pháp luật đại cương
ÔN TẬP PHÁP LÝ ĐẠI CƯƠNG
CHƯƠNG I:LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
CÂU 1:
theo quan điểm của chủ nghĩa marx - lenin, nhà nước ko cùng xuất hiện với loài người mà chỉ xuất hiện ở những nơi xã hội đã phân chia giai cấp, mâu thuẫn giai cấp ko thể điều hòa
CÂU 2:
nhà nước ra đời là do sự phát triển kinh tế của loài người, nền sản xuất hàng hóa làm cho loài người phân chia giai cấp, dẫn đến những mâu thuẫn ko thể điều hòa đc -> nhà nước
CÂU 3:
thị tộc là những tập đoàn người khoảng vài chục đến hàng trăm người, được tổ chức theo quan hệ huyết thống, cùng dòng máu. Là hình thức tổ chức xã hội đầu tiên của loài người.
CÂU 4 + 5:
tộc trưởng là người đứng đầu thị tộc, do toàn thể thành viên trong thị tộc bầu ra và có thể bị bãi miễn bất cứ lúc nào. tộc trưởng chỉ là người đại biểu và chấp hành ý chí của toàn bộ thành viên trong thị tộc. Họ không có bất kỳ quyền nào khác, cùng lao động, và sinh hoạt chung với mọi thành viên trong thị tộc.
CÂU 7:
theo chủ nghĩa M-L, cho đến nay, loài người đã trải qua 4 kiểu nhà nước: chiếm hữu nô lệ - phong kiến - tư bản chủ nghĩa - xã hội chủ nghĩa.
CÂU 8:
Mỹ hiện nay tiêu biểu cho mô hình nhà nước chính thể cộng hòa ( dân chủ - tổng thống)
CÂU 9:
người đại diện cho nước ta về đối nội và đối ngoại là: Chủ tịch nước
CÂU 10:
trong cộng sản nguyên thủy, ko tồn tại tư hữu về tài sản -> ko có mâu thuẫn giai cấp -> ko có nhà nước, pháp luật
CÂU 11:
hệ thống islamic law coi nguồn pháp luật là các quy tắc của đạo hồi, trong đó chủ yếu là dựa vào kinh koran
CÂU 12:
khác với nhà nước, thị tộc phân chia dân cư theo huyết thống
CÂU 13:
giả định: "người từ đủ sáu tuổi đến đủ 18 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự "
quy định: phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt thường ngày
CÂU 15:
nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng lịch sử không cùng xuất hiện với loài người mà chỉ xuất hiện ở nơi nào, lúc nào mà xã hội đã phân chia thành giai cấp và mâu thuẫn giữa giai cấp ấy không thể điều hòa được.
câu 16:
chuyên chính giai cấp là bản chất của nhà nước
CÂU 17:
Đặc trưng của nhà nước với thị tộc:
- dân cư phân chia theo khu vực địa lý chứ không phải theo huyết thống. dân cư sống trong khu vực địa lý do nhà nước quản lý đều có quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước đó
- nhà nước là tổ chức quyền lực của giai cấp thống trị, gồm những người tách ra khỏi nhân dân, đứng trên nhân dân và thực hiện quyền lực tách khỏi dân cư -> quyền lực chính trị => nhà nước vừa là công cụ tổ chức giai cấp, vừa là hình thức thực hiện quyền lực xã hội công khai
- Thuế , nhà nước chỉ có thể tồn tại nhà có thuế do nhân dân lao động đóng góp
CÂU 18:
trong xã hội cộng sản nguyên thủy, quan hệ giữa người với người đc điều chỉnh bởi phong tục, tập quán
CÂU 20:
kiểu nhà nước là khái niệm để chỉ những nhà nước cùng ra đời trên một cơ sở kinh tế và có cùng bản chất giai cấp nhất định
CÂU 21:
Trung Quốc theo hình thức chính thể Cộng Hòa dân chủ nhân dân ( hình thức tổ chức đơn nhất)
CÂU 22:
Ấn độ theo hình thức chính thể cộng hòa liên bang
CÂU 23:
hình thức tổ chức đầu tiên của nhà nước XHCN là Công xã Paris
CÂU 24:
nguồn của common law: các tập quán và án lệ ( tiền lệ xét xử)
CÂU 25:
Trung Quốc xây dựng hệ thống pháp luật theo Đạo Khổng và nền văn hóa Trung Hoa
CÂU 26:
nhà nước có hai chức năng cơ bản, trong đó, các chức năng này liên quan chặt chẽ. tác động qua lại với nhau và thể hiện bản chất nhà nước
CÂU 27:
pháp luật Ấn độ chịu ảnh hưởng của các tập quán, phong tục, lễ nghi, văn hóa Ấn Độ
CÂU 28:
Chức năng của pháp luật:
- ấn định tổ chức của các quốc gia, xã hội
- điều chỉnh các quan hệ xã hội quan trọng nhất: giữa các cơ quan quyền lực, cơ quan chính quyền và nhân dân, quan hệ giữa các giai cấp với nhau
- định ra chuẩn mực, khuôn phép cho nhiều hành động hoặc cách cư xử của nhân dân
- xây dựng trật tự xã hội
CÂU 29:
hình thức pháp luật bao gồm:
· phong tục, tập quán
· Thực tiễn tiền lệ xét xử của cơ quan xét xử, hành chính án lệ
· Hiến pháp, luật, Nghị định... văn bản pháp luật
CÂU 30:
hệ thống pháp luật dựa vào luật bất thành văn: common law
CÂU 31:
hệ thống pháp luật không chịu ảnh hưởng của tôn giáo: civil law, common law, hệ thống pháp luật của các nước xã hội chủ nghĩa
CÂU 32:
bản chất của nhà nước tư sản: Chuyên chính tư sản
CÂU 33:
Hệ thống common law:
- hình thành ở Anh, sau đó được áp dụng tại Mỹ và các nước thuộc địa của Anh, Mỹ
- các quy tắc chủ yếu là bất thành văn (tập quán, án lệ)
- ngày nay đã được văn bản hóa nhưng các án lệ, tập quán vẫn đóng vai trò quan trọng
CÂU 34:
Quy phạm pháp luật:
- giả định: điều kiện, hoàn cảnh có thể xảy ra trong cuộc sống
- quy định: ấn định rõ chủ thể pháp luật tham gia quan hệ xã hội trong điều kiện giả định phải làm gì
- chế tài: hình thức và mức độ xử phạt
CÂU 36:
phần giả đinh trong quy phạm: trường hợp bên bán giao hàng trước thời hạn đã thỏa thuận thì bên mua có quyền nhận hoặc ko nhận hàng
CÂU 37:
Quy định: trẻ sơ sinh nếu chết sau khi sinh thì phải được khai sinh và khai tử
CÂU 38: trường hợp này được coi là Sự Biến
CÂU 39:
phần chế tài" người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác thì ngoài việc xin lỗi còn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị hại"
CÂU 41:
ở Anh, người đứng đầu cơ quan hành pháp là : thủ tướng Anh
CÂU 42:
theo chủ nghĩa M-L, kiểu pháp luật quyết định bởi kiểu nhà nước, nói lên bản chất pháp luật
CÂU 44:
ở VN hiện nay không thừa nhận án lệ
CÂU 45:
án lệ được hình thành chủ yếu từ hoạt động của cơ quan xét xử và cơ quan hành chính
CÂU 48:
chính phủ lưỡng đầu chế không tồn tại ở Mỹ. Chính phủ loại này tồn tại ở : Đức, Ý, Nga, Pháp...
CHƯƠNG II: PHÁP LUẬT DÂN SỰ
CÂU 49:
quan hệ tài sản do dân luật điều chỉnh bao gồm:
quan hệ sở hữu, quan hệ hợp đồng, quan hệ tài sản phát sinh do hành vi gây thiệt hại cho người khác, quan hệ thừa kế và những quan hệ liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Quan hệ tài sản do dân luật điều chỉnh có những đặc điểm sau:
- Là quan hệ giữa người với người
- là quan hệ có ý chí
- là quan hệ mang tính chất hàng hóa tiền tệ (đặc điểm chủ yếu để phân biệt tài sản nào do dân luật điều chỉnh)
CÂU 50 + 52:
quan hệ nhân thân phi tài sản do dân luật điều chỉnh ko mang tính tài sản và gắn với một nhân thân nhất định (không bao gồm những quan hệ gắn liền với tài sản
CÂU 53:
phương pháp điều chỉnh của dân luật: tác động đến cách cư xử của những người tham gia vào quan hệ dân sự nhằm hướng cho các hành vi của họ tuân thủ đúng các quy phạm pháp luật
đặc điểm
o Thừa nhận, đảm bảo địa vị pháp lý bình đẳng của các bên đương sự
o Quy trách nhiệm cho bên vi phạm
o Bảo vệ quyền lợi bị vi phạm bằng cách kiện tới tòa án hoặc trọng tài.
CÂU 54
Đối tượng điều chỉnh của Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005: nhóm quan hệ xã hội nhất định phát sinh chủ yếu giữa các công dân với nhau, giữa công dân với pháp nhân, giữa pháp nhân với pháp nhân; bao gồm quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân phi tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quan hệ dân sự.
CÂU 55:
Nguyên tắc bình đẳng trong dân luật
"Trong quan hệ dân sự, các bên đều bình đẳng, không đc lấy lý do khác biệt về dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, hoàn cành kinh tế, tín ngưởng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp để đối xử không bình đẳng với nhau." (Điều 5")
CÂU 56:
chủ thể của quan hệ dân luật bao gồm
- cá nhân (công dân việt nam, công dân nước ngoài sống tại việt nam)
- pháp nhân ( hộ gia đình, tổ hợp tác...)
- nhà nước
CÂU 57:
khách thể của dân luật:
- vật trong quan hệ mua bán
- hành vi trong quan hệ dịch vụ,
- danh dự,
- tên gọi trong quan hệ nhân thân phi tài sản.
CÂU 59:
ở FTU, các phòng ban do nhà trường đặt ra thì không có tư cách pháp nhân (phòng đào tạo, phòng hành chính...). Riêng chỉ có Đoàn thanh niên và Hội sinh viên là có tư cách pháp nhân
CÂU 60:
Tài sản trong dân luật gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.
Câu 61:
mua một chiếc máy bay là mua quyền sở hữu chiếc máy bay đó
CÂU 62:
trên đường đi làm về, anh A nhặt đc một chiếc đồng hồ Seiko -> Sự biến ( vì sự việc này xảy ra không phụ thuộc vào ý chí của anh A)
CÂU 63:
Năng lực pháp luật của một cá nhân được thể hiện khi tham gia vào quan hệ dân luật được biểu hiện : khả năng được hưởng quyền dân sự và có nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật
- là khả năng giúp một cá nhân có thể trở thành chủ thể của dân luật
- mỗi nước khác nhau , chế độ kinh tế xã hội khác nhau thì năng lực pháp luật của cá nhân là khác nhau
- Nội dung: khả năng có quyền sở hữu tài sản, có quyền có nhà ở, thừa kế, tự lựa chọn nơi cư trú, lựa chọn nghề nghiệp, tự do sáng tạo, quyền nhân thân gắn liền với tài sản, khả năng tham gia quan hệ dân sự , khả năng tham gia quan hệ dân sự và có quyền, nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó... (điều 15)
- năng lực này có từ khi sinh ra cho đến lúc chết đi
- năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không thể bị hạn chế trừ khi do luật định
CÂU 64:
năng lực pháp luật và năng lực hành vi pháp nhân giúp cho pháp nhân trở thành chủ thể của dân luật
CÂU 65:
theo pháp luật việt nam hiện hành:
<6 tuổi - không có năng lực hành vi dân sự
6 ->15 - chỉ có năng lực hành vi dân sự một phần
15 -> 18 - nếu có tài sản riêng đủ để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thì có năng lực hành vi tương đối
>18 có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
CÂU 66: xem câu 63
CÂU 67:
trong trường hợp anh A- 15tuổi khi có lượng tài sản nhất định như vậy thì anh A có năng lực hành vi với số tài sản của mình
CÂU 68:
điều kiện quan trọng nhất, mà thiếu nó cá nhân không là chủ thể của dân luật: Năng lực pháp luật dân sự
CÂU 69:
Trong trường hợp này, em A hoàn toàn có quyền mua cuốn truyện vì em A đã đủ 6 tuổi, đã có năng lực hành vi dân sự một phần. đây là việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân của em A, do đó em có quyền mua.
Câu 71:
năng lực pháp luật và năng lực hành vi xuất hiện từ 6t
CÂU 72:
Hộ gia đình là thực thể trong đó:
- các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế
- chủ hộ là người đại diện trong các giao dịch dân sự
- chịu trách nhiệm dân sự .bằng tài sản chung của hộ. nếu không đủ thì các thành viên liên đới phải chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng bằng tài sản riêng
CÂU 73:
Việc định đoạt tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên đồng ý, đối với các tài sản chung khác phải đc đa số thanh viên từ đủ 15 tuổi trở lên đồng ý.
CÂU 74:
số thành viên tối thiểu của tổ hợp tác là 3
CÂU 77:
sinh viên B tham gia thành lập tổ hợp tác cùng 2 thành viên khác. sau 1 năm, sinh viên B bị nghiện ma túy dẫn đến phát tán tài sản gia đình. trong trường hợp này, gia đình của B phải làm đơn xin tòa án để tòa tuyên B mất năng lực hành vi dân sự. Đồng thời, tổ hợp tác của B và các bạn cũng bị hủy bỏ vì tổ hợp tác chỉ còn 2 người, không còn là chủ thể của dân luật
CÂU 78:
nhà nước là một chủ thể đặc biệt vì nhà nước được hưởng quyền miễn tư pháp, không ai có thể xét xử nhà nước
CÂU 79:
đại diện ủy quyền: đại diện được lập theo sự ủy quyền giữa người đc đại diện và người đại diện
CÂU 80:
đại diện theo ủy quyền phải đc lập bằng văn bản
CÂU 81:
nội dung quyền sở hữu bao gồm:
- quyền chiếm hữu
- quyền sử dụng
- quyền định đoạt
CÂU 82:
chiếm hữu bất hợp pháp là chiếm hữu mà người chiếm hữu biết rõ rằng việc chiếm hữu là trái pháp luật mà vẫn cố tình thực hiện hành vi chiếm hữu
CÂU 84:
nội dung quan trọng nhất của quyền sở hữu là quyền định đoạt
CÂU 85:
ông A là chủ xe Dylan. khi ông bán chiếc xe máy đó cho người bạn thì ông đã dùng quyền định đoạt để giao quyền sở hữu cho người khác
CÂU 86:
quyền sở hữu tài sản hợp pháp của 1 người bị chấm dứt bởi:
o Chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu của mình cho người khác
o Chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình
o Tài sản bị thiêu hủy
o Tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu
o Tài sản bị trưng mua
o Tài sản bị tịch thu
o Vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia cầm, gia súc bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên mà người khác đã đc xác lập quyền sở hữu trong các điều kiện do pháp luật quy đinh, tài sản đã đc người khác xác lập quyền sở hữu theo khoản 1 Điều 247
CÂU 88:
Để bảo vệ quyền sở hữu đối với tài sản mất cắp, chủ sở hữu có quyền: yêu cầu tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc người có hành vi xâm phạm trái pháp luật quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi trái pháp luật cản trở việc thực hiện quyền sở hữu, chiếm hữu và bồi thường thiệt hại. Thông thường, việc bảo vệ quyền sở hữu được thực hiện bằng hình thức gửi đơn kiện lên tòa án
CÂU 89 + 90:
Trong trường hợp ko có thỏa thuận, địa điểm thực hiện nghĩa vụ dân sự đc xác định
o Nơi có bất động sản, nếu đối tượng của NVDS là bất động sản
o Nơi cư trú, trụ sở của bên có quyền, nếu đối tượng của NVDS ko phải bất động sản
Vậy trong trường hợp tại câu 89 này, nếu 2 bên mua bán BĐS, thì địa điểm giao tài sản là chính tại nơi có bất động sản. Nếu là tài sản khác, địa điểm là tại trụ sở của công ty A hoặc B
CÂU 91:
Mức phạt vi phạm hợp đồng là do các bên tự thỏa thuận. các bên thỏa thuận bằng một khoản tiền nhất định hoặc tính theo tỉ lệ phần trăm của giá trị nghĩa vụ vi phạm, có thể chỉ cần nộp tiền vi phạm mà ko cần tiền bồi thường, ngược lại. cũng có thể vừa phải nộp tiền vi phạm vừa phải bồi thường.
CÂU 92:
Thời hiệu khởi kiện là thời hạn do pháp luật quy định cho người có quyền lợi bị vi phạm được quyền khởi kiện đến tòa án, trọng tài hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền để yêu cầu tòa án bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, nếu thời hạn đó kết thúc thì người bị hại mất đi quyền khởi kiện.
Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 2 năm, kề từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm. Thời hiệu khởi kiện nhận thừa kế là 10 năm. Những trường hợp ko áp dụng: yêu cầu hoàn trả tài sản thuộc sở hửu nhà nước, yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân bị xâm phạm...
CÂU 93:
chế tài việc hủy hợp đồng: bên có lỗi phải bồi thường thiệt hại cho bên còn lại
CÂU 95 +97
Ngày 10/5/2006, A và B kí 1 hợp đồng vay tiền, theo đó A cho B vay 10 triệu đồng. Nhưng đền ngày 15/5/2006, A mới giao tiền cho B. Vậy hợp đồng giữa A và B phát sinh hiệu lực từ ngày 10/5/2006
Ngày 1/6/2007, A và B ký hợp đồng mua bán tài sản, theo đó A bán cho B 1 chiếc xe máy. Hợp đồng quy định thời gian giao hàng chậm nhất là 10/6/2007. Vậy hợp đồng mua bán xe này phát sinh hiệu lực từ ngày 1/6/2007
Vì thời hạn thực hiện hợp đồng được quy định như sau:
Thời hạn này do các bên thỏa thuận. Nếu ko thỏa thuận trước thì thời hạn được tính từ lúc bên được đề nghị nhận đc lời đề nghị
CÂU 96
Điều khoản chủ yếu của hợp đồng dân sự: theo Điều 402, bộ luật Dân sự Việt Nam
1. Đối tượng hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không được làm
2. Sô lượng, chất lượng
3. Giá, phương thức thanh toán
4. Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng
5. Quyền, nghĩa vụ các bên
6. Trách nhiệm do vi phạm hợp đổng
7. Phạt vi phạm hợp đồng
8. Các nội dung khác
CÂU 99: xem câu 49
CÂU 100: xem câu 50
CÂU 101: xem câu 57
CÂU 102: khách thể của quan hệ sửa chữa tài sản là: sự phục hồi của tài sản được sửa chữa
CÂU 103:
Sự kiện pháp lỳ: những sự kiện thực tế trong đời sống, khi xuất hiện làm phát sinh , thay đổi hay đình chỉ, chấm dứt 1 quan hệ Dân luật nhất định. Có 3 loại:
Ÿ Hành vi pháp lý: hành động có ý thức của con người, khi phát sinh trên cơ sở quy phạm Dân luật, đem lại những hậu quả pháp lý nhất đinh. Ko phải mọi hành động có ý thức đều là HVPL. Gồm HV hợp pháp và hành vi bất hợp pháp.
Ÿ Sự biến: sự kiện phát sinh ko phụ thuộc vào ý chí con người nhưng do pháp luật quy định: nó đem lại hậu quả nhất đinh. VD: thừa kế, bãomất mùahủy hợp đồng.
Ÿ Kết thúc thời hiệu (kết thúc 1 thời hạn) là sự kiện pháp lý đặc biệt vì nó làm phát sinh hậu quả pháp lý.
CÂU 104:
A sinh ngày 05/05/1989 thì theo luật định, đến đúng ngày 05/05/2007 A mới là người thành niên
CÂU 105:
người mắc bệnh tâm thần phải được tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự
CÂU 106:
tổ chức đủ tư cách pháp nhân nếu có được những đặc điểm sau:
- thành lập hợp pháp
- cơ cấu chặt chẽ
- tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của nó
CÂU 107:
trong trường hợp này, hợp đồng mua bán giữa anh B và công ty C ko có giá trị pháp lý vì anh B ko đủ thẩm quyền để ký hợp đồng trị giá trên 100 triệu
CÂU 108:
ở Việt nam, công dân có quyền sở hữu:
Thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt, vốn, hoa lợi, lợi tức và các tài sản hợp pháp khác của cá nhân. Tài sản thuộc hình thức này ko bị hạn chế về số lượng, giá trị.
Cá nhân ko đc sở hữu đối với tài sản mà pháp luật quy định ko thuộc hình thức sở hữu tư nhân
CÂU 109:
một cô gái được bạn trai tặng một chiếc đồng hồ lấy trộm được của bạn cùng phòng. trong trường hợp này, cô gái là người chiếm hữu bất hợp pháp ngay tình vì cô gái không biết rằng món quà tặng đấy là do bạn trai ăn trộm
CÂU 110:
Điều 200, bộ luật Dân sự: Tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước:
Bao gồm đất đai, rừng tự nhiên, rừng trồng có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi tự nhiên ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn, tài sản do Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hóa,, xã hội, khoa học, kĩ thuật, ngoại giao, quôc phòng, an ninh cùng các tài sản do pháp luật quy đinh.
CÂU 111:
Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh, tín chấp, nếu có thỏa thuận khác thì thực hiện theo thỏa thuận. (không biết cái nào mới được đưa vào !!??)
CÂU 112 +113:
trong trường hợp này, nếu đến hạn mà sinh viên B không trả thì sinh viên A có quyền khởi kiện lên tòa án để đòi bồi thường. Ở đây, hình thức hợp đồng là bằng miệng. hơn nữa, đây là việc cho vay, không phải cho mượn, do đó A có quyền khởi kiện
CÂU 114:
Trong trường hợp chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng đến tay người đề nghị trước khi người được đề nghị muốn rút lại chập nhận đề nghị thì Hợp đồng vẫn có hiệu lực (Điều 391- Bộ luật Dân sự VN)
CÂU 116
Người có quyến có thể chuyển quyền cho người thế quyền (trừ quyền gắn với nhân thân, cấp dưỡng, đòi bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến nhân thân). Người chuyển giao quyền yêu cầu phải báo cho bên có nghĩa vụ biết bằng văn bản về việc chuyển giao quyền yêu cầu. Việc chuyển giao quyền yêu cầu ko cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác (Điều 309)
CÂU 117
Đem vườn cà phê đặt cho ngân hàng để vay tiên là biện pháp thế chấp tài sản. Đối tượng của thế chấp tài sản thường là bất động sản.
CHƯƠNG III: CÔNG PHÁP QUỐC TẾ
CÂU 118:
công pháp QT ra đời khi các nhà nước ra đời và đặt quan hệ với nhau -> chiếm hữu nô lệ
CÂU 119:
Nguyên tắc công pháp quốc tế:
- Tôn trọng chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia đó.
- Nguyên tắc bình đẳng giữa các quôc gia
- Ko can thiệp vào công việc nội bộ của nhau
- Tự nguyện thực hiện các nguyên tắc quốc tế (Pacta sunt servanda)
- Tôn trọng quyền tự quyết các dân tộc
- Ko phân biệt chủng tộc
- Tự do biển khơi
- Cùng tồn tại hòa bình giữa các' nước có chế độ chính trị, xã hội khác nhau
- Cấm chiến tranh xâm lược là 1 nguyên tắc mới, tiến bộ của CPQT hiện đại
- Kẻ gây ra chiến tranh xâm lược phải cò trách nhiệm bổi thường chiến tranh
CÂU 120
Biển quốc tế là tài sản chung của tất cả quốc gia. Tất cả các nước
- Tự do đi lại trên vùng biển QT
- Tự do bay trên không phận biển QT
- Tự do đánh cá, khai thác tài nguyên ở vùng biển QT
- Tự do đặt dây cáp, ống dẫn ngầm dưới vùng biển QT
CÂU 121:
công pháp quốc tế hiện đại ra đời từ cách mạng tháng 10 Nga (1917)
CÂU 122:
Khách thể: lãnh thổ, hành vi (hiệp ước tương trợ, hợp tác, viện trợ, thực hiện cam kết...), bất tác vi (hiệp ước trung lập, ko tấn công lẫn nhau, ko xâm phạm...)
CÂU 123:
nguồn luật cơ bản của công pháp quốc tế: điều ước QT, tập quán QT
Nguồn hỗ trợ: Phán quyết của tòa án QT, Luật quốc gia, Các hhọc thuyết, tác phẩm khoa học pháp lý của các luật gia có tên tuổi
CÂU 124:
chủ thê cơ bản của công pháp quốc tế là các quốc gia tham gia vào mối quan hệ quốc tế. Điều kiện là các quốc gia đấy phải có chủ quyền được quốc tế công nhận
CÂU 125:
Các biện pháp cưỡng chế trong công pháp quốc tế
- Yêu cầu tuân thủ nguyên tắc "tự nguyện thực hiện cam kết trong các điều ước QT
- Các chế tài như: chế tài đạo đức, chế tài chính trị, chế tài ngoại giao, chế tài hình sự, chế tài kinh tế
- các nước tham gia ký điều ước quốc tế thỏa thuận lập một ủy ban giám sát quốc tế, nhờ một nước thứ 3 để tổ chức một hội nghị quốc tế để ký một văn bản quốc tế nhằm đảm bảo thi hành điều ước đã ký kết
- Dùng áp lực của dư luận tiến bộ trên thế giới
CÂU 126:
Cơ quan đại diện ngoại giao: Đại sứ quán, công sứ quán, Đại biện quán
CÂU 127:
Nhân viên làm công tác hành chính, kỹ thuật: văn thư, đánh máy, phiên dịch, hành chính quản trị, kế toán... -> không có thân phận ngoại giao
Nhân viên phục vụ: lái xe, liên lạc, tạp vụ, vệ sinh viên, thường trực cổng...ko có thân phận ngoại giao.-> không có thân phận ngoại giao
ð không là viên chức ngoại giao
CÂU 128:
Viên chức ngoại giao: Đại sứ, Công sứ, Đại biện thường trú, tổng lãnh sự, phó lãnh sự, bí thư, tùy viên...
CÂU 129:
Chế độ đặc miễn ngoại giao với cơ quan đại diện ngoại giao:
- Quyền bất khả xâm phạm về nhà ở
- Quyền bất khả xâm phạm về hồ sơ, tài liệu, về thư tín ngoại giao và vali ngoại giao
- Miễn thuế nhà ở
- Có quyền tự do liên lạc với chính phủ nước mình và cơ quan đại diện khác bằng tất cả các phương tiện hợp pháp.
- Có quyền treo quốc kỳ, quốc huy nước mình
CÂU 130: xem câu 125
CÂU 131:
đặc trưng quan trọng nhất của công pháp quốc tế là về Chủ thế tham gia các quan hệ trong Công pháp quốc tế (các quốc gia, các tổ chức quốc tế..)
CÂU 132:
Công nhận de-jure là công nhận đem lại hậu quả hai nước sẽ thiết lập quan hệ ngoại giao
CÂU 133:
công pháp quốc tế chỉ điều chỉnh các mối quan hệ được phát sinh giữa các quốc gia khi tham gia vào quan hệ quốc tế. Các mối quan hệ này phải được ghi nhận trong các văn kiện pháp lý quốc tế
CÂU 135:
Thuyết nhất nguyên luận phủ nhận vai trò của luật trong nước, đề cao công pháp quốc tế hoặc ngược lại, phủ nhận vai trò của công pháp quốc tế và đề cao luật trong nước
CÂU 136:
chế độ đặc miễn ngoại giao không được áp dụng các tổ chức không phải là cơ quan đại diện ngoại giao cũng như những người khôn phải viên chức ngoại giao
CÂU 137:
quyền đặc miễn lãnh sự: bị thu hẹp hơn so với quyền miễn trừ ngoại giao ( lãnh sự có thể bị tòa án địa phương xét xử...):
- Quyền bất khả xâm phạm vể thân thể, trừ trường hợp cán bộ lãnh sự, kể cả người đừng đầu lãnh sự phạm tội nặng
- Bất khả xâm phạm về trụ sở làm việc (cơ quan lãnh sự), trừ khi có tai biến cấp bách, chính quyền địa phương có thể xâm nhập và cơ quan lãnh sự có thể đc trưng dụng vào mục đích quốc phòng
- Quyền đc miễn trừ xét xử khi các nhân viên lãnh sự đang thi hành công vụ
- Quyền tự do đi lại trong địa phương nơi có cơ quan lãnh sự đóng
CÂU 138:
Đại sứ là những người đứng đầu đại sứ quán
CÂU 139:
cấp đại sứ chưa được thiết lập khi chưa có sự công nhận theo hình thức: de - jure
CÂU 141:
Công ước Vienna năm 1961 quy định:
Đại sứ quan có thể thu thập tin tức và tình hình ở nước sở tại bằng những phương tiện hợp pháp để báo cáo cho chính phủ nước mình
CÂU 142:
Viên chức ngoại giao vi phạm pháp luật hình sự ở nước sở tại sẽ được miễn trừ tư pháp, không bị xét xử
CÂU 143:
Tham tán thương mại của Việt Nam ở nước ngoài: 1 mặt chịu trách nhiệm trước Bộ Công Thương, 1 mặt chịu sự lãnh đạo của người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao nc mình.
Đc hưởng đầy đũ quyền miễn trừ ngoại giao( tham tán và phó tham tán)
CHƯƠNG IV: TƯ PHÁP QUỐC TẾ
CÂU 144:
Đối tượng điều chỉnh của TPQT là những mối quan hệ phát sinh trong đời sống giữa pháp nhân và c6ng dân của các nước khác nhau với nhau:
- Mối quan hệ địa vị pháp lý người nước ngoài với pháp nhân nước ngoài
- Quan hệ phát sinh từ hợp đồng dân sự hoặc thương mại đc ký kết giữa công dân và pháp nhân các nước khác nhau với nhau.
- Quan hệ thừa kế, hôn nhân, tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài
CÂU 145
Việc áp dụng pháp luật nước ngoài: là các nước thừa nhận luật nước ngoài có thể và trong những trường hợp nhất định cần phải được áp dụng để điều chỉnh những quan hệ có yếu tố nước ngoài. Việc áp dụng theo dẫn chiếu quy phạm pháp luật là 1 đặc thù của TPQT.
CÂU 146
Bảo lưu trật tự công cộng có nghĩa là loại bỏ hoặc hạn chế việc áp dụng luật nước ngoài, là biện pháp tự vệ của quốc gia.
CÂU 147
Quy phạm xung đột "luật quốc tịch" đc áp dụng bởi: Italia, Đức, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Bỉ, Hà Lan, Phần Lan, Thụy Điển, Ba Lan, Bulgaria, Việt Nam
CÂU 148
Xung đột pháp luật là hiện tượng khi có 2 hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cùng có thể áp dụng để điểu chỉnh 1 quan hệ có yếu tố nước ngoài và cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tiền hành chọn 1 hệ thống pháp luật để áp dụng cho quan hệ đó.
CÂU 149
Nguốn luật của TPQT: những văn bản pháp luât điều chỉnh các quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của TPQT: điều ước QT, các đạo luật quốc gia, tập quán QT.
CÂU 150:
nguyên tắc đãi ngộ quốc gia là nguyên tắc mà người nước ngoài ở một quốc gia nào đó có một số quyền và nghĩa vụ giống như công dân nước đó
CÂU 151:
Nguyên tắc "tối huệ quốc" là nguyên tắc mà theo đó mỗi quốc gia phải bảo đảm dành cho tất cả các quốc gia đối tác một chế độ ưu đãi thương mại thuận lợi như nhau. Nói cách khác là "chế độ đối xử bình đẳng giữa những thực thể được ưu đãi".
CÂU 152:
Cty X đc thành lập bởi 2 thành viên, 1 quốc tịch Pháp, 1 quốc tịch Hà Lan, mỗi thành viên góp 50% vốn điều lệ. Cty này đăng ký điều lệ hoạt động tại Anh nhưng lại có trụ sở kinh doanh chính tại Pháp. Theo quy định của pháp luật Anh, cty này sẽ mang quốc tịch của Pháp vì ở Pháp áp dụng luật nơi cư trú, còn ở Anh áp dụng luật quốc tịch.
CÂU 153
Nhà nước khi tham gia TPQT đc hưởng quyền đặc miễn tư pháp một cách tuyệt đối( ko bị xét xử bới 1 tòa án nào, tài sản của nhà nước là bất khả xâm phạm...)
CÂU 154
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, luật nước ngoài sẽ ko đc áp dụng nếu luật đó xâm phạm trật tự công cộng, cũng như không đảm bảo các trật tự cơ bản của luật pháp việt nam và khi luật đó được dẫn chiếu trở lại luật việt nam
CÂU 156
Quy phạm xung đột là quy phạm pháp luật trong đó chỉ ra luật nào trong số các luật xung đột đc áp dụng để giải quyết 1 quan hệ cụ thể.
Cấu trúc 2 phần: phạm vi ( mối quan hệ nào chịu sự điều chỉnh của quy phạm xung đột), hệ thuộc( luật nào sẽ đc áp dụng).
CÂU 157
Khi dùng quy phạm xung đột để giải quyết xung đột pháp luật, luật quốc gia sẽ có giá trị hiệu lực đối với mối quan hệ cần giải quyết ( tức đc ưu tiên hơn)
CÂU 158
Dùng biện pháp thồng nhất luật thực chất để giải quyết xung đột pháp luật sẽ thuận tiện hơn nhưng sẽ ko giải quyết triệt để vấn đề xung đột pháp luật
CÂU 159
Để giải quyết xung đột về tuổi có năng lực hành vi của cá nhân, quy phạm xung đột sẽ đc áp dụng là luật quốc tịch.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro