Phong Hóa
Chương: Phong Hóa
1.Phong hóa: là quá trình biến đổi và phá hủy đất đá dưới tác dụng của các nhân tố phong hóa khác nhau( giao động của nhiêt độ, tác động của nước các chất hóa học động thực vật...)
-càng xuống sâu thì quá trình phong hóa càng giảm dầnvà đến 1 độ sâu nhất định nào đó sẽ tắt hẳn
2. Cấu tạo vỏ phong hóa từ trên xuống dưới chia làm các đới
-đới thổ nhưỡng-vỡ mịn-vỡ nhỏ-nguyên khối và nguyên thể
-theo chiều sâu mức độ biến đổi về trạng thái, thành phần, tính chất của đất đá gốc giảm dần tính năng xây dựng của chúng tốt lên
3. Các biện pháp phòng chống phong hóa
-Chọn nơi có độ sâu phong hóa mỏng
-ngăn ngừa quá trình phong hóa và cải tạo tính chất của đất đá bị phong hóa
+phủ đất đá bằng các vật liệu chống phong hóa( bê tông, bitum, sét..)
+gia cố đất đá bằng các chất khác nhau( thủy tinh lỏng, dung dịch xi măng..)
+Vô hiệu hóa các nhân tố phong hóa như nước mặt ,nước dưới đất bằng các công trình thoát nước
-Cách ly vật liệu xd khỏi sự ảnh hưởng của qt phong hóa như phủ các chất khác nhau, sơn đặc chủng,thủy tinh lỏng
-sử dụng các loại đá gạch có chất lượng cao khi xd các công trình quan trọng
4. Hiện tượng trượt
a. KN: là sự chuyển rời đất đá xuống phía dưới sườn dốc, mái dốc dưới tác dụng của trọng lực bản thân đất đá và nước dưới đất
b. Các dạng trượt
-Trượt phân lớp: có thể ở đất đá trầm tích có cấu tạo phân lớp
-Trượt cắt lớp: có thể xảy ra ở đất đá dạng khối như đá macma
-Trượt khối: ở đất loại cát
-Trượt vỏ phong hóa: ở lớp đất đá bị phong hóa
c. Độ ổn định của sườn dốc mái dốc
-Độ ổn định của 1 sườn dốc phụ thuộc vào các yếu tố
+các yếu tố làm thay đổi hình dạng, kích thước của sườn dốc( có thể làm tăng góc dốc làm tăng thêm mất ổn định)
+các yếu tố dẫn đến sự biến đổi cấu trúc, tính chất của đất đá ở sườn dốc (có thể càng làm tăng thêm mất ổn định)
+các yếu tố làm tăng tải trọng của sườn dốc
-các yếu tố trên có thể là yếu tố tự nhiên và nhân tạo: qt phong hóa, hoạt động địa chất của mưa, công trình do con người xd...
d.Các biện pháp phòng chống
-Phụ thuộc vào các nguyên nhân gây ra trượt , biện pháp chia ra lam 2 nhóm
+Biện pháp thụ động: là phòng ngừa, cấm cắt, đào sườn dốc, xd trên sườn dốc, nổ mìn gần đới trượt
+Biện pháp chủ động
*các biện pháp chống các qt gây nên trượt( xây tường chắn, tường hướng dòng, tạo bệ phản áp
*Các biện pháp tăng sức chống trượt của đất đá (gia cố cơ, hóa sườn dốc)
*các biện pháp nhằm cắt bỏ 1 phần hay cả khối trượt (bạt mái dốc, giảm khối lượng trượt)
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro