Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

phap luat qlr42

NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI SONADEZI LONG THÀNH XẢ THẢI THẲNG RA SÔNG

Mở đề:

Những năm qua, mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế-xã hội quan trọng nhưng Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức về suy thoái môi trường. Bản tổng kết môi trường toàn cầu do Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) mới công bố năm 2008 cho thấy VN có mặt trong “danh sách đen” với hai TP nằm trong danh sách 6 TP bị ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất trên thế giới.

Nhà máy xử lý nước thải SONADEZI đóng tại huyện Long Thành- tỉnh Đồng Nai. Nhà máy này trực thuộc tổng công ty Sonadezi- Doanh nghiệp nhà nước thuộc UBND tỉnh Đồng Nai.  Nhà máy thu nhận và xử lý nước thải của 42 công ty tại Khu Công nghiệp Long Thành.  Với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, nhà máy xử lý nước thải khu công nghiệp Long Thành, Đồng Nai ví như một “cảnh sát môi trường” và từng được vinh danh là doanh nghiệp điển hình bảo vệ. Nhưng rạng sáng ngày 4/8 vừa qua, nhà máy bị bắt quả tang xả hang ngàn mét khối nước thải ra song Đồng Nai. Theo báo cáo ban đầu, sau khi ập vào phòng điều hành hệ thống xử lý trung tâm, C49 phát hiện hệ thống xử lý vi sinh không hoạt động.

Hành vi gây ô nhiễm:

Thượng tá Cù Nam Tiến, phó phòng 2 - C49, cho biết theo ước tính ban đầu, mỗi ngày nhà máy này xả khoảng 9.300 m3 nước thải chưa qua xử lý xuống sông. Tổng cộng nhà máy này đã thải 14 triệu m3 nước thải bẩn trong vòng 5 năm qua.

Nhà máy đã lợi dụng việc lên xuống của thủy triều để gây ô nhiễm. Khi thủy triều lên, công ty sẽ mở cổng xả đáy cho nước từ sông vào đầy trong hồ nhằm mục đích pha loãng nước thải đen đậm. Rồi lợi dụng ban đêm hoặc trời mưa hoặc lúc thủy triều xuống sẽ mở cống để đổ ra rạch Bà Chéo.

Rạch Bà Chèo là nguồn nước chính phục vụ khoảng 500 ha đất nông nghiệp, 2 bên còn là nơi sinh hoạt của bà con ở xã Tam An huyện Long Thành, ngoài ra còn là nơi nuôi vịt, thả tôm cá….

Hiện trạng gây ô nhiễm:

ØÔ nhiễm nước: đi theo  dòng Bà Chèo, bắt đầu từ miệng cống xả thải (cách nhà máy chừng 1km), lên khu dân cư ấp 2, xã Tam An, chỗ nào cũng thấy con rạch đen ngòm, nhớt bám dày quạch bên trên lớp bùn, dưới những gốc dừa nước hóa chất vẫn còn lưu lại.

Ø Ô nhiễm đất: Nhiều ha hoa màu và các loại cây ăn quả như chôm chôm, sầu riêng đều bị chết hết, đất bị nhiễm độc phải bỏ hoang; nguồn nước bị ô nhiễm nặng. Tất cả những điều đó đã ảnh hưởng lớn đến kinh tế và sức khỏe của người dân sống xung quanh đây.

ØTheo Ông Trần Văn Kia (ấp 2, xã Tam An, huyện Long Thành), trong 5 năm qua, người dân xung quanh khu công nghiệp phải gánh chịu sự ô nhiễm từ việc xả thải của khu công nghiệp này. Nghiêm trọng hơn, mỗi khi trời chuẩn bị mưa, nhân viên lại mở nắp cống dẫn nước thải ra rạch Vàm Mương (một nhánh của rạch Bà Chèo). “Mới đây, tôi bỏ cả triệu đồng ra mua 100 con gà về nuôi được vài bữa, đến khi chúng uống nước ở mương này thì lăn đùng ra chết.

ØÔ nhiễm không khí: Ngoài ra, cứ đêm đến thì thở không nổi. Nhiều người già, trẻ em còn bị mắc bệnh hô hấp…”.

Cách giải quyết của cơ quan nhà nước

ØNgày 7-10- 2011, Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường - Cơ quan phía Nam (C49B-Bộ Công an) đã công bố quyết định xử phạt số tiền 537.179.000 đồng do vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường:

ØXả nước thải vượt quy chuẩn, tiêu chuẩn quy định ra môi trường từ 5- 10 lần

ØThực hiện không đúng và không đầy đủ những nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt

ØVận hành không thường xuyên, không đầy đủ hệ thống xử lý nước thải đã được  xây dựng, nghiệm thu,dẫn dến việc thải ra môi trường không đạt tiêu chuẩn

ØTheo Nghị định 117/2009/NĐ-CPVề xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

ØĐiều 8 khoản 3: “Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng, không đầy đủ các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt và các yêu cầu trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường”.

ØàXử phạt: phạt tiền 55 triệu đồng, đồng thời yêu cầu công ty Sonadezi thực hiện đúng theo các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.

ØĐiều 8 khoản 4: “Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 170.000.000 đồng đối với hành vi  không xây lắp, xây lắp không đúng, không vận hành, không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình xử lý môi trường theo nội dung trong đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt.”

Øà Xử phạt: phạt tiền 145 triệu đồng, đồng thời khắc phục tình trạng ôi nhiễm môi trường, vận hành quy trình xử lý môi trường theo nội dung trong đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt.

- Điều 10 khoản 3 điểm e: “quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 5 lần đến dưới 10 lần thì xử phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5.000m3/ngày đến dưới 10.000m3/ngày (24giờ)”

ØàXử phạt:phạt tiền 175 triệu đồng, đồng thời căn cứ Điều 10 khoản 5 của Nghị định ngày thì mức tiền phạt tăng thêm từ 40%-50% lấy trung bình là 45% là: 78.750.000 đồng. Đồng thời Công Ty phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ôi nhiễm môi trường do mình gây ra.

ØHình phạt bổ sung:Căn cứ vào điều 48 khoản 1 điểm b theo nghị định trên thì Công ty Sonadezi tạm thời đình chỉ hoạt động. Nhưng xét thấy đây là công ty xử lý nước thải của Khu Công Nghiệp Long Thành. Nên nếu đình chỉ hoạt động của công ty Sonadezi thì gây ra tổn thất lớn hơn. Do đó không áp dụng hình phạt bổ sung này

ØĐến nay xã đã nhận được 220 đơn của người dân, yêu cầu bồi thường thiệt hại về hoa màu, vật nuôi, mất thu nhập từ nguồn lợi thủy sản… với số tiền lên đến khoảng 12 tỉ đồng.

Ø Việc C49 ra quyết định xử phạt Sonadezi Long Thành đã xác định đơn vị này có gây ô nhiễm cho rạch Bà Chèo nhưng việc còn lại là giải quyết những yêu cầu bồi thường, hỗ trợ thiệt hại cho người dân như thế

Ý kiến của cá nhân:

•         Xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm của nhà máy

•         Bắt công ty phải chịu trách nhiệm về việc xả chất thải ra môi trường

•         Bồi thường thiệt hại cho những hộ dân sống xung quanh

•         Tiến hành các biện pháp nhằm khắc phục hậu quả

•         Nếu không thực hiện những điều trên thì đình chỉ hoạt động của nhà máy

•         Bên cạnh xử lý hành vi vi phạm của nhà máy thì Nhà nước cũng cần phải:

•         nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác môi trường; trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả hoạt động của các lực lượng này.

•         hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó những chế tài xử phạt (cưỡng chế hành chính và xử lí hình sự) phải thực sự đủ mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm

•         Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường

•         Cần có quy định bắt buộc các công ty  phải xây dựng hệ thống thu gom, xử lí nước thải tập trung hoàn chỉnh mới được phép hoạt động, đồng thời thường xuyên có báo cáo định kỳ về hoạt động xử lí nước thải, rác thải tại đó.

Kết luận:

Chỉ trong một đêm, Sonadezi Long Thành đã xả khoảng 9.300m3 nước thải. Như vậy trong 5 năm qua các họng xả ngầm đã âm thầm bức tử dòng sông Đồng Nai bằng hàng chục triệu mét khối nước thải. Hàng chục hecta vườn cây trái, vuông tôm... bị nước thải phá hoại, nhiều hộ nông dân đã phải bỏ nghề nuôi trồng đánh bắt, có hộ phải lìa xứ. Đó là điều ai cũng thấy được, nhưng cái khó làm sao xác định “mức độ nghiêm trọng” hoặc “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”... khi các văn bản hướng dẫn chưa hề được ban hành. Các mức độ, hậu quả như luật nêu (để xác định cấu thành tội phạm môi trường) rất khó định lượng, vì hậu quả do hành vi nghiêm trọng rất phức tạp trên thực tế, có khi vài thế hệ mới rõ. Chưa kể muốn xác định mức độ vi phạm phải thông qua những biện pháp khoa học kỹ thuật, máy móc, phương tiện hiện đại.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: