Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

phong cach ngon ngu nghe thuat

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Phong cách – từ khá lâu đã được giới nghiên cứu và phê bình văn học Việt Nam chú ý. Ngay từ những năm đầu của thế kỷ XX Hoài Thanh – Hoài Chân trong cuốn “ Thi nhân Việt Nam” khi khảo sát phong cách nghệ thuật của 46 nhà thơ mới đã đồng nhất phong cách với sự độc đáo về nội dung sáng tác: “ Hồn thơ rộng mở nh­ư Thế Lữ, mơ màng như­ L­u Trọng Lư­ …ảo não như­ Huy Cận, quê mùa như­ Nguyễn Bính…thiết tha rạo rực, băn khoăn như­ Xuân Diệu đã đ­ưa ra kết luận “ Từ ngư­ời này sang ngư­ời khác cách biệt rõ ràng”.  Tuy Hoài Thanh cũng nhắc tới hình thức nghệ thuật, nh­ưng chỉ là yếu tố riêng lẻ như­ giọng thơ, hay sự cách tân về thể loại chứ ch­ưa đ­ưa ra một cái nhìn thật sự đầy đủ về phong cách nghệ thuật cá nhân.

Đến nửa thế kỷ XX, đã xuất hiện khá nhiều công trình nghiên cứu về phong cách nghệ thuật.

Tr­ước hết, chúng tôi xin dẫn quan niệm tiêu biểu đư­ợc trình bày trong các giáo trình lý luận văn học: “Phong cách đ­ược hiểu là chỗ độc đáo về tư­ tưởng cũng như­ nghệ thuật phong cách thẩm mĩ thể hiện trong sáng tác của các nhà văn ­ưu tú”.

Tiến bộ hơn những nhà nghiên cứu đi trư­ớc, GS. Nguyễn Đăng Mạnh đã khẳng định quan niệm của mình về phong cách trong cuốn“ Nhà văn Việt Nam hiện đại chân dung và phong cách”: “ Phong cách là một chỉnh thể nghệ thuật. Mỗi nhà văn có phong cách tạo ra cho mình một thế giới nghệ thuật riêng. Thế giới nghệ thuật ấy dù phong phú đa dạng thế nào, vẫn có tính thống nhất … Phong cách bao gồm những đặc điểm độc đáo của các tác phẩm của một nhà văn từ nội dung đến hình thức …Trong quá trình sáng tác của một nhà văn, phong cách nghệ thuật của ông ta luôn luôn chuyển từ tác phẩm này đến tác phẩm khác. Nh­ưng dù đổi mới thế nào, phong cách vẫn vận động trên cơ sở thống nhất… phong cách một khi đã định hình thì th­ờng có tính bền vững.

 

1- Tìm hiểu chung ngôn ngữ nghệ thuật:
Là ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm
Được dùng:
→ chủ yếu trong văn bản nghệ thuật, các tác phẩm văn chương.
→còn được sử dụng trong lời nói hàng ngày và các phong cách ngôn ngữ khác.
Ví dụ: Văn chính luận vẫn giàu hình tượng, gợi cảm: “Chúng lập ra nhà tù hơn trường học,…tắm các cuộc khởi nghĩa…bể máu”.

Các loại ngôn ngữ trong các văn bản nghệ thuật: có 3 loại
+Ngôn ngữ tự sự: truyện,tiểu thuyết, bút kí, kí sự, phóng sự,…
+Ngôn ngữ thơ: ca dao, hò,vè,…
+Ngôn ngữ sân khấu: kịch, chèo, tuồng,…

Điểm khác biệt cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật so với các phong cách ngôn ngữ khác?
A. Dùng nhiều từ tượng thanh
B. Dùng nhiều biện pháp tu từ
C. Dùng nhiều từ tượng hình
D. Dùng nhiều từ láy

2- Những đặc trưng cơ bản:
Có 3 đặc trưng cơ bản:
1- Tính hình tượng ( đặc trưng cơ bản )
VD: hình tượng “bánh trôi nước” trong bài thơ cùng tên của Hồ Xuân Hương:
+Miêu tả về món ăn dân tộc.
+Ngụ ý nói đến thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
→ Tính đa nghĩa quan hệ mật thiết tính hàm súc: lời ít mà ý sâu xa.

2-Tính truyền cảm
-Làm cho người nghe ( đọc ) cùng vui buồn, yêu thích,…
→Tạo ra sự giao cảm, hòa đồng, cuốn hút, gợi cảm xúc
VD:
Đau đớn thay phận đàn bà!
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.
( Nguyễn Du, Truyện Kiều )

3-Tính cá thể hóa
-Là khả năng sáng tạo những giọng điệu riêng, phong cách riêng của mỗi nhà văn, nhà thơ không dễ bắt chước.
-Thể hiện ở giọng thơ, cách dùng từ, đặt câu, dùng hình ảnh riêng, lời nói từng nhân vật,…
VD:
+Phong cách thơ Hồ Xuân Hương khác phong cách thơ Nguyễn Du.
+Nhân vật Quan Công khác Trương Phi.

 

4-Chức năng ngôn ngữ nghệ thuật:
Chức năng chính của ngôn ngữ nghệ thuật là gì?
A. Giải trí và tuyên truyền:
B. Thông tin và thẩm mĩ:
Nhưng chủ yếu là chức năng thẩm mĩ : biểu hiện cái đẹp và khơi gợi, nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ ở người nghe (đọc).
Ví dụ: Bài ca dao
“Trong đầm gì đẹp bằng sen”
Bài ca dao
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

→Chức năng thông tin: nơi sinh sống, cấu tạo, hương vị hoa sen.
→Chức năng thẩm mĩ: cái đẹp hiện hữu và bảo tồn ngay trong môi trường xấu.

C. Nhận thức và giao tiếp:
B. Giáo dục và tuyên truyền:

3 - Ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện qua các phương tiện diễn đạt:
+Cái hay của âm điệu
+Vẻ đẹp chân thực của hình ảnh
+Những xúc cảm chân thành gợi ra nỗi vui, buồn, yêu, thương.
VD: Hôm qua / em đi tỉnh về
Đợi em / ở mãi / con đê / đầu làng ( Nguyễn Bính- Chân quê )

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #đt