phat hanh va niem yet
2.3 Phát hành và niêm yết chứng khoán
2.3.1 Phát hành chứng khoán
2.3.1.1 Chủ thể và mục đích phát hành chứng khoán
* Mục đích phát hành chứng khoán:
Một trong những điều kiện quan trọng cho sự ra đời, tồn tại và phát triển cảu các doanh nghiệp đó là vốn. Thực tế đã chứng minh rằng vốn quyết định quy mô, hiệu quả kinh doanh, quyết định vị thế cảu doanh nghiệp trên thương trường. Đồng thời với quy mô vốn cần thiết, các doanh nghiệp mới có điều kiện củng cố được uy tín của mình trong các quan hệ thanh toán với các đối tác liên quan. Vì vậy, khi thiếu vốn để duy trì và mở rộng quy mô kinh doanh, các doanh nghiệp phải có một cơ chế năng động để huy động vốn trong nền kinh tế. Một trong những con đường có thể lựa chọn cho công chúng cá nhà đầu tư. Thông qua việc phát hành chứng khoán, các doanh nghiệp sẽ huy động được một số vốn tương ứng với tổng giá phát hành chứng khoán trong một đợt phát hành.
Với nhà nước, trong những thời kỳ bội chi ngân sách nhà nước, hoặc cần huy động vốn để thực hiện các chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các công trình công cộng ... ngoài việc tìm kiếm các nguồn vốn từ nước ngoài dưới các hình thức khác nhau, Nhà nước có thể phát hành chứng khoán cho công chúng các nhà đầu tư để huy động vốn. Khi đó các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi chưa sử dụng từ các cá nhân, hộ gia đình, từ các đơn vị tổ chức kinh tế, từ các tổ chức chính trị, các tổ chức quần chúng ... sẽ được tập trung cho Nhà nước dưới hình thức các chủ thể này bỏ vốn mua các loại chứng khoán do Nhà nước phát hành.
Như vậy, dưới góc độ lý thuyết cũng như trong thực tế đã khẳng định: phát hành chứng khoán là một trong các hình thức huy động vốn trong nền kinh tế, để thực hiện mục tiêu phát triển của tổ chức phát hành.
* Chủ thể phát hành chứng khoán
Chủ thể phát hành chứng khoán là tổ chức huy động vốn bằng cách bán chứng khoán cho người đầu tư. Chủ thể phát hành chứng khoán bao gồm: Chính phủ, các doanh nghiệp và các quỹ đầu tư.
- Chính phủ:
Qua thực tế ở nhiều nước cho thấy, Chính phủ từ trung ương đến địa phương là một trong những chủ thể phát hành nhiều nhất của thị trường. Điều này là dễ hiểu vì không phải lúc nào Chính phủ cũng có thể bù đắp được sự thiếu hụt vốn xảy ra khá thường xuyên trong chi tiêu của mình bằng cách yêu cầu ngân hàng trung ương in thêm tiền mặt. Chính phủ cũng không thể đơn giản tài trợ cho các thiếu hụt của mình bằng cách tăng nguồn thu từ thuế. Mặc dù về cơ bản lãi và gốc của trái phiếu chính phủ cuối cùng cũng sẽ được thanh toán bằng các khoản thu cua Chính phủ, trong đó thuế chiếm phần quan trọng, đòi hỏi lượng vốn ban đầu lớn, đối với các công trình dự án quan trọng, đòi hỏi lượng vốn ban đầu lớn, việc tăng nguồn thu của Chính phủ từ thuế cũng không thể đáp ứng được nhu cầu về vốn ban đầu. Bên cạnh đó, việc tăng thuế đột ngột cũng sẽ có những ảnh hưởng xấu không chỉ đối với nền kinh tế.
- Doanh nghiệp:
TTCK là một "kênh" rất quan trọng giúp cho doanh nghiệp có thể huy động được vốn trung và dài hạn với một số lượng vốn lớn. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại hình doanh nghiệp đều có thể huy động vốn trên TTCK, chỉ có một số loại hình doanh nghiệp được pháp luật cho phép được phát hành chứng khoán để huy động vốn.
Ở VN, theo Luật doanh nghiệp 2005 có 4 loại hình doanh nghiệp:
+ Công ty TNHH
+ Công ty cổ phần
+ Công ty hợp danh
+ Doanh nghiệp tư nhân.
Trong các loại hình doanh nghiệp trên, chỉ có Công ty cổ phần là được phép huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu và trái phiếu, công ty TNHH chỉ được phép phát hành trái phiếu. Như vậy, công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có ưu thế trong việc huy động vốn bằng phát hành chứng khoán.
- Quỹ đầu tư:
Quỹ đầu tư đóng vai trò rất lớn trên TTCK. Để giúp các nhà đầu tư nhỏ có thể đa dạng hoá đầu tư, phân tán rủi ro và giảm chi phía đầu tư, các công ty quản lý quỹ liên tục thành lập các quỹ đầu tư mới và phát hành các chứng chỉ quỹ ra công chúng hoặc quỹ đầu tư dạng công ty (công ty đầu tư chứng khoán) phát hành cổ phiếu để huy động vốn.
2.3.1.2 Các phương thức phát hành chứng khoán
Các phương thức phát hành được phân chia theo các tiêu thức khác nhau:
* Phân loại theo đợt phát hành: Theo tiêu thức này người ta chia phương thức phát hành thành phát hành chứng khoán lần đầu và phát hành các đợt tiếp theo.
- Phát hành chứng khoán lần đầu: là việc tổ chức phát hành chứng khoán lần đầu tiên sau khi tổ chức phát hành đã đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định của UBCKNN
- Phát hành chứng khoán các đợt tiếp theo: là hoạt động phát hành nhằm mục đích tăng thêm vốn của tổ chức phát hành đó.
* Phân loại theo đối tượng mua bán chứng khoán:
- Phát hành riêng lẻ (phát hành nội bộ): là việc phát hành trong đó chứng khoán được bán trong phạm vi một số người nhất định (thông thường là cho các nhà đầu tư có tổ chức), với những điều kiện hạn chế và khối lượng phải đạt một mức nhất định.
Việc phát hành chứng khá riêng lẻ thông thường chịu sự điều chỉnh của Luật Công ty. Chứng khoán phát hành dưới hình thức này không phải là đối tượng được niêm yết và giao dịch trên TTCK sơ cấp.
Luật phát các nước cũng có những quy định cụ thể đối với hình thức phát hành riêng lẻ. Ví dụ như ở Mỹ, trong trường hợp phát hành riêng lẻ thì không được quảng cáo bằng các phương tiện thông tin đại chúng cũng như hội thảo rộng rãi và nếu các nhà đầu tư tham gia không mang tính chuyên nghiệp thì số lượng không vượt quá 35 người và phải cử ra một đại diện mua. Tại Thái Lan, tổng số tiền huy động qua việc phát hành riêng lẻ không được vượt quá 20 triệu Bath và không quá 35 người.
Các doanh nghiệp thường lựa chọn phát hành riền lẻ bởi một số nguyên nhân sau:
+ Công ty không đủ tiêu chuẩn để phát hành ra công chúng
+ Số lượng vốn cần huy động nhỏ, mục đích chọn phát hành riền lẻ để giảm chi phí.
+ Công ty phát hành cổ phiếu nhằm mục đích duy trì các mối quan hệ trong kinh doanh. Ví dụ như: phát hành cổ phiếu cho những nhà cung cấp hay tiêu thụ sản phẩm, phát hành cho các đối tác, ...
+ Phát hành cho các cán bộ, công nhân viên chức của công ty.
- Phát hành ra công chúng (hình thức chào bán công khai)
Là hình thức phát hành trong đó chứng khoán được phát hành rộng rãi ra công chúng cho một số lượng lớn các nhà đầu tư nhất định, trong đó phải đảm bảo một tỷ lệ cho các nhà đầu tư nhỏ. Ngoài ra, tổng khối lượng phát hành chứng khoán cũng phải đạt một tỷ lệ theo quy định.
Việc phát hành chứng khoán ra công chúng phải được cơ quan quản lý Nhà nước về chứng khoán cấp giấy phép hoặc chấp thuận. Sau khi phát hành trên thị trường sơ cấp, chứng khoán sẽ được giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán khi đã đáp ứng được các quy định về niêm yết chứng khoán của SGDCK. Tổ chức phát hành chứng khoán ra công chúng phải thực hiện một chế độ báo cáo, công bố thông tin công khai và chịu sự quản lý, giám sát riền theo quy định của pháp luật về CK và TTCK.
Việc phát hành ra công chúng được phân biệt thành hai hình thức: phát hành cổ phiếu ra công chúng và phát hành trái phiếu ra công chúng.
+ Trường hợp phát hành cổ phiếu ra công chúng, việc phát hành được tiến hành theo một trong hai phương thức sau:
. Phát hành lần đầu ra công chúng (IPO) là việc phát hành trong đó cổ phiếu của công ty lần đầu tiên được bán rộng rãi cho công chúng đầu tư. Nếu cổ phần được bán lần đầu cho công chúng nhằm tăng vốn thì đó là IPO sơ cấp, còn khi cổ phần được bán lần đầu từ số cổ phần hiện hữu thì đó là IPO thứ cấp.
. Chào bán sơ cấp (Phân phối sơ cấp); là đợt phát hành cổ phiếu bổ sung của công ty cho rộng rãi các công chúng đầu tư.
+ Trường hợp phát hành trái phiếu ra công chúng, việc phát hành theo một phương thức duy nhất là chào bán sơ cấp.
2.3.1.3 Điều kiện phát hành chứng khoán ra công chúng
* Đối với cổ phiếu:
Điều kiện quy định đối với các công ty phải đáp ứng trước khi được phép phát hành chứng khoán ra công chúng được chia làm hai nhóm chỉ tiêu: nhóm chỉ tiêu định lượng và nhóm chỉ tiêu định tính.
- Nhóm chỉ tiêu định lượng:
+ Công ty phải có quy mô vốn nhất định. Vốn quy định tuỳ theo mỗi nước, có thể là quy định vốn điều lệ tối thiểu ban đầu, vốn cổ phần (tỷ lệ nắm giữ của các cổ đông cũng như số lượng các cổ đông ngoài công ty, ...)
+ Tính liên tục trong hoạt động kinh doanh của công ty: công ty phải hoạt động kinh doanh có hiệu quả trong một số năm liên tục trước khi xin phép phát hành ra công chúng.
+ Tổng giá trị của đợt phát hành phải đạt quy mô nhất định.
+ Một tỷ lệ nhất định phải được bán cho một số lượng quy định công chúng đầu tư.
+ Các thành viên sáng lập của công ty phải cam kết nắm một tỷ lệ vốn cổ phần của công ty trong một khoảng thời gian quy định.
- Các chỉ tiêu định tính:
+ Các nhà quản lý công ty bao gồm thành viên Ban giám đốc điều hành và Hội đồng quản trị phải có trình độ kinh nghiệm quản lý công ty.
+ Cơ cấu tổ chức của công ty phải hợp lý và vì lợi ích của các nhà đầu tư.
+ Các báo cáo tài chính, bản cáo bạch và các tài liệu cung cấp thông tin phải có độ tin cậy cao nhất, được chấp thuận kiểm toán bởi các tổ chức kiểm toán có uy tín.
+ Công ty phải có phương án khả thi về việc sử dụng vốn thu được từ đợt phát hành.
+ Công ty phải được một hoặc một số các tổ chức bảo lãnh phát hành đứng ra cam kết bảo lãnh cho đợt phát hành.
Tại Việt Nam theo Luật Chứng khoán năm 2006 thì: các tiêu chuẩn cơ bản để một công ty phát hành cổ phiếu ra công chúng được quy định như sau:
* Đối với cổ phiếu:
. Doanh nghiệp có vốn điều lệ tại thời điểm đăng ký tư 10 tỷ đồng trở lên
. Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán.
. Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán được đại hội cổ đông thông qua.
* Đối với phát hành trái phiếu
. Doanh nghiệp có vốn điều lệ tại thời điểm đăng ký từ 10 tỷ đồng
. Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán, không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 1 năm.
. Có phương án phát hành, phương án sử dụng hiệu quả và trả nợ vốn thu được từ đợt chào bán được hội đồng quản trị hoặc chủ sở hữu công ty thông qua.
. Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nàh đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, đảm bảo quỳen và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác.
* Đối với chứng chỉ quỹ đầu tư
. Tổng giá trị chứng chỉ quỹ đăng ký chào bán tối thiểu 50 tỷ đồng VN
. Có phương án phát hành và phương án đầu tư số vốn thu được từ đợt chào bán chứng chỉ quỹ phù hợp với quy định của Luật chứng khoán.
2.3.1.4 Lợi thế và bất lợi khi phát hành chứng khoán.
Những lợi thế:
. Phát hành chứng khoán ra công chúng sẽ tạo ra hình ảnh đẹp và sự nổi tiếng của công ty, nhờ vậy công ty sẽ dễ dàng hơn và tốn ít chi phí hơn trong việc huy động vốn qua phát hành cổ phiếu và trái phiếu ở những lần sau. Thêm vào đó, khách hàng và nhà cung ứng của công ty thường cũng sẽ trở thành cổ đông của công ty và do vậy công ty sẽ rất có lợi trong việc mua nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm.
. Phát hành chứng khoán ra công chúng sẽ làm tăng giá trị tài sản ròng, giúp công ty có được nguồn vốn lớn và có tểh vay vốn của ngân hàng với lãi suất ưu đãi hơn cũng như các điều khoản về tài sản cầm cố sẽ ít phiền hà hơn. Ví dụ như các cổ phiếu của các công ty đại chúng dễ dàng được chấp nhận là tài sản cầm cố cho các khoản vay ngân hàng. Ngoài ra, việc phát hành chứng khoán ra công chúng cũng giúp công ty trở thành một ứng cử viên hấp dẫn hơn đối với các công ty nước ngoài với tư cách làm đối tác liên doanh.
. Phát hành chứng khoán ra công chúng giúp công ty có thể thu hút và duy trì đội ngũ nhân viên giỏi bởi vì khi chào bán chứng khoán ra công chúng, công ty bao giờ cũng dành một tỷ lệ chứng khoán nhất định để bán cho nhân viên của mình. Với quyền mua cổ phiếu, nhân viên của công ty sẽ trở thành cổ đông, và được hưởng lãi trên vốn thay vì thu nhập thông thường. Điều này đã làm cho nhân viên của công ty làm việc có hiệu quả hơn và coi sự thành bại cảu công ty thực sự là sự thành bại của mình.
. Phát hành chứng khoán ra công chúng, công ty có cơ hội tốt để xây dựng một hệ thống quản lý chuyên nghiệp, cũng như xây dựng được một chiến lược phát triển rõ ràng. Công ty cũng dễ dàng hơn trong việc tìm người thay thế nhờ đó mà tạo ra được tính liên tục trong quản lý. Bên cạnh đó, sự hiện diện của các uỷ viên quản trị không trực tiếp tham gia điều hành công ty cũng giúp tăng cường kiểm tra và cân đối trong quản lý và điều hành công ty.
. Phát hành chứng khoán ra công chúng làm tăng chất lượng và độ chính xác của các báo cáo của công ty, bởi vì các báo cáo cảu công ty phải được lập theo các tiêu chuẩn chung do cơ quan quản lý quy định. Chính điều này làm cho việc đánh giá và so sánh kết quả hoạt động của công ty được thực hiện dễ dàng và chính xác hơn.
Những điểm bất lợi
Tuy nhiên, bên cạnh những điểm thuận lợi nói trên, phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng còn gặp phải một số điểm bất lợi như sau:
. Phát hành chứng khoán ra công chúng là phân tán quyền sở hữu và có thể làm mất quyền kiểm soát công ty cảu các cổ đông sáng lập do hoạt động thôn tính công ty. Bên cạnh đó, cơ cấu về quyền sở hữu của công ty luôn luôn bị biến động do chịu ảnh hưởng của các giao dịch cổ phiếu hàng ngày.
. Chi phí phát hành chứng khoán ra công chúng cao, thường chiếm từ 8-10% khoản vốn huy động, bao gồm các chi phí bảo lãnh, phí tư vấn pháp luật, chi phí in ấn, phí kiểm toán, chi phí niêm yết, ... Ngoài ra hằng năm công ty cũng phải chịu thêm các khoản chi phí phụ như chi phí kiểm toán các báo cáo tài chính, chi phí cho việc chuẩn bị tài liệu nộp cơ quan quản lý Nhà nước về chứng khoán và chi phí công bố thông tin định kỳ...
. Công ty phát hành chứng khoán ra công chúng phải tuân thủ một chế độ công bố thông tin rộng rãi, nghiêm ngặt và chịu sự giám sát chặt chẽ hơn so với các công ty khác. Hơn nữa, việc công bố các thông tin doanh thu, lợi nhuận, vị trí cạnh tranh, phương thức hoạt động, các hợp đồng nguyên liệu, cũng như nguy cơ bị rò rỉ thông tin mật ra ngoài có thể đưa công ty vào vị trí cạng tranh bất lợi.
. Đội ngũ cán bộ quản lý công ty phải chịu trách nhiệm lớn hơn trước với công chúng. Ngoài ra, do quy định cảu pháp luật việc chuyển nhượng vốn cổ phần của họ thường bị hạn chế.
2.3.2 Niêm yết chứng khoán
* Khái nệm:
Theo luật chứng khoán năm 2005: Niêm yết chứng khoán là việc đưa các chứng khoán có đủ điều kiện vào giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán.
Việc chứng khoán của một tổ chức phát hành được niêm yết sẽ đem lại cho chính tổ chức đó và các nhà đầu tư nhiều lợi thếđáng kể như: hoạt động mua bán được tiến hành trong môt thị trường trật tự và được quản lý chặt chẽ, tính thanh khoản của chứng khoán được tăng cường, giá cả được xác định một cách minh bạch và công bằng, quyền lợi của người sở hữu chứng khoán được bảo vệ tối đa bởi các quy định của pháp luật.
* Những thuận lợi và khó khăn của việc niêm yết chứng khoán
- Thuận lợi:
Việc chứng khoán của một tổ chức phát hành được niêm yết sẽ đem lại cho chính tổ chức đó và các nhà đầu tư nhiều lợi thế đáng kể như:
+ Hoạt động mua bán được tiến hành trong một thị trường traqạt tự và được quản lý chặt chẽ.
+ Quyền lợi của người sở hữu chứng khoán được bảo vệ tối đa bởi các quy định cảu pháp luật.
+ Công ty sẽ dễ dàng huy động được khối lượng vốn lớn với chi phí thấp hơn. Công chúng đầu tư tin tưởng hơn vào cong ty niêm yết và tính thanh khoản của chứng khoán niêm yết thường cao hơn nên huy động vốn dễ dàng hơn.
+ Độ tín nhiệm của công ty niêm yết sẽ được nâng cao trên thị trường do đó công ty dễ dàng vay vốn ngân hàng hơn và khả năng ký kết hợp đồng sẽ thuận lợi hơn.
+ Tính thanh khoản của chứng khoán được niêm yết sẽ tăng lên. Việc giao dịch mua bán, chuyển nhượng thế chấp thuận lợi hơn đối với người sở hữu chứng khoán niêm yết và trong một số trường hợp công ty niêm yết được ưu đãi về thuế hơn.
- Khó khăn:
+ Lộ thông tin:
DN được niêm yết chứng khoán phải công khai thông tin theo yêu cầu của pháp luật và SGDCK. Những thông tin công bố có thể bị các đói thủ của doanh nghiệp khai thác, điều đó, có thể dẫn tới không có lợi cho DN trong cạnh tranh.
+ Có thể phải đối mặt nhiều hơn với rủi ro từ những hành vi phi pháp.
Một DN có chứng khoán được niem yết có thể dễ trở thành là đối tượng tán công của các hành vi trái pháp luật trên thị trường như các hành vi tung tin đồn nhảm sai sự thật, các hoạt động đầu cơ phi pháp lũng đoạn thị trường và ở nhiều nước, DN niêm yết cũng có thể dễ là mục tiêu của hoạt động thâu tóm và sáp nhập DN, ...
+ Việc kiểm soát DN sẽ phức tạp hơn.
Khi DN niem yết CK thì chứng khoán cảu DN sẽ được mua, bán rộng rãi trong công chúng. Đối với công ty cổ phần, điều đó dẽ dẫn đến tình trạng xáo động thành phần cổ đông, từ đó, làm cho việc quản lý và kiểm soát công ty khó khăn, phức tạp hơn.
+ Phải tăng thêm chi phí:
DN được niêm yết phải nộp những khoản phí nhất định cho SGDCK như: phí niêm yết lần đầu tiên, phí niêm yết lại chứng khoán và phí niêm yết hàng năm, chi phí về kiểm toán, ...
Ngoài ra: cũng cần thấy rằng những nhà lãnh đạo và quản lý DN được niêm yết phải chịu áp lực nhiều hơn của cổ đông, của người đầu tư và những áp lực khác.
* Điều kiện niêm yết chứng khoán
- Về mặt định lượng
+ Quy mô vốn; Trong giai đoạn đầu, tiêu chuẩn về quy mô vốn đối với công ty niêm yết tối thiểu là 10 tỷ đồng.
+ Quy mô huy động thêm vốn: tổng giá trị cổ phiếu phát hành thêm không được vượt quá tổng giá trị cổ phiếu đang lưu hành.
+ Về số lượng cổ phiếu nắm giữ: số lượng cổ đông bên ngoài nắm giữ là; 100 người, nắm giữ tối thiểu 20% tổng số vốn cổ phần (tỷ lệ này là 15% với công ty cổ phần trên 10 tỷ đồng). Tương tự, đối với người sở hữu trái phếu, tối thiểu 20% tổng giá trị trái phiếu phải do trên 100 người đầu tư nắm giữ (trường hợp tổng giá trị trái phiếu phát hành trên 100 tỷ đồng thì tỷ lệ này giảm xuống còn 15%)
+ Số lượng cổ đông: tối thiểu 100 cổ đông là người ngoài tổ chức phát hành.
+ Kết quả hoạt động kinh doanh: tổ chức niêm yết phải hoạt đlộng có lãi trong 2 năm gsần nhất, tính đến thời điểm xin niêm yết hay niêm yết lại.
+ Thời gian hoạt động tối thiểu cảu tổ chức niêm yết là: 2 năm tín đến thời điểm xin niêm yết
- Về mặt định tính:
+ Tiêu chuẩn về hoạt động cảu tổ chức niêm yết: có tình hình tài chính lành mạnh, có triển vọng phát triển.
+ Tiêu chuẩn liên quan đến dự án (sử dụng vốn) của tổ chức niêm yết
+ ý kiến kiểm toán: đối với báo cáo tài chính trong hai năm liên tục gần nhất tính đến ngày xin phép niêm yết hay xin phép niêm yết lại phải là chấp nhận toàn bộ hoặc chấp nhận có ngoại từ.
* Các hình thức niêm yết:
- Niêm yết lần đầu: (Intial listing)
Là cho phép cổ phiếu của một công ty được giao dịch lần đầu tiên trên Sở giao dịch khi công ty đó đáp ứng các yêu cầu về niêm yết lần đầu.
- Thay đổi niêm yết: (Change listing)
Thay đổi niêm yết phát sinh khi công ty niêm yết thay đổi tên giao dịch, khối lượng cổ phiếu được niêm yết cảu mình (thông qua việc tách/ gộp cổ phiếu).
- Đăng ký niêm yết bổ sung: (Additional listing)
Một công ty niêm yết, nếu được UBCK chấp thuận, sẽ được niêm yết các cổ phiếu mới phát hành (sau lần niêm yết đầu tiên) vớimục đích tăng vốn hay vì các mục đích khác như: sáp nhập, trả cổ tức, thực hiện các trái quyền, thực hiện việc chuyển đổi các trái phiếu có khả năng chuyển đổi sang cổ phiếu, hoặc phát hành các chứng chỉ chấp nhận lưu ký (DRs-Depository Receipts)
+ Niêm yết lại: (Relisting)
Niêm yết lại là khi công ty dã khắc phục được các hành vi vi phạm qui chế niêm yết và đủ điều kiện để tiếp tục niêm yết trên TTCK.
+ Niêm yết toàn phần và niêm yết từng phần: (Dual listing & Partial listing)
. Niêm yết toàn phần: Phát sinh khi một công ty có các cổ phiếu được niêm yết riêng biệt trên Sở giao dịch trong nước hoặc ở nước ngoài.
. Niêm yết từng phần: phát sinh trong trường hợp khi một công ty chỉ niêm yết một phần trong tổng số các cổ phiếu đang lưu hành trên Sở giao dịch và phần còn lại không được niêm yết.
+ Niêm yết chéo:
Là chứng khoán của một công ty niêm yết ở SGDCK này đồng thời cũng n iêm yết ở một SGDCK khác thường là ở nước ngoài.
Ví dụ: Cổ phiếu của hãng SONY của Nhật vừa niêm yết ở SGDCK TOKYO (Nhật) vừa niêm yết ở SGDCK NewYork (Mỹ)
+ Niêm yết cửa sau: (back - door listing)
Được hiểu là một công ty chưa đủ điều kiện niêm yết đã dùng biện pháp thâu tóm hay sáp nhập để chiếm quyền kiểm soát một công ty đã niêm yết và nghiễm nhiên được niêm yết trên TTCK bằng sự đổi tên của cổ phiếu đã niêm yết.
* Thủ tục niêm yết:
Thông thường quy trình niêm yết ở các thị trường được quy định theo c ác bước như sau:
- Tổ chức phát hành nộp bản đăng ký cho SGDCK
- SGDCK thẩm định sơ bộ
- Nộp bản đăng ký lên UBCKNN
- Chào bán chứng khoán ra công chúng
- Xin phép niêm yết
- Thẩm tra niêm yết chính thức
- Quyết định chấp nhận niêm yết
- Niêm yết chứng khoán.
đọc thêm:
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro