CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI
CÔNG TÁC
PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI
_________
Từ sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam toàn quốc lần thứ VI năm 1986 dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta đã và đang tiến hành công cuộc đổi mới.
24 năm qua những chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước đã thúc đẩy nền kinh tế – xã hội của nước ta phát triển, đời sống của nhân dân ngày càn nâng cao rõ rệt, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Bên cạnh những thành quả đạt được, mặt trái của kinh tế thị trường đã tác động bằng nhiều cách đến đời sống xã hội, gây nguy hại không nhỏ đến nếp sống, thuần phong mỹ tục, làm băng hoại đạo đức, phẩm giá của con người. Cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, trong những năm qua tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan ở nước ta cũng diễn biến phức tạp. Những vấn đề tệ nạn xã hội đang là vấn đề nóng bỏng, nhức nhối, ảnh hưởng xấu đến đời sống và an toàn của xã hội, vi phạm pháp luật, đạo đức phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc, phá vỡ hạnh phúc nhiều gia đình, đe dọa tương lai nòi giống của dân tộc. Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã nhấn mạnh: mặc dù có nhiều cố gắng ngăn chặn, song tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng, nhất là tệ nghiện hút, cờ bạc, mại dâm… làm cho nhân dân bất bình, ảnh hưởng đến niềm tin với Đảng và Nhà nước.
Tệ nạn xã hội còn là nguyên nhân chủ yếu làm lây nhiễm HIV/AIDS. Đây thực sự là một hiểm họa của dân tộc thời mở cửa.
Trong tình hình đất nước mở rộng giao lưu quốc tế hiện nay, cùng với việc phòng, chống nhiễm HIV/AIDS, vấn đề đấu tranh chống các tệ nạn xã hội và tội phạm đang trở thành một trong những vấn đề quan trọng cấp bách có tính chất toàn cầu và khu vực.
Trước thực trạng các tệ nạn xã hội và tội phạm có xu hướng phát triển gây nhức nhối trong xã hội, Đảng và Nhà nước ta đang tiến hành nhiều phương tiện và phương pháp khác nhau để đấu tranh kiên quyết nhằm ngăn chặn từng bước, tiến tới loại trừ các tệ nạn xã hội và tội phạm ra khỏi đời sống xã hội. Trong số các phương tiện và phương pháp đó, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng, nhưng đến nay chưa được sử dụng hữu hiệu, bản thân nó lại chưa được đổi mới hoàn thiện phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu lực và hiệu quả trong cuộc đấu tranh này.
Phòng, chống tệ nạn xã hội nói chung và tệ nạn ma túy, mại dâm nói riêng đã được các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu. Ở nước ta trong những năm qua các cơ quan Nhà nước, các nhà nghiên cứu của Bộ Công an, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn đã nghiên cứu về tệ nạn xã hội nhằm làm sáng tỏ các vấn đề như khái niệm và bản chất của tệ nạn xã hội, các dấu hiệu của nó dưới phương diện khoa học pháp lý phục vụ cho thực tiễn công cuộc đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội.
Nhận thức được điều đó, từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời từ năm 1945 đến nay, Đảng và Nhà nước ta có nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật liên quan đến đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội. Nhưng cho đến nay khái nhiệm tệ nạn xã hội chưa được đề cập một cách đầy đủ, rõ ràng trong các tài liệu khoa học cũng như chưa được thống nhất trong các văn bản pháp luật của Nhà nước ta. Do đó làm rõ khái niệm, hình thức, dấu hiệu của tệ nạn xã hội là vấn đề rất quan trọng trong việc tăng cường nhận thức về cuộc đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội của nước ta hiện nay. Có nhận thức thống nhất về tệ nạn xã hội mới giải quyết được cuộc đấu tranh đó trên bình diện khoa học, mới đề ra được các biện pháp, pháp luật để đấu tranh có hiệu quả đối với các tệ nạn xã hội.
I. KHÁI NIỆM TỆ NẠN XÃ HỘI VÀ CÁC DẤU HIỆU ĐẶC TRƯNG
Tệ nạn xã hội là một trong những biểu hiện của sai lệch xã hội. Vậy thế nào là sai lệch xã hội. Muốn hiểu rõ vấn đề này, trước hết chúng ta cần hiểu về chuẩn mực xã hội.
Chuẩn mực xã hội là tập hợp các yêu cầu hoặc sự mong đợi mà cộng đồng xã hội (nhóm tổ chức, giai cấp, xã hội) đưa ra nhằm tạo lập các khuôn mẫu hành vi và hành động cho các thành viên của mình.
Chuẩn mực xã hội có thể được biểu hiện dưới dạng ngôn ngữ (pháp luật, nội quy, hương ước) hay bất thành văn.
Khoa học xã hội chia chuẩn mực xã hội thành:
- Chuẩn mực bắt buộc: phổ biến cho toàn xã hội và gắn với nó là sự trừng phạt công khai.
- Chuẩn mực mong đợi: phổ biến cho toàn xã hội nhưng mang tính đặc thù cho các nhóm xã hội.
Một khái niệm nữa chúng ta cần hiểu về sai lệch xã hội:
Sai lệch xã hội là hành vi của cá nhân hoặc hành vi của nhóm người nào đó không phù hợp với những gì được coi là bình thường của cộng đồng xã hội, có nghĩa là hành vi đó phần nào hoặc đi chệch những gì mà số đông những người khác chờ đợi hoặc mong muốn của họ trong những hoàn cảnh nhất định.
Sai lệch xã hội có thể được hiểu như là sự vi phạm các chuẩn mực hoặc các quy tắc đã được chấp nhận của một nhóm xã hội hay của một xã hội nhất định. Hành vi sai lệch xã hội phá vỡ bức tranh thực tại, trái với sự mong đợi của cộng đồng, đối lập với những hành vi của những người bình thường.
Có thể chia sai lệch xã hội làm 2 loại:
Sai lệch tích cực là những hành vi thiếu bình thường so với chuẩn mực đạo đức xã hội thực tế nhưng nó diễn ra theo hướng thực hiện những khuôn mẫu, tác phong, lý tưởng mà đa số con người trong xã hội đang muốn hướng tới.
Sai lệch tiêu cực là những hành vi không được tán thành trong thực tế xã hội, nó thường là những khuôn mẫu tác phong dưới chuẩn mực văn hóa, nghĩa là thấp hơn mẫu trung bình của thực tế xã hội, những hành vi như thế này thường bị xã hội lên án.
Dưới góc độ pháp lý, ta có thể hiểu tệ nạn xã hội như sau:
Tệ nạn xã hội là hiện tượng tiêu cực có tính lịch sử cụ thể biểu hiện bằng những hành vi vi phạm pháp luật và sai lệch các chuẩn mực, có tính lây lan, phổ biến gây nguy hiểm cho xã hội và được quy định trong pháp luật hình sự, pháp luật hành chính và các chuẩn mực đạo đức xã hội.
Với quan niệm này, tệ nạn xã hội có 4 đặc trưng:
- Tệ nạn xã hội là những hành vi vi phạm pháp luật có tính phổ biến.
- Tệ nạn xã hội là những hành vi sai lệch có tính phổ biến đối với các chuẩn mực đạo đức xã hội (đạo đức lối sống, tập quán tiến bộ).
- Tệ nạn là những hiện tượng nguy hiểm cho xã hội, lây lan nhanh, gây tâm trạng xã hội nặng nề.
- Tệ nạn xã hội phụ thuộc vào chế độ chính trị, điều kiện kinh tế xã hội và tùy thuộc vào quan điểm tiếp cận. Đặc trung này chỉ ra rằng pháp luật cần bám sát thực tiễn để có nội dung điều chỉnh phù hợp.
1. Tệ nạn xã hội là những hành vi vi phạm pháp luật có tính phổ biến.
Như chúng ta đã biết, pháp luật là hệ thống các quy phạm (quy tắc xử sự hành vi) do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận thể hiện ý chí của giai cấp nắm quyền lực chính trị, phù hợp với thực tế khách quan của đời sống kinh tế xã hội, có tính chất bắt buộc chung nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và được Nhà nước đảm bảo thực hiện và bảo vệ bằng các biện pháp tổ chức, giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế của bộ máy Nhà nước.
Hành vi vi phạm pháp luật tức là các hành vi trái với các quy định được xác định trong quy phạm pháp luật.
Các hành vi vi phạm pháp luật có thể khác nhau về mức độ vi phạm và mức độ hậu quả do hành vi gây ra, nhưng chúng đều có điểm chung là tính chất xã hội của các hậu quả đó là những thiệt hại tổn thất về những mặt khác nhau cho lợi ích giai cấp, nhóm xã hội nói riêng hoặc của cả xã hội nói chung. Xuất phát từ những lợi ích đó mà Nhà nước đặt ra các quy phạm pháp luật.
2. Tệ nạn xã hội là những hành vi sai lệch có tính phổ biến đối với các chuẩn mực đạo đức xã hội (đạo đức lối sống, tập quán tiến bộ).
Những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội tức là các hành vi làm cản trở, ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội và tiến bộ xã hội, có thể đó là truyền thống văn hóa, đạo đức, phong tục tập quán thuần phong mỹ tục của dân tộc, lối sống… tức là chuẩn mực đã được cộng đồng chấp nhận. Tuy nhiên, để trở thành tệ nạn xã hội thì các hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội phải mang tính phổ biến chứ không phải là một vài hành vi đơn lẻ của một vài cá nhân, và chúng có xu hướng phát triển lây lan theo diện rộng. Đây là đặc trưng riêng của tệ nạn xã hội để phân biệt nó với các hiện tượng xã hội khác.
3. Tệ nạn là những hiện tượng nguy hiểm cho xã hội, lây lan nhanh, gây tâm trạng xã hội nặng nề.
Tính chất nguy hiểm của tệ nạn xã hội thể hiện ở việc lây lan nhanh và gây ra thiệt hại về mọi mặt cho các quan hệ xã hội. Tệ nạn xã hội gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, văn hóa, đạo đức, tâm lý xã hội… gây tâm trạng nặng nề trong xã hội. Thiệt hại do tệ nạn xã hội đem lại có khi là những thiệt hại về vật chất có thể tính toán được, có khi là những thiệt hại khôn lường khó tính toán được (hậu quả về chính trị, văn hóa, tư tưởng, tổ chức…) thậm chí nếu không được quan tâm giải quyết thỏa đáng sẽ làm tiêu mòn sinh lực xã hội, đưa xã hội tới chỗ suy vong, hủy diệt.
Do tính phổ biến và lây lan nhanh nên tệ nạn xã hội nguy hiểm cho xã hội hơn nhiều so với một số hành vi vi phạm pháp luật ít có tính phổ biến và lây lan nhanh.
4/ Tệ nạn xã hội phụ thuộc vào chế độ chính trị, điều kiện kinh tế xã hội và tùy thuộc vào quan điểm tiếp cận.
Đặc trưng này chỉ ra rằng pháp luật cần bám sát thực tiễn để có nội dung điều chỉnh phù hợp.
Tệ nạn xã hội là một hiện tượng xã hội tồn tại khách quan trong đời sống xã hội, và nó phát sinh phát triển gắn với những điều kiện kinh tế xã hội nhất định, có loại tệ nạn xã hội này sinh ra trong xã hội này, có loại tệ nạn xã hội khác nảy sinh trong một xã hội khác. Ngược lại, có tệ nạn xã hội tồn tại trong tất cả các xã hội. Chính môi trường kinh tế đã làm nảy sinh ra các tệ nạn xã hội và cũng chính sự thay đổi môi trường kinh tế xã hội sẽ tác động trực tiếp làm tăng lên hay giảm đi các tệ nạn xã hội. Ngoài ra, tệ nạn xã hội cũng một phần tùy thuộc vào số lượng các hành vi bị Nhà nước coi là biểu hiện của các tệ nạn xã hội.
Ở Việt Nam, kể từ khi Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần VI đến nay đất nước ta đang trong quá trình đổi mới, đời sống chính trị, kinh tế xã hội có nhiều khởi sắc với những biến đổi quan trọng. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi cơ chế bên cạnh những mặt mạnh, mặt tích cực của kinh tế thị trường đã tạo cho nền kinh tế phát triển đa dạng năng động thì đồng thời cũng bộc lộ những tồn tại và nảy sinh nhiều vấn đề xã hội, xu hướng thực dụng, quá coi trọng đồng tiền trong xã hội. Thực chất ở đây là quan niệm và đánh giá sai lầm về lợi ích, nhằm đạt lợi ích và đồng tiền bằng mọi phương tiện. Đó là những điều kiện làm cho tệ nạn xã hội phát triển. Tuy nhiên cũng cần phải thấy rằng Việt Nam tuy còn nhiều khó khăn nhưng hoàn toàn có thể giải quyết được tệ nạn xã hội. Thực tế đã cho thấy đã có những tệ nạn xã hội đã bị loại trừ hoặc có những tệ nạn xã hội có xu hướng giảm dần. Để đạt được mục tiêu này cần sử dụng thường xuyên, đồng bộ nhiều phương pháp, biện pháp về chính trị, văn hóa, kinh tế, giáo dục để tác động vào những nguyên nhân và điều kiện làm nảy sinh tệ nạn xã hội. Trong đó có biện pháp sử dụng pháp luật để đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội.
II. KHÁI NIỆM TỆ NẠN NGHIỆN MA TUÝ.
1. Khái niệm ma túy.
Hiện nay chưa có một định nghĩa mang tính bao quát chung thế nào là ma túy. Một số người xem ma túy là các độc dược được quy định trong dược điển, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra những phản úng làm thay đổi một số chức năng trao đổi chất, gây những tổn thất lên hệ thần kinh gây nên những dấu ấn trong các trung tâm thần kinh của bán cầu đại não và tạo ra trong tâm lý con người một thói quen một nỗi khát khao, đam mê khó có thể từ bỏ được. Một số khác gọi ma túy là các chất “hướng thần” có tác dụng đặc hiệu lên hệ thần kinh gây nên những trạng thái tâm lý không bình thường, làm mất đi một số chức năng cơ bản vốn có của cơ thể, tạo thành những ảo giác, cảm giác mới lạ. Tóm lại có thể hiểu ma túy theo nghĩa sau đây:
- Theo nghĩa rộng: ma túy là chất khi đưa vào cơ thể sẽ làm thay đổi chức năng của cơ thể (Tổ chức Y tế Thế giới – WHO).
- Theo nghĩa hẹp: ma túy là một số chất tự nhiên hoặc tổng hợp khi đưa vào cơ thể người dưới bất cứ hình thức nào sẽ gây ức chế hoặc kích thích mạnh hệ thần kinh, làm giảm đau hoặc gây ảo giác.
Theo Liên Hiệp Quốc, “ma túy là các chất hóa học có nguồn gốc tự nhiên và nhân tạc khi xâm nhập cơ thể con người sẽ có tác dụng làm thay đổi tâm trạng, ý thức và trí tuệ, làm cho con người bị lệ thuộc vào chúng gây nên những tổn thương cho từng cá nhân và cộng đồng, do vậy, việc vận chuyển, mua bán, sử dụng chúng phải được quy định chặt chẽ trong các văn bản pháp luật và chịu sự kiểm soát của các cơ quan bảo vệ pháp luật”.
2. Khái niệm nghiện ma túy.
- Theo nghĩa rộng: nghiện ma túy là tình trạng một bộ phận trong xã hội là những người có thói quen dùng các chất ma túy, thường tìm mọi thủ đoạn, hành vi để có được các chất ma túy và sử dụng chúng bất chấp sự nghiêm cấm của pháp luật và dư luận xã hội.
- Theo nghĩa hẹp: nghiện ma túy là sự lệ thuộc của con người cụ thể đối với các chất ma túy. Sự lệ thuộc đó đã tác động lên hệ thần kinh trung ương tạo nên những phản xạ có điều kiện không thể quên hoặc từ bỏ được.
Người nghiện ma túy là người thường xuyên lệ thuộc vào thuốc gây nghiện (được gọi chung là ma túy như: heroin, cocain, moocfine, thuốc phiện, cần sa…) có sự thèm muốn mãnh liệt khó cưỡng lại được, khi không sử dụng ma túy sẽ xuất hiện hội chứng cai (Theo Thông tư số 22/LB-TT ngày 21/7/1994 Liên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội – Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện, quyết định 167/TTg ngày 08/4/1994 của Thủ tướng Chính phủ).
Từ các khái niệm trên, ta thấy ma túy có những đặc tính:
+ Gây cho người sử dụng nó có sự ham muốn không kìm chế được là phải sử dụng nó bằng bất cứ giá nào.
+ Gây cho người sử dụng nó có khuynh hướng phải tăng liều dùng, tức là càng ngày liều dùng càng phải cao hơn mới thấy có tác dụng.
+ Gây cho người sử dụng nó có sự nô lệ về mặt tinh thần và vật chất. Nếu đã nghiện mà ngưng sử dụng sẽ bị hội chứng cai thuốc làm cho cơ thể vật vã, bị những phản ứng sinh lý bất lợi, thậm chí có thể đe dọa tính mạng người nghiện.
3. Các chất ma túy.
* Phân loại theo nguồn gốc.
- Chất ma túy có nguồn gốc tự nhiên.
+ Cây anh túc (papaver somniferum): còn được gọi là cây thẩu, cây á phiện, ả phù dung. Anh túc là cây thảo mộc hàng năm, cao từ 0.5 đến 1.5m. Hoa to đơn độc có cuốn dài, màu trắng, tím hoặc hồng.Quả hình cầu hoặc hình trứng, đường kính 3 đến 6cm. Tồn tại trong thiên nhiên trên một trăm loài thuộc họ papavera Ceaca. Cây anh túc thường thích nghi và ưa chuộng miền khí hậu cận ôn đới, nhiệt đới độ ẩm cao, vùng đồi núi quanh năm có nhiều ánh nắng mặt trời. Mỗi quả thuốc phiện cho khoảng 0.02-0.04 gram nhựa. Sản lượng nhựa phụ thuộc vào khí hậu, thổ nhưỡng, điều kiện gieo trồng. Trung bình sản lượng đạt từ 5 đến 15 kg/ha.
+ Nhựa thuốc phiện (còn gọi là nha phiến hay á phiện) được lấy từ khi quả còn xanh bắt đầu chuyển sang màu vàng nhạt. Nhựa phơi khô có màu thẫm, đặc quanh có thể đóng gói. Theo phân loại của phòng thí nghiệm ma túy của Liên Hiệp Quốc tại Vien (Áo), thuốc phiện có 3 dạng:
v Thuốc phiện sống (rawopium) là nhựa thuốc phiện mới thu hoạch từ quả và lá cây thuốc phiện, lọc qua vải nhiều lần, sấy khô và đóng gói, đặc dẻo, có màu đen, đen sẫm có mùi thơm đặc biệt, ít tan trong nước.
v Thuốc phiện chín (preparec) thường gặp ở các nước Nam Á, được bào chế từ thuốc phiện sống bằng cách dùng nước nóng hòa tan nhiều lần thuốc phiện sống, lọc qua vải nhiều lần, sấy khô và đóng gói thành bánh có khối lượng, kích thước hình dạng khác nhau, có mùi thơm hơn thuốc phiện sống.
v Xái thuốc phiện (drossopium) là phần còn lại trong tẩu sau khi thuốc phiện được hút xong. Thường trong xái thuốc phiện vẫn còn lại một số lượng morphin nhất định.
Ngoài ra, còn một dạng thuốc phiện gọi là thuốc phiện y tế, được bào chế sạch hơn, có nồng độ morphin cao hơn từ 9.5 đến 12%, có màu sáng thẫm, màu vàng đậm hoặc đỏ sẫm, được dùng làm chất giảm đau, chữa trị ho.
Từ thuốc phiện người ta chiết xuất ra morphin dạng tinh thể. Morphin có tác dụng làm giảm hoặc mất cảm giác đau đớn khi bị chấn thương. Từ morphin được tinh chế ra heroin dạng bột trắng xốp (còn gọi là bạch phiến).
+ Cây cần sa (canalis sativa): hoạt chất của cần sa là Hasshish, tiếng lóng gọi là “bồ đà”. Cây cần sa là cây thảo mộc hàng năm, cao từ 2-3m, thân môc thẳng, đường kinh thân cây từ 3-6cm. Quả cần sa hình tròn, nhọn, xám trơn, trong dân gian gọi là hạt cần sa. Sản phẩm bất hợp pháp từ cây sần sa gồm có ba loại:
v Thảo mộc cần sa (marijuana) là loại sản phẩm được tạo thành từ lá, hoa và hạt cần sa.
v Nhựa cần sa (hasshish) được chiết xuất từ các bộ phận thân, lá, hoa và hạt cần sa.
v Tinh dầu cần sa (hassish oil) còn gọi là cần sa lỏng được chiết xuất từ thảo mộc cần sa hoặc nhựa cần sa.
+ Cây côca (etotroxilon coca) là cây gỗ lá mọc so le, hai lá kèm nhỏ biến đổi thành gai, hoa nhỏ mọc đơn hoặc mọc tập trung 3-4 cái ở kẽ lá. Hoạt chất chính của côca là côcain. Côcain có tác dụng kích thích thần kinh trung ương và gây nghiện.
Các phương thức sử dụng côcain rất khác nhau, một số tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch hoặc tiêm bắp, một số tẩm côcain vào thuốc lá để hút. Ngoài ra người ta còn pha côcain với nước lã uống trực tiếp vào cơ thể.
Người dùng côcain lúc đầu thấy sảng khoái do thần kinh được kích thích có những phản xạ hưng phấn, cơ thể khỏe ra, sau đó bị mê man.
+ Cây khát (cây catha) có tên khoa học là Cathaedulis Forsk, họ Lelatra Ceace.
Những người nghiện nhai lá cây khát lúc đầu xuất hiện một trạng thái hưng phấn và sảng khoái cao độ, dẫn đến việc nói năng bừa bãi, nói nhiều, nói lung tung. Nhiều trường hợp không làm chủ bản thân mình, hành động quá khích, thậm chí giống người điên khùng. Nhiều trường hợp bị loạn thần kinh do nhai quá nhiều lá khát.
- Ma túy có nguồn gốc nhân tạo:
+ Các chất Opiat:
Mục đích không phụ thuộc vào việc trồng và chế biến thuốc phiện, nhiều hãng được phẩm đã tiến hành tổng hợp toàn phần các thuốc giảm đau có tác dụng như morphin và heroin gọi là các morphin nhân tạo hay các opiat. Thuộc nhóm này có nhiều chất, điển hình là:
v Dolargan: là chất bột trắng dùng làm thuốc giảm đau nhưng ít gây suy giảm hô hấp như morphin. Dolargan gây khoái cảm cho người nghiện sử dụng nhưng ít gây nghiện hơn. Tuy nhiên, hiện nay người nghiện ma túy hay dùng morphin vì giá thành Dolargan khá cao.
v Heroin tổng hợp: ra đời năm 1982, có tác dụng mạnh hơn heroin nhiều lần. Đây là loại ma túy thế hệ mới rất độc hại, gây nghiện nặng và gây cho người dùng nhiều thảm họa, trước hết là những tổn thương ở hệ thần kinh trung ương.
v Các chất ức chế hệ thần kinh:
Thuốc ngủ loại barbiturar là tên chung chỉ các dẫn xuất của axit của barbiturie, được làm thuốc ngủ chống động kinh. Chúng là chất gây nghiện nếu dùng quá lâu sẽ gây nhựng triệu chứng như mất trí nhớ, nói ngọng, ảo giác và gây tổn thương cho hệ tuần hoàn. Sử dụng liều cao gây ngộ độc, nhiều trường hợp dẫn tới tử vong.
Thuốc an thần Sedusen, Meprobamar: những loại này có tác dụng chống lo âu, chữa bệnh, hồi hộp, gây ngủ, dịu đau đầu… nhưng dùng nhiều sẽ gây nghiện.
v Các chất kích thích hệ thần kinh:
- Amphetamin: có tác dụng kích thích mạnh hệ thần kinh trung ương, tăng co bóp tim, tăng huyết áp. Với liều vừa phải, Amphetamin làm tăng khả năng lao động trí óc, giảm chứng buồn ngủ, tăng sức lực. Với liều cao, Amphetamin gây ra các phản ứng choáng, cơ thể suy sụp, không muốn ăn uống, đau đầu, loạn nhịp tim, giảm khả năng lao động và họa tập, dùng lâu có thể dẫn tới rối loạn thần kinh, tâm thần.
- Meth (là tên viết tắt của Methamphetamin) dựa vào công thức hóa học của Amphetamin, người ta đã tổng hợp ra loại thuốc mới, Methamphetamin mạnh hơn Amphetamin. Khi hút vào cơ thể Meth kích thích mạnh thần kinh gây hưng phần, tạo cảm giác bay bổng mạnh mẽ. Tuy nhiên, Meth cũng kích thích làm não thiếu tập trung và “đần” hẳn đi, vài tháng sau sụt cân và tăng liều dùng.
- Phenmetrzin (Obexit) và Phenntrmin (miraprimt): các thuốc này ngoài kích thích thần kinh gây ít ngủ còn gây cho người nghiện cảm giác không đói, do đó chúng được dùng làm thuốc chống béo.
- Rượu trắng hay cồn: thực chất là rượu etylic được sản xuất bằng phương pháp công nghiệp hoặc lên men vi sinh vật. Rượu kích thích hệ thần kinh gây khoái cảm là chủ yếu, khi đó người sử dụng thấy khoan khóa, huyên thuyên hay cáu giận, dễ gây gỗ.
* Phân loại theo mức độ gây nghiện:
- Loại mạnh: bao gồm những ma túy luôn gây ra hiện tượng nghiện, khi cai nghiện thường gây ra những rối loạn nghiêm trọng về sinh lý.
Ví dụ: thuốc phiện, heroin, cocain, meth…
- Loại trung gian: các chất này thường gây nghiện do phản ứng dược lý gây tác hãi đến cơ thể người dùng, do đó chúng được kiểm soát chặt chẽ.
Ví dụ: các thuốc an thần gây ngủ sedusen; các thuốc giảm đau: morphin, dolargan; các thuốc gây ảo giác: lsd, bồ đà…
- Loại nhẹ: là những chất gây nghiện do phản ứng tâm lý, khi cai nghiện không gây ra những rối loạn sinh lý nghiêm trọng, ít gây tác hại cho cá nhân và xã hội nên không phải chịu sự kiểm soát và nghiêm cấm.
Ví dụ: cà phê, thuốc lá…
4. Cơ chế gây nghiện.
Trong cơ thể con người, tuyến yên sản sinh ra chất giống như morphine gọi là Morphine nội sinh. Khi sử dụng lâu dài ma túy, các morphine nội sinh này sẽ không được tạo ra nữa và khi ngưng sử dụng ma túy, cơ thể trở nên thiếu hụt morphine nội sinh (Endorphine), lúc đó người nghiện có cảm giác khó chịu dữ dội, không chịu đựng nổi, như vậy cơ thể đã lệ thuộc vào chất ma túy.
III. KHÁI NIỆM TỆ NẠN MẠI DÂM:
1. Khái niệm mại dâm:
Quan điểm của một số nhà tâm lý học cho rằng: “mại dâm là hành vi nhằm thực hiện các dịch vụ quan hệ tình dục có tính chất mua bán trên cơ sở một giá trị vật chất nhất định ngoài phạm vi hôn nhân”.
Các nhà xã hội học khi nghiên cứu về mại dâm cho rằng: “mại dâm là một dịch vụ kinh doanh nhằm cung cấp sự thỏa mãn tình dục cho cá nhân trong những trường hợp nhất định, nó cung cấp tình dục mang tính cách đồi trụy và tạo ra không khí vô đạo đức đáng ngờ và nguy hiểm, tác dụng như thuốc kích thích đối với một số người nhất định, nó cung cấp và đáp ứng như cầu tình dục cho những người không cần sự gắn bó về tình cảm”.
Vì vậy, một hành vi được coi là mại dâm khi có các dấu hiệu đặc trưng cơ bản là có sự quan hệ trao đổi tình dục ngoài hôn nhân và quan hệ đó có bên mua và bên bán.
Mua dâm và bán dâm là những hành vi được thực hiện ít nhất cũng là từ khi con người biết đến lịch sử của mình và ở một chừng mực nào đó, có thể gọi đó là “một nghề lâu đời nhất thế giới”. Mua dâm là dùng vật chất để đổi lấy sự thỏa mãn tình dục cho bản thân mình.
Bán dâm là mang thân thể của mình làm thỏa mãn tình dục cho người khác để kiếm tiền. Hay nói cách khác đây là hành vi cho thuê thân thể của mình làm thỏa mãn tình dục cho người khác để được trả một giá trị vật chất nhất định.
Mại dâm là nỗi đau nhức nhối của lương tâm nhân loại, cũng có thể xem đó là sự sỉ nhục đối với lương tri.
2. Tác hại của tệ nạn mại dâm.
Tệ nạn mại dâm diễn ra ở hầu hết các châu lục, từ những nước văn minh cho đến những nước lạc hậu. Nó làm cho cả thế giới loài người hoang mang, lo sợ vì những ảnh hưởng to lớn của nó.
- Về sức khỏe:
Hoạt động mại dâm thường dẫn đến suy kiệt về sức khỏe của đối tượng, 100% gái mại dâm bị bệnh xã hội như giang mai, lậu, các bệnh viêm nhiễm đường tình dục… dẫn đến ảnh hưởng tới sự phát triển giống nòi do bị bệnh tật, ảnh hưởng đến thế hệ tương lai, và hơn nữa mại dâm gắn liền với nhiễm HIV là con đường nhanh nhất, dễ nhất dẫn đến AIDS – một căn bệnh thế kỷ đang trở thành đại dịch, hủy hoại sự sống của mỗi con người, của cả nhân loại không xa xôi mà đang là sự thật bày ra trước mắt.
- Về kinh tế:
Đa phần những con người đi vào con đường mại dâm, đầu tiên là lười lao động, làm ít chơi nhiều, kinh tế gia đình ngày càng suy kiệt. Làm ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế đất nước, tệ nạn mại dâm làm ảnh hưởng lớn đến nguồn lao động, nguồn lực tạo ra của cải vật chất cho xã hội.
Tệ nạn mại dâm gây ra thiệt hại về kinh tế cho việc chi phí về chăm lo cho họ bằng nhiều cách như khám chữa bệnh, phục hồi, dạy nghề, tạo công ăn việc làm, cứu trợ những nạn nhân mắc bệnh AIDS… chi phí cho các hoạt động khác như tuyên truyền phòng, chống tệ nạn này… Tệ nạn mại dâm làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của các dự án đầu tư trong và ngoài nước.
- Về xã hội:
Làm xói mòn đạo đức, thuần phong mỹ tục tốt đẹp của dân tộc, làm tha hóa một bộ phận dân cư và một số cán bộ, đảng viên, viên chức Nhà nước. Con người đã sa vào tệ nạn mại dâm, với tinh thần bệnh hoạn, thích ăn chơi trụy lạc, trước hết đời sống gia đình lục đục, con cái mất cha mẹ, vợ lìa chồng, tan vỡ hạnh phúc… làm xói mòn đạo đức xã hội, mất đi thuần phong mỹ tục của người Việt Nam.
Làm mất an toàn xã hội vì có liên quan đến những hành vi vi phạm pháp luật và là điều kiện làm nảy sinh các sai phạm khác; đồng hành với mại dâm là nghiện hút, cờ bạc, tội phạm hình sự (bảo kê, ma – cô), trộm cắp, bạo hành, ảnh hưởng nặng nề đến an toàn xã hội. Người ta cũng ví von rằng “mại dâm là bạn đồng hành với tội phạm và là hình bóng của AIDS”.
Bởi vậy, việc ngăn chặn, bài trừ tệ nạn mại dâm đã và đang trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu không chỉ của riêng Đảng và Nhà nước ta mà còn là của toàn xã hội, của tất cả mọi người.
IV. THỰC TRẠNG TỆ NẠN MA TUÝ, MẠI DÂM:
1. Thực trạng tệ nạn ma túy.
1.1 Thực trạng tệ nạn ma túy ở Việt Nam.
* Tình hình trồng cây thuốc phiện ở Việt Nam.
Từ thế kỷ XIX, thực dân Pháp đã đưa cây thuốc phiện (cây anh túc) vào trồng ở 12/13 tỉnh miền núi phía Bắc. Khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng nơi đây tỏ ra phù hợp với loại cây quái ác này vì thế cây anh túc ngày càng phát triển.
Sau ngày miền Bắc giải phóng, Nhà nước đã có chủ trương hạn chế trồng cây thuốc phiện, nhưng vì lợi nhuận và tập quán trồng trọt của một bộ phận người dân tộc khi vực miền núi phía Bắc, thuốc phiện vẫn được lén lút trồng và đưa đi tiêu thi khắp nơi.
Đến năm 1993, tình hình nghiện ngập ma túy ngày một phát triển, tệ nạn buôn bán, tàng trữ các chất ma túy ngày một phức tạp, để ngăn chặn hậu quả ghê gớm của ma túy, Đảng và Nhà nước kiên quyết xóa bỏ cây thuốc phiện, thể hiện bằng Nghị quyết 06-CP ngày 29/1/1993 của Chính phủ về tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy.
Bằng nhiều biện pháp như triệt phá cây thuốc phiện, hỗ trợ đồng bào trồng cây thuốc phiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hỗ trợ giống, kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm… tình hình trồng cây thuốc phiện đã từng bước có sự chuyển biến tích cực. Đến năm:
- 1995-1996, diện tích cây thuốc phiện còn 19.000 ha.
- 1997-1998, diện tích cây thuốc phiện còn 442 ha.
- Cây cần sa được trồng chủ yếu ở các tỉnh biên giới Tây Nam với số lượng nhỏ.
Ở Việt Nam, trồng và sử dụng thuốc phiện đã có từ lâu, đặc biệt đối với đồng bào các dân tộc vùng cao, có nơi đã trở thành phong tục tập quán. Hiện nay với chủ trương chỉ đạo của Đảng và Nhà nước chúng ta đã loại bỏ việc trồng cây thuốc phiện và cây cần sa trong toàn quốc.
Sau năm 1954, ở miền Bắc có khoảng 30.000 người nghiện, phần lớn là người khá giả, có tiền, là người cao tuổi.
Ở miền Nam, sau ngày giải phóng có khoảng 170.000 người nghiện.
Vào năm 1982, ước tính có khoảng 40.000 người nghiện trên phạm vi cả nước.
Hiện nay trong cả nước có khoảng 150.000 người nghiện ma túy (tính thời điểm đầu năm 2009), tình trạng lạm dụng ma túy có chiều hướng giảm. Tuy nhiên, người nghiện ở lứa tuổi còn trẻ tăng nhanh, số người nghiện dưới 30 tuổi chiếm tới 70%.
Hình thức lạm dụng ma túy trước đây chủ yếu là hút thuốc phiện, hiện nạy xuất hiện nhiều hình thức hút, hít, uống, đặc biệt là tiêm chích, một trong những nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS.
Ma túy bị lạm dụng trước đây chủ yếu là thuốc phiện. Nay người nghiện sử dụng các loại chất tổng hợp, tân dược như Dolargan, Diaxepam, Sedusen… tình hình sử dụng heroin bắt đầu gia tăng.
Tình trạng nghiện hút trong sinh viên, học sinh hiện đang rất nghiêm trọng, đang có khuynh hướng gia tăng. Đó thật sự là nguy cơ đe dọa sự phát triển chung của đất nước.
1.2 Nguyên nhân.
* Chủ quan:
Đa số thanh thiếu niên thích đua đòi, thích ăn chơi với nhu cầu khoái cảm cao, nhất là ở thành phố, thị xã, thanh thiếu niên thích tò mò, muốn tìm nguồn cảm hứng mới để mua vui, giải sầu khi bạn bè rủ rê, lôi kéo sẽ bắt chước, sau quen dần sinh nghiện.
Những người gặp bế tắc trong cuộc sống (thất nghiệp, nghèo đói, mâu thuẫn trong gia đình, xã hội, bất hạnh trong cuộc sống, thất bại trong tình yêu…) cũng thường tìm đến ma túy như một giải pháp để quên đi hiện tại, giải thoát trong chốc lát, nhưng hết cơn say lại phải đối mặt với thực tế, bất lực lại quay về với thuốc.
Do chữa bệnh, sử dụng do tính chất công việc.
Hiểu biết kém, thiếu thông tin về tác hại ma túy.
*Khách quan:
Do thói quen, tập quán sinh hoạt ở địa phương. Chúng ta thấy rằng ở một số vùng miền núi phía Bắc do tập quán trồng cây anh túc mà người nghiện ma túy ở đây nhiều.
Do cộng đồng chưa xem trọng công tác chống tệ nạn ma túy.
Gia đình không quan tâm, quan tâm không đúng mức hoặc quá nuông chiều. Nhà trường, tổ chức, đoàn thể chưa định hướng giáo dục đầy đủ.
Các tổ chức thanh niên, đoàn thể chưa thực sự thu hút thanh niên vào sinh hoạt, chưa là nơi để các thành viên trao đổi về cuộc sống, hoài bão… chính vì thiếu những sân chơi bổ ích, lành mạnh dẫn đến buồn chán, chơi bời.
Mối liên hệ giữa gia đình và nhà trường còn lỏng lẻo, một số gia đình, cha mẹ chỉ quan tâm kiếm tiền mà không quan tâm và không biết thời gian ở trường con cái mình học tập như thế nào, một số gia đình khác do cha mẹ không hòa thuận hoặc thậm chí ly hôn, không quan tâm đến diễn biến tâm lý của con, để mặc cho con cái buồn tủi, mặc cảm, bi quan tìm đến ma túy để quên sự đời.
Sự phân hóa giàu nghèo, sự khác biệt ngày càng xa giữa nông thôn và thành thị trong nền kinh tế thị trường những năm gần đây đã tạo nên những nghịch cảnh, sự chênh lệch quá lớn trong thu nhập, chi tiêu của các tầng lớp nhân dân tạo ra lối sống buông thả trong cơ chế thị trường.
Công tác phòng, chống tệ nạn xã hội chưa tốt.
2. Tệ nạn mại dâm.
2.1 Thực trạng tệ nạn mại dâm ở Việt Nam.
Trước ngày hòa bình lập lại năm 1954 (ở miền Bắc) tại Hà Nội có khoảng 12.000 gái mại dâm chuyên nghiệp hoạt động công khai, trong đó có hơn 6.000 gái được cấp thẻ môn bài để hành nghề, 45 nhà chứa.
Ở miền Nam trước 1975, tệ nạn mại dâm phát triển khá phức tạp và nghiêm trọng. Mặc dù chính quyền Ngô Đình Diệm ban hành luật phòng, chống mại dâm (từ tháng 10/1954) nhưng trên thực tế mại dâm ngày càng phát triển và đã lan truyền khắp miền Nam.
Năm 1968, Sài Gòn có khoảng 10.000 gái mại dâm chuyên nghiệp thì đến năm 1975 đã lên tới 100.000 gái mại dâm với hơn 5.000 chủ chứa, toàn miền Nam trước giải phóng đã có gần 200.000 gái mại dâm.
Thời kỳ sau 1954 (ở miền Bắc) và sau 1975 (đối với cả nước) tới những năm cuối thập kỷ 80, theo các cơ quan thì chỉ có 300-400 gái mại dâm chuyên nghiệp, ở một vài thành phố và đô thị lớn. Ở miền Nam sau ngày giải phóng, chúng ta đã kiên quyết đấu tranh chống tệ nạn mại dâm, nghiêm trị bọn chủ chứa, ma-cô và đưa các đối tượng mại dâm vào các trung tâm chữa bệnh và dạy nghề. Kết quả tệ nạn mại dâm đã giảm rõ rệt, trong đó đã giảm hơn 80% số gái mại dâm từ chế độ cũ để lại.
Những năm qua, tệ nạn mại dâm ở nước ta diễn biến phức tạp, trở thành vấn đề xã hội bức xúc, là mối quan tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Điều đáng sợ là tệ nạn này đang bắt đầu tấn công mạnh vào “con nhà lành”, những cô gái có chút nhan sắc, nghèo và muốn đổi đời, những cô chiêu, cậu ấm của những gia đình giàu có, ăn chơi… biến tướng của tệ nạn này thật muôn hình muôn vẻ, nào là “cà phê vườn”, “karaoke ôm”, “bia sex”, “mát xa mát gần”, “hớt tóc máy lạnh”, “nhà trọ bình dân”, cao cấp hơn là cặp bồ đi du lịch, đi dã ngoại và gần đây, gái mại dâm đã dùng vũ trường làm nơi hò hẹn và ăn chơi trác táng của mình. Tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa X khi thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2000, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đã có ý kiến phát biểu “hiện nay chúng ta đang đứng trước những nguy cơ về tệ nạn xã hội tràn lan, làm băng hoại xã hội, chính phủ, các cấp, các ngành, các bộ đã nhận thức được vấn đề này, nhưng chúng ta chưa nhận thức được đúng mức thảm họa đang đe dọa dân tộc ta, nhất là thế hệ trẻ, đó là các tệ nạn ma túy, mại dâm, HIV/AIDS và các tội phạm khác…”. Những tệ nạn xã hội cứ tiếp tục phơi bày, cứ tiếp tục phát triển đa dạng và tinh vi, tệ nạn mại dâm có nguy cơ ngày càng lớn, có tổ chức, có đường dây, có chủ mưu và thủ đoạn chống đối các cơ quan ngày càng lớn, có tổ chức, có đường dây, có chủ mưu và thủ đoạn chống đối các cơ quan thi hành pháp luật. Hình thức hoạt động mại dâm trá hình tinh vi theo kiểu dịch vụ karaoke, nhà trọ, nhà hàng, vũ trường, cơ sở massage, hoặc phục vụ tại gia, gái gọi…
Xu hướng trẻ hóa gái mại dâm có khoảng 80% gái mại dâm dưới 34 tuổi, trong đó số gái mại dâm dưới 25 tuổi chiếm khoảng 60%. Đặc biệt là gái mại dâm vị thành niên ngày càng gia tăng, nhiều gái mại dâm đang là đối tượng nghiện hút ma túy, nhiễm HIV đang hoạt động trong các ổ chứa.
Tệ nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em vì mục đích mại dâm tiếp tục phát triển ở các địa phương. Phụ nữ và trẻ em bị lừa gạt là những người chất phác, thiếu kỹ năng nghề nghiệp, ra thành phố, thị xã, thị trấn, các khu công nghiệp, khu du lịch, nơi nghỉ mát, vùng biên giới… Bên cạnh đó, ở thành thị, những cô gái nghèo đói bị lừa gạt, bị hãm hiếp hoặc do đua đòi theo bạn xấu trở thành nạn nhân của tệ nạn này.
Nhìn chung, tệ nạn mại dâm trong giai đoạn hiện nay đang phát triển cả về số lượng, quy mô và hình thức, đang len lỏi vào từng tế bào của gia đình. Vì thế đòi hỏi Nhà nước phải có những chính sách kịp thời để ngăn chặn tình trạng này.
2.2 Nguyên nhân của tệ nạn mại dâm.
* Nguyên nhân khác quan:
Phần lớn gái mại dâm đều xuất thân từ những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt, đó là:
- Những gia đình nghèo khó, đông con, thiếu việc làm hoặc có việc làm nhưng thu nhập thấp hoặc không ổn định, thậm chí trong gia đình “người làm thì ít, người ăn thì nhiều”. Từ cảnh túng quẫn đó lại không có nguồn sống nào khác, cộng thêm những áp lực khác của cuộc sống như nợ nần vây hãm, rủi ro, bệnh tật, sự khuyến dụ của bọn săn lùng gái… vì vậy buộc người phụ nữ hoặc là con em trong gia đình họ phải bước vào con đường mại dâm để kiếm tiền một cách nhanh nhất mà không cần vốn để tồn tại cho bản thân và gia đình họ.
- Những gia đình bị đỗ vỡ, xung đột, rạn nứt… như bố mẹ ly hôn, đi tù, trẻ em sống trong những gia đình này thường là sống với bố dượng, dì ghẻ, ông bà già yếu…với tuổi đời còn non nớt, gia đình lại nhiều cảnh ngang trái, không co sự quan tâm, giúp đỡ của người thân thì việc các em tham gia vào hoạt động mại dâm rất dễ xảy ra.
- Gia đình của một số gái mại dâm đã có người hoạt động mại dâm hoặc là chủ chứa, cò mồi… đây là môi trường thuận lợi cho việc hình thành nhận thức lối sống lệch lạc trong các thành viên của gia đình họ nói chung và việc quyết định thực hiện bán dâm của người phụ nữ nói riêng.
Bên cạnh đó, môi trường xã hội cũng tác động rất lớn đến các cô gái đi vào con đường mại dâm, đó là:
- Sự buông lỏng của các cấp chính quyền không quản lý được số lượng dân cư trú và dòng người chuyển từ nơi khác, các hoạt động văn hóa trá hình…
- Sự giáo dục lỏng lẻo, không thống nhất giữa gia đình và nhà trường, bố mẹ trong gia đình do bận rộn với công việc kiếm tiền, không có thời gian quan tâm đến con cái, bên cạnh đó lại bị bạn bè xấu lôi kéo thì dễ dàng đẩy các em vào con đường mại dâm.
- Văn hóa phẩm đồi trụy tầm thường, lối sống ngoại lai đã thấm vào một bộ phận thanh niên nam nữ bằng nhiều con đường, đã có ảnh hưởng rất lớn khi mà mọi chuẩn mực chưa được định hình, nhất là đối với tuổi trẻ, lứa tuổi năng động nhất và cũng nhạy cảm đối với những cái mới lạ dẫn các em đến lối sống ngoại nhập không còn chọn lọc, thử làm liều ngay với chính mình.
* Nguyên nhân chủ quan:
- Trình độ văn hóa thấp, nhận thức về con người và xã hội thấp, dễ bị sa ngã trong những hoàn cảnh khó khăn và dễ bị sự lôi kéo của bạn xấu.
- Coi thường dư luận xã hội, có thái độ không tốt với những người xung quanh, không nghe những lời khuyên bảo đúng, có thái độ lười lao động.
- Do có định hướng giá trị sai lệch dẫn đến quan niệm sống không theo đạo đức truyền thống của dân tộc. Sống gấp, thích hưởng thụ, thích ăn chơi, đua đòi, thích chạy theo mốt.
V. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ CHỈ ĐẠO CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI:
1. Quan điểm chủ trương của Đảng:
Đảng ta sớm dự báo được tình trạng và nguy cơ phát sinh, phát triển của các tệ nạn xã hội, trước hết là tệ nạn mại dâm, tệ nạn ma túy và vấn đề lây truyền HIV/AIDS trong điều kiện kinh tế thị trường, trong nhiều văn kiện trước Đại hội IX Đảng đã sớm chỉ ra: Muốn phát triển kinh tế phải kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội; giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc, đẩy lùi tiêu cực, bất công và các tệ nạn xã hội (Đại hội VIII – 1996). Bộ Chính trị, Ban Bí thu Trung ương Đảng đã có nhiều chỉ thị chuyên đề về phòng, chống HIV, phòng, chống tệ nạn mại dâm, ma túy như:
- Chỉ thị số 33/CT-TW ngày 01/4/1994 về lãnh đạo phòng, chống các tệ nạn xã hội.
- Chỉ thị số 52-CT/TW ngày 11/3/1995 về lãnh đạo công tác phòng, chống AIDS.
- Chỉ thị số 64-CT/TW ngày 25/12/1995 về tăng cường lãnh đạo, quản lý, lập lại trật tự, kỷ cương trong các hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng.
- Chỉ thị số 06/CT-TW ngày 30/11/1996 về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống và kiểm soát ma túy.
- Các chỉ thị đều nhấn mạnh các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến cơ sở phải đặt công tác lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống các tệ nạn xã hội, trước hết là tệ nạn mại dâm, ma túy và phòng, chống HIV/AIDS là một nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để phòng ngừa và khắc phục hậu quả tệ nạn xã hội, từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn xã hội, xử lý nghiêm khắc cán bộ, Đảng viên vi phạm.
- Các Nghị quyết Trung ương 5; Trung ương 6 (lần 2); quy định 55/QD9-TW về 19 điều cán bộ, Đảng viên không được làm, trong đó có nhiều nội dung liên quan đến phòng, chống tệ nạn xã hội, đó là thể hiện sự lãnh đạo kiên quyết, thường xuyên của Đảng, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng và chỉnh đốn Đảng, nâng cao phẩm chất, uy tín của tổ chức Đảng.
2. Chỉ đạo của Chính phủ về công tác phòng, chống tệ nạn xã hội.
Những năm qua, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp quy về phòng, chống tệ nạn xã hội; chỉ đạo liên ngành với những biện pháp mạnh mẽ trong công tác phòng, chống tệ nạn xã hội nhằm mục tiêu “ngăn chặn và bài trừ các tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn mại dâm, ma túy và HIV/AIDS; xây dựng lối sống văn minh, lành mạnh”.
Các giải pháp chủ yếu:
(1) Thông tin tuyên truyền, vận động giáo dục về phòng, chống tệ nạn xã hội trong mọi gia đình, cơ quan, doanh nghiệp… gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa”.
(2) Lồng ghép việc thực hiện các chương trình, chính sách an ninh xã hội với các kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội.
(3) Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về phòng, chống tệ nạn xã hội.
(4) Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, nhất là tại cấp xã trong công tác quản lý dân cư, quản lý các cơ sở kinh doanh trong công tác phòng, chống tệ nạn xã hội.
(5) Tăng cường phát hiện, đấu tranh, xử lý các vi phạm về tệ nạn xã hội.
(6) Nâng cao chất lượng công tác giáo dục, chữa trị, dạy nghề, tạo việc làm và tái hòa nhập cộng đồng cho người nghiện ma túy và bán dâm.
(7) Thực hiện cơ chế phối hợp liên ngành có hiệu quả.
(8) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ chuyên trách về phòng, chống tệ nạn xã hội.
3. Các văn bản pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.
- Nghị quyết 05/CP ngày 29/1/1993 về tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống mại dâm.
- Nghị quyết 06/CP ngày 29/1/1993 về tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy.
- Luật phòng, chống ma túy 09/12/2000 của Quốc hội khóa 8, có hiệu lực từ ngày 01/6/2001.
- Luật phòng, chống ma túy số 16/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc hội khóa XII.
- Nghị định 34/CP ngày 28/3/2002 quy định về trình tự, thủ tục và chế độ cai nghiện đối với người nghiện ma túy đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
- Nghị định 56/2002/NĐ-CP ngày 15/5/2002 về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng.
- Pháp lệnh phòng, chống mại dâm số 10/2003/PL-UBTVQH của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 17/3/2003.
- Nghị định số 178/2004/NĐ-CP ngày 15/10/2004 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của pháp lệnh phòng, chống mại dâm.
- Quyết định số 49/2005/QĐ-TTg về “Phê duyệt kế hoạch tổng thể phòng, chống ma túy đến năm 2010”.
- Quyết định số 52/2006/QĐ-TTg về phê duyệt “Chương trình phối hợp liên ngành phòng, chống tệ nạn mại dâm giai đoạn 2006-2010”.
- Quyết định số 50/2007/QĐ-TTg ngày 12/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiện toàn Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm.
- Thông tư số 05/2006/TT-BLĐTBXH ngày 22/6/2006 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về “Hướng dẫn thành lập và tổ chức hoạt động của Đội kiểm tra liên ngành về phòng, chống tệ nạn mại dâm”.
- Nghị định 135/2004/NĐ-CP ngày 10/6/2004 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh.
- Thông tư liên tịch số 22/2004/TTLT-BLĐTBXH-BCA hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10/6/2004 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh.
- Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BLĐTBXH-BGD&ĐT-BYT ngày 18/1/2006 hướng dẫn công tác dạy văn hóa, giáo dục, phục hồi hành vi, nhân cách cho người nghiện ma túy, người bán dâm và người sau cai nghiện ma túy.
VI. CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN:
Xã, phường là cấp chính quyền thứ 4 trong cơ cấu tổ chức 4 cấp Nhà nước: Trung ương (Chính phủ); Tỉnh, thành phố; Quận, huyện, thị xã; Xã, phường, thị trấn. Xã, phường, thị trấn là cấp chính quyền trực tiếp làm việc với người dân, có nhiệm vụ cơ bản là tuyên truyền, giáo dục, đưa chính sách của Nhà nước đến với người dân ở địa bàn để người dân hiểu đúng, hiểu đầy đủ chính sách của Nhà nước; đồng thời xã là cấp chính quyền trực tiếp tổ chức người dân thực hiện chính sách và lắng nghe ý kiến phản hồi của người dân, nguyện vọng của người dân để phản ánh với cấp trên. Hoạt động tốt của chính quyền xã, phường, thị trấn mang tính quyết định thực hiện thắng lợi chính sách của Nhà nước ở địa phương.
Công tác phòng, chống tệ nạn xã hội ở địa phương là một trong những công tác trọng tâm của chính quyền xã, phường, thị trấn.
Căn cứ tình hình hoạt động tệ nạn xã hội ở địa phương (ma túy, mại dâm) mà Ủy ban Nhân dân xã, phường đưa ra những biện pháp phòng, chống phù hợp, được người dân ủng hộ và hợp tác trong công tác.
Công tác phòng, chống tệ nạn xã hội ở xã, phường có các biện pháp chủ yếu:
1. Các biện pháp phòng ngừa.
- Đưa công tác phòng, chống tệ nạn xã hội vào nội dung, chương trình công tác Đảng ủy, Hội đồng Nhân dân xã, phường.
- Thường xuyên thông tin, tuyên truyền giáo dục tác hại về ma túy, mại dâm cho người dân (truyền thanh, viết bản tin, tổ chức cuộc họp…), phổ biến các mô hình hiệu quả về phòng, chống ma túy, mại dâm; xây dựng lối sống văn minh lành mạnh, xây dựng xã, phường không có tệ nạn xã hội.
- Thành lập Đội hoạt động xã hội tình nguyện cấp xã theo Thông tư liên tịch số 27/2003/TTLT-BLĐTBXH-BTC-UBTUMTTQVN ngày 18/12/2003. Nhiệm vụ của Đội là tham gia phối hợp với các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội khác trên địa bàn thực hiện các hoạt động phòng ngừa tệ nạn mại dâm, nghiện ma túy và phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS thông qua các hoạt động liên quan như xóa đói giảm nghèo, cứu trợ xã hội, giữ gìn an ninh trật tự xã hội, tuyên truyền giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội; phát hiện và thông báo cho các cơ quan chức năng về các hành vi tệ nạn xã hội ở địa bàn, thực hiện cuộc vận động “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.
+ Về tổ chức: Đội hoạt động xã hội tình nguyện là một tổ chức xã hội gồm những người sống trên địa bàn xã, phường, thị trấn, tình nguyện tham gia công tác phòng, chống tệ nạn xã hội hoạt động theo quy chế hoạt động của Đội. Kinh phí hoạt động gồm: ngân sách địa phương hỗ trợ, kinh phí phòng, chống tệ nạn xã hội và các nguồn kinh phí huy động hợp pháp khác.
+ Thủ tục thành lập: Ủy ban Nhân dân xã thống nhất với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, tổ chức xã hội cùng cấp, chọn một tổ chức chính trị xã hội (Đoàn TNCSHCM, Hội Cựu Chiến binh, Hội Phụ nữ…) lập hồ sơ trình Ủy ban Nhân dân cấp xã xin phép thành lập Đội và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động trước Ủy ban Nhân dân sau khi Đội thành lập. Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp xã sau khi thống nhất với thường trực Hội đồng Nhân dân cùng cấp lập tờ trình Ủy ban Nhân dân cấp huyện, quận… ra quyết định công nhận thành lập Đội.
+ Hồ sơ xin phép thành lập Đội gồm: Đơn xin phép thành lập Đội; Tờ trình của Ủy ban Nhân dân cấp xã; Danh sách trích ngang các thành viên của Đội (Sơ yếu lý lịch người được đề nghị là đội trưởng, đội phó); Dự thảo quy chế hoạt động, kế hoạch hoạt động.
+ Chính sách, chế độ đối với tình nguyện viên: được tập huấn để nâng cao trình độ, được cung cấp tài liệu liên quan đến phòng, chống tệ nạn xã hội. Hoạt động 9 tháng trở lên được Ủy ban Nhân dân cấp xã chứng nhận đã hoàn thành nghĩa vụ công ích. Nếu bị tai nạn trong khi làm nhiệm vụ được hỗ trợ kinh phí chữa trị, nếu chết do làm nhiệm vụ thì người lo việc mai táng được trợ cấp mức như người tham gia bảo hiểm xã hội. Mức trợ cấp hàng tháng với tình nguyện viên do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh quyết định căn cứ vào khả năng ngân sách địa phương và các nguồn huy động hợp pháp khác.
- Thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm theo quyết định số 50/2007/QĐ-TTg ngày 22/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ: căn cứ vào đặc điểm yêu cầu của công tác phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm của địa phương mà Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp xã quyết định thành lập “Ban chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm”. Trường hợp không thành lập Ban chỉ đạo thì phân công một lãnh đạo của Ủy ban Nhân dân và cán bộ Văn hóa – Xã hội của xã đảm nhiệm. Kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo do Ngân sách Nhà nước bảo đảm theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách Nhà nước.
- Huy động và tổ chức phối hợp các tổ chức chính trị – xã hội trong công tác phòng, chống tệ nạn xã hội (thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh…) có thể tổ chức ký cam kết phòng, chống tệ nạn xã hội giữa các tổ chức đó.
- Tổ chức đa dạng các loại hình sinh hoạt văn hóa thể thao tại nơi công cộng, chú trọng công tác hướng nghiệp, dây nghề, giới thiệu việc làm cho thanh thiếu niên.
- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa chính quyền, công án, các tổ chức đoàn thể và nhân dân trong công tác phòng, chống ma túy, mại dâm.
- Tăng cường công tác kiểm tra, truy quét, triệt phá các ổ nhóm, đường dây buôn bán, chứa chấp ma túy, mại dâm. Tăng cường quản lý địa bàn, đối tượng, quản lý đơn vị, quản lý cán bộ Đảng viên ở cơ sở.
- Phối hợp thực hiện các chương trình, chính sách an ninh xã hội ở xã, phường; Dạy nghề, giới thiệu việc làm cho thanh niên, lồng ghép các chương trình kinh tế xã hội như chương trình 135, chương trình giảm nghèo giai đoạn 2006-2010 với công tác phòng, chống tệ nạn xã hội ở địa phương; dạy nghề, giúp đỡ, bố trí việc làm cho người nghiện, gái mại dâm, giúp họ tái hòa nhập cộng đồng.
2. Các giải pháp ngăn chặn các tệ nạn xã hội.
2.1 Ngăn chặn tệ nạn ma túy.
- Phát hiện trên địa bàn có người mua bán, tàng trự, vận chuyển, sử dụng ma túy (qua tố giác, phản ánh của người dân, các tổ chức khác…) báo ngay cho công an cấp quận, huyện; cùng cơ quan công an các cấp triệt phá các ổ nhóm mua bán, tàng trữ, sử dụng ma túy.
- Phát hiện có người nghiện yêu cầu người nghiện tự khai báo: tình hình nghiện và tự đăng ký hình thức cai nghiện phù hợp (tại gia đình, cộng đồng, tại các cơ sở cai nghiện).
- Gia đình người nghiện: báo cho chính quyền xã, phường về người nghiện trong gia đình và tình trạng nghiện của họ. Giúp người nghiện cai nghiện, theo dõi, giám sát, phòng ngừa, ngăn chặn người nghiện sử dụng trái phép chất ma túy hoặc có hành vi gây mất trật tự, an toàn xã hội… Hỗ trợ cơ quan có thẩm quyền – đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và đóng góp kinh phí cai nghiện theo quy định (các cơ sở cai nghiện là Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội).
- Đối tượng đủ điều kiện đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ 12 tuổi trở lên.
- Đối tượng nghiện ma túy từ 12 tuổi trở lên thuộc diện đưa và cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc tự nguyện làm đơn xin cai nghiện được nhận vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đều không coi là bị xử lý vi phạm hành chính.
- Thủ tục ra quyết định đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận, huyện, thị xã (trên cơ sở đề nghị của xã, phường và phòng Lao động – TB&XH).
- Thời gian cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện bắt buộc từ 1 – 2 năm.
* Đối tượng bị áp dụng đưa vào cơ sở chữa bệnh:
- Người nghiện ma túy từ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định (thời gian áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với nghiện ma túy là từ 1- 2 năm).
- Quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận, huyện, thị xã ký dựa vào kết luận đề nghị của Hội đồng tư vấn cấp quận, huyện (gồm: Trưởng phòng Lao động – TB&XH, Trưởng phòng Tư pháp, Trưởng Công an, Chủ tịch Hội Phụ nữ…).
2.2 Ngăn chặn tệ nạn mại dâm.
2.2.1 Những văn bản pháp lý hiện hành về phòng, chống mại dâm.
Một số điều cần chú ý về công tác phòng, chống mại dâm (ở xã, phường) trong Pháp lệnh phòng, chống mại dâm số 10/2003/PL-UBTVQH11:
+ Điều 22: Xử lý đối với người mua dâm.
- Người mua dâm tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính bằng hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền.
- Mua dâm chưa thành niên hoặc biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền bệnh cho người khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
+ Điều 23: Xử lý đối với người bán dâm:
- Người bán dâm, túy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh. Người bán dân là người nước ngoài thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính bằng hình thức cảnh cáo, phạt tiền, trục xuất.
- Người bán dâm biết mình bị nhiễm Hiv mà cố ý lây truyền bệnh cho người khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
+ Điều 24: Xử lý đối với người có hành vi liên quan đến mại dâm:
- Người bảo kê mại dâm, góp vốn để sử dụng vào mục đích hoạt động mại dâm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Người môi giới mại dâm, chứa mại dâm, cưỡng bức bán dâm, tổ chức mại dâm, mua bán phụ nữ, trẻ em để phục vụ hoạt động mại dâm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
+ Điều 27: Xử lý đối với cán bộ, công chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm.
1. Người có hành vi vi phạm quy định tại các điều 22, 23, 24, 25, 26 của pháp lệnh này là cán bộ, công chức hoặc người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân thì ngoài việc bị xử lý theo quy định tại các điều nay còn bị thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người để giáo dục và xử lý kỷ luật.
2. Cán bộ, công chức hoặc người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm thì trong thời gian bị xử lý kỷ luật không được đề cử, ứng cử vào các cơ quan dân cử, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội; không được bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm lại, bổ nhiệm vào các chức vụ tương đương hoặc cao hơn trong các cơ quan Nhà nước hoặc trong lực lượng vũ trang nhân dân.
+ Điều 28: Xử lý đối với người có hành vi vi phạm pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống mại dâm:
Người có nhiệm vụ trực tiếp đấu tranh phòng, chống mại dâm mà có hành vi bảo kê mại dâm, dung túng, bao che hoặc không xử lý kịp thời để cho hoạt động mại dâm xảy ra trên địa bàn quản lý thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, chuyển làm công tác khác hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại thì cơ quan nơi người đó công tác phải có trách nhiệm bồi thường và người đã gây ra thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn theo quy định của pháp luật.
2.2.2 Thành lập Đội kiểm tra liên ngành 178.
Căn cứ tình hình tệ nạn mại dâm ở địa phương, Ủy ban nhân dân xã, phường thành lập và tồ chức hoạt động Đội kiểm tra liên ngành 178 về phòng, chống tệ nạn mại dâm theo Thông tư số 05/2006/BLĐTBXH ngày 22/6/2006 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
* Những quy định chung:
1. Đội kiểm tra liên ngành 178 là đơn vị do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các cấp thành lập, giúp Chủ tịch Ủy ban Nhân dân kiểm tra việc chấp hành các quy định về phòng, chống mại dâm tại cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm theo khoản 3 Điều 3 Nghị định số 178/2004/NĐ-CP ngày 15/10/2004 của Chính phủ.
2. Tùy theo yêu cầu thực tế về công tác phòng, chống mại dâm ở địa phương, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các cấp quyết định thành lập Đội kiểm tra liên ngành 178 của mình. Việc thành lập và tổ chức hoạt động của Đội phải đảm bảo đúng quy định của Thông tư này và các văn bản pháp luật có liên quan khác.
3. Đội kiểm tra liên ngành 178 hoạt động theo quy chế do Ủy ban Nhân dân cùng cấp phê duyệt. Các thành viên hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm. Cơ quan Lao động Thương binh và Xã hội cùng cấp chủ trì, giúp Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quản lý các hoạt động thường xuyên của Đội.
4. Việc kiểm tram xử lý vi phạm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành và đảm bảo nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính trong phòng, chống mại dâm theo quy định tại điều 14 của Nghị định số 178/2004/NĐ-CP ngày 15/10/2004b của Chính phủ.
5. Kinh phí hoạt động của Đội kiểm tra liên ngành 178 được bố trí trong dự toán chi đảm bảo xã hội của ngân sách địa phương hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
6. Đội kiểm tra liên ngành 178 được cấp thẻ kiểm tra do Ủy ban Nhân dân cùng cấp ban hành (mẫu kèm theo) được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
* Cơ cấu Đội kiểm tra liên ngành 178 cấp xã:
Thành viên bao gồm: Trưởng công an xã, cán bộ phụ trách Tư pháp, cán bộ phụ trách Văn hóa, Lao động – TB&XH và 1-2 cán bộ thuộc các ban, ngành khác ở địa phương.
Theo tình hình thực tế ở địa phương, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quyết định Đội trưởng và các thành viên của Đội kiểm tra liên ngành cho phù hợp và đảm bảo thực hiện công tác kiểm tra.
* Nhiệm vụ của Đội kiểm tra liên ngành 178:
a) Kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về phòng, chống mại dâm, an ninh trật tự, văn hóa – thông tin, sử dụng lao động, khám sức khỏe định kỳ cho người lao động và các quy định pháp luật có liên quan khác.
b) Xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra và tổ chức thực hiện.
c) Đề xuất với Ủy ban Nhân dân cùng cấp, cơ quan có thẩm quyền về biện pháp quản lý, phòng ngừa vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm của các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn.
d) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Đội kiểm tra liên ngành cấp dưới trong việc thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra. Theo dõi, đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm đã được Đội kiểm tra liên ngành kiến nghị mà không được giải quyết kịp thời.
e) Thực hiện chế độ báo cáo theo định kỳ (quý, 6 tháng, 1 năm) và báo cáo đột xuất (theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cùng cấp) về kết quả thực hiện công tác kiểm tra của Đội.
* Quyền hạn của Đội kiểm tra liên ngành 178:
a) Yêu cầu các tổ chức, cá nhân bị kiểm tra cung cấp tình hình, số liệu, tài liệu và trả lời các vấn đề liên quan đến việc kiểm tra.
b) Liên hệ với các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan để xác minh, thu thập thông tin phục vụ cho công tác kiểm tra.
c) Lập biên bản khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính và xử lý các hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền.
Đối với hành vi vi phạm vượt quá thẩm quyền xử lý của Đội hoặc có hành vi có dấu hiệu của tội phạm thì phải lập biên bản và chuyển biên bản, tài liệu liên quan, tang vật, phương tiện vi phạm (nếu có) đến cơ quan có thẩm quyền để xử lý.
* Nguyên tắc hoạt động của Đội kiểm tra liên ngành 178:
a) Đội kiểm tra liên ngành 178 thực hiện kiểm tra theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất.
b) Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cùng cấp phê duyệt kế hoạch kiểm tra của Đội trong các trường hợp sau:
- Có đơn khiếu nại, tố cáo về tình hình hoạt động mại dâm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn.
- Theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan (Công an, Lao động – TB&XH, Văn hóa – Thông tin, Thương mại, Du lịch, Y tế) hoặc Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cùng cấp.
- Khi phát hiện cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn có dấu hiệu vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm, thành viên Đội kiểm tra liên ngành 178 đề nghị Đội trưởng quyết định kiểm tra.
Đội trưởng chịu trách nhiệm về quyết định kiểm tra của mình và phải báo cáo bằng văn bản kết quả kiểm tra đột xuất cho Thủ trưởng trực tiếp, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cùng cấp.
c) Đội kiểm tra liên ngành 178 chỉ tiến hành kiểm tra khi có ít nhất 03 thành viên tham gia, phải đảm bảo thành phần cần thiết cho việc lập biên bản và xử lý vi phạm khi thi hành nhiệm vụ.
d) Khi tiến hành kiểm tram thành viên của Đội phải xuất trình Thẻ kiểm tra. Việc kiểm tra phải được tiến hành đúng các trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật hiện hành.
e) Trong quá trình kiểm tra, thành viên của Đội phải thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn được giao; không gây khó khăn, cản trở cho hoạt động bình thường của cơ sở bị kiểm tra; chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan cấp trên về các quyết định xử lý vi phạm của mình.
* Mối liên hệ công tác của Đội kiểm tra liên ngành 178:
a) Đội kiểm tra liên ngành ở các cấp trên cùng một địa bàn phải thống nhất xây dựng kế hoạch kiểm tra hàng tháng, quý, một năm nhằm hạn chế việc chồng chéo và nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra.
b) Trong phạm vi, quyền hạn của mình, Đội kiểm tra liên ngành co trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên ngành khác trong việc thực hiện công tác kiểm tra, phòng ngừa, phát hiện, xử lý các vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm.
Trong trường hợp cần thiết, Đội kiểm tra liên ngành cấp trên có thể hỗ trợ về chuyên môn và cán bộ cho Đội kiểm tra liên ngành cấp dưới để kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ có tình hình phức tạp liên quan đến mại dâm.
c) Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, các thành viên chịu sự chỉ đạo, phân công của Đội trưởng, đề xuất các vấn đề liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để Đội trưởng xử lý hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
* Thủ tục, hồ sơ thành lập Đội kiểm tra liên ngành 178:
Đội kiểm tra liên ngành cấp xã, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân phân công cho ngành chức năng ở địa phương chuẩn bị hồ sơ. Hồ sơ gồm tờ trình của đơn vị được giao chuẩn bị danh sách đề xuất các thành viên, dự thảo quyết định thành lập và quy chế hoạt động.
* Chế độ khen thưởng và xử lý vi phạm:
a) Đội kiểm tra liên ngành 178, thành viên của Đội nếu có thành tích trong công tác được khen thưởng theo quy định. Trình tự, thủ tục làm hồ sơ khen thưởng thực hiện theo pháp luật hiện hành về thi đua, khen thưởng và hướng dẫn thi đua, khen thưởng hàng năm về phòng, chống tệ nạn xã hội của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
b) Thành viên của Đội kiểm tra liên ngành 178 trong khi thi hành nhiệm vụ, nếu có thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng thì được hưởng chế độ trợ cấp, đền bù theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 178/2004/NĐ-CP ngày 15/10/2004 của Chính phủ.
c) Trong khi thi hành nhiệm vụ, thành viên của Đội kiểm tra liên ngành 178 nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì Đội trưởng có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản cho thủ trưởng trực tiếp của họ và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cùng cấp. Việc xử lý hành vi vi phạm được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về cán bộ, công chức và các quy định pháp luật khác có liên quan./.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro