói rằng bạn rất thích công việc này. Dĩ nhiên, gửi thư cảm ơn chẳng thể cứu vãn được một cuộc phỏng vấn quá tệ, nhưng sẽ giúp bạn được NTD chú ý trong số hàng trăm ứng viên khác.

Tôi hy vọng bạn thấy những chia sẻ này hữu dụng. Hàng tháng, tôi sẽ rất vinh dự nếu tiếp tục được chia sẻ về những chủ đề khác nữa. Hãy cho tôi biết bạn thích chủ đề gì, và hãy gửi câu hỏi cho tôi qua email [email protected]. Tôi rất mong nhận được phản hồi của các bạn.

Các bạn cũng có thể tìm kiếm những chia sẻ tương tự tại chuyên mục Tư vấn nghề nghiệp trên trang Vietnamworks.com. Đó là những tư vấn bổ ích cho bạn khi đi tìm việc hay trong công việc hàng ngày ở công ty

1. Bạn hãy giới thiệu về mình?

2. Thất bại lớn nhất mà bạn đã trải qua?

3. Gia đình của bạn có những ai?

4. Bạn là con thứ mấy trong gia đình?

5. Kể về kỷ niệm lần đầu tiên bạn kiếm được tiền?

6. Ước mơ của bạn là gì?

7. Điểm mạnh của bạn?

8. Điểm yếu nhất của bạn là gì?

9. Bạn có lý tưởng sống không?

10. Điều gì là quan trọng nhất với bạn?

11. Nếu được ví mình như một loài hoa thì bạn sẽ là hoa gì?

12. Con vật nào bạn thích nhất?

13. Con vật nào bạn ghét nhất?

14. Nếu trở thành một con vật, bạn muốn trở thành con vật gì?

15. Cuốn sách bạn đọc gần đây nhất là cuốn nào?

16. Khi ra quyết định, bạn thường tham khảo ý kiến của ai?

17. Thần tượng của bạn là ai?

18. Trong gia đình ai là người ảnh hưởng đến bạn nhiều nhất?

19. Hãy nói về quê hương bạn?

20. Bạn thường đọc sách gì?

21. Bạn bè của bạn là những người như thế nào?

22. Sở thích của bạn?

23. Kể ra 5 thói quen tốt của bạn?

24. Kể ra 3 đặc điểm mọi người hay chê bạn?

25. Hồi còn đi học, môn nào bạn học kém nhất? Vì sao?

26. Bạn đã từng làm việc ở những công ty nào?

27. Vì sao bạn lại bạn lại định bỏ chỗ làm hiện nay?

28. Tại sao bạn lại thay đổi nhiều nơi làm việc như vậy?

29. Bạn nhận xét như thế nào về đồng nghiệp của bạn?

30. Điều gì làm bạn thất vọng nhất?

31. Đồng nghiệp của bạn nhận xét như thế nào về bạn?

32. Đặc điểm nào ở bạn mà mọi người không thích khi tiếp xúc với bạn?

33. Sếp cũ của bạn có thích bạn không?

34. Điều nuối tiếc nhất mà bạn chưa làm được cho sếp của bạn?

35. Điều bạn còn trăn trở chưa làm được là gì?

36. Bạn nghĩ gì về những người sếp trước đây?

37. Bạn đã bao giờ bị buộc phải nghỉ việc?

38. Hãy kể về một số thành tích nổi trội của bạn trong công việc?

39. Nếu chỉ được lựa chọn giữa gia đình và công việc bạn sẽ chọn gì?

40. Bạn biết đến công ty này như thế nào?

41. Bạn đã biết gì về công ty rồi?

42. Theo bạn tại sao công ty này lại thành công?

43. Công ty này có gì chưa ổn không?

44. Tại sao bạn muốn làm việc ở đây?

45. Công ty tôi đã có gì hấp dẫn bạn chăng?

46. Bạn đã gặp những ai ở công ty này? Họ nói gì với bạn?

47. Bạn đã được đào tạo những gì về lĩnh vực này?

48. Bạn có kinh nghiệm gì trong lĩnh vực này rồi?

49. Bạn có đặt mục tiêu cho buổi phỏng vấn này?

50. Bạn hãy cho biết kế hoạch công việc nếu bạn trúng tuyển?

51. Đâu sẽ là khó khăn cản trở bạn trong công việc này?

52. Khi làm việc nhóm bạn thường đảm nhận vị trí nào, trưởng nhóm hay thành viên?

53. Trong nhóm làm việc, mọi người đánh giá năng lực của bạn như thế nào?

54. Bạn thường không thích làm việc với những người như thế nào?

55. Bạn cần thời gian bao lâu để thích nghi với công việc?

56. Đây có phải là nghề mà bạn thực sự mong muốn và quyết tâm theo đuổi?

57. Bạn có thích tính kỷ luật không? Vì sao?

58. Bạn đề cao yếu tố nào nhất trong công việc: kỷ luật, trung thực, tự do?

59. Bạn thích làm việc trong môi trường kỷ luật về giờ giấc hay tự do thời gian?

60. Bạn có ngại phải đi công tác xa nhà?

61. Theo bạn ai là người trả lương cho bạn?

62. Mức lương như thế nào thì bạn có thể làm việc?

63. Mức thu nhập như thế nào đủ để bạn trang trải cuộc sống và yên tâm công tác?

64. Ngoài xin việc ở đây bạn còn đang nộp hồ sơ ở những nơi nào?

65. Những điều gì khiến bạn lo lắng khi bắt đầu công việc?

66. Bạn muốn làm việc ở đây bao lâu nếu bạn được tuyển dụng?

67. Bạn có khả năng làm việc trong môi trường căng thẳng, áp lực?

68. Theo bạn công việc hiện nay đòi hỏi những kỹ năng nào?

69. Làm thế nào để tôi đánh giá bạn làm việc hiệu quả đây?

70. Những yếu tố nào sẽ giúp bạn làm việc tốt nhất?

71. Bạn có sẵn sàng làm ngoài giờ?

72. Bạn có khả năng làm việc vào ban đêm không?

73. Trong trường hợp đột xuất phải làm việc vào ngày nghỉ, bạn có đồng ý không?

74. Khi rời khỏi công ty bạn bàn giao như thế nào?

75. Theo bạn cá nhân phải tôn trọng tập thể hay tập thể phải vì cá nhân?

76. Bạn có nghĩ rằng công việc này sẽ phù hợp với bạn?

77. Bạn có kế hoạch gì để nâng cao chuyên môn?

78. Bạn tưởng tượng như thế nào về môi trường làm việc ở đây?

79. Bạn muốn có một người sếp như thế nào?

80. Bạn có khả năng đặt mục tiêu và thực hiện mục tiêu?

81. Triết lý của bạn trong công việc?

82. Tại sao tôi phải nhận bạn vào làm việc?

83. Các nguyên tắc của bạn trong công việc là gì?

84. Điều gì làm bạn mất tập trung trong công việc?

85. Bạn có dám đối mặt với những thử thách, khó khăn?

86. Công việc lý tưởng của bạn là như thế nào?

87. Mục tiêu dài hạn và ngắn hạn của bạn là gì?

88. Bạn đánh giá như thế nào về khả năng giao tiếp ứng xử của bản thân?

89. Bạn có khả năng nói trước công chúng?

90. Khó khăn của bạn khi trình bày trước mọi người?

91. Bạn đã thuyết phục được bao nhiêu người làm theo bạn?

92. Bạn có khả năng lãnh đạo không?

93. Hãy kể về công việc do bạn làm lãnh đạo?

94. Hãy kể về một tình huống khó khăn nhất và cách giải quyết của bạn?

95. Bạn biết gì về kế hoạch của công ty trong năm nay?

96. Bạn có câu hỏi nào dành cho tôi không?

97. Khi nào thì bạn có thể bắt đầu công việc?

98. Điều kiện làm việc như thế nào sẽ phù hợp với bạn?

99. Nếu bạn có đủ tiền bạc, ai đó khuyên bạn nên nghỉ sớm, bạn có đồng ý không?

100. Bạn nghĩ sao nếu bạn thất bại trong buổi phỏng vấn này?

101. Theo bạn trong cuộc phỏng vấn hôm nay tỷ lệ thành công của bạn là bao nhiêu?

Những câu hỏi và cách trả lời phỏng vấn mẫu. Hi vọng sẽ giúp giải tỏa được thắc mắc của anh!

Việc bước vào vòng phỏng vấn thường làm cho người tìm việc rất hồi hộp và lo lắng. Dưới đây là những câu hỏi phỏng vấn thường gặp và những gợi ý trả lời phù hợp có thể giúp ích cho bạn:

CÁC CÂU HỎI KHÔNG THÍCH HỢP VÀ CÁCH TRẢ LỜI

1. Tên gọi ở nhà của Anh/Chị là gì?

Đây thực sự là một câu hỏi quá riêng tư. Giải pháp tốt nhất là không trả lời. Bạn hãy nói với người phỏng vấn là "Tôi cho rằng tên gọi ở nhà không hề liên quan đến khả năng làm việc của tôi".

2. Chị có dự định lập gia đình không?

Câu hỏi này thể hiện sự phân biệt giới tính, vì thế bạn có thể từ chối không trả lời hay nói rằng "Tôi không có kế hoạch nào cả".

3. Anh/Chị tốt nghiệp đại học năm nào?

Câu hỏi này vẻ ngoài rất bình thường, nhưng thực chất người phỏng vấn dùng nó để tính toán tuổi tác của bạn, vì hầu hết mọi người đều học lên đại học sau khi tốt nghiệp cấp III. Hay, nếu trong resume không đề cập đến bằng cấp, họ đang dò xét thông tin này!!

Bạn có thể tránh câu trả lời trực tiếp bằng cách tập trung vào thực tế liên quan như "Tôi học tiếp lên đại học sau khi tốt nghiệp trung học" hay, nếu bạn không có bằng cấp "Tôi rất thích khoá học về cơ khí sau khi tốt nghiệp trung học". Sau đó mỉm cười và im lặng. Người phỏng vấn lúc này sẽ tự hiểu là bạn không muốn nói thêm điều gì nữa.

4. Công ty chúng tôi có rất nhiều hoạt động xã hội? Anh có muốn cùng bà xã tham gia không?

Câu hỏi này chính là con dao 2 lưỡi! Họ đang muốn xác nhận tình trạng hôn nhân của bạn - Bạn đã lập gia đình chưa hay thậm chí đã ly dị? Nếu bạn đã có gia đình, hãy tỏ ra thoải mái và nói "Vâng, vợ chồng tôi rất thích". Nếu không, hãy trả lời "Thật thú vị!! Tôi không biết công ty chúng ta có những hoạt động nào vậy?". Người phỏng vấn sẽ phải tập trung vào chủ đề mới này, còn bạn vẫn giữ được các thông tin cá nhân.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro