Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

ĐIỆN ẢNH VÀ LỊCH SỬ NƯỚC NHÀ

ĐIỆN ẢNH VÀ TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM NỢ LỊCH SỬ NƯỚC NHÀ MỘT LỜI XIN LỖI ĐẦY NƯỚC MẮT

Trong những năm gần đây, chưa bao giờ điện ảnh và truyền hình nước nhà lại phát triển rực rỡ đến vậy, hàng trăm hàng nghìn tập phim, bộ phim, cả điện ảnh và truyền hình ra mắt mỗi năm trên cả màn ảnh nhỏ và màn ảnh lớn, vô vàn các bộ phim truyền hình tâm lý tình cảm xã hội nở rộ, có thể nói là thời kỳ rực rỡ vàng son nhất. Tuy nhiên mô típ, kịch bản, tình tiết của những bộ phim này đều rất cũ. Một loạt những bộ phim quanh đi quẩn lại cũng chỉ có những diễn viên đấy, những kịch bản đấy, tình huống đấy, đôi lứa trai gái yêu đương nhăng nhít, tiểu tam ghen tuông vớ vẩn ba lăng nhăng, đánh ghen vùi dập số phận một con người quanh đi quẩn lại cũng chỉ có thế.Những bộ phim này làm cho khán giả bị chìm đắm trong những thứ suy nghĩ vụn vặt nhỏ nhen tầm thường, ru ngủ tầng lớp thị dân, dân trí thế nào thì phim ảnh thế đấy, không có thời gian suy nghĩ những thứ lớn lao to tát vĩ đại hơn, không thể làm nên điều gì lớn lao cho xã hội được. Giống như Trúc Nhân đã từng hát trong Thật Bất Ngờ:Thế nên, bây giờĐiều quan tâm nhấtLà anh kia cặp với chị nàyAnh kia lừa dối chị nàyAnh kia đập đánh chị nàyVà chị ngã xuống đâyCư dân cùng với đồng bàoThông tin miệng đói cồn càoBa hoa lời ra lời vàoMột ngày mới nhốn nhao-ao-ao-ao-aoNhốn nhao-ao-ao-ao-aoTrong khi đó nhìn sang các nước khác, điện ảnh và truyền hình đa dạng về kịch bản, phong phú về chủ đề, từ tâm lý xã hội, thanh xuân vườn trường, học đường sôi động, trinh thám xã hội đen, tội phạm hình sự, chính luận chính trị, thương trường sóng gió đến lịch sử, dã sử, chiến tranh, xuyên không, khoa học viễn tưởng, kinh dị, đủ các kiểu thể loại, vô cùng phong phú, hay ho. Người ta thường đổ lỗi điện ảnh Việt Nam kém là do kiểm duyệt, nhưng kiểm duyệt ở Việt Nam còn quá nhẹ nhàng nếu so với sự kiểm duyệt ở nền điện ảnh của các quốc gia Hồi giáo như Iran chẳng hạn, nền điện ảnh không bạo lực, không cảnh nóng, không hở hang, vậy mà nền điện ảnh Iran vẫn phát triển đồ sộ, huy hoàng, đã từng giành 2 giải Oscar phim nói tiếng nước ngoài hay nhất, cùng vô số giải thưởng điện ảnh vinh dự tự hào khác nữa. Điện ảnh Việt Nam kém là do đạo diễn kém, diễn viên kém, công nghệ làm phim, kỹ xảo kém, biên kịch kém, các tác phẩm, tác giả chưa đủ tầm vóc,... Nhưng chẳng ai nhìn nhận vấn đề này, cứ đổ lỗi hết cho bên kiểm duyệt bóp nghẹt sự sáng tạo, phủi tay, thế là xong. Đã từ rất lâu mảng phim điện ảnh truyền hình Việt Nam về đề tài lịch sử cổ trang chiến tranh vắng bóng hoàn toàn trên màn ảnh nhỏ và màn ảnh lớn. Không nhà sản xuất phim nào chịu làm, không đạo diễn biên kịch nào chịu làm phim về đề tài này. Ai cũng biết những khó khăn khi làm phim về đề tài lịch sử: Không có tư liệu để tái hiện lịch sử, những nghiên cứu về lịch sử không đầy đủ, không có phim trường cổ trang, đầu tư trang thiết bị phục trang, binh khí, xây thành đắp lũy, kinh phí lớn hơn rất nhiều so với các phim thông thường, các cách diễn xuất của diễn viên cũng phải khác hẳn, diễn viên phải học thêm rất nhiều thứ mới diễn phim lịch sử cổ trang được: học cách xưng hô, cách cưỡi ngựa, võ thuật,... đủ thứ. Khó khăn như vậy nên không ai làm, chẳng ai muốn làm, dại gì mà làm, ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai ??? Làm mấy phim hài nhảm nhí, dễ dãi rẻ tiền, lấy cảnh nóng, đồng tính câu view cho nhanh, thu hồi vốn dễ dàng. Điện ảnh là một cuộc chơi khốc liệt, để làm một phim về đề tài lịch sử chiến tranh tiêu tốn ngay lập tức 100 tỷ đồng (4-5 triệu $), mà chưa biết có thu lại được gì không. Giá trị văn hóa nó không như dùng tiền để đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Không nhìn thấy được, khó để đo lường đong đếm. Trước đây năm 2010 chúng ta cũng đã từng nhờ, hợp tác với Trung Quốc để sản xuất một vài bộ phim lịch sử, nhưng sau đó, không có sau đó nữa, những bộ phim không bao giờ được công chiếu vì lý do gì ai cũng biết. Nhưng nếu bây giờ chúng ra không bắt tay vào làm, thế hệ bây giờ không bắt tay vào làm thì còn đợi đến lúc nào ??? Chúng ta chỉ biết xem phim lịch sử Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Âu Mỹ,... đến lúc nào nữa. Các nhà làm phim, các đạo diễn, biên kịch, diễn viên, quay phim,... đây là cơ hội để làm những bộ phim để đời, trở thành huyền thoại. Nếu muốn người dân thông thuộc lịch sử, tự hào về lịch sử dựng nước, giữ nước, truyền thống hào hùng của cha ông thì bản thân lịch sử phải mưa dầm thấm lâu, điện ảnh truyền hình phải chiếu phim lịch sử từ ngày này qua ngày khác, từ tháng này qua tháng khác, từ năm này qua năm khác, lịch sử Việt Nam ngấm dần vào từng trái tim khối óc của từng người dân Việt Nam. Lịch sử chúng ta quá hào hùng và oanh liệt:Hai Bà Trưng xây nền độc lậpNgô Quyền đánh tan quân Nam Hán, rồi thì Lý Thường Kiệt trên sông Như Nguyệt, Lê Thánh Tông đại phá quân Minh, rồi thì Tây Sơn Nguyễn Huệ, Nguyễn Ánh Gia Long, Bắc Nam Triều phân tranh, rồi kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, bảo vệ biên giới phía Bắc, biên giới Tây Nam,... có quá nhiều chất liệu lịch sử, kịch bản phim để các nhà làm phim có thể khai thác. Nhưng không ai làm. Không thể trông chờ vào nhà nước mãi được. Đã đến lúc phải có những tập đoàn tư nhân hùng mạnh, ví dụ như tập đoàn V chẳng hạn, đã đầu tư vào rất nhiều ngành nghề, nhưng vẫn thiếu V**Media, tập trung đầu tư vào công cuộc sản xuất phim. Nhà nước không đầu tư, không làm thì sứ mệnh vinh quang này đành phải giao cho các tập đoàn tư nhân làm vậy. Lịch sử đất nước 4000 năm, đất nước anh hùng, dân tộc anh hào, nhân dân anh dũng, thế hệ cha ông trong suốt chiều dài lịch sử giành lại độc lập dân tộc từ trong biển máu, dựng xây đất nước từ đống tro tàn, đứng lên chiến đấu bảo vệ đất nước chiến thắng bao cuộc chiến tranh, đánh bại biết bao kẻ thù xâm lược vậy mà điện ảnh và truyền hình không hề tương xứng với lịch sử quốc gia. Đó chính là bi kịch lớn nhất của nền điện ảnh Việt Nam, đó cũng là nỗi thất vọng lớn nhất, đối với những nhà quản lý văn hóa, những nhà làm phim, đạo diễn, diễn viên, biên kịch,... nước ta. Thế hệ già trước đây 7X 8X thì thông thuộc lịch sử Tàu, lớn lên qua những bộ phim Tàu, Tây Du Ký, Đông Chu Liệt Quốc, Thủy Hử, Tam Quốc Diễn Nghĩa,... rồi thì đủ các kiểu thể loại phim chưởng Kim Dung,... thế hệ trẻ 9X 10X sau này thì biết lịch sử Tàu thông qua Diên Hy Công Lược, Cung Tâm Kế,... rồi đủ thứ phim truyện ngôn tình các thể loại. Ngoài ra còn vô số phim lịch sử Hàn Quốc: Truyền thuyết Jumong, Nàng Đê Chang Kum, Nữ hoàng Sơn Đốc,... Thế hệ sau này, không những thông thuộc sử Tàu, mà còn thông thuộc sử Hàn, Nhật, Ấn Độ, Thái Lan,... Còn lịch sử Việt Nam, chẳng ai hình dung ra nó như thế nào, tất cả chỉ là mớ sách vở chữ nghĩa trên giấy hoặc cùng lắm là vài bức tranh vẽ vội, chẳng ai hình dung ra sao, hoặc có hình dung ra thì mỗi người hình dung một cách khác nhau, không đầy đủ, không thống nhất, không chính xác. Chẳng ai biết cha ông chúng ta ngày xưa đánh giặc như thế nào, trang phục, vũ khí trang thiết bị ra sao, đánh giặc với đội hình nào, bày binh bố trận ra sao, nghệ thuật chiến tranh đánh giặc, bao vây diệt viện, tiên phát chế nhân như thế nào, không ai biết, chẳng ai hay. Dòng phim lịch sử chiến tranh không ai làm, ngày 27/7, ngày thương binh liệt sĩ, cũng không có bộ phim mới nào được sản xuất, có chiếu thì chiếu lại những bộ phim cũ cách đây 30-40 năm, những năm tháng đói nghèo, nhưng lại làm ra những bộ phim lịch sử chiến tranh xuất sắc kinh điển. Ngoài biên giới hải đảo, vùng biển vùng trời mênh mông của chúng ta, các nước đế quốc bành chướng, huy động tàu thuyền, máy bay quần thảo, chưa bao giờ ngơi nghỉ, luôn có ý đồ nhăm nhe xâu xé. Trong nước còn vô vàn khó khăn, các thế lực thù địch chưa bao giờ ngơi nghỉ tìm cách chống phá chúng ta. Hơn lúc nào hết, đây là lúc thông qua điện ảnh truyền hình, khích lệ lòng yêu nước, tinh thần tự tôn, tự hào dân tộc, bỏ qua những ích kỷ vụn vặt tầm thường, cùng nhau đoàn kết vượt qua mọi khó khăn gian khổ, để đưa đất nước đến ngày vinh quang.Viết bởi chính tôi, người đăng bài Tèo Văn Trần. Vui lòng ghi rõ nguồn, trích dẫn đầy đủ và trọn vẹn toàn bộ nội dung khi chia sẻ. Xin cảm ơn!

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #phmmynnh