câu 4
Câu 4: quan hệ pháp luật: khái niệm, các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật
Khái niệm:
Là các quan hệ nảy sinh trong đời sống xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh
Các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật:
Chủ thể của quan hệ pháp luật
BAO GỒM: cá nhân, pháp nhân, tổ chức
Là cá nhân hay tổ chức có năng lực chủ thể, tham gia vào các quan hệ pháp luật
Năng lực chủ thể bao gồm:
Năng lực pháp luật
+ là khả năng có quyền hoặc nghĩa vụ pháp lý mà nhà nước quy định cho các tổ chức, cá nhân nhất định
Tổ chức, cá nhân có năng lực pháp luật thì sẽ được tham gia hoặc phải tham gia vào các quan hệ pháp luật.
Năng lực pháp luật của cá nhân do nhà nước quy định
Trong một số lĩnh vực, năng lực pháp luật được mở rộng dần từng bước phụ thuộc vào sự phát triển của thể lực và trí lực của cá nhân
Năng lực hành vi: là khả năng mà nước thừa nhận cho tổ chức, cá nhân bằng những hành vi của mình có thể xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý. Năng lực hành vi chỉ xuất hiện khi cá nhân đạt độ tuổi nhất định và đạt các điều kiện nhất định
Năng lực pl + năng lực hv = năng lực chủ thể và chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Một chủ thể thì không chỉ đơnn thuần có năng lực pháp luật thì không thể tích cực tham gia vào các quan hệ pháp luật. Ngược lại, năng lực pl là tiền đề của năng lực hành vi.
Cá nhân:
Gồm Công dân
Người nước ngoài
Người không có quốc tịch
CÔNG DÂN: năng lực pháp luật của công dân xuất hiện từ khi sinh ra còn năng lực hành vi xuất hiện dần dần, phụ thuộc vào độ tuổi, sức khỏe, trình độ văn hóa
NGƯỜI NƯỚC NGOÀI VÀ NGƯỜI KHÔNG QUỐ TỊCH: trở thành chủ thể quan hệ pháp luật theo các điều kiện áp dụng cho công dân Việt Nam. Trong một số trường hợp năng lực của 2 đối tượng trên bị hạn chế hoặc mở rộng thêm
Pháp nhân: là khái niệm pháp lí phản ánh địa vị pháp lí của một tổ chức. Theo bộ luật dân sự 2005 thì để trở thành pháp nhân phải đáp ứng các điều kiện:
Được thành lập hợp pháp
Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
Có tài sản độc lập với tổ chức, cá nhân và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó
Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập
Pháp nhân không tham gia vào tất cả các quan hệ pháp luật ví dụ như không thể là chủ thể quan hệ pháp luật hình sự hay luật hôn nhân và gia đình
Nhà nước được coi là pháp nhân đặc biệt của quan hệ pháp luật( vừa có quyền lực chính trị, chủ quyền quốc gia, đại diện sở hữu toàn dân đối với đất đai. Nhà nước tham gia vào quan hệ pháp luật với tư cách chủ thể như: quan hệ sở hữu nhà nước, hình sự, hành chính
Tổ chức: các tổ chức không có tư cách pháp nhân cũng có thể trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật. Ví dụ: các doanh nghiệp tư nhân là chủ thể quan hệ pháp luật kinh tế
Đối với pháp nhân thì khó nhận ra ranh giới giữa năng lực pháp luật và năng lực hành vi. 2 năng lực này xuất hiện cùng lúc và cùng ra đời từ khi pháp nhân xuất hiện
Nội dung quan hệ pháp luật
Là quyền và nghĩa vụ của chủ thể trong quan hệ pháp luật
Quyền chủ thể:
Khái niệm: là khả năng mà chủ thể được xử sự theo những cách thức mà pháp luật cho phép
Đặc điểm:
khả năng được hành động trong khuôn khổ do quy phạm pl xác định trước
Khả năng yêu cầu bên kia thực hiện nghĩa vụ của họ
Khả nằng yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình
Nghĩa vụ của chủ thể:
Khái niệm: là cách xử sự mà pl bắt buộc một bên chủ thể tham gia qhpl phải tiến hành, đáp ứng việc thực hiện quyền của chủ thể bên kia
Nghĩa vụ pháp lí:
là sự bắt buộc phải có những úng xử nhất định do qppl xđ trước
cách xử sự này nhằm thực hiện quyền chủ thể bên kia
trường hợp cần thiết, nghĩa vụ pháp lí sẽ đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước
Khách thể quan hệ pháp luật
Khái niệm: là những lợi ích vật chất, tinh thần hoặc các lợi ích xã hội khác mà các chủ thể mong muốn đạt được khi tham gia các quan hệ pháp luật
Đây chính là cái thúc đẩy tổ chức, cá nhân tham gia quan hệ pháp luật
Ví dụ: tài sản, danh dự...CÁ NHÂN
NGƯỜI KHÔNG CÓ QUỐC TỊCH
NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
CÔNG DÂN
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro