Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Chương VI: THUYẾT VÔ NGÃ: ANATTA

Người ta thường cho rằng Linh hồn, Bản ngã, "Tôi" (tiếng Phạn là Atman) là thứ trường tồn, bất diệt. Theo một số tôn giáo, mỗi cá nhân sở hữu một linh hồn độc lập như thế, linh hồn này do Thượng đế tạo ra, và, sau cái chết linh hồn này vẫn sống, hoặc ở địa ngục hoặc ở thiên đàng, vận mệnh của nó sau cái chết được quyết định bởi đấng tạo hóa của nó. Theo một số tôn giáo khác, nó ( linh hồn ) trải qua nhiều kiếp sống mãi đến khi nó được tẩy uế hoàn toàn. Linh hồn này, hoặc bản ngã này, nơi con người chính là  nhân tố tạo ra suy nghĩ, tạo ra cảm xúc. Bất kỳ ý tưởng nào trong tâm hồn cũng được gọi là lý tưởng của bản ngã. 

Phật giáo là tôn giáo duy nhất phủ nhận sự tồn tại của một linh hồn như thế, một bản ngã như thế, một Atman như thế. Theo Phật pháp, ý tưởng về bản ngã chỉ là sự hư cấu, chỉ là một niềm tin sai lạc, và nó tạo ra những suy nghĩ tai hại về " tôi", "cái của tôi", những ham muốn vị kỷ, sự lưu luyến, lòng căm thù, và nhiều rắc rối khác. Nó là khởi nguồn của mọi rắc rối trên thế gian, từ xung đột cá nhân đến các cuộc chiến tranh giữa các quốc gia.

Đây là hai ý tưởng có nguồn gốc từ tâm lý loài người: tự vệ và tự toàn. Để tự vệ người ta tạo ra Thượng đế, họ dựa vào Thượng đế để có được sự bảo vệ, sự an toàn, cũng giống như một đứa bé dựa vào cha mẹ nó. Để tự toàn người ta hình dung về một linh hồn hoặc một Atman bất diệt. Với sự ngu muội, yếu đuối, và tham vọng, loài người cần có hai ý tưởng này để tự an ủi mình. Do vậy, họ bám chặt lấy hai ý tưởng này với sự cuồng nhiệt.

Phật pháp không ủng hộ sự ngu muội, sự yếu đuối, và tham vọng như vậy, thay vì thế Phật pháp nhắm đến việc khai sáng nhân loại bằng cách gỡ bỏ sự ngu muội, yếu đuối và tham vọng này. Theo Phật giáo, các ý tưởng của chúng ta về Thượng đế và Linh hồn là sai lạc và sáo rỗng. Các ý tưởng này có nguồn gốc từ loài người, gần gũi và quen thuộc với loài người đến mức họ không muốn nghe bất kỳ lời nào phản bác chúng. 

Đức Phật biết rõ điều này. Thực ra người nói rằng bài giảng của Người là " lội ngược dòng" (patisotagami), trái ngược với những ham muốn vị kỷ của loài người. Chỉ bốn tuần lễ sau khi giác ngộ, ngồi dưới gốc cây bồ đề, Người tự nhủ : " Mình đã giác ngộ được Chân lý, thứ rất sâu sắc rất khó hiểu đối với những người bình thường... Loài người luôn bị đè nặng bởi những đam mê thấp hèn trong bóng tối của sự ngu muội, họ khó có thể hiểu được Chân lý này vì nó trái ngược với suy nghĩ của họ."  

Mang trong lòng suy nghĩ này, Đức Phật do dự một lúc, liệu có vô ích nếu Người cố gắng giải thích với thế giới Chân lý mà Người vừa lĩnh hội hay không? Sau đó Người ví thế giới với một ao sen: Trong một ao sen có vài đóa sen vẫn chìm trong nước; có những đóa sen vừa nhô cao khỏi mặt nước. Tương tự trong thế giới này người ta phát triển ở những mức độ khác nhau. Một số người sẽ hiểu được Chân lý này. Thế nên Đức Phật quyết định bắt tay vào việc thuyết pháp.

Thuyết Anatta hoặc thuyết Vô ngã là kết quả, hoặc hệ luận, của việc phân tích Năm Phạm Trù Chính và thuyết Duyên khởi (Paticca-samuppada). 

Như chúng ta đã thấy trước đây, trong quá trình thảo luận về Chân Lý Tối Thượng Thứ Nhất (Dukkha), những gì chúng ta gọi là linh hồn chính là sự kết hợp của Năm Phạm Trù Chính này, và khi chúng ta phân tích và khảo sát chúng ta nhận thấy rằng sau chúng không có gì có thể được xem là "tôi", là Atman, là bản ngã. Đó là phương pháp phân tích. Một kết quả tương tự cũng xuất hiện qua việc tổng hợp thuyết Duyên khởi (Paticcasamuppada), và theo kết quả này thì không gì trên thế gian được gọi là tuyệt đối. Vạn vật đều chịu sự gò ép, phụ thuộc hỗ tương, và mang tính tương đối. Đây là thuyết Duyên khởi của Phật giáo.

Trước khi chúng ta nói đến thuyết Vô ngã, chúng ta cần tìm hiểu đôi chút về thuyết Duyên khởi. Nguyên lý của thuyết này được tóm lược bằng bốn dòng:

Khi điều này xảy ra, điều đó xảy ra 

(Imasmim sati idam hoti) ;

Khi điều này xuất hiện, điều đó xuất hiện 

(Imassuppada idam uppajjati)

Khi điều này không xảy ra, điều đó không xảy ra 

(Imasmim asati idam na hoti);

Khi điều này biến mất, điều đó biến mất 

(Imassa nirodha idam nirujjhati).

Dựa vào thuyết Duyên khởi này, toàn bộ sự sống và sự liên tiến của sự sống cũng như sự chấm dứt sự sống được giải thích qua một thể thức chi tiết được gọi là Paticca-samuppada, gồm có mười hai yếu tố :

1. Các hành vi ý chí bị gò ép (Avijapaccaya samkhara) hình thành qua sự ngu muội.

2. Ý thức bị gò ép (Samkharapaccaya vinna nam) hình thành qua các hành vi ý chí bị gò ép.

3. Các hiện tượng tinh thần và thể xác bị gò ép ( Vinnanapaccaya namarupam) hình thành qua ý thức bị gò ép .

4. Sáu khả năng (giác quan) bị gò ép ( Namarupapaccaya salayatanam) hình thành qua các hiện tượng tinh thần và thể xác bị gò ép.

5. Sự tiếp xúc bị gò ép ( tinh thần và cảm giác ) (Salayatanapaccaya phasso ) hình thành qua sáu khả năng bị gò ép.

6. Cảm giác bị gò ép ( Phassapaccaya vedana) hình thành qua sự tiếp xúc bị gò ép.

7. Ham muốn bị gò ép (Vedanapaccaya tanha) hình thành qua cảm giác bị gò ép .

8. Sự lưu luyến bị gò ép ( Tanhapaccaya upadanam) hình thành qua ham muốn bị gò ép .

9. Sự phát triển bị gò ép (Upadanapaccaya bhavo ) hình thành qua sự lưu luyến bị gò é.

10. Sự xuất hiện bị gò ép (Bhavapaccaya jati ) hình thành qua sự phát triển bị gò ép 

11. Sự phân rã, cái chết, sự tiếc thương... bị gò ép (12) (Jatipaccaya jarramaranam...) hình thnahf qua sự xuất hiện bị gò ép. 

Đây là cách sự sống hình thành, tồn tại và tiếp diễn Nếu chúng ta quán ngược trật tự này, chúng ta sẽ có được quá trình chấm dứt, biến mất, phân rã:

Các hành vi ý chí bị gò ép biến mất qua sự biến mất của sự ngu muội; ý thức bị gò ép biến mất qua sự biến mất của các hành vi ý chí bị gò ép và vân vân.

Chúng ta cần nhớ rõ rằng mỗi yếu tố này vừa bị gò ép ( paticcasamuppanna) vừa tạo ra sự gò ép (paticcasamuppada). Thế nên tất cả chúng đều tương quan với nhau, tương thuộc nhau, và không gì trọn vẹn hay hoàn toàn độc lập; và Phật giáo không chấp nhận thứ gọi là " nguyên nhân đầu tiên". Thuyết Duyên khởi nên được xem là một mắt xích, một chiếc vòng lẩn quẩn, sự luân hồi.

Vấn đề về Ý chí Tự Do xuất hiện trong tư tưởng và triết lý Tây Phương. Nhưng theo thuyết Duyên khởi thì vấn đề này không thể xuất hiện trong triết lý Phật giáo. Nếu toàn bộ sự tồn tại là sự tương quan tương thuộc, sao Ý Chí có thể tự do? Ý Chí, giống như mọi suy nghĩ khác, luôn bị gò ép. Cái được gọi là "sự tự do" này cũng chịu sự gò ép và tương thuộc. Không thể có thứ gì hoàn toàn tự do, vật chất lẫn tinh thần.

Theo thuyết Duyên khởi, ý tưởng về sự trường tồn là một ý tưởng sai lạc, đó chỉ là một ảo tưởng. Đây là thuyết Anatta, thuyết Vô ngã, trong Phật giáo.

Để tránh sự bối rối, ở đây chúng ta cần phân biệt rõ hai loại sự thật: sự thật quy ước (sammutisacca, tiếng Phạn là samvrti-satya) và sự thật tối thượng ( paramattha-sacca, tiếng Phạn là paramartha-satya). Khi chúng ta vận dụng từ ngữ trong đời sống chẳng hạn như "tôi" "bạn" " cá nhân" vân vân chúng ta không hề nói dối vì chúng ta đang nói đúng sự thật được quy ước trên toàn thế giới. Nhưng sự thật tối thượng là : không tồn tại cái được gọi là "tôi", là"bạn". Mahayana-sutralankara nói : " Một người (pudgala) chỉ được xem là tồn tại qua tước hiệu (prajnapti) ( có nghĩa là, theo quy ước thì một người nào đó có tồn tại) nhưng sự thực thì người đó không tồn tại." 

Theo Phật pháp, việc bám chặt lấy ý tưởng rằng " tôi không có bản ngã" ( đây chính là thuyết Tịch diệt) cũng là việc sai lạc không kém so với việc bám chặt lấy ý tưởng rằng " tôi có bản ngã" ( thuyết Bất diệt). Thuyết vô ngã không hoàn toàn ủng hộ một trong hai ý tưởng này, thay vì thế thuyết Vô ngã cố gắng nhìn nhận một cách khách quan theo đúng bản chất thật của tự nhiên. Ở đây vấn đề đặt ra là : Nếu không có Atman hoặc Bản ngã thì ai là người gánh chịu sự tác động của karrma ( hành vi) ? Không ai có thể trả lời câu hỏi này hay hơn Đức Phật. Khi đệ tử đặt ra câu hỏi này, Đức Phật nói : " Ta đã dạy con phải nhìn nhận sự gò ép tác động đến vạn vật." Thuyết Vô ngã giúp chúng ta xua tan bóng tối của những niềm tin sai lạc, và đem lại ánh sáng của sự thông thái. 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: