Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Chương 5: CHÂN LÝ TỐI THƯỢNG THỨ TƯ MAGGA : " Hướng đi"

Chân Lý Tối Thượng Thứ Tư nói về Hướng đi dẫn đến việc tẩy trừ Dukkha ( Dukkhaniro dhagaminipatipada-ariyasacca). Chân Lý này còn được gọi là Trung Đạo ( Majhima Patipada ), vì nó tránh được hai thái cực: một thái cực là tìm kiếm niềm hạnh phúc qua cảm giác hài lòng, đây là hướng đi " thấp kém và vô ích " mà chúng ta thường thực hiện; thái cực còn lại là tìm kiếm niềm hạnh phúc qua sự hành xác từ những hình thức khác nhau chẳng hạn như sự tu khổ hạnh, đây cũng là hướng đi "đau đớn và vô ích ". Sau khi đã thử qua hai thái cực này, và nhận thấy rằng chúng thật vô ích, Đức Phật khám phá rằng Trung Đạo chính là hướng đi có thể giúp chúng ta có được "sự sáng suốt và hiểu biết, đưa chúng ta đến với sự tĩnh tại, khai sáng, Nirvana".

Trung Đạo thường được gọi là Đại Bát Niết Bàn ( Ariya-Atthangika-Magga), vì nó gồm có tám yếu tố :

1. Hiểu biết đúng ( Samma ditthi),

2. Suy nghĩ đúng ( Samma sankappa),

3. Lời nói đúng ( Samma vaca), 

4. Hành động đúng (Samma kammanta),

5. Sinh kế đúng (Samma ajiva),

6. Nỗ lực đúng ( Samma vayama),

7. Ý thức đúng (Samma sati),

8. Lưu tâm đúng (Samma samadhi).

Thực tế thì toàn bộ các bài giảng dạy của Đức Phật mà Người đã dành suốt 45 năm để soạn thảo, có nhắc đến một số khía cạnh trong Hướng đi này. Người giải thích nó theo nhiều cách khác nhau và nhiều từ ngữ khác nhau với những người khác nhau, tùy theo từng giai đoạn phát triển và khả năng hiểu biết của từng người. Nhưng cốt lõi của hàng nghìn bài thuyết pháp trong các Kinh Phật luôn được tìm thấy trong Đại Bát Niết Bàn.

Chúng ta không nên nghĩ rằng tám yếu tố của Hướng đi này cần được theo đuổi và rèn luyện theo trật tự vừa được trình bày như trên. Thực ra chúng cần được phát triển cùng một lúc, theo khả năng của mỗi cá nhân. Chúng có quan hệ hỗ tương với nhau.

Tám yếu tố này nhắm đến việc phát triển và hoàn thiện ba yếu tốt cốt lõi trong Phật pháp: (a) đức hạnh (sila), (b) kỷ luật (samadhi), và (c) sự sáng suốt (panna). Thế nên việc thấu hiểu và liên kết tám yếu tố trong Hướng đi này là việc rất hữu ích.

Đức hạnh (sila) được xây dựng trên nền tảng là tình yêu và lòng từ bi bao la dành cho mọi sinh linh, đây chính là cơ sở của Phật pháp. Đáng tiếc là nhiều học giả lại quên đi ý tưởng cao quý này trong Phật pháp, và chỉ tập trung vào các vấn đề triết lý khô khan trừu tượng khi họ nói và viết về Phật giáo. Đức Phật thuyết pháp " vì lợi ích và niềm hạnh phúc của mọi sinh linh, xuất phát từ lòng từ bi dành cho toàn thế giới" ( bahujana hitaya bahujana sukhaya lokanu-kampaya).

Theo Phật giáo, một người cần hoàn thiện hai phẩm chất này: lòng từ bi ( karuna) và sự sáng suốt (panna). Ở đây lòng từ bi tượng trưng cho tình yêu, lòng nhân đạo, lòng khoan dung, sự tử tế và các phẩm chất tình cảm cao thượng khác, trong khi đó sự sáng suốt tượng trưng cho sự hiểu biết, khả năng lý luận và khác phẩm chất lý trí khác. Nếu một người phát triển tình cảm mà bỏ mặc lý trí, người đó có thể trở thành một kẻ-ngốc-tốt-bụng; nếu một người phát triển lý trí mà bỏ mặc tình cảm, người đó có thể trở thành một nhà-thông-thái-nhẫn-tâm. Do vậy, để hoàn thiện bản thân, chúng ta cần phát triển bằng hai phẩm chất này. Đó là mục tiêu của triết lý Phật giáo.

Đặt trên nền tảng là lòng từ bi và sự sáng suốt, Đức hạnh gồm có ba yếu tố trong Đại Bát Niết Bàn: Lời nói đúng, Hành vi đúng, và Sinh kế đúng.

Lời nói đúng có nghĩa ( 1) không nói dối, (2) không nói xấu, không vu khống , không nói lời gây chia rẽ , (3) không nói lời thô lỗ, khiếm nhã, ác tâm, lăng mạ, và (4) không nói lời vô nghĩa. Nếu một người có thể tránh xa các lời nói sai lạc như thế này, tự nhiên họ sẽ nói được lời đúng đắn, nói sự thật, nói lời hữu ích, nói lời an ủi. Mỗi người không nên bất cẩn trong lời nói: lời nói phải xuất hiện đúng nơi đúng chỗ. Nếu bạn không thể nói lời hữu ích, tốt hơn hết bạn hãy ngậm miệng.

Hành vi đúng nhắm đến việc phát triển các hành vi hợp luân lý, đáng tôn trọng, và hòa nhã. Chúng ta nên tránh xa việc giết hại, trộm cắp, gian dối, thú tính, và chúng ta cũng nên giúp người khác sống một đời sống bình yên và hạnh phúc .

Sinh kế đúng nghĩa là chúng ta nên tránh xa việc kiếm sống bằng những nghề nghiệp có khả năng gây hại cho người khác ( buôn vũ khí, buôn thuốc phiện, buôn thuốc độc, săn bắn, bài bạc, vân vân ), và chúng ta nên kiếm sống bằng những ngành nghề không gây hại cho người khác. Chúng ta cần lưu ý rằng Phật giáo kịch liệt phản đối bất kỳ hình thức nào của chiến tranh.

Ba yếu tố này (Lời nói đúng, Hành vi đúng, Sinh kế đúng) trong Đại Bát Niết Bàn cấu thành Đức hạnh.

Kế tiếp là Kỷ luật, Kỷ luật gồm có ba yếu tố trong Đại Bát Niết Bàn: Nỗ lực đúng, Ý thức đúng, Lưu tâm đúng.

Nỗ lực đúng là (1) có ý muốn ngăn ngừa những trạng thái nguy hại xuất hiện trong tâm hồn, (2) vất bỏ mọi trạng thái ác hại trong tâm hồn (3) trau dồi các trạng thái tích cực vẫn chưa có trong tâm hồn, và (4) phát triển các trạng thái tích cực đã có trong tâm hồn.

Ý thức đúng luôn chủ tâm nhận thức rõ (1) các hoạt động của thể xác (kaya) (2) cảm giác hoặc cảm xúc (vedana), (3) các hoạt động của tâm hồn (citta) và (4) các ý tưởng, tư tưởng, suy nghĩ, khái niệm ( dhamma).

Bài luyện tập hít thở ( anapanasati) là một trong những bài luyện tập hữu ích. Có nhiều cách để phát triển sự ý thức và lưu tâm. Đối với các cảm xúc hoặc cảm giác, kể cả các ý tưởng và suy nghĩ, chúng ta cần ý thức rõ chúng xuất hiện và biến mất như thế nào.

Yếu tố thứ ba và là yếu tố cuối cùng trong Kỷ luật là Lưu tâm đúng, sự lưu tâm này dẫn đến bốn giai đoạn của Dhyana. Trong giai đoạn thứ nhất của Dhyana, những khao khát và suy nghĩ thiếu lành mạnh chẳng hạn như ham muốn nhục dục, sự bạc nhược, sự lo lắng , sự bất an, và sự hoài nghi, sẽ được xóa bỏ, và những tình cảm tích cực như vui tươi hạnh phúc sẽ được duy trì. Trong giai đoạn thứ hai, mọi hoạt động tinh thần đều được đè nén, sự thanh bình và lưu tâm được phát huy, niềm vui và niềm hạnh phúc được duy trì. Trong giai đoạn thứ ba, niềm vui và niềm hạnh phúc cũng biến mất. Trong giai đoạn thứ tư của Dhyana, mọi cảm xúc tình cảm, ngay cả cảm xúc hạnh phúc và đau khổ, niềm vui và nỗi buồn, tất cả đều biến mất, chỉ còn lại một tâm hồn thanh khiết. 

Kết quả là tâm hồn được rèn luyện và kỷ luật qua Nỗ lực đúng, Ý thức đúng, và Lưu tâm đúng. 

Hai yếu tố còn lại là Suy nghĩ đúng và Hiểu biết đúng cấu thành Sự sáng suốt.

Suy nghĩ đúng là các suy nghĩ quên mình, các suy nghĩ về tình yêu dành cho mọi sinh linh, về sự phi bạo lực.

Hiểu biết đúng là hiểu biết vạn vật theo đúng bản chất thực của nó.Hiểu biết này là sự sáng suốt cao nhất có thể nhìn thấy được Sự thật Tối thượng. Theo Phật giáo có hai loại hiểu biết: Những gì chúng ta thường gọi là sự hiểu biết thực ra chỉ là kiến thức, là ký ức được tích lũy, loại này thiếu sâu sắc, thường được gọi là anubodha. Loại hiểu biết thực sự sâu sắc được gọi là sự thấu suốt (pativedha), quan sát vạn vật theo đúng bản chất thực của nó. Loại hiểu biết này chỉ xuất hiện khi tâm hồn thoát khỏi mọi sự ô uế và phát triển hoàn toàn qua sự thiền định.

Từ bản mô tả về Hướng đi, về Trung Đạo, chúng ta nhận thấy rằng đó là một lối sống mà mỗi người cần noi theo. Đó là sự tự kỷ luật thể xác, lời nói và tâm hồn. Nó không hề liên quan đến đức tin, cầu nguyện, thờ phụng, hoặc nghi lễ. Xét từ góc độ đó, nó không sở hữu bất kỳ đặc tính nào mà mọi người thường gọi là "tín ngưỡng". Nó là Hướng đi dẫn đến sự ý thức. Sự thật Tối thượng, hướng đến sự tự do tuyệt đối, niềm hạnh phúc và sự bình an qua sự hoàn thiện đức hạnh, tinh thần, và trí tuệ.

Khi nói đến Bốn Chân Lý Tối Thượng chúng ta có bổn phận cần thực hiện:

Chân Lý Tối Thượng Thứ Nhất là Dukkha, bản chất của sự sống, sự đau khổ của nó, nỗi buồn và niềm vui của nó, sự thiếu khuyết và bất mãn của nó, sự không trường tồn và không có thực của nó. Chúng ta cần nhìn nhận đó là sự thật (parinneyya).

Chân Lý Tối Thượng Thứ Hai là căn nguyên của Dukkha, căn nguyên của nó chính là khao khát, sự thèm muốn, sự ô uế. Bổn phận của chúng là cần phải tẩy trừ nó, vất bỏ nó, hủy diệt nó (pahatabba).

Chân Lý Tối Thượng là sự chấm dứt Dukkha Bổn phận của chúng ta ở đây là phải ý thức được điều đó (sacchikatabba).

Chân Lý Tối Thượng là Hướng đi dẫn đến Nirvana. Ở đây bổn phận của chúng ta là phải theo đuổi và duy trì nó ( bhavetabba).

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: