Phap Luan Dai Phap Dien Dai 1
V: Nếu mà cái gọi là 'tôi' trong chiều không gian này tu luyện lên đến Pháp Luân Thế Giới, thì các con người khác của tôi ở trong các chiều không gian khác cũng sẽ tu luyện đến Pháp Luân Thế Giới phải không?
Ð: Không hẳn là thế. Nếu những 'người' của chư vị cùng hoàn tất sự tu luyện và cùng hòa nhập chung một cơ thể với chư vị thì những người này có thể hiện hữu là hộ Pháp của chư vị. Tuy nhiên chư vị sẽ chỉ huy và họ sẽ được xem là hộ Pháp, cũng xem như là Phó Nguyên Thần. Nếu chư vị không hoàn tất sự tu luyện, thì họ cũng vẫn là các sanh mạng độc lập và cũng sẽ không đạt được gì cả. Chư vị tu luyện, cho nên một mình chư vị đạt được, ai tu luyện người ấy được.
V: Pháp Luân Ðại Pháp là con đường dần dần ngộ [tiệm ngộ]. Khi nào chúng ta sẽ đạt đến dần dần ngộ?
Ð: Có nhiều học viên đã đạt đến trạng thái dần dần ngộ [tiệm ngộ]. Có rất nhiều học viên đã tu luyện rất khá và không nói một lời nào, họ không nói gì cả, chỉ như vậy thôi. Tại buổi giảng thuyết tại Harbin tôi đã giảng: 'Có tất cả là hơn 4,000 người tại đây, tuy nhiên bao nhiêu có thể thành công trong sự tu luyện hay bao nhiêu người đắc Ðạo trong tương lai, tôi không lạc quan cho lắm. Tất cả tùy vào chư vị tự tu luyện như thế nào. Làm sao mà tất cả hơn 4,000 người tại đây có thể thành Phật một cách dễ dàng như thế? Làm sao mà tất cả hơn 4,000 người tại đây có thể đạt đến trạng thái khai ngộ dần dần? Không thể được.' Mặc dù tại các nơi tập luyện, có bao nhiêu học viên của Pháp Luân Ðại Pháp chân chính, thật sự tu luyện? Trạng thái khai ngộ dần dần của mỗi người khác nhau. Không phải là sau khi vừa đạt đến trạng thái khai ngộ dần dần là Công Năng của chư vị sẽ xuất ra.
Trong khi chúng tôi đang giảng về vấn đề này, để tôi dành một phút để giảng điều này. Có nhiều người trong chúng ta đã đạt được đến trạng thái khai ngộ dần dần, tuy nhiên họ luôn luôn sợ? Họ sợ điều gì? Tại vì có nhiều chấp chước trong xã hội người thường này hiện nay... Tôi đã từng nhấn mạnh điều này rất nhiều, tôi đã giảng: Chư vị không nên quan tâm đến các công năng mà chư vị có và không nên truy cầu nếu Thiên Mục của chư vị đã được khai mở ra. Nhưng để tôi nói cho chư vị biết, nếu Thiên Mục của chư vị thật sự đã được khai mở và chư vị không truy cầu bất cứ điều gì, thì không có vần đề gì nếu dùng Thiên Mục để nhìn. Cũng không có vấn đề gì nếu chư vị dùng công năng mà chư vị có ở một nơi nào không có ai. Tôi muốn nhấn mạnh điểm này một cách rõ ràng với chư vị rằng: Ðừng xem đó như là một chấp chước. Ðó là Pháp của chính chư vị, dùng Pháp của chính mình thì khác hơn là bị chấp chước. Hiện tại có người đã đạt đến trạng thái khai ngộ dần dần rồi, tuy nhiên có vấn đề là họ sợ và kềm chế không dám sử dụng. Thiên Mục của nhiều người đã được khai mở nhưng họ cứ nghĩ đó là ảo tưởng. Ðó là không tốt. Khi Thiên Mục được khai mở và chư vị có thể thấy được điều gì thì cứ nhìn, không sao cả. Bị chấp chước và kinh nghiệm một điều gì là hai vấn đề khác nhau.
V: Thưa Thầy có người nào đạt đến Tam Hoa Tụ Ðỉnh chưa? Có người nào đạt đến Quả Vị chưa?
Ð: Có rất nhiều người đã vượt qua khỏi Tam Hoa Tụ Ðỉnh rồi, nhưng chưa có ai Viên Mãn. Họ đang tu luyện trong Quả Vị của họ, trong Quả Vị của các tầng thứ khác nhau.
V: Nếu chúng tôi bây giờ bắt đầu luyện các bài Công Pháp và tu Tâm Tánh một cách tinh tấn, chúng tôi có thể đạt đến Xuất Thế Gian Pháp trong vòng một năm rưởi hay không?
Ð: Không có một thời gian nhất định, và tu luyện hay không đấy là vấn đề riêng tư của chư vị. Tu luyện cao bao nhiêu, khả năng nhẫn nhịn được bao nhiêu, khả năng chịu đựng được bao nhiêu, đó cũng là vấn đề riêng tư của chư vị. Nếu vị Thầy ấn định một thời gian nhất định cho chư vị tu luyện đến một tầng thứ nào đó, liệu chư vị có thể đạt được đến mức đó hay không? Tâm tính của chư vị có thể đề cao đến mức đó hay không? Sự lãnh ngộ về Pháp của chư vị có thể lên cao được không? Chư vị có thể vứt đi các tâm ý ràng buộc chấp chước nơi người thường không? Chư vị có thể làm ngơ tất cả khi lợi ích cá nhân của chư vị bị tranh đoạt bởi kẻ khác không? Tất cả vấn đề vừa nêu trên là vấn đề tu luyện cá nhân của một người. Không ai ấn định một qui luật nhất định nào cho chư vị và cũng không có một thời gian nhất định nào. Có người có thể tu luyện đến tầng thứ La Hán thật nhanh, trong khi người khác thì phải tốn mất cả một cuộc đời tu luyện mới đạt được. Còn tùy vào khả năng chịu đựng của chư vị và chư vị có nghiêm khắc kỷ luật với chính mình, tất cả đều tùy vào chư vị.
V: Khi chúng tôi tu luyện đến điểm mà có thể tự bảo vệ bản thân và vẫn còn muốn tu luyện cao hơn nữa, đến lúc ấy chúng tôi phải làm sao?
Ð: Cũng như tôi vừa nói đến, đệ tử của Ðức Thích Ca Mâu Ni vẫn có thể tu luyện lên cao sau khi ngài rời khỏi thế giới này. Nếu tôi thật sự rời khỏi thế giới này, các Pháp Thân của tôi cũng vẫn còn ở đây và cũng không biến đi mất, không giống như là 'thân và hồn hoàn toàn biến mất'.
V: Có người tu luyện để tránh những đại nạn? Họ sẽ được gì?
Ð: Những ai đến đây tu luyện với tâm chấp chước truy cầu thì sẽ không đạt được Quả Vị. Nhưng chư vị phải để cho họ có một cơ hội chuyển tiếp để lãnh hội Pháp. Rất nhiều người đến đây tu luyện với mục đích là để được trị bệnh, và dần dần họ hiểu rằng đây là những điều ở cao tầng. Hôm nay chúng tôi giảng Pháp tại các tầng thứ cao. Lúc đầu khi mọi người đến học mà họ không hiểu là học gì, và sau đó thình lình nghe rằng chúng tôi đang giảng về Khí Công lên cao tầng. Qua sự giảng dạy của Pháp dần dần họ hiểu được. Chư vị nên cho họ một cơ hội ban đầu, chư vị phải làm như thế. Bất kể ý tưởng nào đi nữa khi họ đến đây, dù là mong cầu được trị bệnh, trốn tránh đại nạn, hay là gì đi nữa, họ phải vứt đi tất cả các tâm ý ràng buộc chấp chước của họ. Chỉ khi đó họ mới đạt được mục đích của sự tu luyện. Dù họ đến với mục đích cầu được trị bệnh và mạnh khỏe, hay muốn trốn tránh đại nạn, tất cả điều không được.
Khổ nạn là những điều mà con người tạo cho chính bản thân. Con người thiếu nợ vì đã làm điều xấu xa qua đời này đến đời khác, vì thế mà họ phải trả nợ. Hãy nhìn xem những khổ nạn mà chư vị phải chịu đựng trong suốt quá trình tu luyện của chư vị, đó là các chướng ngại cho chư vị mà gây ra từ nghiệp lực, mà chính chư vị đã tích lủy. Tuy nhiên cũng lại là một điều tốt: Chúng tôi dùng đó để rèn luyện Tâm tính của chư vị, cho nên có phải là điều tốt không? Ðây là tại sao một người có thể tu luyện thành Phật hay thành quỷ. Chính là vì nghiệp lực, và là vì chư vị đang ở trong cõi mê mờ mà chư vị còn có thể tu luyện được.
V: Trong các không gian cùng tầng thứ phàm nhân này, 'tôi' đều có mặt ở đó không?
Ð: Không, những 'người' của chư vị ở trong các chiều không gian khác mà chúng ta không thể thấy được. Ngoài cơ thể phàm nhân này ra, còn có các cơ thể phàm nhân khác trong một chiều không gian khác trong phạm vi cùng một tầng thứ. Những người trong chiều không gian đó thì tốt hơn người ở đây. Họ không có khái niệm về danh dự hay lợi ích cá nhân; tuy nhiên họ có tình cảm, vì thế họ cũng có cơ thể trần tục này. Hình dáng của họ không khác chúng ta cho lắm, nhưng bề ngoài họ đẹp hơn chúng ta. Tuy nhiên cơ thể của họ có thể bay lên. Họ không bước đi, vì thế chân của họ hình như là vô hình; họ bay lượng trên không. Có một chiều không gian như thế này và không gian này hiện hữu cùng một tầng thứ.
Tôi sẽ giảng nghĩa cho chư vị về các chiều không gian một lần nữa. Các khoa học gia của chúng ta đã khám phá qua nghiên cứu rằng các điện tử xoay quanh hạt nhân nguyên tử. Có phải là sự vận chuyển của các chất này cũng giống như quả địa cầu chúng ta vận chuyển chung quanh mặt trời không? Có phải giống như thế không? Hiện tại chúng ta không có kính hiển vi để quan sát được những gì ở trên các điện tử. Nếu chư vị có thể thấy được, chư vị có thể phát hiện rằng có các sanh mạng hiện hữu trên các điện tử này. Tôi đã nói tất cả các điều này trùng hợp với những gì mà vật lý học hôm nay hiểu biết; tuy nhiên những phương tiện nghiên cứu của khoa học hiện đại vô cùng giới hạn.
V: Tại sao có nhiều học viên rất là nhạy cảm với những gì chung quanh, với khí bệnh và khí đen?
Ð: Những người học viên này là sắp sửa xuất Công; họ chưa vượt qua khỏi cấp thấp của Khí. Tình trạng này xảy ra trong hình thức tập luyện ở tầng cao nhất của Khí, khi một người đạt đến trạng thái Nải Bạch Thể (thân trắng như sữa); nhưng giai đoạn này rất ngắn. Ðừng để ý đến và cũng đừng sợ, cứ để tự nhiên. Quá sợ thì cũng là một loại ràng buộc chấp chước. Ðừng để ý đến, xem tất cả là như thế và để sự việc xảy ra tự nhiên. Chư vị sẽ không còn cảm thấy những điều này nữa khi chư vị vượt qua khỏi tầng này. Sau khi chư vị xuất Công lực, thì Công Lực sẽ bao trùm cơ thể của chư vị, và các khí đen và khí bệnh sẽ không thể xâm nhập vào cơ thể của chư vị nữa, vì thế chư vị không còn cảm thấy như thế nữa.
V: Có một số học viên liên tục nâng cao Tâm tính, nhưng không thể ngồi tịnh tọa tréo chân được trong lúc ngồi thiền. Họ có thể tìm cách đè chân xuống hay là cột chân lại được không?
Ð: Trong quá khứ tôi biết có vài vị hòa thượng trong khi ngồi thiền định họ đè chân của họ xuống bằng cái cán đá hay cối đá xay. Dùng cán đá hay cối đá xay, họ đã tự nguyện làm như thế, họ yêu cầu người khác làm cho họ. Bên Ðạo Giáo thì không làm như thế; tuy nhiên bên Ðạo Gia thì chỉ có một hay hai người được chọn làm đệ tử, và chỉ có một đệ tử được chân truyền. Họ rất nghiêm khắc với đệ tử của họ, bất cứ việc gì họ cũng đánh đệ tử được cả. Họ không cần biết người này có thể chịu đựng được hay không, họ chỉ biết là họ phải rèn luyện người này cho xong. Vì thế họ thường dùng những hình thức mạnh bạo như là cột chân của người đệ tử lại hay là trói hai tay ở đằng sau lưng; giã thử chư vị nằm xuống chư vị cũng không mở được. Vì thế biết bao nhiêu người bị đau đến độ ngất xỉu đi. Ðó là cách họ dùng trong quá khứ; trong quá khứ tu luyện rất là khó.
Ngày nay chúng tôi không đòi hỏi những biện pháp như thế, bởi vì cách tu luyện của chúng ta nhắm thẳng vào sự tu luyện tư tưởng của con người. Ðó là tại sao mà chúng tôi xem vấn đề nâng cao Tâm tính là chủ yếu và luyện tập cơ thể là thứ nhì. Chư vị phải cố gắng rất nhiều để chịu đựng và kéo dài thời gian trong lúc ngồi tịnh tọa tréo chân lên. Tuy nhiên không nên có một quy luật nghiêm khắc. Tại sao không? Như chư vị đã biết, vào thời của Ðức Thích Ca Mâu Ni thì chỉ có giới cấm và đó là tại vì không có một kinh sách nào để lại, ngài không để lại một lời nào. Sau khi Ðức Thích Ca Mâu Ni nhập Niết Bàn, người đời sau nhớ lại và ghi chép lại lời của ngài thành kinh sách. Khi Ðức Thích Ca Mâu Ni còn tại thế ngài đã đặt ra rất nhiều quy luật cho sự tu luyện, những quy luật này nhằm tác dụng như là giới cấm, và hôm nay đã được ghi chép trong kinh sách. Nhưng hôm nay chúng ta có Pháp, vì thế mà chúng ta không có giới cấm nào cả. Bất kể một người tu luyện, hay một người không tu luyện, hay một người được chọn, tất cả đều đã được Pháp đo lường. Vì thế trong sự tu luyện của chư vị chúng tôi không ấn định một quy luật tuyệt đối nào cả. Mọi người nghĩ xem, khi mà thời mạt kiếp đến, có một số người không còn tốt nữa; họ không ở trong số người được cứu độ, nhưng họ lại ở trong số người bị hủy diệt. Những người này có thể đã lọt vào trong những khóa giảng mà chúng tôi tổ chức; có thể là họ bị kéo đến. Khi chư vị bảo họ [ráng tréo chân lên], xương cũa họ có thể bị gẫy. Ðó là tại sao mà chúng tôi không có quy luật ép buộc nào, thay vào đó chúng tôi đòi hỏi sự tự nguyện. Nếu chư vị có thể chịu đựng thì ráng cố gắng mà chịu đựng. Tuy nhiên để tôi cho mọi người biết rằng, những ai thật sự muốn tu luyện hay cảm nghiệm được huyền năng của Pháp thì sẽ có khả năng tu luyện được. Tại sao chư vị không dùng một chút nỗ lực và cố gắng xem. Sẽ không có một vấn đề gì cả.
V: Thưa Thầy, vũ trụ có ranh giới không?
Ð: Vũ trụ có ranh giới, nhưng chư vị không nên tìm hiểu về những vấn đề này. Ranh giới của vũ trụ xa vô cùng. Dù ở tầng thứ Như Lai, thì 'ranh giới của vũ trụ' cũng chỉ là ranh giới của một vũ trụ nhỏ. Về vũ trụ nhỏ này, dù đối với một vị Phật Như Lai, nói chi đến nhân loại con người, vũ trụ nhỏ này cũng dường như là không có ranh giới và vô tận, và không thể nào thám hiểm được. Thật là vô cùng, vô cùng vĩ đại.
V: Có một bài trong tập chí Cánh Cửa Văn Hóa và Nghệ Thuật viết rằng có một con trăn dẫn đường cho Thầy Lý Hồng Chí. Sự thật có phải như vậy không?
Ð: Ðó là một tác phẩm giả tưởng từ khía cạnh giãi trí của tập chí Cánh Cửa Văn Hóa và Nghệ Thuật. Người tác giả này đến dự khóa giảng có 2 ngày và cũng chưa có hiểu biết sâu đậm. Người này lại bắt đầu viết tác phẩm này sau khi vừa tham dự khóa giảng thứ nhất. Anh ta xúc động và nhận thấy rằng Pháp này quá vĩ đại. Khi tham dự khóa giảng thứ nhì, anh ta nghe với một ý tưởng là để viết một tác phẩm. Cũng như chư vị biết, một người chỉ có thể hiểu một điều gì khi họ lắng nghe trong thanh tịnh. Vì thế người này không hiểu rõ cho lắm, mà lại viết một tác phẩm với hình thức giả tưởng để đọc giả có thể đọc. Nhiều điều đã được viết về khía cạnh mỹ thuật. Câu chuyện về con trăn là không có thật. Bài này cho rằng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát là Sư Phụ của tôi, đó không phải là sự thật mà chỉ là một điều được viết để làm hấp dẫn về mặt mỹ thuật. Nhưng ý định của người này tốt, anh muốn phổ biến và giới thiệu Pháp này rộng ra cho công chúng, ý định của anh tốt, sự thật là thế. Cuối cùng anh ta viết một bài thế này là vì sự hiểu biết của anh có giới hạn. Ðó là tác phẩm giả tưởng thịnh hành, từ đầu anh đã viết với một khía cạnh giải trí. Bởi vì giả tưởng có thể bịa đặt như thế nào cũng được. Ðừng xem như bài viết này là một tiêu chuẩn để mà học hỏi. Còn về vần đề 'Năm Giới Cấm' và 'Mười Ðiều Xấu và Mười Ðiều Tốt' mà đã viết trong bài, đó là những điều từ trong Phật Giáo khởi thủy. Chúng ta không có giới cấm, chúng tôi đã giảng trong Pháp tiêu chuẩn tu luyện là thế nào.
V: Sự khác biệt giữa 'Xuan Fa Zhi Di' (Pháp thâm sâu đi vào cực điểm) và'Xuan Fa Zhi Xu' (sự vận chuyển của Pháp tiến vào chân không' là gì?
Ð: Sự khác biệt giữa 'Xuan Fa Zhi Ji' (Pháp thâm sâu đi vào cực điểm) mà chúng tôi nói đến là một câu nói tổng quát. Ðây là vấn đề hiểu biết về Pháp khi được truyền giảng lúc ban đầu. Không phải là chữ 'xuan' (cao thâm), mà là 'xuan' (vận chuyển) trong chữ xuanzhuan (vận chuyển). Pháp của chúng ta là hoàn toàn hợp nhất, vì thế mà vận chuyển và hình thức biểu hiện của Pháp Luân giống như một cái bánh xe. 'Xuan Fa Zhi Ji (Pháp thâm sâu đi vào cực điểm)' là không sai; Pháp có để đạt đến cảnh giới rất cao và đến tột đỉnh, đó là nghĩa như thế. 'Xuan Fa Zhi Xu' (sự vận chuyển của Pháp tiến vào chân không) là một câu dùng trong quá trình tu luyện, và cũng không phải là một câu chú trong sự tu luyện của chúng ta.
Chư vị biết là, câu chú có thể thỉnh các vị Giác Giả, các vị Giác Giả trong trường phái tu luyện đó, hay là các vị Giác Giả trong trường phái đó đến để hộ Pháp và gia trì chư vị, tác dụng là như thế. Các câu chú trong tôn giáo cũng có tác dụng như thế. Còn về niệm chú để tăng Công, thì không được. Các câu chú có tác dụng như tôi vừa giảng. 'Zhi Xu (đạt đến hư không)' nghĩa là đạt đến các tầng thứ rất cao. Cảnh giới mà nhân loại không thể thấy được gọi là 'Cảnh giới hư không.' Ý nghĩa là như thế. Danh từ này phát xuất từ Ðạo Giáo, được gọi là 'Tai Xu (chân không)' trước khi có Thái Cực, có nghĩa là rất cao và nguyên thủy.
V: Khi thiền định, nếu chúng tôi niệm thầm lập đi lập lại các lời chú của các bài công pháp như là hơn ngàn lần, để chúng tôi có thể tăng giờ thiền định, làm như thế có thể làm cho Pháp Luân bị méo mó hay không?
Ð: Niệm các lời chú của các công pháp thì tốt cho chư vị, và có niệm bao nhiêu ngàn lần đi nữa cũng không làm Pháp Luân bị biến dạng đi. Tất nhiên, sau khi Khai Công Khai Ngộ chư vị sẽ hiểu rằng chư vị không thể niệm chú nữa khi chư vị đạt đến các tầng thứ thật cao. Chấn động từ âm thanh niệm chú của chư vị sẽ lớn vô cùng, vì thế nếu chư vị niệm hoài lúc nào cũng niệm thì sẽ làm quấy rầy người khác với âm thanh này.
V: Tại sao có một số học viên cảm thấy như là đầu bị nứt ra sau khi luyện các bài công pháp?
Ð: Cảm tưởng đầu bị 'nứt' ra là phải như thế. Chúng tôi giảng về 'mở đỉnh đầu ra' vì thế 'nứt' ra là chuyện thường. Có người thì nứt ra chỉ trong một tích tắt, 'rắc!' và họ không cảm thấy rõ ràng cho lắm. Người khác thì bị nứt ra từ từ nên họ cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên sự việc phải được quan sát từ cả hai quan điểm. Có người không vứt đi các tâm ràng buộc chấp chước của họ và họ cũng không nhất quyết vứt đi những điều xấu mà họ đã tự mang theo, vì thế những điều xấu này cần phải được thanh lý cho sạch. Những điều xấu này làm cho chư vị bị đau đầu và cũng không để cho chư vị tu luyện chánh Pháp, trường hợp này cũng có thể xảy ra. Ðiều chủ yếu là chư vị có thể tu luyện hay không và chư vị có thể nhận định được hay không, chiểu theo tiêu chuẩn của Pháp và vứt đi những điều xấu này.
V: Chúng tôi phải làm sao khi đầu bị toát mồ hôi và muốn ngất xỉu trong khi luyện các bài công pháp?
Ð: Hiện tượng này có thể xảy ra, và đã có những người bị như thế trong các khóa giảng của chúng tôi; có trong mỗi khóa giảng. Tại sao chuyện này lại xảy ra? Tại vì phản ứng quá mạnh trong khi cơ thể được thanh lọc và căn bệnh đang được tẩy trừ đi. Tuy nhiên thường thì phản ứng này không bị nặng như thế trong các nơi tập luyện của chúng ta tại vì căn bệnh được tẩy trừ đi từ từ. Nếu người này tốt, tôi nghĩ là phản ứng bình thường. Nếu người này không nghiêm khắc với bản thân, hành động không suy xét, nhảy qua nhảy về học Khí Công này đến Khí Công khác, không chuyên nhất, Tâm tính không tốt, thì có thể có vấn đề. Chư vị nên đề nghị người này nên tạm ngưng tập luyện, và hỏi xem họ đã học những loại Khí Công gì khác hay là họ làm một việc gì sai. Họ có thể tiếp tục học Ðại Pháp trở lại sau khi họ lắng đọng lại một thời gian. Ðây là tại vì trong thời gian bây giờ không phải tất cả ai đến học cũng đều là người chân chính tu luyện.
V: Tôi có dùng Shiatsu Massage được không?
Ð: Chúng ta không dùng Shiatsu Massage; không được phép trị bệnh trong quá trình Thế Gian Pháp tu luyện, không có chuyện đó được. Người tu luyện chân chính không có bệnh, bởi vì Pháp Thân của tôi đã tẩy bệnh cho họ rồi. Tất cả những gì cần phải làm đã được làm xong rồi. Không có điều gì như là Shiatsu Massage trong này. Làm sao thoa bóp massage mà có thể tiêu trừ nghiệp cho người tu luyện? Chư vị mang Công lực trong người trong khi thoa bóp massage cho người khác, vì thế chúng tôi nói là không được. Nếu chư vị là bác sĩ thì không sao bởi vì đó là công việc làm của chư vị nơi thế giới người thường.
V: Phó Ý Thức (Fu Yishi) của một người luôn ở bên cạnh người này. Như thế vai trò của Phó Ý Thức là như thế nào?
Ð: Phó Ý Thức vai trò chánh là ngăn chận không cho người này làm điều sai trái khi người đó không nhận thức ra. Khi Chủ Ý Thức (Zhu Yishi) của người này thật mạnh thì Phó Ý Thức không thể kiềm chế người này được.
V: Tại sao có lúc tôi có thể ngồi tréo chân trong khi ngồi thiền thật lâu, tuy nhiên có lúc thì chỉ có thể ngồi được có 10 phút thôi?
Ð: Ðó là bình thường. Ngồi tréo chân cũng tiêu trừ nghiệp. 'Thử thách Tâm tính và ý chí', 'dày vò thân thể', chúng ta dày vò thân thể như thế nào? Chúng ta gia tăng thời gian tập luyện và chịu đựng đau đớn trong khi ngồi tréo chân, tác dụng là hai cách đó. 'Dày vò thân thể' là một quá trình để tiêu trừ nghiệp và thăng tiến. Như thế ngồi tịnh tọa tréo chân có phải là tiêu trừ nghiệp lực không? Tuy nhiên không phải là nghiệp lực được dồn xuống tất cả một lần, mà là từng mảnh. Khi một mảnh dồn xuống, chư vị cảm thấy đau đớn, và khi nghiệp lực được tiêu đi thì chư vị cảm thấy dễ chịu. Ngồi tịnh tọa tréo chân thường thì ta cảm thấy đau đớn một lúc, rồi thì lại dễ chịu một lúc, và sau đó lại đau trở lại, cứ là như thế. Khi chư vị chịu đựng được một khối nghiệp lớn, ngồi tréo chân tịnh tọa sẽ có thể kéo dài lâu hơn trong lần ngồi tập đó. Tuy nhiên có lúc nghiệp lực dồn xuống, khi vừa mới tréo chân lên thì chư vị có thể thấy đau rồi. Thế mà chư vị có thể chịu đựng được, thì thời gian ngồi tịnh tọa tréo chân kia cũng bằng như thế, chư vị có thể ngồi tréo chân bao lâu mà chư vị có thể chịu đựng nỗi như trước kia, chỉ có là chư vị sẽ cảm thấy khó chịu vì đau thôi.
V: Có phải là uống rượu sẽ làm cho các sanh mạng mà người tu luyện có trong người rời khỏi cơ thể của người này không?
Ð: Ðúng, có thể, và hút thuốc cũng như thế. Một khi bị khói thuốc, các sanh mạng sẽ rời khỏi cơ thể chư vị và chư vị sẽ không còn gì nữa, người khác sẽ thấy là chư vị không còn Công lực trên người chư vị nữa. Cũng như tôi đã từng giảng, nếu chư vị muốn chân chính tu luyện, mà chư vị không vứt đi được một chút ràng buộc chấp chước đó sao? Chư vị không thể xem sự tu luyện như là trò chơi trẻ con, tu luyện rất là nghiêm túc. Chúng tôi không nói rằng nhân loại sẽ bị đại nạn nào đó, rằng chư vị tu luyện thì sẽ cứu được mạng sống của chư vị, chúng tôi không nói những điều này, chúng tôi cũng không dùng điều này để đẩy chư vị vào tu luyện. Chúng tôi chỉ nói: Có phải chân chính tu luyện là sẽ bảo vệ chư vị vĩnh cửu đời đời không?
Sáu ngã Luân Hồi được thảo luận trong Phật Giáo cho rằng con người trong xã hội người thường này cảm thấy thời gian ở đây quá lâu, tuy nhiên thời gian của nhân loại trôi qua rất nhanh khi quan sát từ chiều không gian khác mà thời gian ở đó dài hơn. Khi hai người trên đó trò chuyện, vừa xoay qua thì thấy chư vị mới sanh ra; một lúc sau xoay qua trở lại thì thấy chư vị đã được chôn 100 năm sau rồi. Tại sao nhân loại không nắm bắt thời gian mà họ có, với cái cơ thể này để tu luyện và để giữ lại cơ thể này? Trong Phật Giáo nói rằng khi con người phải đi vào Luân Hồi trong Sáu Ngã, khó mà nói là họ sẽ đầu thai thành là gì. Nếu chư vị luân hồi là một con thú vật, thì sẽ phải chờ đến cả hàng trăm hay hàng ngàn năm mới có thể được một cơ thể con người trở lại. Nếu chư vị luân hồi thành một cục đá, chư vị sẽ không thoát khỏi kiếp này cho đến khi nào hòn đá này bị mòn đi và chư vị sẽ không thoát khỏi trong hàng chục ngàn năm. Thú vật không được phép tu luyện, tuy nhiên chúng có bản tính thiên hữu của chúng giúp chúng tu luyện. Ðây là kết quả của các tình huống của thiên nhiên. Nhưng chúng không được phép phát triển Công Lực ở cao tầng; khi chúng phát triển Công Lực ở cao tầng, thì chúng sẽ thành quỷ bởi vì chúng không có phẩm tánh của con người. Vì thế chúng phải bị giết, khi thú vật tu luyện đến cao tầng, chúng phải bị giết chết đi, và chúng sẽ bị sấm sét giết chết. Tại sao chúng lại nhập thân thể con người? Chúng muốn có một thân thể con người, bởi vì với một thân thể của con người chúng có quyền tu luyện. Trong quá khứ là như thế, chúng được tu luyện nếu chúng có được một thân người. Bây giờ thì không được, dù chúng có được một thân người. Nếu chư vị muốn tu luyện, nếu chư vị muốn học Pháp, bộ não của chư vị phải được tẩy sạch đi và chính chư vị phải đến thọ Pháp trong nhân gian. Bây giờ quy luật này rất là nghiêm khắc. Nếu ai mà vẫn còn tĩnh giác mà đến nơi người thường này thì không tính; bộ não của người này phải được tẩy sạch đi, qua sự giác ngộ và tu luyện. Ai lại không muốn tu luyện nếu đã biết tất cả? Khi một vị Phật muốn đề cao tầng thứ của ngài, xuống nơi giới người thường đây để chịu đựng gian khổ thử thách, thì bộ óc não của vị ấy cũng phải bị tẩy sạch. Ai lại không tu luyện nếu có thể thấy và biết tất cả? Vấn đề thăng tiến cũng sẽ không có. Ðây là nói cho chư vị biết rằng: Tu luyện là điều thật sự nghiêm túc, và bất cứ ràng buộc chấp chước nào cũng sẽ ảnh hưởng đến sự tu luyện.
V: Có những người nữ lớn tuổi đã đến giai đoạn tiền mãn kinh nhưng chưa có kinh. Họ có thể tu luyện được không?
Ð: Ðược, những người nữ lớn tuổi mà đã đến giai đoạn tiền mãn kinh nhưng chưa có kinh thì sự tu luyện có thể bị chậm lại. Sự thật là một số nữ học viên lớn tuổi cần phải dùng thời giờ của họ một cách hữu ích hơn. Ðối với một số người này nếu họ không tinh tấn thì không được. Khi nói đến đề tài dùng thời giờ của họ một cách hửu ích, thì họ tinh tấn tập luyện các bài công pháp nhiều lắm; tuy nhiên họ phải hiểu rằng tu Tâm tính là quan trọng nhất. Có một vài người rất chậm chạp về khía cạnh này, tuy nhiên những người mà tập bình thường thì tất cả đều sẽ có kinh.
V: Tại sao có những học viên bị đau trong cơ thể, họ bị đau đầu, đau bụng, v..v?
Ð: Tất cả các phản ứng một người có trong lúc tu luyện là bình thường. Tiêu trừ nghiệp lực luôn luôn là phải bị khó chịu, dù chỉ loại bỏ một cơn bệnh cũng phải bị khó chịu. Có những học viên sẽ xuất Công lực trong người của họ, và sẽ có hơn 10,000 loại công năng. Mỗi một loại Công lực là một khối vật chất cao năng lượng có rất nhiều năng lượng, mật độ thật dày, và rất cường mạnh, và chỉ cần chúng cử động một tí là chư vị đã bị khó chịu rồi. Thêm nữa, các Công lực đủ loại hình thức và hình thái, và các công năng đủ loại hình thức và hình thái, các khả năng đặc dị đủ loại hình thức và hình thái sẽ được diễn hoá trong trong cơ thể của chư vị, chúng di chuyển một chút là chư vị đã cảm thấy khó chịu rồi. Vậy mà chư vị lại xem đó là bệnh, nói cho tôi biết đi, làm sao mà chư vị có thể tu luyện như thế này? Nếu chư vị chân chính tu luyện chiểu theo tiêu chuẩn của Pháp, thì chư vị sẽ phát hiện rằng tất cả là bình thường.
Có người đã từng bị tà nhập bởi một cái gì đó. Một thầy Khí Công cho họ biết, 'Anh bị con trăn nhập.' Vì thế mà họ luôn luôn cảm thấy con trăn nó nhập mình. Tôi nói cho người đó biết, 'Anh không còn bị nhập nữa.' Tuy nhiên anh ta không tin và cứ tưởng rằng con trăn đang di chuyển trong người. Vì anh ta cứ nghỉ rằng nó còn nhập anh, cho nên vẫn cảm thấy trạng thái mà lúc con trăn còn trong người anh. Trạng thái này sẽ không chấm dứt nếu anh ta không vứt đi cái tâm ràng buộc ấy, đó thật sự là để anh ta phải vứt đi cái tâm ràng buộc ấy. Nếu đây là điều mà anh bị dính mắt, ràng buộc vào thì không dễ gì mà vứt đi. Phải trải qua một thời gian lâu lắm anh ta mới có thể buông bỏ được.
V: Chúng tôi phải làm gì với các công năng? Thí dụ như là, nếu Thiên Mục của chúng tôi thấy một cái gì đó hay là thấy ánh sáng, chúng tôi có nên xem hay không?
Ð: Chư vị có thể nhìn nếu chư vị có thể thấy. Bình tĩnh quan sát trong lúc tập các động tác không phải là ràng buộc chấp chước.
V: Một số học viên Thiên Mục đã mở và có thể thấy những cảnh tượng, tuy nhiên các người phụ đạo thì chưa có các công năng và cũng không thấy chi hết.
Ð: Một người có thể thấy hay không tùy vào trạng thái dần dần ngộ của mỗi người tu luyện tại mỗi tầng khác nhau. Mặc dù chư vị đã đạt đến dần dần khai ngộ, thì cũng không có nghĩa là Thiên Mục của chư vị khai mở ở tầng thứ cao bởi vì tầng thứ của Công lực của chư vị cao, hay là Thiên Mục của chư vị mở ở tầng thứ thấp bởi vì tầng thứ của Công lực của chư vị thấp. Sự kiện là khác. Bởi vì tầng thứ Thiên Mục không chỉ định tầng thứ của Công lực của một người. Yếu tố, hoàn cảnh, và nguyên nhân khác nhau chỉ định vấn đề là họ có thấy rõ hay không, và họ có khả năng thấy được hay không, tất cả đều được chỉ định từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Thiên Mục không chỉ định một người tu luyện tinh tấn thế nào, chư vị phải chú ý điểm này. Ðiều sai là khi chư vị nghĩ rằng 'vì Thiên Mục của tôi mở, Công lực của tôi cao hơn người khác.'
Có phải có người như thế xuất hiện ở Trường Xuân chúng ta hay sao? Thiên Mục của vị ấy mỡ và vị ấy tưởng rằng mình là giỏi hơn mọi người khác. Vị ấy bảo rằng người này bị tà nhập, người kia bị chuyện khác v..v, tất cả đều là từ sự tưởng tượng của vị ấy. Vị ấy đã gây nhiều điều thiệt hại tại chỗ tập của chúng ta, và sau cùng vị ấy cũng không nhìn nhận rằng các người khác tu luyện còn khá hơn vị ấy nữa và vị ấy còn bảo là đã tu luyện cao hơn tôi nữa. Vì thế chúng ta không nên đo lường sự tu luyện của một người cao đến đâu căn cứ vào sự khai mỡ của Thiên Mục của một người. Trong trường hợp thông thường thì hai điều này đi song song với nhau. Chúng ta có người tu luyện khá lắm nhưng chúng tôi không cho họ thấy; chúng tôi chỉ cho họ thấy khi tu luyện đạt đến tầng thứ thật cao. Vì thế đừng dùng điều này mà phán xét và cho rằng vấn đề này hay người này tốt hay xấu, giỏi hay dở.
Từ đây trở đi, bất kể chư vị có thấy tôi hay không...thì cũng giống như người nào vừa nói trước đó, 'Chúng ta phải làm sao khi Thầy không có ở đây nữa?' Khi Ðức Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, có người hỏi rằng. Thưa Thầy, ai sẽ là thầy của chúng con nếu Thầy không còn ở đây?' Ðức Thích Ca giảng rằng 'Lấy giới luật làm Thầy.' Chúng ta 'Lấy Pháp làm Thầy'. Không kể công năng của một người, tầng thứ Tâm tính của họ là cây thước đo lường sự tu luyện tinh tấn của họ như thế nào. Nếu không, có phải là mọi người đều theo đuổi công năng? Công năng chỉ là một khả năng phụ phát triển trong quá trình tu luyện của chư vị. Tất cả công năng phát triển trong Thế Gian Pháp tu luyện là các khả năng sẳn có của con người, nhưng vì tư tưởng của con người phức tạp cho nên những khả năng này dần dần biến mất.
Các khả năng này sẽ tự nhiên phát triển khi chư vị tu luyện. Chỉ khi nào chư vị phản bổn qui chân, tìm lại bổn lai, khi chư vị quay trở về, thì khả năng sẳn có ấy sẽ được phục hồi. Bất kể một người có thể thấy rõ hay không, họ cũng không thể thấy được những gì mà tôi đang thấy. Dù cho họ thấy rõ thế này, những gì họ có thể thấy cũng vẫn còn quá xa chân lý của vũ trụ. Những gì mà họ thấy chỉ là hình thức biểu hiện ở tầng thứ đó mà thôi, chư vị không thể xem đó là sự thật. Trong khi chư vị đang tu luyện, điều sai lầm là nếu dùng một tầng thứ nào đó làm tiêu chuẩn để mà đo lường sự việc. Ðó là tại sao chúng tôi giảng 'Không có Pháp cố định', đừng xem hình thức biểu hiện của một tầng thứ nào đó mà cho là chân lý tối thượng. 'Không có Pháp cố định', Pháp của mỗi tầng thứ chỉ có tác dụng ở tầng thứ đó mà thôi. Vì thế khi họ nhìn thấy điều gì ở tầng thứ nào đó và những sự việc thế nào đó ở tầng thứ đó, họ trở nên tự mãn khi thấy những điều này rõ ràng. Ðó chỉ là những điều ở tầng thứ rất thấp, chư vị phải chú ý điều này.
V: Thưa Thầy trẻ em có phải tập năm bài công pháp không?
Ð: Trẻ em có thể tập ít hay nhiều hơn tùy theo khả năng. Mục đích chánh của sự tu luyện là đề cao Tâm tính của một người. Nhắc nhở nhiều về những điều liên hệ đến Tâm tính rất là ích lợi cho trẻ em. Khi lúc còn bé tôi không tập những hình thức gì bên ngoài cả mà chủ yếu là tu luyện Tâm tính. Chư vị không nên xem các trẻ em ngày nay là trẻ em bình thường. Một số trẻ em rất là đặc biệt, tại vì khi đã quyết định là tôi sẽ là người lãnh trách nhiệm này, một số người từ tầng thứ rất cao theo tôi xuống đây. Khi tôi xuống đây, người ở những tầng thứ khác nhau cũng xuống theo là vì họ có khả năng biết trước là tôi sẽ làm gì. Nhất là giai đoạn vừa qua, nhiều người từ các tầng thứ khác nhau theo xuống đến vũ trụ nhỏ này và giải Ngân Hà này của chúng ta. Lý do là vì họ không biết trước được, và chỉ biết và thấy được những gì sẽ xảy ra trước thời gian tôi vừa xuất hiện trước công chúng; nhiều người lắm đã theo xuống đây. Họ xuống đây để làm gì? Ðể thọ Pháp. Họ biết là Pháp cũ đã bị thoái hóa suy đồi, và họ xuống đây để chịu đựng thử thách trở lại. Ðừng nên xem các em bé này là những người thường, tất cả các em này khá lắm. Tuy nhiên không phải đứa bé nào cũng thế. Một số trẻ con khá lắm.
V: Làm sao chúng tôi có thể biết được chúng tôi đạt đến tầng thứ nào?
Ð: Một số học viên chúng ta đã đạt đến trạng thái dần dần ngộ, và một số thì đạt đến trạng thái dần dần ngộ theo từng giai đoạn. Bất kể chư vị đạt đến hay không, và bất kể chư vị có nhìn thấy rõ ràng hay không, chư vị có thể tâm sự với người khác nơi chỗ tập sau khi tập luyện, không có vấn đề gì. Khi chư vị nói với người khác với tâm ý không khoe khoang thì có lợi ích cho sự tu luyện chung. Một số người cho rằng chư vị không nên nói ra những gì chư vị thấy qua Thiên Mục, và nếu mà nói ra thì Thiên Mục sẽ bị đóng lại. Ðây là điều mà các học viên thông thường xem như thế. Không phải nói ra thì Thiên Mục sẽ biến mất. Mọi người hãy suy nghĩ: Trong thời gian mà Khí Công rất là thịnh hành, có người tu luyện nào chú trọng Ðức không? Không ai thật sự tu luyện cả. Họ không chú trọng Ðức, qua chấp chước và lòng muốn khoe khoang họ nói ra về những gì họ thấy; vì thế mà Thiên Mục của họ bị đóng lại. Có người thì nói đủ điều, bất kể là có nên hay không. Vì thế mà Thiên Mục bị đóng lại. Ðó là lý do. Nếu chư nói về những điều này với ý định nâng cao sự hiểu biết của chư vị về Pháp, thì tôi nói không sao cả. Chư vị phải phân biệt rõ ràng về việc này. Nếu Thiên Mục của một người bị đóng hay bị hư đó là vì họ nói những điều không nên nói với người thường hay là vì họ có tâm ý khoe khoang. Có người tu luyện mà khoe khoang thì đó là tâm chấp chước của họ đang hoạt động phải không? Vì thế mà Thiên Mục của họ bị đóng lại. Lúc đầu, khi Thiên Mục của một số người bị đóng lại, là để cho học một cơ hội. Khi họ có thể lúc thấy rõ và lúc không thấy, có điều thì thấy, có điều thì không, đó là để nhắc nhở họ. Tuy nhiên một số người vẫn không ngộ được, vì thế mà dần dần Thiên Mục của họ hoàn toàn bị đóng kín lại. Có người Thiên Mục lại bị hư nữa, hư rất trầm trọng.
V: Thưa, ở tầng thứ nào mà một người có thể đạt Chánh Quả và Viên Mãn?
Ð: Tôi đã giảng điều này rồi. Ðạt Chánh Quả là khi một người đã đạt đến quả vị La Hán, thì họ đạt Chánh Quả. Viên Mãn là tu luyện xong; đó là đạt Chánh Quả và Khai ngộ, Viên Mãn tức là khi hai yếu tố này đi chung với nhau và tu luyện xong.
V: Từ nay trở đi chúng tôi tu luyện như thế nào? Chúng tôi khác với người thường như thế nào?
Ð: Chư vị phải chịu đau khổ nơi người thường giống như họ. Chư vị có thể đạt quả La Hán, tuy nhiên đến các trẻ em hỗn láo nơi người thường cũng có thể chửi chư vị là vì chư vị vẫn còn phải tu luyện nơi người thường và chư vị cũng vẫn còn phải tiếp tục vứt đi các tâm ràng buộc chấp chước của mình. Một số người có căn cơ rất tốt và loại bỏ nhiều chấp chước bản thân, vẫn còn phải tu luyện trở lại. Thường, trong sự tu luyện thông thường, một người có thể đạt viên mãn trong chỉ qua một quá trình mà thôi. Có người thì sẽ kinh nghiệm là quá trình tu luyện lập lại, họ có thể kinh nghiệm là lập lại hai lần. Bởi vì chư vị cần phải tu luyện lên các tầng thứ cao, chư vị có thể phải trải qua ba lần, và sau khi tu luyện xong tất cả, chư vị cũng sẽ phải tu luyện trở lại. Ðiều này xảy ra khi một người tu luyện lên các tầng thứ cao, vì thế mà tại sao chư vị vẫn còn cần phải tu luyện nơi người thường. Giả thữ, chư vị tu luyện đạt đến tầng thứ La Hán và không ai gây trở ngại chi hết, tức là không ai nơi người thường này gây trở ngại gì cho chư vị cả, thì làm sao chư vị có thể tu luyện nếu chư vị không còn trong giới người thường nữa? Nếu những người mà gây trở ngại cho chư vị không phải là người thường mà là những Vị Phật, Bồ Tát hay La Hán, những vị này xuất hiện nơi người thường và gây trở ngại cho chư vị để chư vị vứt đi các tâm ý ràng buộc chấp chước của chư vị, làm sao lại có thể được? Dù cho Sư Phụ tạo hay an bài các thử thách và khổ nạn, tất cả đều được sắp xếp bằng cách dùng người thường và dùng người thường gây khó khăn cho chư vị với mục đích là để chư vị đề cao trong hoàn cảnh của người thường.
V: Một số học viên tập các loại Khí Công khác sau khi tham dự các bài giảng của chúng ta. Họ phải làm gì nếu họ muốn tiếp tục tập luyện Pháp Luân Ðại Pháp?
Ð: Những người này ngộ tính thấp kém. Nhưng chúng tôi nói tu luyện là tùy vào cơ duyên. Khi một người muốn và đã học Pháp Luân Ðại Pháp, không ai bắt buộc họ phải tu luyện cả; khi họ nghỉ rằng Pháp Luân Ðại Pháp không tốt, thì họ không tập luyện nữa. Sau này họ phát hiện rằng Pháp Luân Ðại Pháp tốt và muốn học trở lại; nếu họ muốn học trở lại, thì họ có thể đến học trở lại. Tu luyện tinh tấn hay không đó là vấn đề riêng tư của họ. Về vấn đề họ có thể tham gia đoàn thể tu luyện của Pháp Luân Ðại Pháp của chúng ta và trở thành một đệ tử chân chính tu luyện, chúng phải nghiêm túc cho họ biết rằng: 'Nếu quý vị muốn tu luyện tại đây, quý vị phải tu luyện chỉ trong một đường lối và chủ yếu là tu luyện Pháp Luân Ðại Pháp; nếu không quý vị sẽ không đạt được gì cả. Không có ích lợi gì nếu quý vị không chân chính tu luyện chỉ trong một pháp môn.' Chư vị phải khuyên họ với tư cách hòa nhả, và đừng nói là 'Quý vị không được tập luyện tại đây.' Chúng ta không có quyền, hay có thể ra lệnh cho ai. Chúng ta chỉ nên khuyên họ, chúng tôi đã giảng về khuyên người hành thiện, phải vậy không?
V: Thưa Thầy các khóa giảng thuyết trong các vùng khác như thế nào, và tình hình của Pháp Luân Ðại Pháp trong toàn quốc như thế nào?
Ð: Trong thời gian hiện tại tôi từ chối tất cả thiệp mời giảng thuyết Pháp Luân Ðại Pháp. Tôi từ chối là vì tôi có nhiều việc phải làm, nhiều phương diện phải giải quyết. Làm gì kế tiếp, tôi chưa dự định gì cả. Ðó là điều mà tôi sẽ quyết định sau khi mọi việc được giải quyết xong xuôi sau này, và cũng tùy theo kết quả như thế nào. Về sự phát triển của Pháp Luân Ðại Pháp như thế nào, tôi có thể cho chư vị biết rằng: Pháp Luân Ðại Pháp của chúng ta đang được phổ truyền từ người này đến người khác, và số học viên là đã đông lắm rồi. Tôi nói rằng có cở hàng trăm ngàn người. Lý do là vì mỗi khi tôi đi đến các đô thị nào để giảng thuyết, luôn luôn có những người từ các vùng hay tỉnh lân cận, hầu hết không có tỉnh nào là không có. Thế này thì sau khi họ về nhà, họ sẽ truyền ra cho người ở vùng đó, và tiếp tục truyền ra như thế. Vì thế mà sự phổ biến đã nhanh chóng lắm rồi, và số người học rất đông. Tại tỉnh Hubei lúc đầu chỉ có hai người tập thôi. Bây giờ thì số người đã tăng lên đến cả ngàn rồi. Những trường hợp này rất nhiều. Có người thì đi đến các nơi tập luyện để tập, có người thì không. Khó mà biết rõ con số như thế nào.
V: Thưa Thầy những người đã từng bị bệnh tâm thần hay bị bệnh động kinh có tập luyện được không?
Ð: Tôi đề nghị là chư vị đừng nên mang những người như thế tới chỗ tập luyện của chúng ta tu luyện hay các buổi giảng thuyết. Nếu chư vị không cẩn thận chư vị có thể làm hại Ðại Pháp. Nếu bịnh của họ tái phát tại nơi giảng thuyết hay tập luyện của chúng ta thì người khác có thể bão rằng là vì học Pháp Luân Ðại Pháp mà ra như thế này, có phải là tổn hại đến Ðại Pháp không? Ðây là lý do mà chúng tôi có một nguyên lý: Chúng tôi không thể chữa bệnh cho ai. Tuy nhiên có một điều: Người nào chân chính tu luyện thì các bệnh nhẹ sẽ được thanh lý tức thời lúc đó và tại đó. Còn những ai bị bệnh nặng hay cơ thể có quá nhiều thứ xấu, chỉ khi tư tưởng của họ thay đổi, thì những điều đó mới được giải quyết cho, chỉ khi họ muốn tu luyện thì nghiệp lực của họ mới có thể được tiêu trừ. Tất nhiên có người chưa có ý muốn tu luyện mà đã được chữa bệnh, nhưng khi họ bắt đầu đọc sách, thì mọi việc được an bài. Tại sao? Tại vì căn cơ của họ rất tốt và họ xứng đáng được. Chư vị không thể nhìn tất cả trường hợp đều giống nhau được. Nếu chư vị có người nhà bị bệnh nói trên nhưng tin rằng Pháp Luân Ðại Pháp rất tốt, chư vị có thể để họ học và bảo họ nên học ở nhà. Chúng tôi giảng rõ lúc ban đầu: Tôi không thể tùy tiện giải quyết các vấn đề của người thưòng. Tu luyện được hay không là tùy người ấy. Nếu họ không tu luyện được chư vị cũng không nên bảo họ tu. Khi có rắc rồi xảy ra thì sẽ làm tổn hại đến Ðại Pháp. Làm sao tôi có thể giải quyết các vấn đề của người thường được? Vì tôi không chữa bệnh cho họ, họ sẽ đi khắp nơi và gây rắc rối, họ cho rằng họ bị tâm thần là vì họ tu luyện Pháp Luân Ðại Pháp và Thầy không chữa trị cho họ, họ sẽ làm tổn hại thanh danh của tôi. Cho nên chúng tôi phải giảng rõ ràng ngay lúc ban đầu: Chúng tôi không nhận những người này vào trong các buổi giảng thuyết hay các nơi tập luyện. Thường thì những người bị bệnh động kinh không có vấn đề gì. Chúng tôi cũng chưa tuyên bố trong các buổi giảng thuyết là người bị bệnh động kinh không được tham dự. Thông thường thì các nhân viên phụ trách không cho họ vào, vì bệnh tình xảy ra sẽ gây tác hại cho chúng ta. Những người bị bệnh động kinh không phải là người bệnh thần kinh, bởi vì họ có một bệnh mà thôi, chỉ trong đầu của họ thôi, và họ sẽ lành bệnh khi điều xấu này được thanh lý. Thường thường là như thế.
V: Thưa Thầy làm sao chúng tôi nhận thức về 'thăng tiến lập thể'?
Ð: 'Thăng tiến lập thể' có nghĩa là thăng tiến toàn vẹn. Trong quá trình tu luyện, tất cả sinh mệnh trong cơ thể và các sinh mệnh mà chư vị đang tu luyện cũng thăng tiến cùng một lúc với chư vị. Chúng tôi giảng cải biến lập thể, chúng tôi sửa chữa cơ thể cho chư vị một cách lập thể. Thăng tiến lập thể nghĩa chánh là trong khi chư vị đề cao Tâm tính, thì Công lực cũng sẽ tăng theo lên. Cũng như là điều tôi giảng về câu hỏi tại sao họ chưa có kinh nguyệt trở lại, khi Tâm tính của chư vị đề cao, theo đó Công lực cũng theo đó mà tăng lên. Trong khi cơ thể của người có quá nhiều nghiệp đang được chỉnh sửa, có người không theo kịp, vì thế họ bị chậm trể. Tức là, để thăng tiến lập thể đòi hỏi trước tiên là đề cao Tâm tính. Nếu chư vị nói 'Tôi chỉ muốn cải biến cơ thể của tôi' hay là 'Tôi chỉ muốn tránh đại nạn' thì không được, bởi vì để cải biến cơ thể qua quá trình tu luyện, chư vị phải bắt đầu từ tu luyện Tâm tính. Không có Công lực chỉ định chiều cao tầng thứ của chư vị, tức là, không có trình độ Tâm tính của chư vị, tất cả thì không tính.
V: Có vài học viên hỏi, 'Thưa Thầy làm sao chúng tôi đối diện với ma quỷ quấy nhiễu đến Ðại Pháp?
Ð: Tôi sẽ cho chư vị biết, nếu không có ai phản đối chúng ta khi chánh Pháp được truyền, thì đây mới là chuyện lạ! Mọi người nghĩ xem, thật sự tôi sống trong thoải mái nhất nếu tôi không đãm trách sứ mạng này hôm nay. Nhưng tôi lãnh sứ mạng này là vì chư vị, cho nên các trở ngại mà tôi gặp, tất cả các khó khăn mà chư vị gặp phải là để cản trở Pháp này và để chận đứng không cho mọi người thọ Pháp. Vì nhân loại đã trượt xuống đến mức độ này, ma quỷ sẽ ngăn cản không cho con người thọ Pháp, chúng sẽ cản ngăn chư vị. Chúng nghỉ rằng 'Nhà ngươi thiếu ta, thì ta phải lấy lại. Nếu nhà ngươi được thọ Pháp, thì món nợ phải tính sao đây? Chúng ghét chư vị! Ðủ thứ yếu tố hợp lại với nhau thành một chướng ngại. Nói một cách giản dị hơn, tất cả là vì con người tự tạo cho chính bản thân họ, ai cũng có nghiệp. Chúa Jesus đã giảng: 'Nhân loại, chúng con đều có tội lỗi.' Chúa Jesus đã giảng rằng nhân loại có tội lỗi, ngài giảng nghiệp là tội lỗi. Sự thật là thế. Nhân loại tạo nghiệp vì đã làm điều xấu, có phải là tội lỗi không? Tác hại của nghiệp là chướng ngại tạo ra bởi nghiệp qua nhiều hình thức. Chư vị thọ chánh Pháp, đương nhiên là chúng sẽ quấy nhiểu chư vị, đó chính là nguyên nhân. Cho nên tất cả những điều gì mà chư vị gặp phải là để thử thách Tâm tính của chư vị. Có người sẽ bão là học Pháp Luân Ðại Pháp là không tốt hay là họ phê bình này nọ. Thật sự đó là để thử xem chư vị có cương quyết và để xem chư vị có thấu hiểu Pháp lý cặn kẽ hay không. Làm sao chư vị tu luyện nếu chư vị không cơ bản thấu hiểu tận tường Pháp lý này? Từ đây cho đến khi chư vị khai ngộ luôn luôn sẽ có vấn đề là chư vị có cương quyết theo Pháp hay không, trong các hệ thống tu luyện đều giống nhau như thế. Về các yếu tố cơ bản mà chư vị không cương quyết, thì làm sao chư vị tu luyện đây? Ðó là nguyên nhân mang lại đủ thử thách và quấy nhiểu như thế này.
Chư vị thấy rằng mỗi khi tôi mở khóa giảng, thì cũng có một số khá đông khóa giảng Khí Công đủ loại có khuynh hướng được mở ra cùng một lúc. Nếu mà tôi không giảng ở vùng đó thì cũng không có nhiều lớp mở ra như thế. Mỗi khi tôi mở khóa giảng thuyết thì 'vù một cái' thình lình một đám Khí Công giả cũng mở các lớp dạy Khí Công. Tại sao? Ðó chính là nếu chư vị muốn làm việc này, thì ma quỷ cũng làm theo, đi đôi với nhau như thế. Ðây cũng là sự việc đã được xếp đặt. Ðó chính là để xem cánh cửa nào mà một người chọn lựa để vào và để xem họ thọ chánh Pháp hay theo tà pháp, tùy chư vị muốn chọn cánh cửa nào để vào. Có phải có câu nói là tu luyện là rất khó khăn cho bất cứ ai? Sự việc là thế, vô cùng khó khăn, bởi vì tất cả đều là do chính bản thân mình tạo ra. Nhưng qua thử thách, Tâm tính của một người, sự giác ngộ của con người, và vấn đề là người này có thể cải thiện, lẫn cả nhiều yếu tố khác nữa, tất cả hiện bày ra và đi đôi với nhau. Từ một quan điểm khác, đây là nguyên nhân tại sao lại có đủ loại quấy nhiễu thế này.
Cũng như có một người như thế tại Trường Xuân đã nói rằng: 'Tôi là Phật, quý vị không cần học của ai hết. Tôi là vị gì gì đó.' Sẽ có đủ loại quấy nhiễu, chính tên tôi cũng bị họ tấn công. Lý do là để xem chư vị có nghe và tin tưởng những điều này hay không và để xem phản ứng của chư vị như thế nào. Chúng sẽ dùng nhiều hình thức để gây thiệt hại, làm cho tư tưởng của chư vị bị di động để xem chư vị có cương quyết hay không. Có người nói với họ 'Tôi cương quyết và tu luyện Pháp chân chánh này, tôi không tin những gì anh nói.' Bằng chứng là có nhiều học viên đã kinh nghiệm được huyền năng của Pháp. Hơn nữa, họ thay đổi vượt bậc, và họ thông hiểu nguyên lý tôi giảng. Nếu một người không cương quyết, có phải đây là vấn đề ngộ tính hay không? Ngộ tính của người này rất thấp mới như thế. Vì thế tôi nói rằng các loại quấy nhiểu này là bình thường. Tu luyện cũng giống như là sóng biển đãi cát, cát được đãi đi thì chỉ có vàng còn lại. Số vàng còn lại bao nhiêu là tùy vào chư vị tu luyện như thế nào.
V: Thưa, nhiều tài liệu để giới thiệu Pháp Luân Ðại Pháp có nên có sẳn tại các nơi tập luyện để phổ biến hay không?
Ð: Phổ biến Pháp Luân Ðại Pháp và cách thức tổng quát về thực tập là khác với cách thức phổ biến của các công pháp Khí Công hiện đại. Chư vị cũng đã biết rằng chúng ta không bịa và phóng đại điều gì, không có điều như thế. Khi các thầy Khí Công khác chữa bịnh nhân họ quảng cáo thật nhiều cho đến khi nào không còn ai nghe họ nữa. Chúng ta không có điều như thế. Học viên của chúng ta cả hàng chục ngàn người và họ đã khỏi bịnh, tuy nhiên họ không nói nhiều và cũng không nói đến những điều này. Tất nhiên chư vị có thể thấy một số tài liệu trong các báo chí lúc khởi đầu. Tại sao? Tại vì lúc khởi đầu chúng tôi xuất hiện với hình thức là Khí Công bình thường. Người ta sẽ không thể chấp nhận nếu chúng tôi truyền giảng ở trình độ quá cao. Vì thế mà chúng tôi phải qua giai đoạn khởi đầu để cho mọi người từ từ hiểu. Như chư vị biết, khi tôi thuyết giảng ở Trường Xuân lần đầu, tôi cũng đã giảng những điều ở tầng thứ rất cao; tuy nhiên tôi cứ giảng về Khí Công. Hôm nay, vì chúng tôi giảng công pháp lên cao tầng, cho nên chúng tôi không còn giảng những điều đó nữa. Ðó là cách thức để cho mọi người hiểu từ từ.
Ð: 'Ðô thị Motor có hơn một trăm ngàn nhân viên. Chúng tôi phải làm sao nếu kết quả không tốt?
Ð: Có lần, Pháp Luân Ðại Pháp của chúng ta phổ biến khả quan tại hãng xe hơi. Chư vị có thể biết một số quỷ ở đó, chúng quấy nhiễu rất nhiều. chúng là quỷ. Như chúng tôi đã giảng là tất cả đi đôi với nhau. Về vấn đề bao nhiêu người có thể tu luyện hay bao nhiêu không tu luyện được là tùy thuộc vào các nhân của những người này. Làm sao mà không có một quấy nhiễu nào? Nếu không có ai quấy nhiễu thì sự tu luyện của chư vị quá dễ dàng phải không? Con đường mở rộng êm đềm và chư vị sẽ thăng tiến tu luyện không có một khổ nạn nào, thế thì làm sao gọi là tu luyện phải không? Chỉ qua các khổ nạn thì mới quyết định một người có thể tu luyện được hay không, và chỉ có cách này thì người tu luyện mới vứt đi các tâm ý ràng buộc chấp chước của con người. Tuy nhiên bọn quỷ này thật sự rất đông và chúng đã gây tác hại cho một số người rất đông. Vai trò mà các con quỷ này vượt quá khả năng của một con quỷ bình thường. Các tầng thứ cao đều biết những điều này, các vị Giác Giả ở cao tầng cũng biết sự lộng hành của chúng. Phải giải quyết như thế nào? Vì có các sự việc đều phải được sự chấp thuận của tôi, tôi muốn cho những người khác có cơ hội; nhưng hình như là không được. Trong tương lai sẽ có nhiều và nhiều người tại hãng xe hơi này thọ Pháp.
V: Một số học viên dự định tham dự các khóa giảng thuyết nhưng không đi được, còn các học viên đến học tại nơi tập luyện buổi sáng chiều thì sao?
Ð: 'Một số học viên dự định tham dự các khóa giảng....' Dù tôi tiếp tục mở các khóa giảng cho đến 10 năm nữa cũng có người 'dự định tham dự'. Chúng ta có nhiều cựu học viên, chúng ta có sách, băng ghi âm, băng phát hình, tất cả điều có tác dụng phổ truyền Pháp và cứu độ người. Thật ra chư vị đã đảm trách vai trò của lực lượng chánh; nhất là trong giai đoạn vừa qua chư vị đã thật sự đảm trách lực lượng chánh. Một người có thể thọ Pháp dù không có tôi trực tiếp dạy cho họ, phải không? Về trường hợp này, tôi nghĩ rằng chúng ta nên làm việc nhiều hơn trên phương diện này và giúp đỡ người khác. Nhất là những người đến các nơi tập luyện để học, tôi nói rằng phụ đạo viên phải nên có nhiều trách nhiệm hơn. Trách nhiệm của chư vị không phải là nhỏ, đừng nghĩ rằng đây chỉ là tạo cơ hội cho người ta đến đây. Chư vị nên cố gắng tinh tấn để thấu hiểu Pháp hơn nữa, và học Pháp nhiều hơn nữa, và lãnh ngộ nhiều hơn nữa.
Tôi muốn nêu lên một vấn đề đặc biệt là: Tại các nơi tập luyện, một số người có vấn đề rắc rối, họ bị lệch lạc, mất trí là vì họ đã học các loại Khí Công khác và không vứt đi được các truy cầu của họ, đây là sự thật. Một trăm phần trăm là những người này đã tập các loại Khí Công khác hay thờ phượng những gì trong nhà họ mà họ chưa vứt đi được, trường hợp là thế. Trường hợp khác là Pháp Luân bị biến dạng [méo mó] là vì họ trộn lẫn các Khí công khác vào sự tập luyện của họ hay là họ trộn lẫn các loại khác trong tư tưởng của họ. Tôi có thể cho chư vị biết về hai trường hợp này, bảo đảm những trường hợp này gây khó khăn, và chỉ hai trường hợp này Pháp Thân của tôi thường không can thiệp vào. Tại vì các trường hợp này không thuộc về Pháp Luân Ðại Pháp của chúng ta, một khi họ tập luyện các loại Khí Công khác và họ trộn lẫn những thứ đó vào trong sự tập luyện. Vì thế Pháp Thân của tôi không bảo hộ họ nữa và Pháp cũng không ban truyền cho họ nữa. Khi các con quỷ dữ thấy người này bắt đầu tập luyện Pháp Luân Ðại Pháp, tất nhiên chúng sẽ phạt và hãm hại vị ấy. Vị ấy không còn lý trí nữa và còn có thể làm tổn hại Ðại Pháp nữa, vấn đề này có thể xảy ra. Có người chỉ muốn học Pháp Luân Ðại Pháp, nhưng trong tư tưởng hay lúc tập luyện họ luôn muốn cảm giác hay là họ thêm vào những điều khác. Họ đã quen cảm giác một chút gì đó khi họ tập luyện các môn Khí Công khác; bây giờ họ tập luyện Pháp Luân Ðại Pháp và không còn cảm thấy nữa, nhưng họ vẫn còn muốn cảm giác đó. Ðây có phải là truy cầu chấp chước không? Khi mà họ thêm vào những gì mà họ đã quen tập, Pháp Luân của họ sẽ bị biến dạng [méo mó] và rắc rối sẽ xảy ra cho Pháp [của cá nhân] của họ, thật sự sẽ xảy ra như thế.
V: Sống một cuộc sống tốt có phải là ý nghĩa thật của cuộc sống không?
Ð: Có người còn có ý tưởng thế này: 'Tôi tu luyện thành Phật để làm gì?' Có nghĩa là sự hiểu biết của họ về Phật rất thấp kém, 'Tu luyện thành Phật có ích lợi gì?' Ðừng cười, họ thật sự không hiểu. Tại sao một người tu luyện Phật tính? Thứ nhất là người tu luyện giữ được cơ thể này mãi mãi; thứ nhì người tu luyện có thể vĩnh viễn không còn bị đau khổ và mãi mãi sống trong hạnh phúc. Mạng sống của con người ngắn ngủi, vì thế giữ lại cơ thể con người là một lý do; một lý do nữa là Phật không bị đau khổ. Nơi mà sinh mạng của chư vị khởi sự là từ một không gian rất cao trong vũ trụ. Chư vị đến từ một không gian của vũ trụ, và bản tánh nguyên thủy là hiền lành. Sau đó con người trở thành xấu xa và bị rơi xuống từng tầng một để chờ đợi bị hủy diệt. Tiến trình là như thế. Vì lý do gì một người nên quay trở về? Nơi mà chư vị thật sự được tạo ra từ một chiều không gian rất cao, một nơi đẹp nhất, nơi mà chư vị nên ở.
Theo lời của các bậc Ðại Giác, nhân loại như thể rơi vào một vũng sình và họ chơi trong đó. Nhưng nhân loại đang ở nơi này thì nghỉ rằng đây là tốt lắm. Nhân loại nghĩ rằng rất tốt, họ đắm mình trong vũng sình, vậy mà họ lại nghĩ rằng rất thoải mái và những gì ở đây là tốt. Tôi sẽ cho một ví dụ, thật sự không phải là để khinh thường con người. Lấy con heo để làm thí dụ. Chúng nằm trong chuồng heo và sống trong đất sình với phân và nước tiễu, tuy nhiên cảnh giới tư tưởng của chúng là thoải mái. Khi nhân loại vượt qua khỏi cảnh giới này và nhìn lại họ sẽ thấy ghê tởm. Ðó là lý do. Họ [các bậc Ðại Giác] cho rằng nhân loại nơi người thường đắm mình trong vũng sình và khắp nơi điều dơ bẩn. Ý nghĩa là thế. Trong môi trường bẩn thiểu thế này, họ chỉ rửa cơ thể dơ bẩn này với nước sình mà thôi. Vì thế tôi nói họ không sạch hơn đâu.
V: Nghĩa thật của cuộc sống là để viên mãn và thành Phật phải không?
Ð: Không phải 'để thành Phật' mà là 'để quay trở về cội nguồn, phản bổn qui chân trở về chân thật'. Tu luyện viên mãn và quay trở về, đó là ý nghĩa thật, các bậc Ðại Giác nhìn thấy như thế. Nhưng nếu chư vị vào giới người thường và hỏi thầy giáo của mình, họ sẽ không nói thế, bởi vì người thường bị dính mắc [ràng buộc, chấp chước] quá nhiều vào việc của người thường, vì thế mà họ không thể nào thấy được chân tướng của vũ trụ. Ảnh hưởng bởi các kiến thức từ Tây phương, tư tưởng của nhân loại hiện đại trở thành tuyệt đối. Con người càng trở nên vật chất hóa và họ đo lường tất cả với kiến thức hiện đại của họ. Nhân loại đã bị lún xuống sâu hơn và sâu hơn nữa nơi người thường này.
V: Trong giấc mơ tôi đi tìm nhà cầu khắp nơi và sau cùng tôi tìm được,nhưng khi thức giấc thì tôi , mọi việc đã xong, tại sao thế?
Ð: Tôi sẽ cho chư vị một thí dụ. Trên núi Wudang nơi tu luyện của nhà vua Zhenwu, ngày xưa Ðạo Gia gọi ngài là Ðại đế Xuanwu. Một dịp tình cờ tôi được biết câu chuyện tu luyện của Xuanwu tại dải núi Wudang. Câu chuyện này diễn tả quá trình tu luyện của ngài, và có một câu chuyện có kể về Xuanwu. Ngài tu luyện qua nhiều năm, hằng 40 năm, và đạt đến một tầng thứ cao. Có một ngày nọ, một con quỷ đến quấy nhiễu ngài trong giấc mơ, nó biến thành một thiếu nữ rất đẹp, trần truồng. Trong trạng thái mơ màng ngài không ý thức, bị xa ngã. Sau đó ngài rất giận dữ và hối hận vô cùng. Ngài nghĩ 'không còn hy vọng tu luyện gì nữa?' Ta tu luyện bao nhiêu năm nay rồi mà không đạt được gì cả và cũng không tự chủ được tâm mình.' Ngài nghĩ rằng ngài đã bị thất bại, giận bản thân mình và ngài xuống núi. Trên đường đi xuống núi, ngài gặp một bà lão đang mài kim, mài một cây sắt để thành kim. Có lẽ thời bấy giờ mọi người đều mài kim như thế. Ngài hỏi bà lão 'tại sao bà dùng một cây sắt to như thế để mà mài thành kim? bà lão trả lời 'Sau một thời gian, to thế nào cũng sẽ mài thành cây kim. Ngài giật mình khi nghe nói thế. Khi bà lão mài kim cứ tiếp tục đổ nước vào trong cái tô, bà cứ đỗ cho đến khi tràn ra ngoài mà bà vẫn đổ. Ngài bảo 'nước đang tràn ra kìa'. Bà trả lời 'Khi đầy thì sẽ tự động tràn ra'. Bà ta thật sự đang gợi ý cho ngài. Những lời của bà có ý cho ngài biết rằng 'Trong lúc tu luyện đừng suy tưởng nhiều về sự tu luyện. Khi thất bại một lần, lần sau sẽ khá hơn'. Ðó là cơ thể của con người có phản ứng và khi đầy thì sẻ bị tràn ra. Ðó là ẩn ý mà bà ta nhắc nhở ngài, mặc dù đây chỉ một câu chuyện kể lại, nó không đầy đủ cho lắm, và cũng không được chính xác. Nhưng tôi nói rằng có thể là sự việc thật như thế. Cũng giống như câu hỏi trong giấy vừa qua, có thể là trường hợp tương tự.
V: Mỗi khi tôi tập bài công pháp đứng hay thiền định và tiến nhập vào trạng thái tập luyện, thì tôi không muốn tập nữa, sau đó tôi thấy hối tiếc. Tại sao như vậy?
Ð: Ðó là sự quấy nhiễu của ma quỷ trong tâm tưởng của chư vị, chấp chước của người thường có thể tạo ma quỷ (quấy nhiễu từ nghiệp tư tưởng). Tại sao? Bởi vì những vật chất của các tư tưởng xấu, đã tạo ra trước khi tư tưởng và tâm của chư vị có phản ứng chống lại. Khi chư vị tu luyện khá rồi thì những vật chất xấu này sẽ bị hủy diệt đi. Lý do đó mà chúng không để cho chư vị tu luyện. Tại sao chư vị luôn bị dao động trong sự tu luyện? Chư vị nghĩ trong đầu mình: 'Thôi, tôi không tập luyện nữa, khó quá. Tôi nói cho chư vị biết, những tư tưởng này hiện hữu là có lý do - khi không có ma quỷ quấy nhiễu bên ngoài thì sẽ có ma quỷ quấy nhiễu từ bên trong chư vị, và sự quấy nhiễu này là từ những vật chất xấu đó. Tất cả vật chất đều là những linh thể trong các chiều không gian khác.
Tôi cũng đã từng giảng: Chư vị phải tiêu hủy chúng nếu chư vị muốn hoàn thành sự tu luyện,và chỉ khi chư vị diệt chúng đi thì chư vị mới tu luyện thành công được và chư vị có thể diệt bỏ đi những tư tưởng xấu đó. Có người không thể nhập định trong lúc ngồi thiền và luôn có những tư tưởng nỗi giậy [trong đầu]. Lý do là vì chư vị có những vật chất này. Chúng cũng hiện hữu, chúng đến từ tưởng của chư vị, vì thế chúng làm nhiệm vụ quấy nhiễu. Nếu chư vị hoàn tất sự tu luyện thì chúng sẽ bị tiêu hủy; chúng sẽ bị tiêu diệt dần dần cho đến khi chúng bị tiêu hủy hoàn toàn. Có thể nào chúng lại để yên. Khi chư vị tu luyện chúng sẽ quấy nhiễu chư vị.
Có người có ý nghĩ xấu nói xấu lẫn cả Sư Phụ và Ðại Pháp. Nhưng chư vị phải hiểu rõ đấy không phải là Chủ Ý Thức của chư vị muốn nói những điều xấu kia. Mà gây ra bởi nghiệp tư tưởng của chư vị, vật chất xấu này phản ảnh vào tư tưởng của chư vị. Khi vấn đề này xảy ra, chư vị nên chống lại. Chủ Ý Thức phải cương quyết 'nhà ngươi không cho ta tu luyện, nhưng ta vẫn cứ tu luyện', hãy cứng rắng loại bỏ nó [ý nghĩ xấu]. Khi thấy rằng chư vị cương quyết, Pháp Thân của tôi sẽ lấy đi bớt một phần nghiệp lực này cho chư vị. Ðấy là lý do mà chư vị có kinh nghiệm này.
V: Tầng thứ tu luyện của một người đã được an bài, nhưng Ðại Pháp vô biên và một người có thể tu luyện để trở thành một vị Ðại Phật. Khi một người tu luyện đến tầng thứ mà họ tu đạt, thí dụ như là tầng thứ La Hán, người này nguyện là sẽ tu luyện trở lại phải không?
Ð: Nếu một người đã đạt đến cấp La Hán và sự tu luyện của người này đã được an bài để đạt đến cấp La Hán, tuy nhiên Y bảo 'không, tôi muốn tu luyện cao hơn nữa', nếu chư vị thật sự có khả năng và chư vị nguyện một lời nguyền nữa, chư vị cũng có thể tu luyện cao hơn nữa. Có những trường hợp xảy ra như thế trong quá khứ nhưng rất hiếm. Tại sao hiếm? Là vì khi sự tu luyện của một người đã được sắp đặt, tầng thứ sắp đặt cho họ cũng tùy thuộc vào hoàn cảnh của họ lúc ban đầu; số lượng của các vật thể khác nhau được định sẵn cho họ cũng tùy thuộc vào khả năng chịu đựng của họ. Vì thế mà sự an bài không sai lệch nhiều. Nhưng có vài trường hợp rất là đặc biệt, trong một tầng thứ nào đó, những điều của họ được dấu kín và không thể biết được. Có vài người nhận thấy rằng khi sự tu luyện của họ đạt đến một tầng thứ nào đó, vị Thầy của họ khi thấy là không cần chỉ đạo và bảo hộ cho họ nữa liền lập tức rút lui, và một vị khác sẽ thay thế [trách nhiệm]. Trường hợp này cũng có xảy ra. Khi chỉ đạo về cao tầng, vị này sẽ chỉ đạo cho chư vị hướng về cao tầng không cần chư vị phải yêu cầu.
V: Một đêm nọ tôi mơ thấy Thầy Lý. Thầy bảo: 'Trường hợp của chư vị có phần đặc biệt.' Dường như Thầy bảo rằng trong một khía cạnh nào đó tôi có điều thiếu sót. Sau đó Thầy Lý chỉnh cơ thể cho tôi, và tôi cảm thấy bụng và bàn chân của tôi như là 'shoa'....
Ð: Rất giản dị. Ðó không có nghĩa là chư vị không tu luyện được nữa. Những điều xảy ra trong sự tu luyện của chư vị do những lý do khác nhau và thường thì Pháp Thân của tôi có thể giải quyết tất cả. Trạng thái này không phải là giấc mơ vì cảnh thấy rất là rỏ rệt và chư vị thật sự kinh nghiệm được. Vì ban ngày chư vị không kiên định nên chư vị không thể thấy những gì như lúc nhập định; vì thế dù thấy trong giấc mơ cũng không thành vấn đề. Gặp tôi trong giấc mơ là chuyện thường.
V: Tôi có thể niệm thầm Chân-Thiện-Nhẫn trong cuộc sống hằng ngày để sự tu luyện của tôi được khá hơn được không?
Ð: Không có gì sai về việc niệm thầm Chân-Thiện-Nhẫn trong cuộc sống hằng ngày - không có vấn đề gì. Nhưng khi tập luyện chư vị không nên nghĩ gì hết.
V: Báo ở Trường Xuân có đăng là mùa hè vừa qua có một vị sư ở Miến Ðiện giảng kinh và hơn cả 200 vị Phật sống tham dự. Thưa Thầy chúng ta nghĩ như thế nào về vấn đề này?
Ð: Các Sư và Lạt Ma đều là con người. Họ làm những gì họ thích. Những vị Phật không làm những điều này, và cũng không phải các vị Phật bảo họ làm. Người thường xem những điều này rất quan trọng, nhưng người tu luyện phải biết sự việc như thế nào. Sự thật của sự việc giảng kinh cũng thế - đó chỉ là hoạt động tôn giáo của những người tu luyện. Ngoài ra trong thời mạt Pháp không còn gì để giảng. Ngoài ra như chư vị biết, là Sư hay Lạt Ma cũng không là vấn đề - họ không thể nào tham gia vào chuyện chánh trị và pháp lý trong một quốc gia, và họ cũng không nên can thiệp vào chuyện của người thường. Xuống đường, ủng hộ cho cái gọi là 'độc lập'... mọi người hãy suy nghỉ, đây có phải là những điều mà người tu luyện làm hay không? Có phải những chấp chước [ràng buộc] này là những chấp chước của người thường không? Có phải là những người này cũng đầu tư những việc của người thường hay không? Có phải là những chấp chước này người tu luyện phải gạt bỏ đi không? Tôi muốn nói rằng Pháp Luân Ðại Pháp của chúng ta là nơi trong sạch đây - tôi dám nói như thế, vì học viên của chúng ta đòi hỏi phải theo tiêu chuẩn rất cao về tâm tánh và chúng tôi đòi hỏi học viên phải chú trọng về sự tu luyện tâm tánh. Tôi nói dù những người anh hùng hay gương mẫu cũng chỉ là người anh hùng hay gương mẫu trong giới người thường. Chúng tôi đòi hỏi chư vị phải là những người hoàn toàn phi thường, hoàn toàn buông bỏ những quyền lợi cá nhân và sống hoàn toàn cho kẽ khác. Các Vị Ðại Giác hiện hữu cho ai? Họ hiện hữu cho kẽ khác. Vì thế tiêu chuẩn của tôi đòi hỏi từ học viên rất cao, và các học viên thăng tiến rất nhanh.
Ðể tôi cho chư vị một thí dụ. Những gì tôi vừa nói là không quá đáng. Bất kể là những hình thức hội nghị thật đông được các viên chức hay các nhà thương mãi trong quốc gia tổ chức, nếu chư vị mất một cái gì trong các chổ này thì sẽ khó mà tìm lại được. Tất nhiên cũng có một số người tốt, nhưng số này rất nhỏ. Bất cứ những gì mà bị mất trong các khóa giảng của Pháp Luân Ðại Pháp thì có thể tìm lại được, đó là trường hợp trong mỗi khóa giảng. Trong các khóa giảng với nhiều ngàn người, đồng hồ, dây chuyền vàng, nhẫn và tiền đủ các con số, từ số nhỏ đến số lớn, có số tiền hơn cả 1000 đồng, đã tìm được và trả lại. Tôi tuyên bố lên và người chủ đến nhận. Các học viên cho rằng những tình huống này chỉ thấy trong thời đại Lê Phong, bây giờ đã bao nhiêu năm qua thì không thấy như thế. Sau các khóa giảng, tất cả học viên đòi hỏi chính cá nhân mình đề cao Tâm tính, trách nhiệm với mọi người và trách nhiệm với xã hội, và chiểu theo một tiêu chuẩn nghiêm khắc cho chính mình. Tôi có sai không khi tôi nói Pháp Luân Ðại Pháp của chúng ta là nơi trong sạch?
V: Một học viên lật vài trang trong cuốn sách được gọi là 'thiên nhiên' hay là sách Khí Công gì đó, trong sách này có phần chỉ trích các phương thức khác, tự khoe khoang và chà đạp Pháp Luân Ðại Pháp. Sau khi người học viên này đọc vài trang, anh ta thấy bóng của một con thú trong Khí công đó di động trong Công lực mình. Làm cho anh ta không nhập định được. Tại sao?
Ð: Chúng tôi đã nói rằng chư vị không thể đọc những thứ đó. Tại sao chư vị lại đọc làm gì? Ðệ tử chân chính tu luyện đã đốt hết các loại sách đó, các sách giả mạo và tinh quái như thế mà chư vị lại còn đọc sao. Chư vị có nhận thấy rằng chư vị và chúng cách xa nhau nhiều lắm không? Có phải là khi đọc những sách này chư vị tự mang cho mình sự chấp chước về truy cầu hay sao? Ðừng đọc những điều hỗn loạn như thế. Người tu luyện từ các hệ thống tu luyện chân chính không xuất hiện truyền bá những điều [giả mạo, tinh quái] đó và cũng không tham gia vào sự việc của chư vị. Các thầy Khí Công mà truyền bá Khí Công đã hoàn thành sứ mạng của họ rồi. Hiện nay chỉ có Khí Công này nổi lên và Khí Công nọ và Khí Công kia nổi lên. Phần đông là giả mạo. Khi chúng xuất hiện chúng cản trở và làm hại sự phổ truyền của chánh Pháp.
Tất cả các thầy Khí Công mà hiểu rõ thì đã ngừng lại không còn truyền giảng nữa. Có phải là họ quấy nhiễu đến Pháp nếu họ tiếp tục truyền dạy phải không? Làm những gì cần phải làm, có phải là họ đã làm một việc tốt, nhưng nếu họ làm thêm những gì khác có phải là họ đã gây trở ngại hay không? Vì thế các thầy Khí Công giả mạo xuất hiện chỉ vì tiền, vì danh vọng, và vì lợi nhuận là ma quỷ. Nhưng họ không biết họ là ma quỷ. Nhưng chúng tôi chưa hoàn toàn tuyên bố điều này trong các khóa giảng của chúng tôi, nguyên nhân chánh là vì chúng tôi quan tâm đến những người chưa có thể chấp nhập điều này. Sự thật tất cả điều là quấy nhiễu của ma quỷ.
V: Tại sao có các học viên luôn có các ý tưởng tinh quái nổi lên khi tập các bài thiền định?
Ð: Ðúng. Ðây cũng giống như điều mà tôi vừa giảng qua. Bởi vì một người làm những việc xấu trước kia mà gây ra nhiều loại tư tưởng, các vật thể này tồn tại và có tác dụng. Khi chư vị ngồi thiền định, các ý tưởng xấu như là muốn nói xấu kẽ khác hay nghĩ điều xấu gì đó, chúng nổi dậy và bắt chư vị phải nghĩ tới. Ðó chính là các vật thể xấu tạo ra từ những ý niệm mà chư vị đã suy nghĩ trước đó vẫn còn ảnh hưởng. Chư vị có thể nói lời thất lể với Thầy. Ðừng lo. Cố gắng đè nén và chống lại thì chúng sẽ bị tiêu diệt. Chư vị phải chống lại các ý tưởng xấu này. Nhưng đừng lo khi chúng xuất hiện, không phải chư vị là người muốn nói ra những lời thất lễ với Thầy, mà là phản ảnh của nghiệp tư tưởng trong đầu của chư vị.
V: Khi một học viên tập các bài tập trong thanh tĩnh, một học viên khác luôn kể cho người khác là có một Khí Công gì đó bị chồn cáo nhập. Vì thế có một đêm học viên này mơ có một người khác dạy họ đốt nhan. Tại sao?
Ð: Trong tương lai chư vị không nên nói những lời này trực tiếp với những người tập luyện những loại Khí Công bậy bạ đó. Một số học viên có bạn tập luyện những loại Khí Công bị tà nhập đó, và cũng không có hiệu lực gì khi chư vị nói cho họ biết; tốt hơn hết là nên nói gián tiếp với họ. Nếu chư vị nói với nhiều người chư vị không quen là họ tập luyện những loại Khí Công bị tà nhập và bảo rằng Khí Công mà họ tập luyện là xấu, đương nhiên là họ tấn công chư vị, họ họp lại để tấn công chư vị, và còn chửi chư vị nữa. Chúng ta nên tránh những rắc rối này. Chúng ta tin vào khuyên người hành thiện. Nếu họ có thể hiểu họ sẽ hiểu. Nhưng chúng ta phải cố gắng tránh đi những sự việc này. Những người mà đã thật sự tập các loại Khí Công đó và nhất quyết không từ bỏ thì đã bị lạc đường và đã đi theo tà đạo, bản chất của họ đã bị mê mờ và lạc lối, hay ít nhất là ngộ tính của họ không tốt. Nếu những người này có thể bỏ con đường tà và hướng về tu luyện chân chính thì tốt, nếu họ không thể quay trở lại, dù chư vị có nài nỉ họ cũng không nghe. Cho nên chư vị phải chú ý đến hành xử và cách thức của mình. Cứ chú ý đến vấn đề này thì không có sao cả. Ðiều quỷ quái kia không thể nào hại chư vị được.
V: Một số người chụp hình và rữa ra làm lịch [có hình của Thầy trong đó] và họ bán lại cho các học viên với giá vốn, không lời một cắt. Họ có thể làm như thế được không?
Ð: Tôi sẽ cho chư vị biết tôi nghĩ gì về các việc này. Người học viên này tốt, họ làm cho kẽ khác, và trên nguyên tắc thì không có vi phạm điều gì. Nhưng đây có một vấn đề trao đổi tiền bạc, mặc dù là chỉ bán với giá vốn, nhưng vẫn liên hệ đến tiền bạc. Tôi nghĩ rằng chúng ta phải cố gắng hết sức để tránh đi các vấn đề này và không nên liên hệ đến tiền bạc. Lý do là vì, nếu chư vị liên hệ đến tiền bạc, một thời gian sau chư vị sẽ cảm thấy có gì bất công, và nếu tiếp tục chư vị sẽ chấp nhất: 'Tôi bị lợi dụng, chi phí di chuyển của ta phải được đền bù chứ? Hay là 'Sự lỗ lã của tôi phải được trả lại chứ? Từ đó mà gây ra bao nhiêu chấp chước và sau đó lại đưa đến vấn để là hành xử không tốt. Vì thế chư vị phải thật sự chú ý đến những vấn đề này.
Chư vị biết rằng tại chúng tôi yêu cầu chư vị không nên liên hệ đến tiền bạc? Ðể giữ cho mọi người khỏi liên hệ đến tiền bạc, tài sản, 2500 năm về trước Ðức Thích Ca Mâu Ni dẫn các đệ tử vào rừng sâu núi thẳm. Mỗi một người chỉ có được một cái bình bác, và Ðức Thích Ca Mâu Ni còn giảng một bài Pháp về bình bác, một người [tu luyện] không nên bị ràng buộc vào một cái bình bác. Nếu sự việc này không xữ sự đúng thì có thể bị quấy nhiễu nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sự tu luyện của họ. Vì thế chư vị phải nên thận trọng về vấn đề này. Có phải Chúa Jêsu cũng đã mang các đệ tử đi ăn bất cứ chỗ nào miễn là không liên hệ đến tiền? Tôi chỉ điểm chỉ điều này qua một thí dụ. Chư vị có thể không hiểu hàm ý sâu kín của lời tôi giảng. Tôi phải chọn một con đường chân chánh và tôi không thể dạy chư vị làm những điều này. Nếu nhiều năm sau có người nói, 'Có người đã làm như thế khi Thầy Lý Hồng Chí còn tại thế,' nếu như thế thì Pháp này có còn tiếp tục truyền bá về sau hay không? Thì [Pháp] này sẽ bị kết thúc trong một thời gian ngắn, và sẽ bị kết thúc vĩnh viễn. Có người muốn có hình của tôi. Nếu chư vị muốn thì cứ tự mình chụp hình tôi và tự rữa [những hình này]. Nhưng chư vị phải tuyệt đối giữ trong vòng các học viên với nhau thôi. Trong tương lai chúng ta có thể công khai ấn hành những điều này trong xã hội, bởi vì dù là lịch có hình của tôi cũng vẫn có số điều hành in trong đó. Trong tương lai chúng tôi sẽ điều hành những tài liệu này một chỗ. Nhớ rằng không nên hành động một mình; chư vị có thể phá hoại Ðại Pháp nếu chư vị không hành sử đúng cách.
Làm sao chư vị bán [những tấm hình này]? Bán với giá vốn cũng không được. Nhớ đừng khởi tâm chấp chước này, không có ích lợi gì đâu. Tu luyện và đề cao bản thân và giúp người khác không cần phải qua loại hình thức này. Giúp người khác học Pháp và cho người khác biết vế Pháp một chút là tốt hơn tất cả. Ðề cao Tâm tính của một người là tốt hơn những gì với hình thức bên ngoài. Ðể cho Hội Nghiên Cứu Pháp Luân Công đảm trách các việc này. Hội Giao Tế Phổ Thông, các chi nhánh và các nơi phụ trách không được phép liên hệ đến tiền. Hội Nghiên Cứu Pháp Luân Công luôn luôn xin phép của tôi trước khi họ làm bất cứ việc gì. Bất cứ một việc gì, tự hành động một mình, là không được chấp nhận, sẽ xâm phạm đến quyền lợi của chúng ta, và luật trong xã hội cũng không cho phép.
V: Có người thật sự tu Tâm tính. Nhưng trong cuộc sống hằng ngày, người này không có gì thử thách tâm tưởng hay là có những giấc mơ. Người này lo rằng là không được Thầy lo cho.
Ð: Trường hợp này không phải là vậy. Những gì mỗi một người mang theo [khi xuống đây] và tình cảnh của họ đều khác nhau, vì thế những gì họ mang theo có thể là phức tạp. Tất nhiên, tôi có thể cho chư vị một ví dụ, và thí dụ này không có ám chỉ riêng ai. Có một số ít người đến từ các tầng thứ khá cao và không cần phải chịu đau khổ. Họ chỉ đến đây để được đồng hóa với Pháp [đang truyền] này và khi họ hoàn tất việc này thì là xong. Có một số người, một số rất nhỏ, là như thế. Nhưng không hẳn là trường hợp ai đó vừa nói đến. Tôi chỉ nêu lên điểm này thôi. Rất nhiều người có đủ loại yếu tố khác nhau. Nhưng dù chư vị phải chịu đau khổ hay không, đồng hóa với Pháp này và học Pháp này là điều tiên quyết.
V: Có nhiều người mơ thấy Thầy dạy họ các bài công pháp nhưng không giống như 5 bài công pháp? Họ phải làm sao?
Ð: Nếu các động tác không phải là 5 bài công pháp của chúng ta, thì chính là ma quỷ đến để dạy chư vị, tất cả thứ đó là giả mạo, và nhất định là không phải tôi đến dạy cho chư vị. Hôm nay tôi chỉ dạy chư vị 5 bài công pháp này, và các bài này là đủ để thay đổi cơ thể chư vị và phát triển tất cả khả năng đặc biệt và những gì tìm ẩn bên trong. Công lực mà thật sự quyết định tầng thứ của chư vị cũng đủ rồi, bởi vì Công lực này được phát triển qua tập luyện các bài công pháp. Khi chư vị tập các bài đó trong giấc mơ và nhận biết ra, thì phải ngừng lại. Nếu chư vị tập các bài đó thì có nghĩa là Tâm tính của chư vị không kiên định, nếu Tâm tính của chư vị kiên định thì khi tư tưởng vừa phát xuất ra là chư vị nhận thức được ngay lập tức.
V: Khi một người qua đời nhưng chưa đạt Viên Mãn trong sự tu luyện thì sao?
Ð: Nếu một người chưa tu luyện đến Viên Mãn, nếu họ chưa đạt đến Viên Mãn, nhưng đã đạt được Quả Vị, thì họ cũng đã thành công trong sự tu luyện. Nhưng nếu họ chưa vượt qua Thế Gian Pháp thì trường hợp của họ không tốt. Tuy nhiên, dù chưa vượt qua Thế Gian Pháp, họ cũng có thể đến các tầng thứ khác nhau trong các không gian trong Tam Giới. Tầng thứ tu luyện đến đâu thì họ sẽ đến nơi đó, cũng tốt cho họ. Nếu họ bảo 'Chưa đủ, tôi chưa hoàn tất sự tu luyện của tôi, cho nên tôi nguyện là sẽ tu luyện trong đời sau', [ý nguyện này] sẽ thật sự tạo cơ hội cho họ tu luyện trong đời sau và họ sẽ tiếp tục tu luyện. Nhưng có một điều, nếu một người không giữ vững thì rất là nguy hiễm; một lần nữa nếu họ không tu luyện tinh tấn, họ cũng sẽ bị rơi xuống và còn có thể là tệ hơn trước nữa. Nếu họ tu luyện tinh tấn thì họ sẽ được khá hơn trước. Sự liên hệ là như thế.
V: Trong quá trình tu Tâm tính, mỗi một giây phút tôi sợ bị lầm lỗi. Tôi luôn xuy sét mọi việc chiểu theo tiêu chuẫn của Pháp, nhưng tôi vẫn có vấn đề. Tôi suy rằng tôi có làm đúng hay không.
Ð: Chư vị lo lắng về tất cả những gì chư vị làm, tôi nghĩ chư vị không nên bị ràng buộc như thế. Khó mà cân bằng điều này: Nếu chư vị mãi bận tâm đến, thì nó trở thành ràng buộc đó; nếu chư vị không bận tâm cho lắm, thì lại sợ là mình làm sai. Tôi nghĩ là chúng ta không nên quá chấp mà làm cho tâm bị căn thẳng. Vì thế khi làm một điều gì, chúng ta thường biết ngay lập tức là điều đó tốt hay xấu. Hơn nữa chư vị không nên nghĩ nhiều điều như thế, khi một điều gì đó xong rồi thì điều khác lại đến. Tôi nghĩ với các sự việc của người thường, không cần suy nghĩ cũng đã biết là xấu hay tốt rồi. Chúng ta nên suy nghĩ cặn kẽ những việc xảy ra bất chợt và suy xét là tốt hay xấu. Nếu chư vị lúc nào cũng suy nghĩ [dè dặt] như thế này, nếu chư vị suy nghĩ thế này mỗi khi làm một việc gì, vẫn suy nghĩ thế này khi làm những việc gì tầm thường; tôi nói là chư vị quá ràng buộc. Tu luyện trong cao quí và chân chính và chú tâm đến đại sự. Tất nhiên trong quá trình tu luyện, đến các sự việc mà chư vị chưa nhận thức ra là chư vị bị lầm lổi và không xữ sự đúng, tôi nghĩ là tại vì chư vị chưa tu luyện đến mức đó. Chư vị chưa nhận thức được những điều gì đó, cho nên đừng quá quan tâm. Ðến lúc mà một ràng buộc chấp chước được vứt đi thì tự động diễn biến.
V: Tu luyện bản chất và sanh mạng là tổng hợp với Hài Anh (yuangying) phải không?
Ð: Nói một cách khác là khi tu luyện bản chất lẫn sanh mạng, và sự chuyển biến của bản thể và Hài Anh sẽ tổng hợp với Chủ Nguyên Thần của chư vị, tất cả sẽ tổng hợp thành một cơ thể.
V: Ăn thịt có tạo nghiệp không?
Ð: Ăn thịt không tạo nghiệp, và cũng không có liên hệ đến sát sanh. Chính sự ăn thịt không phải là một ràng buộc chấp chước, ăn thịt gây cho con người ta ràng buộc về mùi vị của thịt.
V: Mọi người có một số Ðức giới hạn, tu luyện lên cao tầng là do cơ duyên. Sau khi Khai Công Khai Ngộ, người tu luyện có tạo thêm Ðức và thăng tiến phải không?
Ð: Ðức của một người có giới hạn, và sau khi đạt đến Khai Công Khai Ngộ một người không thể đề cao hơn nữa. Vì sau khi Khai Công Khai Ngộ, người đã hiểu tất cả, liên thông với tất cả, và hiểu biết tất cả, vì thế vấn đề ngộ tính không còn nữa. Nếu một người có thể hoàn toàn tĩnh thức trong khi phải bị thử thách và tu lên cao tầng, ai lại không muốn tu luyện? Tại sao một vị Phật thăng tiến rất là chậm khi vị này tiếp tục tu luyện lên cao? Bởi vì vị Phật này không còn thử thách nào nữa. Chỉ trừ khi nào vị Phật này đảm trách một việc gì đặc biệt thì mới có thể đề cao một chút thôi. Ðây là lý do. Nếu một người không có đủ Ðức, thì họ bị nghiệp. Chịu đựng đau khổ thì nghiệp lực sẽ được chuyển hóa, chuyển hóa thành Ðức. Nếu một người thật sự có thể tiếp tục tu luyện, 'Tôi có thể tiếp tục tu luyện và vẫn còn muốn tu luyện' thì người này có thể lảnh nghiệp của thân nhân hay bạn thân, và có thể tu luyện và nghiệp này sẽ được chuyển hóa thành Ðức. Tuy nhiên thật là rất khó, bởi vì nó đi đôi với Tâm tính của một người và tâm tưởng họ có thể chịu đựng được bao nhiêu. Ðó là tại sao khi đã đạt đến điểm là đầy rồi, thì không thể đỗ vào thêm nữa, sự việc là thế này. Một người mà chịu đựng thêm nữa có thể trở thành không tốt, rơi xuống, và tu luyện cũng như không bởi vì khả năng chịu đựng không đủ.
V: Ðức Thích Ca Mâu Ni đã Khai Công. Tại sao ngài phải giảng Pháp [của ngài] tới 49 năm mới đạt được quả vị Như Lai?
Ð: Nếu một người tu luyện và họ đạt đến từ tầng thứ thật, thật là cao, cao hơn cả tầng thứ Như Lai gấp nhiều lần, có thể là sau khi Khai Công, không cần tu luyện đến 49 năm, họ cũng có thể đạt đến cảnh giới rất cao sau khi trải qua nửa quá trình hay là ngắn hơn thời gian mà Ðức Thích Ca đã đi trước. Ðây là sự liên hệ về căn cơ, liên hệ trực tiếp đến tầng thứ hiện thời, và liên hệ đến tầng thứ mà ngài đã đạt đến trong cuộc đời vừa qua. Trường hợp của mỗi người khác nhau.
V: Ðức Thích Ca Mâu Ni tu đạt đến quả vị Như Lai sau 49 năm. Ai chuyển hóa Công Lực cho ngài? Ngài đạt Ðôn Ngộ (ngộ lập tức) hay Tiệm Ngộ [ngộ dần dần]?
Ð: ÐứcThích Ca Mâu Ni đạt Ðôn Ngộ. Ngài đến đây để cứu người chứ không phải để tu luyện. Ai chuyển hóa Công Lực cho ngài? Không ai chuyển hóa Công Lực cho ngài cả. Ai xuống đây đảm trách các sự việc này thì phải qua sự tham khảo với các Vị Ðại Giác trước khi xuống. Ngài thấu hiểu những gì ngài sẽ làm. Sau khi xếp đặt kế hoạch ngài tiến hành, khi nào ngài Khai Công, khi nào ngài Viên Mãn, và khi nào sứ mạng hoàn thành. Tất cả đều được an bài trước. Sự Khai Công và Khai Ngộ của ngài khác với những gì chúng tôi giảng. Chư vị có thể không hiểu được. Tức là, trí nhớ của ngài thình lình khai mỡ, ngài nhớ lại những gì đã tu luyện trước kia, mang ra và truyền cho mọi người. Tôi nói Pháp mà Ðức Thích Ca Mâu Ni giảng thời bấy giờ, Pháp từ tôn giáo, và Pháp từ Phật Giáo thì không phải là Pháp của các tầng thứ cao cho lắm. Ðây không phải nói là tầng thứ của Ðức Thích Ca không cao. Bởi vì Ðức Thích Ca Mâu Ni cũng không giảng ra hết những điều của ngài [khai ngộ], những gì ngài giảng là cho những người vừa từ một xã hội phôi thai [ban sơ, nguyên thủy] 2,500 năm về trước. Ðó không phải là toàn bộ Pháp của ngài.
V: Có phải là Công lực chỉ được chuyển hóa trong lúc thiền định? Hay được chuyển hóa cùng lúc Tâm tánh đề cao?
Ð: Trong khi thiền định, khi tập các bài công pháp, khi phải chịu đau khổ, và khi trải qua các khổ nạn, thì Công lực được chuyển hóa. Quá trình đề cao Tâm tính cũng làm gia tăng Công lực mà chỉ định tầng thứ của người tu luyện.
V: Có người nói rằng Phật Bà Quan Âm đã thành Phật có phải không?
Ð: Ðừng tin những điều bậy bạ đó. Tôi sẽ cho chư vị biết, khi thời mạt Pháp đến các Vị Ðại Giác đã ngừng không còn bảo hộ cho xã hội nhân loại nữa và họ cũng không được phép làm gì nữa. Hơn nữa, trong thời mạt kiếp cuối cùng này, tình thế của họ cũng rất là khó khăn, và chính họ cũng không thể tự lo cho bản thân. Vì những điều này, và rắc rối cũng xảy ra tại các tầng mà họ đang ở. Tôi đã cho chư vị biết lúc trước, tôi nói rằng hiện tại không còn ai lo những việc này nữa bây giờ. Tôi nói không phải là vì cảm hứng mà nói đâu. Tôi cho chư vị biết rằng những điều này là sự thật. Không kể là chư vị tôn thờ Phật hay một vị nào trong các tôn giáo khác, không có thần linh nào cả. Có một số nhỏ các tượng thờ có vài hình ảnh tiên thiên, nhưng những hình ảnh tiên thiên này không làm gì được mà chỉ là nói thôi. Ðây là thời kỳ mạt kiếp và tình hình hiện nay là thế.
Công (lực) của Quan Thế Âm Bồ Tát mà con người biết hiện nay là của Quan Âm Bồ Tát mà người ta thờ phượng trong số năm xưa, vị này thật sự cao hơn Phật Như Lai và Phật A Di Ðà một chút. Ðó là tại vì Ðại Quan Thế Âm Bồ Tát là một vị Phật. Nhưng bà chưa đạt đến cảnh giới của Như Lai. Tuy nhiên vài Công Lực của bà lại vượt xa hơn một vị Phật Như Lai. Ðó là vì bà tu luyện Bồ Tát, và bà làm những điều của bà. Có rất nhiều nguyên lý cao thâm trong sự tu luyện [của bà]. Tôi không thể nói thêm là vì phái nam không nên biết những điều này. Các điều này khác hơn những gì chúng ta nghĩ và không có sự liên hệ về hệ thống cấp bậc giống như nơi người thường. Các điều này là khác.
V: Một số người nói rằng các vị La Hán và Bồ Tát ở trên Pháp Luân Thiên Giới còn cao hơn các vị Phật trong các thiên giới khác, thưa có phải vậy không?
Ð: Chư vị có thể cho rằng trường hợp này là thế. Sự thật mà nói thì các vị Phật trong vài thiên giới cao hơn các vị Phật ở trong các thiên giới khác, bởi vì tầng thứ của thiên giới của một vị Phật cũng chỉ định vị trí của thiên giới này. Nếu một vị Phật ở tầng Như Lai bảo hộ nhiều người đang tu luyện để đạt đến quả vị Phật, thì tầng thứ [của vị này] cũng khác. Trường hợp thế này cũng có trong Pháp Luân Thiên Giới. Thật sự các vị La Hán và Bồ Tát trong Pháp Luân Thiên Giới cao hơn các vị Phật trong những thiên giới khác, tại vì tầng của Pháp Luân Thiên Giới rất cao. Pháp mà chúng tôi truyền giảng hôm nay là vô cùng vĩ đại. Không phải chỉ giới hạn cho Pháp Luân Thế Giới mà thôi. Những gì mà tôi cho chư vị biết là về Pháp Luân Thiên Giới, nhưng những gì vượt hẳn Pháp Luân Thiên Giới thì nhân loại không được biết, tại vì nhân loại không được phép biết. Tôi đã nói nhiều người đã nhận thức rằng Pháp này vô cùng vĩ đại. Vì thế mà biết bao nhiêu vị Ðại Giác đã đến đây để được đồng hóa với Pháp. Pháp này không phải Pháp thường. Pháp này có thể chỉ đạo con người tu luyện lên tầng rất cao, chắc chắn như thế. Không phải sự tu luyện của tất cả mọi người chỉ giới hạn cho Pháp Luân Thiên Giới, đó là sự thật. Và chính Ðức Thích Ca Mâu Ni và Phật A Di Ðà cũng không nói rằng ai tu luyện trong trường phái của các ngài sẽ về thiên giới của các ngài hay là về thiên giới nào khác. Khi một người tu luyện vượt khỏi tầng thứ của những vị Phật này họ sẽ đi về nơi khác.
V: Thưa có một tiêu chuẩn nào để đo lường cho tầng của Công lực của một vị khi họ đạt đến tầng thứ La Hán? Có phải cấp thứ nhất của La Hán được chỉ định bởi chiều cao của Tâm tính và Công lực không?
Ð: Tầng thứ La Hán luôn được thay đổi bởi vì các tiêu chuẩn đặc định bởi các thiên giới Phật khác nhau. Chiều cao của Tâm tính thì giống như hình thức chuyển biến toàn thể quá trình Công lực của người tu luyện, tất cả phải tiến đến một điểm, và tất cả phải được thay thế bằng vật chất cao năng lượng. Mọi việc đi đôi với nhau. Tôi đã nhấn mạnh những điều này, cho nên các phụ đạo viên phải có thể giãi thích những thắc mắc này. Có phải là tu luyện vượt khỏi Thế Gian Pháp là tu luyện một Phật thể phải không? Khi tu luyện tại tầng Xuất Thế Gian Pháp, chư vị sẽ có một Phật thễ, cơ thể này đã hoàn toàn được thay thế bằng vật chất cao năng lượng; khi một người tu luyện vượt khỏi Thế Gian Pháp và tiến đến trạng thái thân trắng như sửa [Nải Bạch Thể], có phải là toàn cơ thể này trong suốt và đã được thay thế bằng vật chất cao năng lượng không? Tiếp tục tu luyện nữa, có phải cơ thể này là một Phật thể không? Và có phải đây là tiến đến Quả Vị La Hán hay không? Ðó là như thế.
V: Có phải các sanh mạng được tạo ra trong cơ thể [của người tu luyện], như là con rồng, thuộc vào Sáu Ngả Luân Hồi không?
Ð: Có những sanh mạng được tạo ra trong Sáu Ngã Luân Hồi, và có những con vật được tạo ra ngoài Sáu Ngã Luân Hồi. Và chúng cũng có trong các tầng thứ cao. Thường thì chúng không có tu luyện đến các tầng thứ này nhưng chúng được sanh ra trong các tầng thứ đó. Các sanh mạng, như là con rồng được tạo ra trong cơ thể của người tu luyện, người mà tu luyện này tu luyện ở cao tầng, tất nhiên là [các con rồng này] là của chư vị, và chúng sẽ cùng đi với chư vị về cao tầng đó khi chư vị Viên Mãn.
V: Những sanh mạng, được sanh ra trong cơ thể một người, có được chỉ định là để tu luyện trong một trường phái nào đó không? Nếu người này tu luyện chỉ một công pháp của Ðạo Gia, thì người này có thể tu luyện ở trường phái Phật không?
Ð: Không có một quy luật cố định. Nếu chư vị tu luyện trong trường phái Phật và sau đó tu luyện trường phái của Ðạo, thì cũng không có vấn đề. Chỉ có điều là Sư Phụ của hệ thống đó lúc đầu sẽ không cho chư vị đi. Nếu thấy rằng không thể ngăn chận chư vị được, vị này sẽ để cho chư vị đi; nếu chư vị quyết tâm tu luyện trường phái khác, thì vị ấy sẽ để cho chư vị đi. Không có hiệu quả gì nếu chư vị đặc chân trên hai con thuyền cùng một lúc, và cả hai vị Sư Phụ của hai trường phái cũng sẽ không bảo hộ cho chư vị. Ðây là vấn đề Tâm tính và sẽ quấy nhiễu đến cả hai trường phái.
V: Thưa có phải là có người đã được đặc định là tu luyện tà đạo?
Ð: Có, những người này xuất hiện đặc biệt trong thời mạt Pháp này là để quấy nhiễu Pháp này và họ xuất hiện dưới nhiều hình thức. Trên bề ngoài, có thể họ công khai tấn công Pháp Luân Ðại Pháp hay tấn công tôi, và các học viên chúng ta có thể nhận ra được, loại quỷ quái này không đáng sợ, kể cả các thầy Khí Công giả, bởi vì học viên của chúng tôi có thể phân biệt ra họ. Ít nhất chư vị có thể tĩnh lặng suy xét là giã hay thật, và sau khi nhận thức ra chư vị sẽ không mù quáng theo học như trước.
Loại quỷ quái mà khó nhận ra được là loại như sau và chúng có khả năng gây thiệt hại nặng nề và chúng dùng mọi thủ đoạn. Chúng đến học Pháp Luân Ðại Pháp như mọi người, cũng cho rằng Pháp Luân Ðại Pháp là tốt, trong lời nói của họ còn sốt sắn hơn những người khác, thành tâm hơn mọi người khác, lại còn thấy một số cảnh tượng. Nhưng thình lình họ mất đi [lâm chung], hay thình lình họ đi ngược lại và theo tà đạo, họ gây thiệt hại cho Ðại Pháp bằng cách này. Loại người này rất khó mà nhận ra. Rất khó mà nhận ra được [loại người này] và đây là nguyên nhân mà họ có thể gây thiệt hại nhiều nhất. Hình thức quấy nhiễu là thế, và họ đã được an bài để làm những điều này, vì vậy mà họ làm bất cứ điều gì để gây thiệt hại nhiều nhất. Loại quỷ mà tôi vừa nêu ra, loại mà gây thiệt hại nhiều nhất, là thuộc vào loại này.
V: Thưa Bồ Tát Kritigarbha có thể tu thành Phật không?
Ð: Một Ðại Bồ Tát có thể được gọi là Phật rồi. Ðại Bồ Tát! chư vị muốn nói là vua Ksitigarbha? Bồ Tát Kritigarbha cũng được gọi là một vị Phật. Ðó là thế. Nhưng Bồ Tát làm những việc của ngài.
V: Thưa, Nguyên Thần được sanh ra như thế nào?
Ð: Tôi đã giảng về vấn đề này rồi. Sanh mạng nguyên thủy được tạo ra bởi sự chuyển động của các vật chất khổng lồ trong vũ trụ.
V: Chúng tôi phản ứng như thế nào khi người khác truyền các tin đồn?
Ð: Ðừng nghe những tin đồn của người khác. Và đặc biệt chư vị không nên đồn những điều mang đến thiệt hại cho Pháp và bôi nhọ thanh danh của Pháp. Khi các tin đồn này đến với chư vị, nên chận đứng [không cho lan truyền nữa]. Nếu mọi người phản ứng như thế thì tin đồn không có chỗ để lan truyền.
V: Khen ngợi thành tích và chỉ trích thiếu sót người khác tạo nghiệp phải không?
Ð: Tôi nói rằng một người tu luyện không nên suy nghĩ quá nhiều về điều gì là xấu và hay điều gì tốt, hay là cái gì là thành tích hay thiếu sót nơi người thường. Ðừng nên chú tâm nói những chuyện của người thường. Có phải là chư vị để ý đến hay bị chấp chước ràng buộc vào những điều này, hay là chư vị muốn tu luyện? Chuyện của người thường là giới hạn bao nhiêu đó. Có phải tôi đã nói rằng chuyện của người thường là quanh quẩn bao nhiêu đó thôi không? Người ta nói đi nói lại, có phải đó chỉ là người thường nói chuyện của người thường không?
V: Một người không thể tu lên nữa sau khi khai ngộ. Thì tại sao Ðức Thích Ca Mâu Ni vẫn tiếp tục tu luyện lên cao sau khi ngài khai ngộ dưới cội bồ đề?
Ð: Sau khi đạt Viên Mãn, một người không thể tu luyện thêm nữa. Khai Ngộ là đạt đến Viên Mãn. Ðức Thích Ca Mâu Ni nằm trong trạng thái nữa Khai Ngộ vào thời đó. Một phần trí nhớ của ngài được khai mỡ, nhưng vẫn còn nhiều phần chưa được khai mỡ, và có rất nhiều điều ngài chưa biết. Chỉ có cách này thì ngài mới có thể tu luyện lên cao. Nếu ngài biết tất cả thì ngài không thể nào tu luyện lên được nữa. Ngài truyền Pháp của ngài đến 49 năm, tại vì ngài tu luyện đạt đến tầng thứ Như Lai. Và cũng là vì trạng thái nữa khai ngộ của ngài đạt đến một tầng thứ rất cao. Phần phân nữa khai ngộ của chúng ta không thể đạt đến tầng thứ cao như thế, bởi vì Ðức Thích Ca Mâu Ni xuống đây để độ người. Nhưng cũng có một vài người, và tôi nhấn mạnh một vài người thôi, có thể đạt đến tầng thứ rất cao, vì tình trạng của mỗi một người khác nhau.
V: Sau khi một người mất đi [lâm chung], họ không còn liên hệ gì với gia đình của họ nữa, các Nguyên Thần [chia tay] đi con đường riêng rẽ. Thì tại sao Ðức và Nghiệp của ông bà có thể tích lủy và truyền tiếp xuống cho con cháu?
Ð: Ðúng như thế. Vũ trụ này có một nguyên lý thế này, cũng là một nguyên lý để hạn chế con người. Nếu chư vị tạo nghiệp và chư vị mất đi [lâm chung], con cháu của chư vị phải trả nghiệp của chư vị. Vì thế mà người ta muốn tạo phú quý cho con cháu, và họ muốn tạo bao nhiêu tiền này hay bao nhiêu tiền kia, dù biết rằng mình là không xài được bao nhiêu, họ chỉ muốn để lại cho con cháu để cho nó hưởng những phú quý này. Họ nghỉ rằng vật chất trong xã hội này là quan trọng, họ xem là nửa cuộc đời còn lại của họ là quan trọng, đến tên của họ sau khi mất đi họ cũng quan tâm, đến tên của họ sau khi lìa đời cũng thế. Yếu tố này là thế, vì thế mà họ sẽ tích lủy nghiệp, tích lủy nghiệp cho con cháu của mình.
V: Có lời nói là nếu một người thành Phật, 9 đời của tổ tiên sẽ được siêu thoát lên Thiên Ðàng. Có phải đúng không?
Ð: Nếu một số trong chúng ta làm được điều vĩ đại, hay tu luyện tinh tấn, cha mẹ của họ cũng có thể hưởng được lợi ích qua sự liên hệ [gia đình], được cứu độ và được mang lên. Tuy nhiên được cứu độ đến tầng thứ nào thì còn tùy thuộc vào tình trạng nguyên thủy của cha mẹ họ. Sự tu luyện của chúng ta cũng có ảnh hưởng đến họ. Tổ tiên tích Ðức thì tự nhiên sẽ được phú quý. Người ta cho rằng khi một người tu luyện, tổ tiên cũng được tích Ðức, và nếu chư vị tu luyện đến quả vị Phật thì cha mẹ của chư vị sẽ tích Ðức to lớn. Nhưng chỉ có một số ít người vượt qua khỏi Tam Giới, chỉ là họ tích Ðức và làm những điều quá tốt. Có một đứa con trai hay con gái như chư vị, họ xem như là đã tích Ðức chỉ qua sự kiện là chư vị tu luyện. Nhưng chư vị không thể để cho cha mẹ mình cũng thành Phật vì lý do này, họ cũng phải tu luyện. Họ [cha mẹ] cũng sẽ là những Thiên Thần tại các tầng thứ khác nhau hưởng, được sự phú quý này. Không thể nào có được '9 đời của tổ tiên sẽ được siêu thoát lên Thiên Ðàng'. Ðiều này vô lý.
V: Trong giấc mơ một đêm tôi mơ thấy cha mẹ tôi tu luyện và xé đi những bùa chú mà đã từng thờ ở nhà, các bùa này cháy lên. Trong giấc mơ, vì cha mẹ tôi không bao giờ nghe lời tôi khuyên nhủ, tôi muốn đi tìm Sư Phụ. Sau đó tôi thấy Sư Phụ tới và tôi tường thuật câu chuyện cho Sư Phụ nghe. Cha mẹ tôi từ từ lấy một miếng giấy và đốt giấy này cháy lên. Sau đó người mà tôi thấy là Sư Phụ không còn là Sư Phụ nữa mà lại mặc quần áo của một ông cắt thịt, đứng giữa chợ, bán thịt và cầm một ống loa [quảng cáo]. Vì thế mà tôi khóc. [Thưa đây là như thế nào?]
Ð: Ðó thật là một con quỷ và giấc mơ nay ám chỉ một sự bôi nhọ. Bùa chú của con quỷ nay đã bị đốt và nó bị giết, ấn tượng là người cắt thịt giết nó. Nghĩa là như vậy. Vì nó có vài khả năng, nó có thể biến hóa những điều này để gạt người. Tại sao trong thời gian hiện nay các con quỷ này phải bị diệt trừ triệt để? Chư vị nên suy nghĩ, đây cũng giống như câu chuyện thí dụ về trái táo vừa qua. Xã hội con người đã trượt xuống đến tình trạng hôm nay. Và không những chỉ là nhân loại thôi, mà đến các vật chất và các con vật khi luân hồi cũng có nghiệp. Tất cả điều có nghiệp rất to lớn. Mặc dù chư vị có thể thấy là chúng tu luyện, con vật không được phép quấy nhiễu hay đô hộ hay khống chế con người. Sự kiện này đã xảy ra rồi, một điều này thôi, thì cũng đã là phạm lỗi với luật của Thiên Ðình. Các con quỷ tệ hại này đáng bị giết chết đi và đây là những sự việc không thể tránh được trong thời mạt Pháp và thời gian mạt kiếp này. Khi chúng tu luyện có một chút Công Lực cao tầng, thì chúng phải bị giết chết. Tất cả đều hỗn loạn trong thời gian hiện tại. Tôi đã nói những gì con người cho là đúng thì là sai khi nhìn từ tầng thứ cao. Ðối với những vị Ðại Giác ở cao tầng, các con quỷ quái và yêu quái kia, tất cả đã xuất hiện nơi hội người thường; ai muốn lấy gì của con người thì cứ lấy, ai muốn khống chế con người thì cứ làm, chúng còn xem điều chúng làm là tốt. Chúng chữa bịnh cho người khác, nhưng chúng chữa bịnh gì đây? Chứ không phải chúng chữa bệnh bằng cách là bỏ đồ của chúng vào cơ thể con người hay sao? Chỉ điều này thôi cũng là phạm điều xấu rồi.
V: Những con vật trong thời tiền sữ được khám phá ra thì thế nào?
Ð: Người ta cho rằng các con vật hiện nay là sản phẩm của tiến hóa [của thiên tượng]. Tôi nói tất cả không phải là thế. Sự thật là các con vật đã thay đổi bởi sự di chuyển của các phiến lục địa và của các chu kỳ tiến hóa khác nhau. Giả thữ nếu phiến lục địa của chúng ta bị chìm xuống hôm nay, thì phiến lục địa mới cũng sẽ trồi lên là Thái Bình Dương, Ấn Ðộ Dương, Ðại Tây Dương cũng sẽ có các sinh vật mới, các sinh vật mới này sẽ được sanh sản ra. Giã thử nếu các lục địa này chìm xuống nữa, thì cũng vẫn có các sinh vật mới được sanh sản. Và nếu phiến địa lục này lại thay thế phiến khác, và sau bao nhiêu năm phiến này lại nổi lên thay thế phiến kia, các sinh vật cũ cũng không còn mà lại sanh sản ra những sinh vật mới. Vì thế mà người ta cho rằng con vật được tạo ra bởi sự tiến hóa. Ðây không phải là thế. Tại sao chúng ta chưa tìm ra những gì trong giai đoạn tiếp nối giữa các chu kỳ tiến hóa? Mà người ta chỉ tìm ra trong mỗi một trường hợp khác biệt hình thể của hai loại sinh vật, và hình thể diễn biến giữa giai đoạn này đến giai đoạn khác thì không có
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro