Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Chương 2: Bốn Chân Lý Tối Thượng- Tứ Diệu Đế


CHÂN LÝ TỐI THƯỢNG THỨ NHẤT : DUKKHA

Cốt lõi của Phật pháp nằm ở Bốn Chân Lý Tối Thượng (Cattari Ariya Saccani) mà Đức Phật Đã trình bày trong bài thuyết pháp đầu tiên trước năm nhà sư khổ hạnh, tại Isipatana (Sarnath ngày nay) gần Benares. Trong bài thuyết pháp này, Bốn Chân Lý Tối Thượng được trình bày ngắn gọn. Nhưng trong các Kinh Phật chúng được giải thích lặp đi lặp lại, với các chi tiết và hướng giảng giải khác nhau. Nếu chúng ta nghiên cứu Bốn Chân Lý Tối Thượng với sự trợ giúp của sự chú giải chi tiết, chúng ta sẽ hiểu được các bài giảng dạy cơ bản của Đức Phật theo đúng nguyên bản của chúng.

Bốn chân lý tối thượng là :

1.Dukkha

2. Samydaya, nguồn gốc của Dukkha

3. Nirodha sự kết thúc của dukkha 

4. Magga, phương pháp kết thúc dukkha

CHÂN LÝ TỐI THƯỢNG THỨ NHẤT: DUKKHA

Chân lý Tối Thượng Thứ Nhất (Dukkha-ariyasacca) thường được các học giả dịch là " Chân Lý Tối Thượng về sự đau khổ" và thường được diễn giải là: theo Phật giáo thì đời sống chỉ là chuỗi ngày đau khổ và chịu đựng. Cả hai cách hiểu này đều chưa thỏa đáng, vì chúng khiến mọi người có ấn tượng là Phật giáo là một tôn giáo bi quan.

Trước hết, Phật giáo không phải là một tôn giáo bi quan cũng không phải là một tôn giáo lạc quan. Nếu chúng ta có thể mô tả Phật Giáo, chúng ta có thể nói rằng Phật giáo là một tôn giáo duy thực, vì nó mô tả sự thực về đời sống con người. Nó quan sát mọi sự việc hiện tượng từ góc độ khách quan (yathabhutam). Nó không ru ngủ bạn, không khiến bạn ngủ quên trong thiên đường của một kẻ ngốc, nó cũng không khiến bạn phải hoảng sợ hoặc đau đớn do trí tưởng tượng đem lại. Nó nói cho bạn biết chính xác bạn là ai và thế giới quanh bạn là gì, và cho bạn biết phương cách để hoàn thiện sự tự do, sự bình an và niềm hạnh phúc.

Một thầy thuốc có thể nghiêm trọng hóa một chứng bệnh nào đó và hoàn toàn từ bỏ việc chữa trị. Một thầy thuốc khác có thể vì kém cỏi mà xác nhận rằng hoàn toàn chẳng có bệnh tật gì cả và rằng bệnh nhân không cần được chữa trị. Bạn có thể gọi người thứ nhất là người bi quan và người thứ hai là người lạc quan. Cả hai người đều nguy hại như nhau. Nhưng một thầy thuốc thứ ba chẩn đoán các triệu chứng một cách chính xác, thấu hiểu được nguyên nhân và bản chất của chứng bệnh này, nhận thấy  rằng đây là chứng bệnh có thể chữa trị được, và sẵn sàng thực hiện việc chữa trị, thế nên người này có thể cứu được bệnh nhân. Đức Phật là vị thầy thuốc thứ ba này. Người là một thầy thuốc khoa học và thông thái có thể cứu chữa các chứng bệnh trong nhân gian ( Bhisakka hoặc Bhaisajya-guru) .

Quả thực trong ngôn ngữ Pa-li thì từ dukkha (hoặc trong tiếng Phạn là từ duhkha) có nghĩa là sự đau khổ, sự đau đớn, sự ưu phiền hoặc sự thống khổ, trái nghĩa với từ sukha có nghĩa là niềm hạnh phúc, sự an ủi, hoặc sự thanh thản. Nhưng từ dukkha trong Chân Lý Tối Thượng Thứ Nhất, tiêu biểu cho quan điểm của Đức Phật về đời sống nhân gian, có ý nghĩa sâu sắc hơn và rộng lớn hơn. Người ta thừa nhận rằng từ ngữ dukkha trong Chân Lý Tối Thượng Thứ Nhất chứa đựng những ý nghĩa thông thường về sự đau khổ, nhưng ngoài ra nó cũng mang nghĩa sâu sắc hơn chẳng hạn như sự không hoàn hảo, sự không trường tồn, sự hư vô, sự không có thực. Thế nên chúng ta khó có thể tìm được một từ ngữ nào đó có thể mô tả được toàn bộ ý nghĩa của từ dukkha trong Chân Lý Tối Thượng thứ nhất, và tốt hơn hết chúng ta không nên dịch nó sang ngôn ngữ khác, còn hơn là trao cho nó một ý nghĩa sai lạc là sự đau khổ hoặc sự đau đớn .

Đức Phật không phủ nhận niềm hạnh phúc trong cuộc sống khi Người nói rằng có sự đau khổ. Trái lại Người thừa nhận các hình thức của niềm hạnh phúc, cả về mặt vật chất lẫn tinh thần, đối với người thường lẫn tu sĩ. Trong Anguttara-nikaya có một danh sách về các hình thức hạnh phúc (sukhani), chẳng hạn như niềm hạnh phúc trong đời sống gia đình và niềm hạnh phúc trong đời sống ẩn dật, niềm hạnh phúc trong khoái lạc và niềm hạnh phúc trong sự từ bỏ, niềm hạnh phúc trong sự lưu luyến và niềm hạnh phúc trong sự độc lập, niềm hạnh phúc vật chất và niềm hạnh phúc tinh thần. Nhưng tất cả các hình thức hạnh phúc này đều nằm trong phạm vi của dukkha. Ngay cả các trạng thái tinh thần thuần khiết như dhyana (recueillement) đạt được qua việc thực hành các bài thiền định, cao cấp, thoát khỏi chiếc bóng của sự đau khổ, kể cả trạng thái dhyana hoàn toàn  thoát khỏi cảm giác hài lòng (sukha) lẫn bất mãn ( dukkha)- ngay cả những trạng thái tinh thần rất cao như thế này cũng nằm trong phạm vi của dukkha. 

Trong các sutta thuộc Majjhima-nikaya, sau khi ca ngợi niềm hạnh phúc tinh thần của các dhyana này, Đức Phật nói rằng chúng ta là "sự không trường tồn, là dukkha, và không ngừng thay đổi" (anicca dukkha viparinamadhamma). 

Lưu ý rằng từ ngữ dukkha được sử dụng rất dứt khoát. " Bất kỳ thứ gì không trường tồn cũng là dukkha" (yad aniccam tam dukkham) 

Đức Phật là người thực tế và khách quan. Người nói rằng mọi người nên hiểu rõ ba vấn đề:

(1) sự hấp dẫn hoặc sự ham thích (assada)

(2) hậu quả hoặc sự nguy hại (nissarana)

(3) sự tự do hoặc sự giải thoát (nisarana).

Khi bạn trông thấy một người xinh đẹp và hấp dẫn, bạn thích anh ta, bạn bị cuốn hút, bạn thích ngắm nhìn người đó, bạn có được sự thỏa mãn và hài lòng từ người đó. Đây là sự ham thích (assada). Nhưng sự ham thích này không trường rồn, cả người đó lẫn sự hấp dẫn của người đó cũng không trường tồn. Khi hoàn cảnh thay đổi, khi bạn không thể gặp lại người đó, khi bạn bị tước bỏ sự ham thích này, bạn trở nên buồn phiền, bạn có thể mất cất bằng, bạn có thể hành xử ngu ngốc . Đây là mặt nguy hại của việc này (adivana). Nếu bạn không lưu luyến với người này, nếu bạn hoàn toàn cách ly người này, đó là sự tự do, sự giải thoát (nissarana). Ba vấn đề này gắn liền với mọi sự yêu thích trong cuộc sống.

Từ góc độ này, rõ ràng chúng ta không nên bi quan hay lạc quan, thay vì thế chúng ta cần chấp nhận cả niềm hạnh phúc lẫn sự đau khổ của cuộc sống, chúng ta cũng cần được giải thoát khỏi chúng, nhằm thấu hiểu cuộc sống một cách khách quan. Chỉ khi đó sự giải thoát đúng nghĩa mới thực sự xuất hiện.

Khái niệm về dukkha có thể được xem xét từ ba góc độ (1) dukkha là sự đau khổ chung (dukkha-dukkha) (2) dukkha có nguồn gốc từ sự thay đổi (viparinama-dukkha) và (3) dukkha là những trạng thái bị gò ép (samkhara-dukkha).

Mọi hình thức đau khổ trong nhân gian chẳng hạn như sinh, lão, bệnh, tử, chia ly, thất vọng, tham vọng, thương tiếc- tất cả những hình thức đau khổ vật chất và tinh thần như thế đều nằm trong phạm vi của dukkha được gọi là đau khổ chung (dukkha-dukkha).

Khoảnh khắc hạnh phúc không bao giờ trường tồn, không bao giờ là mãi mãi. Sớm muộn gì thì nó cũng sẽ thay đổi . Khi nó thay đổi, nó tạo ra sự đau đớn, sự đau khổ, sự bất hạnh. Sự tuần hoàn này gắn liền với dukkha được gọi là đau khổ có nguồn gốc từ sự thay đổi (viparinama-dukkha) 

Chúng ta dễ dàng hiểu rõ hai hình thức đau khổ (dukkha) vừa trình bày. Không ai có thể chối cãi chúng. Khía cạnh này trong Chân Lý Tối Thượng Thứ Nhất là khía cạnh phổ biến vì nó dễ hiểu. Nó là trải nghiệm thường thấy trong đời sống hàng ngày. 

Nhưng hình thức thứ ba của dukkha được gọi là các trạng thái gò ép (samkhara-dukkha) là khía cạnh triết lý quan trọng nhất của Chân Lý Tối Tượng Thứ Nhất, và nó đòi hỏi chúng ta phải phân tích rõ thứ mà chúng ta gọi là "sự sống", là "tôi" là " bản ngã" 

Theo Phật giáo thì những gì chúng ta gọi là "bản ngã" chỉ là sự kết hợp của các sinh lực không ngừng thay đổi , sinh lực này có thể được chia thành Năm Phạm trù chính (pancakkhandha).

Đức Phật nói: " Năm phạm trù này là dukkha, lẽ ra chúng ta nên gọi đây là năm mức độ lưu luyến" Ở đây chúng ta cần hiểu rõ rằng dukkha và năm phạm trù này là một; năm phạm trù này chính là dukkha. Chúng ta sẽ hiểu rõ điểm này hơn sau khi chúng ta đã có được khái niệm tương đối về năm phạm trù này, thứ cấu thành cái được gọi là "sự sống". Vậy thì năm phạm trù này là gì?

Năm phạm trù

Phạm trù thứ nhất là phạm trù vật chất (rupakkhandha). Trong phạm trù vật chất này có cả bốn trạng thái chính (maha-bhuta) là rắn, lỏng, nhiệt, chuyển động, và cả yếu tố phát sinh (upadaya-rupa_ của bốn trạng thái chính này.

Trong các yếu tố phát sinh có năm giác quan của chúng ta là mắt, tai mũi lưỡi và cơ thể và các yếu tốt tương ứng của chúng trong thế giới ngoại vi là hình dạng, âm thanh, mùi vị và vật hữu hình, và cả một số suy nghĩ hoặc ý tưởng hoặc khái niệm trong tâm trí.

Phạm trù thứ hai là phạm trù cảm giác (vedanakkhandha). Trong nhóm này có toàn bộ cảm giác, hài lòng hoặc bất mãn hoặc trung tính, mà chúng ta có được qua sự tương tác cùng thế giới bên ngoài. Chúng gồm có sáu loại: cảm giác có được khi mắt tiếp xúc với hình dạng, tai tiếp xúc với âm thanh, mũi tiếp xúc với mùi, lưỡi tiếp xúc với vị, cơ thể tiếp xúc với vật chất hữu hình, và suy nghĩ tiếp xúc với các tư tưởng hoặc khái niệm. Mọi cảm giác tinh thần và vật chất của chúng ta đều nằm trong phạm trù này.

Ở đây ta cũng cần giải thích rõ từ ngữ " tâm hồn" (manas) theo ý nghĩa của Phật giáo. Chúng ta cần hiểu rõ rằng tâm hồn không phải là thứ phản nghĩa với vật chất. Tâm hồn chỉ là một khả năng hoặc một cơ quan (indriya) giống như mắt hoặc tai. Chúng ta có thể kiểm soát và phát triển nó giống như bất kỳ khả năng nào khác, và Đức Phật thường xuyên nói về giá trị của việc kiểm soát và rèn luyện sáu khả năng này. Sự khác biệt giữa mắt và tâm hồn là : mắt cảm nhận thế giới có màu sắc và hình dạng có thể nhìn thấy được, trong khi tâm hồn cảm nhận thế giới của các ý tưởng và suy nghĩ cũng như các đối tượng tâm linh. Chúng ta cảm nhận các lĩnh vực khác nhau bằng các giác quan khác nhau. Chúng ta không thể nghe được màu sắc nhưng chúng ta có thể nhìn thấy chúng. Chúng ta cũng không thể nhìn thấy âm thanh nhưng chúng ta có thể nghe được chúng. Thế nên với năm giác quan ( mắt, tai, mũi, lưỡi, cơ thể- chúng ta chỉ có thể cảm nhận được thế giới hình dạng, âm thanh, mùi, vị, và vật hữu hình. Nhưng đây chỉ là một phần của thế giới, chứ không phải là toàn thế giới. Thế còn ý tưởng và suy nghĩ thì sao? Chúng cũng là một phần của thế giới. Nhưng chúng ta không thể cảm nhận chúng qua năm giác quan tôi vừa trình bày. Chỉ có tâm hồn mới cảm nhận được thế giới của ý tưởng và suy nghĩ. Ý tưởng và suy nghĩ không hề độc lập với thế giới này. Thực ra chúng phụ thuộc và chịu sự kiểm soát của thế giới vật chất. Một người mù lòa bẩm sinh không thể có ý tưởng về màu sắc. Ý tưởng và suy nghĩ,hình thành một phần của thế giới, được tạo ra và phụ thuộc vào các trải nghiệm vật chất và do tâm hồn cảm nhận. Do vậy tâm hồn (manas) được xem là một khả năng hoặc cơ quan (indriya) giống như mắt hoặc tai.

Phạm trù thứ ba là tri giác (sannakkhandha). Giống như cảm giác, tri giác cũng là một trong sáu giác quan. Giống như cảm giác, tri giác được tạo ra mối quan hệ giữa sáu khả năng (sáu cơ quan ) thụ cảm với thế giới bên ngoài. Chính tri giác giúp chúng ta phân biệt rõ một đối tượng nào đó thuộc vật chất hay tinh thần. 

Phạm trù thứ tư là hoạt động tinh thần (samkharakkhandha). Phạm trù này gồm có các hoạt động thuộc ý muốn, cả tốt lẫn xấu. Những gì chúng ta thường gọi là karma(hoặc kamma) đều thuộc phạm trù này. Định nghĩa của Đức Phật về karma cần được ghi nhớ ở đây là : "Ta gọi ý muốn là karma. Sau khi có ý muốn, người ta hành động qua thể xác, lời nói và suy nghĩ "

Phạm trù thứ năm là ý thức (vinnanakkhandha). Ý thức là sự phản ứng hoặc hưởng ứng có một trong số sáu khả năng ( mắt, tai, mũi, lưỡi, cơ thể và tâm hồn) đóng vai trò cơ sở, và một trong số sáu hiện tượng ngoại vi ( hình dạng, âm thanh, mùi, vị, vật hữu hình, và các yếu tố tâm hồn) đóng vai trò mục tiêu của nó. Ví dụ, ý thức thị giác (cakkhu-vinnana) có đôi mắt làm cơ sở và hình dạng là mục tiêu của nó là hình dạng cụ thể. Thế nên ý thức gắn liền với các khả năng khác.

Chúng ta cũng cần nhắc lại là theo triết lý Phật giáo thì không tồn tại thứ tinh thần trường tồn được gọi là "bản ngã", là "tôi ".

Trên đây là bảng mô tả tóm lược về Năm Phạm Trù Chính. Những gì chúng ta gọi là "bản ngã" hoặc "tôi" chỉ là một tên gọi mà người ta thường gán cho năm phạm trù này. Tất cả chúng đều không trường tồn, không ngừng thay đổi. " Bất kỳ thứ gì không trường tồn đều là dukkha" (Yad aniccam tam dukkham). Đây là ý nghĩa thực của lời Phật dạy: " Năm phạm trù này chính là dukkha." 

"Nó giống như một dòng sống chảy qua khe núi, cuốn đi mọi thứ; không giây phút nào nó có thể dừng lại. Đời người cũng giống như một dòng sông" . Đức Phật nói với Ratthapala: " Thế gian là một dòng chảy, không ngừng thay đổi"

Thứ này biến mất sẽ là điều kiện cho thứ khác xuất hiện. Không gì không thay đổi. Không gì có thể được gọi là trường tồn, vĩnh cửu, bất diệt.

Lúc này câu hỏi được đặt ra là liệu sự sống có điểm khởi đầu không. Theo Phật pháp thì điểm khởi đầu của dòng đời là thứ không thể có. Những người có đức tin vào đấng Tạo hóa sẽ ngạc nhiên trước câu trả lời này. Nhưng nếu bạn hỏi người đó rằng " Đâu là điểm khởi nguyên của đấng Tạo hóa?" thì anh ta sẽ lập tức trả lời rằng " Đấng tạo hóa không có điểm khởi đầu", và anh ta sẽ không hề ngạc nhiên trước câu trả lời của chính mình. Đức Phật nói, "Sự tuần hoàn này (samsara) không có điểm đầu cũng không có điểm cuối."

Đây là ý nghĩa của Chân Lý Tối Thượng về dukkha. Chúng ta cần hiểu rõ Chân Lý Tối Thượng Thứ Nhất này vì theo Đức Phật, " Ai hiểu được dukkha cũng sẽ hiểu được sự khởi nguồn của dukkha, sự chấm dứt dukkha, và cách chấm dứt dukkha."

Điều này hoàn toàn không khiến đời sống của một Phật tử trở nên phiền muộn, như một số người vẫn nhầm tưởng. Trái lại, một Phật tử đúng nghĩa luôn là người hạnh phúc nhất. Anh ta không hề lo sợ hay u sầu. Anh ta luôn cảm thấy điềm tĩnh và thanh thản, anh ta không bao giờ thất vọng bởi những thay đổi trong cuộc đời, vì lúc này anh ta đã nhìn thấy rõ sự thực. Đức Phật chưa bao giờ phiền muộn. Người được mô tả là người luôn nở nụ cười ( mihita-pubbamgama). Gương mặt của Đức Phật trong các bức ảnh hoặc các bức tượng luôn điểm một nụ cười trìu mến, từ bi , tĩnh tại.

Dù sự đau khổ luôn tồn tại trong đời sống, Phật tử không nên u sầu bởi điều đó, không nên tức giận hoặc khó chịu bởi điều đó. Một trong những tai ương trong cuộc sống, theo Phật pháp là " sự ác cảm" hoặc sự căm thù. Có hai Kinh Phật được gọi là Theragatha và Therigatha kể về các đệ tử của Đức Phật, cả nam giới lẫn nữ giới, họ tìm được sự bình yên và niềm hạnh phúc trong cuộc sống qua bài giảng dạy của Người.


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: