ai đang theo dõi việc tâm trí bạn đang suy nghĩ?
Người ta nói người Hy Lạp đã khắc dòng chữ "Hiểu bản thân" trên những ngôi đền cổ, kêu gọi mọi người dành một chút thời gian tự hỏi về động lực và hành động của họ. Mưu cầu tự hiểu bản thân là cốt lõi của đa số tôn giáo và triết lý triết học trên khắp thế giới. Có vẻ như một tác dụng phụ đáng buồn của khả năng tra vấn tuyệt vời của não bộ là khả năng tự đặt câu hỏi với chính bản thân bộ não.
"Tôi là ai? Tại sao tôi làm làm những việc tôi làm? Tôi có thể thay đổi không?" Đó là những câu hỏi luôn quấy rầy ta dưới nhiều dạng khác nhau. Và dù tôi không tin có một câu trả lời cố định cho những câu hỏi này, chúng ta vẫn có thể điều tra bản thân tốt hơn. (Nghe có vẻ thô bỉ.)
Thực chất tâm lý học đã khám phá ra rằng có rất nhiều cách mà niềm tin ở bản thân không chỉ ảnh hưởng đến hành vi mà còn đến thành công của chúng ta trên thế giới này. Người tin rằng họ thông minh hơn, trên thực tế sẽ làm kiểm tra tốt hơn, mặc dù họ không hề thông minh hơn thật
Người tin rằng họ đã uống nước tăng lực có thể nâng tạ nặng hơn bình thường, dù nước họ uống không có gì cả. Người tin rằng họ cần ít thời gian ngủ thực chất có thể làm việc khi thiếu ngủ tốt hơn những người không có niềm tin đó. Niềm tin là sức mạnh. Chính vì vậy, chúng ta cần phải rèn luyện đầu óc duy trì và đặt câu hỏi với nó. Quyển ebook ngắn này gồm ba quan điểm được thiết kế để giúp bạn làm điều đó.
1. Hai tâm trí
2. Tin tưởng điều giúp được bạn, chứ không phải sự thật
3. Niềm tin cốt yếu
Tôi mong rằng khi đọc xong bài này, bạn sẽ thấy thoải mái hơn khi đặt câu hỏi với bản thân và mở lòng với những ý tưởng mới mẻ mà bạn chưa bao giờ nghĩ đến.
Nếu bạn đã từng ngồi thiền, dù chỉ một chút thôi, bạn sẽ biết những trải nghiệm mà bạn vừa có. Bạn nhắm mắt lại và cố gắng ngừng suy nghĩ, dù chỉ trong 30 giây, và dù bạn có cố tới đâu thì những suy nghĩ vẫn không ngừng tuôn trào trong đầu bạn. Nếu bạn từng tham gia những hành trình thiền, giống như tôi dạo gần đây, họ nói rất nhiều về "tâm ngôn" (mind chatter) mà bạn đã trải qua.
Vấn đề là, "tâm ngôn" không bao giờ dừng lại. Nó luôn diễn ra trong cuộc sống hằng ngày của bạn. Triết học phương đông thường nhắm đến việc "tắt" tiếng nói ấy, và tôi nghĩ điều này cũng khá hữu dụng. Nhưng rồi tôi nhận ra luyện tập những phương pháp này còn mang lại lợi ích khác, một lợi ích mà tại phương Tây này đây các nhà tâm lý học đang theo đuổi và viết bài về nó. Lợi ích đó tôi gọi là "Hai tâm trí". Khi bạn nhắm mắt hiển nhiên tâm trí bạn đang suy nghĩ. Nhưng nếu tâm trí bạn đang suy nghĩ, vậy thì ai đang theo dõi việc tâm trí bạn đang suy nghĩ?
Bạn làm gì cũng được, ĐỪNG nghĩ về con voi màu hồng. Đừng nghĩ về con voi màu hồng cầm chiếc dù màu xanh dương với cái vòi của nó. Đừng nghĩ về con voi màu hồng dù chỉ một lần trong vòng hai câu nữa. Được rồi, bạn không chỉ hình dung ra một con voi màu hồng cầm chiếc dù màu xanh dương, mà bạn còn thấy bản thân nghĩ về con voi màu hồng khi dòng hai câu vừa rồi. Tâm Trí Quan Sát của bạn đã theo dõi Tâm Trí Suy Nghĩ liên tục chìm đắm vào con voi màu hồng, mặc dù chính nó đã nói với Tâm Trí Suy Nghĩ rằng ĐỪNG nghĩ đến con voi kia. Tâm Trí Suy Nghĩ luôn riu ríu trong đầu bạn, khi bạn đang xếp hàng chờ, khi bạn nằm trên giường cố gắng ngủ, khi bạn "lơ đãng" khỏi cuộc trò chuyện với người khác, hay khi tâm trí bạn bắt đầu lan man khi đang đọc sách (tôi chắc chắn việc này xảy ra với tôi ít nhất một lần... đáng ghét).
Tâm Trí Suy Nghĩ của chúng ta giống như một con chó động dục có dây xích chỉ biết đuổi theo mọi thứ và nếu chúng ta không quen sử dụng Tâm Trí Quan Sát, thì Tâm Trí Suy Nghĩ sẽ kéo chúng ta cùng chạy theo. Nếu Tâm Trí Suy Nghĩ nhất quyết phải đạt cấp 30 trong Diablo hay xem đến tập của cuối của bộ Mad Men, Tâm Trí Quan Sát cũng đành bất lực không thể chế ngự. Cảm xúc cũng tương tự. Và đó cũng là nguồn cơn cho đa số những gì chúng ta đang phải chịu đựng – không phải tự bản thân những cảm xúc tiêu cực, mà là việc chúng ta hoàn toàn bị cuốn vào vào những cảm xúc tiêu cực ấy. Đa số áp lực tâm lý và cảm xúc của chúng ta là do Tâm Trí Suy Nghĩ và Tâm Trí Quan Sát "hợp nhất" khiến ta không thể nhận ra sự khác biệt. Người khác luôn hỏi tôi, "Làm sao để tôi hết ghen tỵ?" hay "Làm sao để hết nóng nảy?" hay "Làm sao để tôi không còn thấy hồi hộp trước tình huống tương tự?". Câu trả lời là: không có cách nào. Bạn không thể điều khiển Tâm Trí Suy Nghĩ. Những cảm xúc này xuất hiện và sẽ tiếp tục xuất hiện.
Trong thiền, họ khuyên bạn thay vì nói "Tôi tức giận" hãy nói "Tôi cảm thấy sự tức giận". Thay vì nói "Tôi hồi hộp" hãy nói "Tôi cảm thấy sự hồi hộp". Thay vì nói "Tôi ghen tỵ" hãy nói "Tôi cảm thấy sự ghen tỵ". Nghe có vẻ chẳng khác gì mấy, nhưng hãy thử đi. Hãy nghĩ về lúc mà bạn có cảm xúc tiêu cực gần đây, giận dữ hay hồi hộp hay thiếu tự tin. Giờ thì thay vì nghĩ "Tôi tức giận với em trai", hãy nghĩ "Tôi có một sự tức giận đối với em trai". Bạn có tức giận, nhưng bạn không bị cơn tức giận đó điều khiển. Cảm xúc không phải là một sự lựa chọn. Nhưng bạn có thể lựa chọn hành vi.
"Làm sao để khống chế nỗi sợ thất bại?" hay "Làm sao để không lo lắng sẽ bị từ chối?". Tôi giải quyết nỗi sợ và lo lắng bằng cách giải quyết nỗi sợ và lo lắng. (Tôi biết câu trả lời này rất gây khó chịu) Tôi cũng có những sợ hãi và lo lắng như người khác thôi; chỉ là tôi không đồng nhất hóa với chúng. Tôi chấp nhận và vượt qua những sợ hãi và lo lắng ấy. Khi tôi cảm thấy sợ hãi, tôi chọn cách mặc kệ. Khi tôi cảm thấy lo lắng, tôi chọn cách mặc kệ. Ví dụ, khi tôi phải ngồi xuống và viết rất nhiều (giống như viết bài PDF này), tôi thường hồi hộp. Tôi muốn viết một thứ gì đó thật hay vì tôi biết có cả ngàn người sẽ đọc nó. Một hậu quả của sự hồi hộp này là sự trì hoãn. Khi tôi còn trẻ tôi cũng gặp những tình huống mà tôi hồi hộp và trì hoãn (ví dụ như những bài luận dài ở trường), tôi sẽ quyết định, "Tôi không thể làm được vì tôi quá mệt mỏi" hay "Tôi không thể tập trung như người khác, chắc là tôi bị ADD hay gì ròi. (ADD – Attention Deficit Disorder – Rối loạn Giảm Chú ý)
Đó là tôi hợp nhất vào Tâm Trí Suy Nghĩ. Không hề có ranh giới giữa cảm xúc và lý trí. Tôi cảm thấy hồi hộp và có suy nghĩ "Tôi không làm được vì lý do X, Y hay Z gì đấy" và tôi chấp nhận nó. Tôi là nô lệ cho Tâm Trí Suy Nghĩ của mình, bị trói bởi dây xích đó. Ngày nay thì tôi thường có thể ngồi viết 5000 từ hoặc hơn trong một ngày. Tôi vẫn còn có những lo ngại tương tự. Tôi vẫn nghe những suy nghĩ giống như thế ("Phải ăn đã", "Phải nghỉ ngơi đã", "Đang không có hứng viết") Nhưng bây giờ thay vì đồng nhất với những suy nghĩ ấy, tôi công nhận chúng: "Tôi cảm thấy hồi hộp khi viết bài hôm nay." "Tôi có suy nghĩ là nên ăn trước." "Tôi có suy nghĩ là nên nghỉ trước." Rồi tôi quay sang Tâm Trí Suy Nghĩ và nói thẳng thừng rằng tất cả chỉ lý do lý trấu và tôi chả cần gì ngoài đặt mông xuống bắt đầu viết.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro