Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

CHƯƠNG 1: TÂM PHẬT

Trong số những người sáng lập các tôn giáo, Đức Phật (nếu chúng ta được phép gọi Người sáng lập tôn giáo) là người duy nhất xác nhận rằng mình là một người hoàn toàn bình thường, không có gì đặc biệt. Thực ra thì có một người đúng nghĩa mới có thể trở thành một vị Phật. Mọi người đều mang trong mình tiềm năng trở thành một vị Phật, mọi người đều mang bản chất Phật. Chúng ta có thể nói rằng Đức Phật là một người xuất chúng.

Theo Phật giáo, loài người nắm giữ vị trí cao trong vũ trụ. Loài người có thể làm chủ chính mình, và không nhân vật nào hay quyền lực nào có thể chi phối vận mệnh của loài người.

"Bạn là nơi nương tựa của chính mình, còn ai khác hơn? " Đức Phật nói. Người nhắc nhở các đệ tử phải luôn " là nơi nương tựa của chính mình" và đừng bao giờ tìm kiếm sự nương tựa hoặc sự trợ giúp từ bất kỳ người nào khác. Người giảng dạy và khuyến khích mỗi người phải phát huy giá trị bản thân và tự giải thoát chính mình, vì loài người có khả năng tự giải thoát mình khỏi mọi gánh nặng qua nỗ lực và trí thông mình của bản thân. Nếu Đức Phật được gọi là một đấng cứu thế ", chúng ta cần phải hiểu rằng " đấng cứu thế này là người đã khám phá và chỉ cho chúng ta còn đường hướng đến sự giải thoát, hướng đến cõi Niết bàn. Nhưng chúng ta phải tự mình bước đi.

Dựa vào nguyên tắc này, chịu trách nhiệm với chính mình, Đức Phật cho phép các đệ tử có được sự tự do của riêng họ. Trong Mahaparinib bana-sutta, Đức Phật nói rằng Người không bao giờ nghĩ đến việc kiểm soát Sangha, Người cũng không muốn Sangha phải phụ thuộc vào mình. Người nói rằng không có bài thuyết pháp bí truyền nào trong các bài giảng dạy của mình, rằng không có gì ẩn giấu trong " nắm tay của người thầy"

Trong mọi tôn giáo, chỉ trong Phật giáo chúng ta mới nghe nói đến sự tự do trong suy nghĩ mà Đức Phật khuyến khích. Sự tự do này là thứ cần thiết vì, theo Đức Phật, sự giải thoát của nhân loại tùy thuộc vào nhận thức của chính họ về Chân lý, chứ không phải tùy thuộc vào bất kỳ một nhân vật hoặc sức mạnh ngoại vi nào.

Đức Phật đã từng đến thăm một thị trấn nhỏ gọi là Kesaputta thuộc vương quốc Kosala. Người dân ở thị trấn này thường được gọi là Kalama. Khi họ nghe nói rằng Đức Phật đã đến thị trấn của họ, họ lập tức nghênh đón Người và nói với Người rằng:

"Thưa ngài, có một số nhà tu khất thực và người Bà la môn đã đến đây. Họ phổ biến các triết lý của họ và tỏ vẻ coi khinh những tôn giáo khác. Sau đó lại có một số nhà tu khất thực khác đến đây, và họ cũng phổ biến các triết lý của họ và bác bỏ các tôn giáo khác. Nhưng, thưa ngài, chúng tôi cảm thấy nghi ngờ và bối rối, không biết ai trong số họ nói đúng sự thật, đâu là chân lý".

Rồi Đức Phật cho họ lời khuyên này:

"Vâng, mọi người cảm thấy nghi ngờ và bối rối là hoàn toàn hợp lý. Mọi người đừng để mình bị ảnh hưởng bởi truyền thống hay bất kỳ lời đồn nhảm nào. Đừng xét mọi việc qua hình thức, đừng để mình bị lạc lối bởi bất kỳ ý tưởng ngoại vi nào. Khi mọi người tự nhận thấy rằng một thứ gì đó là độc hại (akusala), sai trái, lầm lạc, mọi người nên chủ động từ bỏ nó.... Và khi mọi người tự nhận thấy rằng một thứ gì đó là bổ ích (kusala) và tốt đẹp, mọi người hãy chấp nhận và theo đuổi nó"

Đức Phật nói với các bhikkhu rằng một học trò nên tìm hiểu thầy mình, dù người thầy đó là một vị Phật (Tathagata), từ đó học trò mới có thể tin chắc rằng mình đang đi đúng hướng.

Theo bài giảng dạy của Đức Phật, sự nghi ngờ (vicikiccha) là một trong số năm trở lực( nivarana) trong quá trình hướng đến sự khai sáng và phát triển tâm linh. Tuy nhiên, sự nghi ngờ không không phải là một " tội lỗi". Thực ra thì trong Phật giáo không có "tội lỗi", tội lỗi chỉ xuất hiện trong một số tôn giáo khác. Căn nguyên của mọi sự sai lạc chính là sự ngu muội (Avijja) và quan điểm sai lạc( miccha ditthi). Đây là sự thật không thể phủ nhận: khi nào còn có sự nghi ngờ, sự bối rối, sự do dự, khi ấy sự tiến bộ không thể xảy ra. Chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng: Sự nghi ngờ chắc chắn xuất hiện khi người ta không hiểu hoặc không nhìn thấy rõ ràng. Nhưng để sự tiến bộ có thể xảy ra, chúng ta nhất định phải tẩy trừ sự nghi ngờ. Để tẩy trừ sự nghi ngờ, chúng ta cần phải thấu hiểu.

Sẽ chẳng ích gì khi chúng ta nói rằng mọi người không nên nghi ngờ hoặc mọi người nên tin tưởng. " Tôi tin tưởng" không có nghĩa là tôi thấu hiểu.

Khi một học sinh giải quyết một bài toán, sẽ có lúc cậ ta không biết phải làm gì, sẽ có lúc cậu ta nghi ngờ và bối rối. Khi nào cậu ta còn nghi ngờ, khi cậu ấy vẫn không thể tiếp bước. Nếu cậu ta muốn tiếp bước, cậu ta phải giải quyết sự nghi ngờ này. Và có nhiều cách để giải quyết sự nghi ngờ ấy. Nếu bạn chỉ nói rằng" tôi tin tưởng" hoặc " tôi không nghi ngờ", thì bạn không thể nào giải quyết được vấn đề. Việc tự ép mình phải tin hoặc chấp nhận một điều gì đó trong khi bạn không hề thấu hiểu nó sẽ chẳng đưa bạn đến đâu cả. 

Đức Phật luôn sẵn sàng xua tan mọi sự nghi ngờ. Vài phút trước khi qua đời, Người nhiều lần hỏi các đệ tử rằng họ có nghi ngờ gì về bài giảng dạy của Người không. Sự khoan dung của Đức Phật cũng là yếu tố khiến mọi đệ tử phải ngạc nhiên. Một dạo nọ tại Nalanda, một người chủ nhà giàu có tên là Upali, vốn là một đệ tử của Nigantha Nataputta ( Jaina Mahavira), được thầy mình là Mahavira cử đến gặp Đức Phật về một số điểm trong thuyết nhân quả (Karma), vì quan điểm của Đức Phật về vấn đề này có sự khác biệt so với quan điểm của Mahavira. Trái ngược với mong đợi, Upali, tại cuối cuộc thảo luận, đã bị thuyết phục rằng quan điểm của Đức Phật là hoàn toàn đúng và quan điểm của Mahavira là sai lạc. Thế nên Upali xin Đức Phật nhận mình làm đệ tử (Upasaka). Nhưng Đức Phật yêu cầu ông hãy cân nhắc lại điều đó, và đừng nóng vội, vì " việc cân nhắc luôn tốt cho mọi người". Khi Upali thể hiện rõ quyết tâm của mình, Đức Phật yêu cầu ông hãy tiếp tục kính trọng và ủng hộ bậc thầy tâm linh như ông đã từng làm vậy.

Vào thế kỷ III trước Công nguyên, Hoàng đế Phật giáo Asoka của Ấn Độ, theo gương khoan dung và cảm thông này, đã tôn vinh và ủng hộ mọi tôn giáo truong vương quốc của mình. Một trong số những chỉ dụ của Asoka được khắc trên đá có nội dung là: 

"Mọi người không nên chỉ tôn vinh tôn giáo của riêng mình và chê bài các tôn giáo khác, thay vì thế mọi người cần tôn vinh tôn giáo của nhau vì một số lý do nào đó. Sự hòa thuận là yếu tố tiên quyết: Hãy sẵn sàng lắng nghe triết lý của mọi người khác" 

Câu hỏi thường được đặt ra là: Phật giáo có phải là một tôn giáo không, hay Phật giáo chỉ là một triết lý? Việc bạn gọi nó là gì không quan trọng. Dù bạn có gọi Phật giáo bằng tên gọi gì thì nó cũng chẳng bao giờ thay đổi. Tên gọi không quan trọng.

Tên gọi có ý nghĩa gì?

Dù ta gọi hoa hồng bằng tên gọi khác, nó vẫn luôn tỏa hương.

Tương tự, Chân lý cũng không cần đến tên gọi. Chân lý là của chung. Tên gọi là rào cản khiến ta không thể thấu hiểu được Chân lý, và tên gọi tạo ra những định kiến nguy hại trong tâm trí loài người. Ví dụ, khi chúng ta gặp một người, chúng ta không đánh giá họ theo đúng bản chất của họ, thay vì thế chúng ta sẽ gọi anh ta là một người Phấp, một người Anh, một người Đức, hoặc một người Mỹ, và chúng ta đánh giá anh ta qua những định kiến của mình. Tuy nhiên anh ta hoàn toàn khác xa với những gì chúng ta tùy tiện ghán ghép.

Tình yêu của người mẹ dành cho con không phải là tình yêu của Phật giáo cũng không phải là tình yêu của Thiên Chúa Giáo: nó là tình yêu của người mẹ. Các phẩm chất và tình cảm của con người chẳng hạn như tình yêu, lòng nhân hậu, lòng từ bi, lòng khoan dung, lòng kiên nhẫn, tình bạn, lòng tham, lòng căm thù, sự ngu muội, tính kiêu căng, vân vân, tất cả những thứ này hoàn toàn không cần đến những tên gọi trần tục; chúng không thuộc về bất kỳ tôn giáo nào. 

Đối với một người tìm kiếm Chân lý thì việc một ý tưởng nào đó có nguồn gốc từ đâu không phải là điều quan trọng. Thực ra thì để thấu hiểu Chân lý, chúng ta không nhất thiết phải biết bài giảng này hoặc bài giảng nọ có phải là của Đức Phật hay không, hay của một người khác. Điều quan trọng là chúng ta cần nhìn nhận rõ sự thật, thấu hiểu nó.

Dường như mọi tôn giáo đều được xây dựng trên cơ sở là niềm tin- thay vì là niềm tin " mù quáng". Nhưng Phật giáo được đặt trên cơ sở là sự thấy, sự biết, sự hiểu, chứ không phải là sự tin tưởng, hay còn gọi là niềm tin. Trong các Kinh Phật giáo có một từ saddha ( sraddha), từ này thường được dịch là " niềm tin" hay " sự tin tưởng". Nhưng saddha không phải là một " niềm tin" như thế, mà là sự tin cậy có nguồn gốc từ sự tin chắc. Trong các Kinh Phật giáo thì từ saddha cũng có một phần ý nghĩa của "niềm tin" ở góc độ sẵn sàng hiến mình cho Đức Phật, cho Phật Pháp ( các bài giảng của Đức Phật) và Sangha (giới tăng ni).

Theo Asanga, triết gia Phật giáo vĩ đại của thế kỷ IV sau Công nguyên, từ này có ba khía cạnh: (1) hoàn toàn tin chắc vào một thứ gì đó (2) niềm vui sướng có được từ những phẩm chất tốt, và (3) khát vọng đạt được kết quả theo đúng kế hoạch.

Bạn chỉ cần " phải tin tưởng" khi bạn không " nhìn thấy". Khi bạn thực sự " nhìn thấy" thì bạn không cần phải cố gắng phát huy sự tin tưởng. Nếu tôi nói với bạn rằng tôi có một viên ngọc giấu trong bàn tay mình, lúc này bạn cần phát huy sự tin tưởng vì bạn vẫn chưa tận mắt nhìn thấy nó. Nhưng nếu tôi xòe tay ra và bạn nhìn thấy rõ viên ngọc ấy, khi ấy bạn không cần phải cố gắng tin tưởng.

Vấn đề ở đây luôn là sự thấy và sự biết, chứ không phải là sự tin tưởng. Bài giảng của Đức Phật thường nhắc đến từ ehi-passika, từ này có nghĩa là " hãy đến và nhìn xem" chứ không phải là "hãy đến và tin tưởng".

Các thuật ngữ này được sử dụng trong các Kinh Phật đề cập đến những người thấu hiểu Chân lý là gì. Khi đề cập đến sự giác ngộ của chính mình, Đức Phật nói: " Đôi mắt được tạo ra, sự hiểu biết được tạo ra, sự thông thái được tạo ra, khoa học được tạo ra, ánh sáng được tạo ra." 

Một dạo nọ Đức Phật giải thích kinh Nhân -Quả cho các đệ tử , và họ nói rằng họ đã nhìn thấy và hiểu rõ nó. Sau đó Đức Phật nói : "Dù thế, nếu các ngươi bám chặt lấy nó, nếu các ngươi nâng niu nó, nếu các ngươi lưu luyến nó, khi ấy các ngươi sẽ không hiểu được rằng bài giảng này chỉ là một chiếc bè dùng để qua sông, chứ không phải dùng để ôm ấp." 

Rồi Người ví von như sau:

"Một người nọ tham gia một cuộc hành trình. Anh ta đến một dòng sông. Bờ bên này rất nguy hiểm, nhưng bờ bên kia có vẻ an toàn. Không con tàu nào có thể sang được bờ bên kia, cũng không có chiếc cầu nào bắc qua dòng sông này. Anh ta tự nhủ: " Dòng nước mênh mông, bờ bên này đầy nguy hiểm; nhưng bờ bên kia có vẻ an toàn. Không con tàu nào có thể đến bờ bên kia, cũng không có chiếc cầu nào. Mình sẽ thu gom cỏ, nhánh cây, gỗ, và lá cây để làm một chiếc bè, chiếc bè đó sẽ đưa mình sang bờ bên kia. Sau đó anh ta thu gom cỏ, nhánh cây, gỗ và lá cây để làm một chiếc bè, với chiếc bè đó anh ta thực sự đã sang được bờ bên kia, anh ta nghĩ: " Chiếc bè này đã giúp mình rất nhiều. Nhờ nó mà mình vượt qua được dòng sông. Sẽ thật tốt nếu mình tiếp tục mang nó theo trên lưng. " 

"Các ngươi nghĩ sao, các đệ tử, nếu anh ta hành xử như thế thì liệu đó có phải là cách hành xử hợp lý với chiếc bè ấy?" Không, thưa Thầy."

"Thế chúng ta sẽ xử lý chiếc bè này như thế nào? Sau khi vượt qua dòng sông, giả sử anh ta nghĩ: "Chiếc bè này đã giúp mình rất nhiều. Nhờ nó mà mình vượt qua được dòng sông. Sẽ thật tốt nếu mình đặt nó bên bờ sông, neo chặt nó ở đó, và tiếp tục đi con đường của mình. Đây mới là cách hành xử đúng với chiếc bè ấy" 

"Theo cách đó, ta đã dạy một triết lý tương tự như một chiếc bè- để vượt sông, không phải để mang trên lưng. Ai hiểu được rằng bài giảng này giống như một chiếc bè thì người đó nên vất bỏ cả điều xấu (adhamma) lẫn điều tốt (dhamma)" 

Qua câu chuyện này chúng ta thấy rõ rằng lời Phật dạy nhằm đưa loài người đến với sự an toàn, sự bình yên, niềm hạnh phúc, đến được Nirvana. Toàn bộ Phật pháp đều nhằm đưa chúng ta đến đích này. Người không nói những điều giúp thỏa mãn sự hiếu kỳ. Người là một bậc Thầy, Người chỉ giảng dạy những gì có thể đem lại niềm hạnh phúc và sự bình yên cho loài người.

Một lần nọ Đức Phật ở lại rừng Simsapa tại Kosambi (gần Allahabad). Người cầm trên tay vài chiếc lá và hỏi các đệ tử rằng: " Các con nghĩ sao? Cái nào nhiều hơn? Những chiếc lá trên tay ta hay những chiếc lá trong rừng?"

"Thưa thầy, trên tay thầy chỉ là vài chiếc là, lá trong rừng cây là vô tận."

"Ta chỉ dạy các ngươi chút ít, còn rất nhiều điều ta vẫn chưa dạy các người. Tại sao ta vẫn chưa dạy các người những điều ấy? Vì chúng không hữu ích..... không đưa các người đến Nirvana."

Đức Phật không thích thảo luận những đề tài vô bổ. Dường như trong số các đệ tử của Người cũng có vài người không thích điều này. Một ví dụ điển hình là Malunkyaputta, người này đã đặt ra cho Đức Phật mười vấn đề kinh điển. 

Một hôm nọ Malunkyaputta vừa thiền định xong thì đến gặp Đức Phật, chào hỏi Người, ngồi xuống và nói:

"Thưa thầy, khi con ngồi thiền định con chợt nghĩ đến điều này: Có những vấn đề không thể giải thích được, ngay cả với những người được cho là rất thông thái. Đó là (1) vũ trụ bất diệt (2) hay khả diệt, (3) vũ trụ vô hạn (4) hay hữu hạn (5) linh hồn và thể xác là một (6) hay chúng là hai thứ tách rời, (7) Tathagata sẽ tồn tại sau cái chết (8) hay sẽ không tồn tại sau cái chết (9) Tathagata sẽ vừa tồn tại vừa không tồn tại sau cái chết (10) hay vừa không tồn tại vừa không không tồn tại. Không ai có thể giải thích với con những vẫn đề này. Điều này khiến con không vui, con không thích như thế. Con sẽ đi tìm một nhà thông thái nào đó và đặt ra câu hỏi này. Nếu ông ấy giải thích được vấn đề của con, con muốn trở thành đệ tử của ông ấy "

"Ta có bao giờ nói với con rằng" Hãy đến đây, Malunkyaputta, và trở thành để tử của ta, rồi ta sẽ giải thích những vấn đề này cho con hiểu không?"

"Không thưa Thầy"

"Vậy thì trong những hoàn cảnh như thế này thì con định từ chối ai?"

Sau đó Đức Phật giải thích cho Malunkya-putta rằng đời sống mộ đạo không phụ thuộc vào các vấn đề này. Dù ta có quan niệm như thế nào về các vấn đề này thì vẫn luôn tồn tại sự sin, lão , bệnh tử đau khổ, tiếc thương, thất vọng, vân vân.

"Thế nên, Malunkyaputta, hãy ghi nhớ rằng những gì ta đã giải thích là những gì cần và những gì ta vẫn chưa giải thích là những thứ không cần giải thích. Tại sao ta không giải thích những vấn đề như thế? Vì việc ấy không đem lại ích lợi gì, nó không quan hệ gì đến đời sống tâm linh. Đó là lý do tại sao ta vẫn không nói với con về những vấn đề như thế" 

"Ta đã giải thích những gì ? Ta đã giải thích về dukkha, nguồn gốc của dukkha, sự kết thúc dukkha, và phương pháp kết thúc dukkha. Tại sao ta lại giải thích việc ấy? Vì việc ấy là việc hữu ích, có liên quan mật thiết đến đời sống tâm linh, có lợi cho quá trình tìm đến cõi Niết Bàn. Vì thế ta đã giải thích."

Trước tiên chúng ta hãy xem qua Bốn Chân Lý Tối Thượng mà Đức Phật đã giải thích.


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: