Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Chương 4 : CHÂN LÝ TỐI THƯỢNG THỨ BA NIRODHA:" Sự chấm dứt Dukkha"

Chân Lý Tối Thượng Thứ Ba nói rằng có sự giải thoát đau khổ, khỏi sự liên tiến của dukkha. đây được gọi là Chân Lý Tối Thượng chấm dứt dukkha ( Dukkhanirodha-ariyasacca), tiếng Phạn thường gọi là Nirvana.

Để xóa bỏ dukkha hoàn toàn chúng ta cần phải xóa bỏ căn nguyên chính của nó, đó chính là " sự thèm khát" (tanha), như chúng ta đã nói đến trước đây. Thế nên Nirvana cũng được gọi là Tanhakkhaya, " vất bỏ sự thèm khát".

Câu hỏi được đặt ra là : Nhưng Nirvana là gì ? 

Câu trả lời thích đáng nhất cho câu hỏi này là: không ai có thể vận ngôn từ để trả lời thỏa đáng nó , vì ngôn từ của loài người quá hẹp nên không thể diễn tả được bản chất thật của Nirvana. Một trải nghiệm vượt ngoài phạm vi phàm trần chẳng hạn như trải nghiệm về Chân Lý Tối Thượng là một trong những phạm trù như thế. Vì thế, không thể có lời nào để chúng ta có thể diễn đạt được trải nghiệm ấy, cũng giống như loài các không có ngôn từ nào để diễn đạt thế giới trên cạn. Con rùa nói với con cá rằng nó (con rùa ) vừa quay về hồ nước sau khi du ngoạn trên đất liền." Dĩ nhiên" con cá nói " anh muốn nói rằng anh bơi trên đất liền chứ gì ?" Con rùa cố gắng giải thích rằng không ai có thể bơi trên đất liền, rằng đất liền không phải là chất lỏng và rằng người ta phải bước đi trên đất liền. Nhưng con cá khăng khăng rằng không thể có thứ gì giống như thể, rằng ắt hẳn đất liền cũng là chất lỏng giống như nước.

Ngôn từ là những ký hiệu tượng trưng cho vật thể và ý tưởng mà chúng ta quen thuộc; và các ký hiệu này không thể truyền tải hết ý nghĩa thực của ngay cả những vật thể và ý tưởng quen thuộc. Ngôn từ có xu hướng khiến chúng ta nhầm lẫn và khiến chúng ta không thể hiểu được Chân Lý. Do vậy, khi Lankavatara-sutra nói rằng người ngu muội bị mắc kẹt bởi ngôn từ thì cũng giống như một con voi bị mắc kẹt trong vùng sình.

Tuy nhiên chúng ta không thể hành động mà không ngôn từ. Nhưng nếu Nirvana cần được giải thích, chúng ta thường dùng các cụm từ chẳng hạn như " xóa bỏ sự thèm khát".

Chúng ta hãy xem qua vài định nghĩa Nirvana được tìm thấy trong các đoạn Kinh được viết bằng tiếng Pali:

"Đó là sự chấm dứt hoàn toàn' sự thèm khát' (tanha), từ bỏ nó, tránh xa nó, giải phóng nó".

"Từ bỏ mọi sự ô uế gắn liền với" sự thèm khát".

"Từ bỏ sự khao khát (ragakkhayo), từ bỏ lòng căm thù (dosakkhayo), từ bỏ mọi ảo tưởng (mohakkhayo)."

Vì Nirvana thường được diễn đạt bằng các từ ngữ phủ định tiêu cực, được nhiều người thường nhầm lẫn rằng nó là một khái niệm tiêu cực và xem nó là sự hủy diệt bản ngã. Nirvana hoàn toàn không phải là sự hủy diệt bản ngã, vì không có bản ngã nào tồn tại để chúng ta có thể hủy diệt. Nếu có thì đó là sự hủy diệt mọi ảo tưởng, sự hủy diệt mọi ý tưởng về bản ngã.

Thật sai lầm khi nói rằng Nirvana là một khái niệm tích cực hoặc tiêu cực. Ý tưởng về sự " tích cực" hoặc " tiêu cực" chỉ mang tính tương đối. Chúng ta không thể áp dụng các từ ngữ này cho Nirvana, cho Chân Lý Tối Thượng.

Chân Lý Tối Thượng là gì ? Theo Phật giáo, Chân Lý Tối Thượng là " không có gì tuyệt đối trên thế gian " là "vạn vật đều mang tính tương đối, chịu sự gò ép, và không trường tồn" là "không gì không thay đổi, không gì bất diệt như bản ngã"

Thật sai lạc khi nghĩ rằng Nirvana là kết quả tự nhiên của tẩy trừ sự khao khát. Nirvana không phải là kết quả của bất kỳ thứ gì. Nếu nó có là một kết quả, nó sẽ là kết quả được tạo ra bởi một nguyên nhân nào đó. Nirvana không phải là nguyên nhân cũng chẳng phải là kết quả. Nó vượt ngoài phạm vi của nguyên nhân và kết quả. Chân lý không phải là nguyên nhân cũng chẳng phải kết quả. Nó không được tạo ra bởi một trạng thái linh thiêng huyền bí ( chẳng hạn như dhyana hoặc samadhi) nào cả. Chân lý là chân lý, Nirvana là Nirvana. Điều duy nhất bạn có thể làm là nhìn nhận nó, chấp nhận nó. CÓ một hướng đi giúp bạn có thể giác ngộ Nirvana. Nhưng Nirvana không phải là kết quả của hướng đi này. Bạn có thể đến ngọn núi qua một lối đi nào đó, nhưng ngọn núi không phải là kết quả của lối đi. Bạn có thể nhìn thấy ánh sáng, nhưng ánh sáng không phải là kết quả của thị giác.

Người ta thường hỏi: Sau Nirvana là gì? Không thể xuất hiện câu hỏi này, vì Nirvana là Chân Lý Tối Thượng. Nếu một thứ gì có thể xuất hiện sau đó. Nếu như có thứ gì xuất hiện sau Nirvana thì Nirvana không phải là Nirvana.

Người ta cũng đặt ra một số ý tưởng thiếu chính xác chẳng hạn như " Đức Phật bước vào Nirvana hoặ Parinirvana sau khi qua đời". Khi bạn nghe nói đến những ý tưởng như thế này, bạn xem Nirvana như một trạng thái, hoặc một lĩnh vực, hoặc một ranh giới có sự tồn tại, và bạn cố gắng hình dung nó từ góc độ của từ ngữ " tồn tại". Ý tưởng này hoàn toàn không xuất hiện trong các Kinh Phật. Không hề tồn tại thứ được gọi là " bước vào Nirvana". Có một từ parinibbuto được sử dụng để nói đến sự qua đời của Đức Phật hoặc một Arahant giác ngộ Nirvana, nhưng nó không có nghĩa là " qua đời trọn vẹn" "hoàn toàn kết thúc", " tắt lịm", vì Đức Phật hoặc một Arahant không hề tái tồn tại sau khi qua đời.

Lúc này một câu hỏi khác được đặt ra: Điều gì xảy ra với Đức Phật hoặc một Arahant sau khi qua đời? Đây là một câu hỏi thuộc phạm trù không thể trả lời được (avyakata). Ngay cả khi Đức Phật nói về điều này, Người cũng xác nhận là không từ ngữ nào có thể diễn đạt được những gì xảy ra đối với một Arahant sau cái chết.

Một Arahant sau cái chết thường được ví với một ngọn lửa vụt tắt khi nguồn nhiên liệu cạn kiệt. Ở đây chúng ta nên phân biệt và hiểu rõ rằng những gì được ví với một ngọn lửa vụt tắt hoàn toàn không phải là Nirvana. Chúng ta cần nhấn mạnh điều này vì nhiều người, ngay cả những học giả nổi tiếng, cũng nhầm lẫn và hiểu sai về sự ví von này. Nirvana không thể được đem ví với một ngọn lửa vụt tắt.

Rồi có một câu hỏi khác được đặt ra : Nếu không có bản ngã không có "tôi", không có atman, thì ai là người giác ngộ Nirvana? Trước khi chúng ta nhắc đến Nirvana, chúng ta hãy đặt ra câu hỏi này: Ngay lúc này đây ai là người suy nghĩ, nếu không có "tôi"? Chính sự suy nghĩ, đang suy nghĩ, hoàn toàn không có người suy nghĩ ẩn phía sau suy nghĩ. Tương tự, chính sự sáng suốt (panna) , sự nhận thức, đang nhận thức. Trong quá trình thảo luận về dukkha chúng ta đã thấy rằng dù nó có là gì - linh ồn, vật chất, hệ thống- thì nó vẫn luôn mang bản chất sinh diệt. Dukkha, samsara, chiếc vòng luẩn quẩn, chu kỳ lập đi lập lại, tất cả đều mang bản chất sinh diệt. Dukkha xuất hiện do " sự thèm khát" (tanha), và nó biến mất do "sự sáng suốt" (panna). Cả sự thèm khát lẫn sự sáng suốt đều tồn tại trong Năm Phạm Trù Chính mà chúng ta đã tìm hiểu ở chương trước.

Thế nên mầm mống tạo ra sự sinh diệt của chúng cũng tồn tại trong Năm Phạm Trù Chính ấy. Điều này có nghĩa là tất cả Bốn Chân Lý Tối Thượng đều tồn tại trong chính chúng ta. Điều này cũng có nghĩa là không có sức mạnh ngoại vi nào có thể tạo ra sự sinh diệt của dukkha.

Trong hầu hết các tín ngưỡng, chúng ta chỉ có thể đạt được summum bonum sau cái chết. Nhưng chúng ta có thể giác ngộ Nirvana trong chính kiếp sống này; chúng ta không nhất thiết phải chờ đợi mãi cho đến khi qua đời mới có thể đạt được nó.

Người nhận thức được Chân Lý , Nirvana , là người hạnh phúc nhất trên đời, anh ta sẽ thoát khỏi mọi sự rắc rối và mọi sự ám ảnh, mọi ưu phiền đang giày vò người khác. Anh ta sẽ có được sức khỏe tinh thần trọn vẹn, không còn hối tiếc về quá khứ, cũng không còn ủ ê về tương lai, anh ta sẽ sống trọn vẹn cùng khoảnh khắc hiện tại. Khi anh ta thoát khỏi mọi ham muốn vị kỷ, thoát khỏi sự căm thù, ngu muội, kiêu căng, khi ấy anh ta sẽ trở thành người thánh thiện, tràn ngập lòng từ bi, cảm thông, khoan dung, tử tế. Mọi hành vi của anh ta đều nhằm phục vụ mọi người vì khi ấy anh ta không còn bản ngã,  không còn cái tôi của riêng mình. Anh ta không còn ra sức tìm kiếm bất cứ thứ gì, kể cả sự phát triển tinh thần, vì lúc này anh ta đã hoàn toàn thoát khỏi ảo tưởng về bản ngã và " sự thèm khát" trở thành một thứ gì đó.

Nirvana vượt ra ngoài mọi sự đối ngẫu, mọi sự so sánh, mọi sự lýluận ((atakkavacara). Việc chúng ta cố gắng thấu hiểu Nirvana sẽ là việc vô vọng. Cũng giống như một đứa bé năm tuổi không thể tìm hiểu thuyết Tương đối của Einstein. Thay vì thế, nếu nó tiếp tục kiên nhẫn theo đuổi việc học tập thì một ngày nào đó nó có thể hiểu được thuyết ấy. Nirvana phải được giác ngộ bằng sự sáng suốt của mỗi người ( pacattam veditabbo vinnuhi). Nếu chúng ta bước đi đúng bằng sự kiên nhẫn và liên tục có được những bước phát triển tinh thần nhất định, một ngày nào đó chúng ta có thể nhận ra nó trong chính mình.

Bây giờ chúng ta hãy tìm hiểu xem đâu là hướng đi có thể đưa chúng ta đến với sự giác ngộ Nirvana.



Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: