Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Pháp hội Houston năm 1996

Câu hỏi: Thưa, điều gì sẽ xảy ra cho một người già nếu người ấy không đạt Viên Mãn?

Sư Phụ: Người học viên này nêu lên một câu hỏi tượng trưng. Trong các chư vị ngồi đây, có nhiều người lớn tuổi hơn. Câu hỏi vị ấy nêu lên là: điều gì sẽ xảy ra cho một người lớn tuổi nếu người ấy không đạt Viên Mãn? Tu luyện là việc cực kỳ nghiêm túc. Không phải là những thứ hiện nay ở Trung Hoa Lục Ðịa, mọi người đi cửa sau để đạt được cái gì đó. Ðó là không được. Thế thì họ phải làm sao? Chỉ có khi nào chư vị chân chánh tu luyện chính mình một cách vững vàng thì mới được.

Trong khi trả lời câu hỏi này, trước hết tôi muốn giảng một chút về sự liên hệ giữa tu luyện và làm việc. Tu luyện không ảnh hưởng đến đời sống bình thường của chư vị. Bất kể là chư vị có cơ sở trong xã hội, hay là một viên chức cao cấp trong chánh quyền, chư vị có thể tu luyện trong bất cứ ngành nghề nào trong thế giới nhân loại này. Trong quá khứ, Chúa Jêsu giảng : người giàu mà lên Thiên Ðàng thì khó hơn con lạc đà chui qua cái lỗ kim. Tại sao ông giảng như thế? Ðó là vì nhiều người không thể buông bỏ được cái tâm ràng buộc chấp chước vào tiền bạc. Kỳ thực, tôi cho chư vị biết, chư vị không nên quan tâm nhiều về bao nhiêu tiền bạc mà chư vị có. Ðến cả nếu nhà của chư vị được xây bằng cả đống tiền và cửa ngõ vào được lót bằng vàng, không kể là quan chức vị của chư vị cao bao nhiêu, hay nếu chư vị là một vị tổng thống của một quốc gia, chư vị cũng chỉ là một người tốt mà thôi. Chư vị có thể tu luyện chính mình trong môi trường của chư vị và có thể tu luyện trong mâu thuẫn của các giai cấp xã hội. Hãy suy nghĩ, giữa những người chúng ta ngồi đây, có người đến từ các giai cấp xã hội khác nhau. Có người làm việc để sinh nhai. Một số mâu thuẫn sẽ xảy ra giữa sinh kế tầm thường của con người. Một người từ giai cấp xã hội này, giữa mâu thuẫn và chịu đựng gian khổ, cũng có thể làm một người tốt, vì thế mà đạt được tiêu chuẩn của tu luyện, cuối cùng Viên Mãn. Hiện tại, giới trung cấp cũng có mâu thuẫn của giai cấp xã hội đó. Trong mâu thuẫn họ cố gắng làm người tốt và cố gắng đề cao lên các tầng thứ cao hơn. Theo cách ấy chính họ cũng có thể tu thành đạt trong pháp môn của họ. Tôi phát hiện rằng, hiện nay con người trong bất cứ tầng lớp giai cấp xã hội nào, cũng có thể đề cao lên các tầng thứ cao hơn và cũng tu luyện được. Một vị tổng thống của một quốc gia trái lại thì phải lo lắng trong phạm vi hoạt động đó, phải lo lắng về các mâu thuẫn đặc định xảy ra trong giai cấp xã hội đó. Giữa các trạng thái và các chủng tộc cũng có xảy ra mâu thuẫn; tất cả nhân loại đều như nhau. Còn về nhân loại, sống trong thế giới này là đau khổ, vì thế mà họ có thể tu luyện. Nơi đây tôi bảo các đệ tử của tôi phải vượt qua khỏi ranh giới của tôn giáo khi hiểu về tu luyện và đưa đến sự tu luyện chân chánh của con người.

Cho nên đối với người già, tu luyện cũng như thế. Pháp môn của tôi là một môn tu luyện cả hai, tâm tính và sinh mệnh của con người; trong khi một người tu luyện, sinh mệnh của người ấy sẽ được kéo dài. Chẳng phải là có đủ thời gian hay sao? Nhưng tiêu chuẩn đòi hỏi cho người già là phải chuyên cần hơn và phải xem tu luyện là nghiêm túc. Nếu một người già vì lý do nào đó mà thật sự không đạt được Viên Mãn, nếu đến lúc cuối đời và trước khi chết mà thề nguyện rằng "lần kế tiếp chắc chắn tôi phải tu luyện", thì họ sẽ được mang theo Pháp Luân và mang theo những gì đã tu luyện với họ khi tái sinh, họ sẽ tiếp tục tu luyện từ giai đoạn của cuối đời trước. (Vỗ tay) Một điều nữa là, làm người đơn thuần là quá đau khổ, vì thế mà họ có thể không muốn đến đây nữa. Thế thì phải làm sao? Họ đã tu luyện được bao nhiêu thì họ sẽ đạt được bấy nhiêu. Sau đó họ sẽ được đo lường để chỉ định tầng thứ tu luyện hiện tại của họ. Nếu đó là tại tầng thứ của một thiên đàng trong Tam Giới, thì họ sẽ lên tầng thứ của thiên đàng đó để làm một sinh mệnh của tầng thứ đó. Nếu chư vị có thể rời khỏi Tam Giới, nhưng chư vị không có Quả Vị Viên Mãn, thì chư vị có thể lên một thế giới thiên đàng để trở thành một chúng sinh. Các thế giới đó không giống như con người tưởng tượng, nơi đó chỉ có chư Phật và chư Bồ Tát, không có gì khác nữa. Trong các vị ấy thì có vô số chúng sinh, và các thế giới đó thì cực kỳ thịnh vượng và tuyệt vời. Có thiên nhân sống trong đó (vỗ tay), nhưng đối với con người thì họ cũng là thần. Không thể so sánh họ với con người ở thế gian được; chỉ có là họ không có Quả Vị mà thôi. Câu hỏi của chư vị đã được trả lời một cách căn bản. (Vỗ tay)

Câu hỏi: Thưa, người đệ tử tu luyện trong chánh pháp thì họ không có bị rắc rối về sức khoẻ, chúng tôi phải hiểu thế nào về vấn đề này?

Sư phụ: Ở Trung Hoa Lục Ðịa, ở nhiều địa phương người ta có một câu nói, khi có ai bị bệnh mà khó chữa trị, người khác bảo với họ rằng: "Nhanh lên và đi học Pháp Luân Công đi. Quý vị sẽ được chữa vừa khi bắt đầu tập luyện." Tại sao như thế? Ðó là vì tu luyện Pháp Luân Công chỉnh sửa thân thể con người rất nhanh. Mục đích là để cho họ tức thì tham gia tu luyện sau khi được chỉnh sửa xong, vì thế không phải như người thường họ hiểu. Khi người ta đến học pháp môn này, họ sẽ được kết quả tốt nếu họ không ôm giữ tư tưởng cầu trị bệnh. Ðó là vì tu luyện đòi hỏi con người không được có tâm ràng buộc chấp chước, vì không cầu mong nên họ được chữa trị. Vừa khi một người có tâm cầu mong, thì đó là một tâm ràng buộc chấp chước, và kết quả ngược lại là xấu. Nếu chư vị nói rằng, tôi chỉ đến để được chữa bệnh, thì chư vị có tâm ràng buộc chấp chước, bởi vì truyền Ðại Pháp ra thế giới không phải là với mục đích trị bệnh, mà là cứu độ con người; việc trị bệnh của chúng tôi là chỉnh sửa thân thể cho những người được cứu độ. Chư vị đến với tâm ràng buộc chấp chước thì cũng tương đương với ôm giữ cái tâm bệnh đó và không buông bỏ nó đi, trong trường hợp này thì chúng tôi không có cách nào để loại trừ cái bệnh đó.

So sánh quan niệm của con người và chân lý của vũ trụ thì là trái ngược nhau, chư vị càng cầu mong điều gì thì sẽ càng không được. Chỉ khi nào chư vị vứt đi tư tưởng đó thì chư vị mới bỏ đi cái tâm bệnh đó. Trong tu luyện người ta không nên cầu được trị bệnh; không được cầu mong. Cho nên khi đang tập luyện người có bệnh không nên nghĩ về bệnh của mình. Khi chư vị không cầu mong điều gì, không chú ý đến cái bệnh ấy, chỉ nghĩ về tập luyện, chư vị càng tập thì nó sẽ tốt hơn. Có lẽ khi tập luyện xong trở về nhà, chỉ qua đêm tất cả chứng bệnh của chư vị sẽ lành. (Vỗ tay) Người trong nhiều địa phương ở Trung Hoa Lục Ðịa đang đồn đại những chuyện như thế. Họ cảm thấy đó là một chuyện kỳ diệu. Nhiều người đang tập luyện công pháp này, con số người đang tập thì đang tăng lên.

Cho nên đó là cái lý mà tôi đã giảng: tức là, ai mà không cầu mong thì sẽ có kết quả nhanh nhất, trong khi người mà cầu mong có lẽ sẽ có kết quả chậm hơn. Tôi nghĩ về bệnh là thế này: khi tôi làm những việc này cho các đệ tử, tôi không gọi đó là chữa bệnh; mà gọi là tịnh hóa thanh lọc các thân thể căn nguyên của người tu luyện. Mục đích của tịnh hóa là tạo một nền tảng cho sự tu luyện của họ. Những người có bệnh trong thân thể thì không thể xuất Công được. Thế thì phải làm sao? Khi chư vị đến và tập các bài công pháp, thì chư vị nên đến và tập luyện; chư vị không nên có bất cứ tâm ràng buộc chấp chước nào hay là có cầu mong nào, thì đó là tốt nhất. Theo như cách này thì tôi có thể tịnh hóa thân thể của chư vị, tịnh hóa thân thể cho đến trạng thái hầu như không còn bệnh nữa. Nhưng có những trường hợp đặc biệt, hay là dưới một tình huống mà không ảnh hưởng sự tu luyện của chư vị, thì có thể tôi sẽ chừa lại một chút khó chịu qua tiêu nghiệp và một chút khó chịu vì bệnh. Tại sao lại chừa lại một chút đó? Vì sự lĩnh hội của người tu luyện mà làm như thế, một phần cần phải đề cao lên. Hãy suy nghĩ, nếu thân thể bên ngoài của một người mà không có bệnh thì người ấy là siêu phàm, và nếu không phải bị khó chịu vì tiêu nghiệp thì đó không phải là tu luyện; đương nhiên họ sẽ tin; dưới những tình huống ấy, thì ai lại không tin? Họ sẽ tin một mạch cho đến cùng. Vì thế mà một phần đã được chừa lại cho một số người, thể theo hoàn cảnh của họ, dùng đó để cho chư vị tu luyện, và làm như thế là để xem chư vị có tin tưởng hay không. Mục đích là giúp cho người tu luyện đề cao mà giác ngộ. Chẳng phải là cách này hay sao? (Vỗ tay)

Tuy thế, còn một vấn đề nữa là, tôi sẽ giảng rõ cho tất cả chư vị: khi tu luyện người tu luyện sẽ gặp một số mâu thuẫn và sẽ gặp khó khăn. Các khó khăn sẽ thể hiện trong hai cách: một là thân thể cảm thấy khó chịu; cái kia là người khác sẽ kích động chọc tức chư vị. Tôi nói với chư vị rằng, nguyên nhân mà cơ thể bị khó chịu không phải là bệnh, mặc dù nó thể hiện giống như thế. Tất cả chư vị phải biết đó là nghiệp lực đang được tiêu trừ. "Tiêu trừ" nghiệp là gì? Kỳ thực thì tôi đang tịnh hóa toàn bộ thân thể của chư vị. Con người, trong khi tái sinh giữa người thường, tái sinh từ đời này đến đời khác; một số người thì đã tái sinh hai mươi lần gì đó, một số thì đã tái sinh khoảng ba mươi lần, hay là hơn thế nữa. Khi tái sinh trong bao nhiêu lần, tái sinh đi tái sinh lại giữa người thường, mỗi một lần tái sinh thì người ta sẽ tạo một số lượng nghiệp to lớn. Tất nhiên, trong mỗi một cuộc đời, khi bị bệnh và đau khổ thì họ sẽ tiêu trừ bớt đi một số nghiệp, nhưng trong mỗi một đời thì sẽ tích lũy nhiều nghiệp, và khi tích lũy nhiều nghiệp rồi thì họ sẽ bị bệnh. Khi người ta có bệnh họ sẽ tìm bác sĩ để chữa bệnh cho họ. Khi bác sĩ trị bệnh, họ chỉ trị được những gì ở bên ngoài của cái thân thể này. Con người tiêu trừ đi một số nghiệp khi họ bị đau đớn vì bệnh, nhưng phần đông nghiệp lực và nguồn gốc mà gây ra căn bệnh thì ở trong các không gian khác. Bác sĩ không thể chữa trị và nguồn gốc của căn bệnh cũng vẫn còn ở đó, cho nên trong bao nhiêu đời, mỗi một cuộc đời của họ, thì họ sẽ tích lũy một số nghiệp.

Chư vị có biết là thân thể của con người ngày nay ra như thế nào không? Khi tôi giảng trong khóa giảng tôi nhìn thấy trong xương tủy của một số học viên chứa đầy những thứ đen. Tất nhiên là không thể thấy được trong không gian này, bởi vì nghiệp tồn tại trong các không gian khác. Thế thì phải làm gì đây? Từ phân tử vi tế cho đến các lạp tử bên ngoài, nhìn từng lớp từng lớp, từ nhỏ đến lớn và nhìn từ ba chiều, thì giống như nhiều vòng trong một thân cây; không có lớp nào sạch cả. Tôi muốn tịnh hóa thân thể của chư vị từ trong phần tận cùng nhất. Nếu chư vị không tu luyện, không ai sẽ làm những việc này cho chư vị. Trong quá khứ, Phật Giáo giảng rằng con người không thể tu thành trong một đời, rằng chính con người không thể tự mình mà tịnh hóa thân mình, và muốn đề cao thì lại càng khó khăn hơn. Nếu một người muốn tu luyện lên, thì họ phải có Pháp chân chánh chỉ đạo; lúc đó thì mới có kết quả. Nếu chư vị muốn tu luyện trong Ðại Pháp, tôi sẽ lấy đi nghiệp lực chứa trong thân thể của chư vị, lấy đi ô nhiễm trong đó, lấy đi căn nguyên phía sau tất cả những thứ xấu trong thân thể của chư vị và đẩy chúng ra. Nếu tất cả được đẩy ra từ thân thể vật chất bên ngoài này của chư vị cùng một lúc, thì chư vị sẽ không chịu nổi; chư vị sẽ chết. Thế thì phải làm sao? Trong quá trình đẩy nó ra, phần đông là lấy nó ra từ các không gian khác, đẩy nó ra khỏi thân thể của chư vị. Chỉ còn lại một phần, một phần rất rất nhỏ, đẩy nó ra, xuyên qua phần thân thể bên ngoài này của chư vị.

Tại sao lại chừa nó lại ở phần bên ngoài này? Nếu tất cả mà được chừa lại trong các không gian khác, chẳng phải là đã làm xong rồi hay sao? Làm theo cách ấy thì không phù hợp với luật của Thiên Ðàng. Ðược thì phải mất. Khi một người thiếu gì đó thì họ phải hoàn trả lại. Ðây là luật của Thiên Ðàng. Khi con người tạo nghiệp thì họ phải hoàn trả lại, và nhất là người tu luyện thì lại càng phải như thế. Kỳ thực, tôi chỉ để cho chư vị hoàn trả lại một chút đó, xem như là chư vị hoàn trả lại, và tôi làm như thế chính là vì chư vị có ước nguyện muốn tu. Mặc dù tôi chỉ để cho chư vị chịu đựng đau đớn một chút ở phần bên ngoài này, chư vị cũng vẫn đột nhiên cảm thấy thân thể bị bệnh nặng và đau đớn vô cùng. Kỳ thực một số người cảm thấy như là vượt qua không nổi. Những người mà hiểu được thì biết: "Tôi tu luyện thì có gì mà sợ chứ? Tôi đã nghe được Pháp, tôi đã đọc sách Pháp, và tôi lĩnh hội được tất cả Pháp lý. Có gì mà phải sợ chứ?" Ðó chỉ là một ý niệm đơn giản và vững vàng, nhưng kỳ thực thì sáng còn hơn vàng. Họ không uống thuốc cũng không đi bác sĩ. Ðột nhiên, họ khoẻ ra và cũng đã vượt qua một thử thách to lớn, một mảnh nghiệp to lớn đã được tiêu trừ. Phần nghiệp càng to thì được đẩy ra trong các không gian khác; kỳ thực thì phần mà được đẩy ra phần bên ngoài này chỉ là một mảnh nhỏ, nhưng cái nghiệp thì được tính là đã được tiêu trừ, được tính là chư vị đã hoàn trả lại. Cho nên trong quá trình tu luyện, một số người cảm thấy đau đớn trong thân thể, nhưng cảm giác đau đớn đó thì khác với bệnh. Vì thế sẽ xuất hiện những loại tình huống này, qua những loại tình huống này đó trên căn bản là để khảo nghiệm xem chư vị quyết tâm đến mức độ nào. Qua các khảo nghiệm, thì sẽ phán xét xem chư vị có thể tự xem mình là người tu luyện hay không, trong lúc ấy chư vị có tin tưởng Pháp này hay không. Tu Phật kỳ thực là một vấn đề cực kỳ nghiêm túc.

Trong tu luyện Xuất Thế Gian Pháp, thân thể sẽ được tịnh hóa đến điểm cao nhất; đây cũng gọi là thân La Hán. Lúc ấy thân thể đã được đề cao đến điểm mà thân thể là một thân thể cao năng lượng, các tế bào của con người bình thường không còn nhiều nữa. Từ bên ngoài mà nhìn thì giống như thân thể của một người bình thường, nhưng nó khác rồi. Lúc ấy thì nghiệp bệnh không còn nữa, bởi vì bệnh ở thế gian không còn ảnh hưởng đến cái thân thể mà được tạo thành bằng vật chất cao năng lượng của chư vị. Vừa qua khỏi Thế Gian Pháp, tất cả nghiệp bệnh của chư vị đã được đẩy ra hết rồi. Trong Thế Gian Pháp tu luyện thì chư vị sẽ khó chịu đau đớn, nó thể hiện trong thân thể, hay là người tu luyện gặp những chuyện giật mình, nhưng không bị đe dọa. Khi xảy ra thì chư vị không sợ, nhưng lại làm người khác lại sợ hết hồn. Những việc này sẽ xảy ra. Có rất nhiều đệ tử đang chân chánh tu luyện Ðại Pháp, nhưng không có rắc rối gì xảy ra cả. Miễn là chư vị tu luyện, tôi sẽ bảo hộ chư vị. Tất nhiên, nếu chư vị không tu luyện thì tôi sẽ không bảo hộ chư vị; tôi chỉ làm những việc này cho người tu luyện. Cho nên chư vị đừng mang người khác đến đây để được trị bệnh. Hiện tại, tôi không lo việc người thường và không ai trong chư vị được làm điều gì để phá hoại Pháp. Nếu một người không tu luyện thì người ấy phải gánh chịu tất cả hậu quả mà họ đã gây ra. Không kể là chuyện gì xảy ra cho họ, tất cả đều có nguyên nhân. Câu này đã được trả lời.

Câu hỏi: Thưa, Sư Phụ có thể thanh lọc thân thể của mọi người hôm nay không? Nhất là những thứ mà đã học từ các môn khác.

Sư Phụ: Ðừng lo về những điều này. Tôi có thể cho chư vị biết rằng, khi rời khỏi nơi đây sau khi ngồi và nghe giảng, bảo đảm rằng chư vị sẽ cải biến. Nói về vấn đề này, tôi muốn nói với chư vị các học viên mà không kiên trì: chư vị muốn làm người tu luyện nhưng không nghiêm khắc giữ vững chính mình, học và tu luyện có lúc có lúc không, cho nên sẽ có vấn đề xảy ra trong các thân thể của chư vị. Nguyên nhân là vì khi chư vị không chân chánh tu luyện, thì cái thân thể này nó sẽ trở về trạng thái của người bình thường. Lúc ấy chư vị sẽ tự hỏi, "Tại sao thân thể của tôi lúc nào cũng không tốt?" Tu luyện là nghiêm túc. Tại sao nó không tốt? Ðiều này, chư vị phải tự hỏi chính mình. Chư vị có tin tưởng Pháp không? Chư vị có tin tưởng rằng chư vị là người tu luyện không? Tâm của chư vị có vững vàng không? Nếu chư vị chân chánh quyết tâm tu luyện và buông bỏ được những tâm ý của con người, không cần chỉ một giây bệnh của chư vị sẽ biến đi. (Vỗ tay) Mâu thuẩn tư tưởng không hữu hiệu trong tu luyện. Tâm của chư vị không nhất quyết trong khi chư vị tu luyện, nghĩ rằng: "Thật sự là Pháp này có [như Sư Phụ giảng] không? Thì đó cũng như là: "Tôi đang tu luyện phải không? Hiện tại, tôi là người thường hay là người tu luyện?"

Tu luyện Phật Pháp chân chánh không phải là bình thường như các tôn giáo trong Thời Mạt Pháp. Tu luyện là vấn đề rất nghiêm túc. Nếu chư vị không quyết tâm, tất cả nỗ lực của chư vị cũng vô ích thôi. Nếu chư vị buông bỏ được danh, lợi và dục vọng, tuy thế chư vị không đạt Viên Mãn, cuối cùng chính tôi cũng cảm thấy bất công. Ðối với con người, buông bỏ danh, lợi và dục vọng chính là buông bỏ cuộc đời này. Nhân loại sống vì cái gì? Chẳng phải chỉ vì tiền, danh vọng, dục vọng của con người v..v, hay sao? Nếu chư vị có thể buông bỏ những thứ đó đi thì chư vị còn là con người không? (Vỗ tay) Con người sống chỉ vì những thứ đó, chỉ có chư Thần là không vì những thứ đó. (Vỗ tay) Nhưng tôi sẽ nói với chư vị rằng chư Thần cũng không phải là bất động như các hình tượng giống như con người tưởng tượng. Con người không biết, nhưng trên thực tế thì Thiên Ðàng là mỹ diệu vô cùng. Chư Thần biết nhiều hơn con người họ biết thú vị ra sao, nhưng rất cao thượng, nhân từ, và cực kỳ cao quý. Bởi vì họ có một cảnh giới cao, họ có năng lực đặc thù. Thân thể của họ có thể bay lượn chung quanh. Khắp nơi đều là tuyệt vời. Ngôn ngữ con người không thể diễn tả được. Con người ở đây không có màu sắc tồn tại như bên kia. Hình dáng của chư Thần đẹp vô cùng; huyền diệu vô cùng.

Có những người già trong chúng ta đang ngồi đây, và tất nhiên cũng có người trẻ. Trong tu luyện, thân thể con người trở về hình tướng vốn từ nguyên thủy. Khi chư vị thăng hoa [trong tu luyện] thì nó sẽ trẻ hơn. Khi chư vị thật sự trở về hình tướng vốn từ nguyên thủy, chư vị sẽ phát hiện rằng chư vị trẻ vô cùng. Mặc dù một số người thì rất già, chủ nguyên thần của họ là một người trẻ hay là một trẻ em. Chư vị biết, khi người già lão suy, người ta gọi họ là "trẻ em lớn". Họ giành thức ăn với trẻ em và họ chơi với trẻ em. Tại sao? Người khác cho rằng người này đã già rồi, già đến nổi mà không còn hoạt động nữa. Khi chư vị giải thích điều này qua khoa học hiện đại thì là như thế. Nhưng kỳ thực thì, tôi có thể cho chư vị biết rằng, khi người ta già buông bỏ đi tất cả các tâm ràng buộc chấp chước của họ, và tất cả ý đồ và truy cầu của con người của họ cũng mài mòn đi. Họ buông bỏ tất cả, thì bản tính nguyên thủy của họ trở về và thể hiện ra. Có thể trước tiên chính là chủ nguyên thần của họ là trẻ em, cho nên họ sẽ bắt đầu hành động giống như trẻ em lớn. Tôi nói sự thật là như thế. Trong tu luyện, càng lên cao, thì người tu luyện càng đẹp và càng trẻ. Có người nói rằng khi chư vị nhìn các sinh mệnh ở một tầng thấp hơn [từ nơi đây], chư vị sẽ nhìn thấy: khi họ cố gắng chải tóc họ cũng không thể chải cho thẳng và tóc của họ bị rối bời. Ðó là vì một người càng hạ xuống thấp thì càng xấu hơn. Qua tu luyện một người càng đề cao lên, thì càng mỹ diệu hơn. Không những thân thể không còn nghiệp bệnh, mà lại càng trong sạch và trong sạch hơn.

Còn về "nhất là, những thứ còn lại từ các môn khác", miễn là chư vị chân chánh tu luyện, tôi sẽ thanh lý những thứ đó cho chư vị. Chư vị không nên để tâm vào nhưng thứ này, không nên nghĩ đến. Buông bỏ chúng đi. Nhất là, nếu chư vị đến [với Ðại Pháp] bởi vì vấn đề đó thì không được. Nếu chư vị bị ràng buộc chấp chước quá nhiều vào đó, thì chư vị đang ôm giữ nó lại. Ðến cả nếu tôi trừ loại nó đi, tâm của chư vị cũng thấy không vững. Nếu chư vị muốn chân chánh tu luyện, tôi sẽ gỡ đi tất cả những thứ xấu trên người của chư vị.

Câu hỏi: Bây giờ chúng tôi đến nghe Pháp, thưa Thầy sẽ cho chúng tôi Pháp Luân phải không?

Sư Phụ: Chư vị là người tu luyện, tôi sẽ trông nom cả hai, người đến nghe Pháp và người không thể đến được. Không những chỉ hạ nhập Pháp Luân, mà sau khi bắt đầu tu luyện Ðại Pháp, tôi cũng phải chỉnh lý thân thế của học viên trên toàn diện. Cho nên không kể là chư vị gặp tôi hay không gặp tôi, đều là như nhau. Miễn là chư vị chân chánh tu luyện, những gì chư vị đáng được thì sẽ được ban cho. Ở Trung Quốc, chỉ có vài chục ngàn người nghe tôi giảng, nhưng bây giờ thì trên toàn Trung Quốc mọi người đều đang tu luyện. Biết bao nhiêu người chưa từng gặp tôi, nhưng họ đạt được tất cả những gì cần thiết để tu luyện Ðại Pháp. Tôi truyền một Pháp to lớn như thế, cho nên nếu thân thể chánh của tôi mà làm tất cả, thì tôi không thể làm tất cả được; lo cho mỗi một người trong mọi khía cạnh thì không thể được. Tôi hạ nhập Pháp Luân cho chư vị. Miễn là chư vị tu luyện, đọc sách, nghĩ rằng Pháp tốt, muốn tu luyện Ðại Pháp, nếu chư vị chân chánh suy nghĩ thế này, thì chư vị sẽ phát hiện rằng thân thể của chư vị có cảm giác khác biệt.

Tôi sẽ không ngừng hạ nhập Pháp Luân cho chư vị. Hãy suy nghĩ, nếu một người không tu luyện, thân thể mà không có các khí cơ cần thiết để tu luyện thì xuất ra cái gì đây? Pháp Luân là cội rễ của toàn bộ những gì tôi ban cho chư vị. Và tôi sẽ tiêu trừ nghiệp cho chư vị, tôi sẽ giải quyết tất cả ân oán từ trong các cuộc đời quá khứ của chư vị và từ các tầng thứ không gian khác nhau, cùng với những sự liên hệ thâm xâu đủ loại, tôi sẽ hạ nhập cho chư vị nhiều khí cơ cả bên trong lẫn bên ngoài thân thể của chư vị, các khí cơ đó sẽ vận động tất cả cải biến trong toàn bộ thân thể của chư vị, và tôi sẽ hạ nhập những thứ ở đơn điền của chư vị và các nơi khác cho chư vị. Giống như các hạt giống, cả hơn mười ngàn thứ sẽ được ban cho. Trong tương lai tôi cũng sẽ xóa tên của chư vị trong sổ tên của địc ngục. Ðây là điều mà chư vị được phép biết, tôi sẽ làm nhiều và nhiều hơn nữa cho chư vị, chỉ lúc ấy thì chư vị mới có thể chân chánh tu luyện, chỉ lúc ấy thì chư vị mới chân chánh đề cao trong tu luyện Ðại Pháp.

Ðôi khi tôi nói rằng các sư khi công giả gạt người. Kỳ thực thì họ đang gạt người ta. Họ làm được gì cho chư vị chứ? Không làm được gì cả. Nếu những gì tôi nêu ra mà không ban cho chư vị thì làm sao chư vị tu luyện? [Những thứ này] qua tập luyện có thể được tạo ra không? Hơn nữa, nếu chư vị không được bảo hộ trong khi chư vị tu luyện thì sẽ nguy hiểm cho tính mạng của chư vị, bởi vì con người phải trả nghiệp. Nếu không bảo hộ chư vị, những sinh mệnh mà chư vị thiếu trong quá khứ, chư vị phải làm sao? Trong con người ngày nay, ai mà không thiếu một sinh mệnh? Qua đời này đến đời khác, ngày nay con người tạo rất nhiều nghiệp, và thế gian đầy nguy hiểm. Nếu một vị nào mà không có trách nhiệm với con người thì vị ấy đang làm hại con người, cho nên tôi nói rằng [những sư ấy] đang lừa người ta. Bây giờ chư vị đang tu luyện Ðại Pháp, cho nên tất cả những điều này sẽ được giải quyết cho chư vị. Miễn là chư vị chân chánh học Ðại Pháp, chư vị sẽ đạt được.

Còn những người đang ngồi đây tương đối học vấn cao hơn: đừng bị lý thuyết hiện đại giới hạn. Giả thử nếu một người với Thiên Mục đã mở mà nhìn quyển sách Chuyển Pháp Luân, người ấy sẽ phát hiện rằng mỗi một chữ trong đó là có một chữ Vạn, và mỗi một chữ là một vị Phật. Hãy suy nghĩ: sức mạnh của Pháp này là bao nhiêu và quyển sách này có bao nhiêu vị Phật trong đó? Hơn nữa, mỗi một chữ có từng lớp từng lớp các vị Phật, bởi vì sách này bao gồm các lý của các tầng thứ khác nhau của vũ trụ. Mỗi một lần chư vị đọc sách sau khi đề cao trong tu luyện, chư vị sẽ phát hiện rằng cũng cùng một câu đó mà hàm nghĩa thì khác so với những gì chư vị đọc trong sách trước đó. Chư vị sẽ có lĩnh hội mới, và sách sẽ giảng về tầng lớp nghĩa khác, trong mỗi một chữ thì có từng lớp từng lớp chư Phật từ vô số các tầng thứ khác nhau, không đếm được. Tất nhiên, người thường không nhìn thấy được các vị ấy. Cho nên tôi nói với chư vị rằng quyển sách này là cực kỳ quý báu. Trong quá khứ, có người còn bỏ dưới đít của họ và ngồi trên đó trong khi họ nghe giảng. Lúc đó, chư vị chưa hiểu Pháp này là gì. Khi chư vị hiểu ra, chư vị phát hiện rằng tất cả là cực kỳ nghiêm túc. Trong tu luyện các vị ấy biết từng mỗi một tư tưởng của chư vị; đến cả trước khi tư tưởng của chư vị xuất ra thì các vị ấy đã biết là tư tưởng nào rồi. Con người nghĩ rằng sự biểu hiện của tư tưởng con người là một quá trình rất nhanh chóng, nhưng nhìn các tư tưởng của chư vị từ một không gian nhanh hơn một chút, thì là một quá trình chậm chạp vô cùng. Trước khi tư tưởng của chư vị hoàn tất, thì bên kia đã biết rồi; vừa khi ý tưởng của chư vị xuất ra, ở bên kia đã biết.

Có người nói với tôi rằng: "Thưa Thầy, tôi sẽ trả chi phí cho khóa giảng. Có người trong gia đình không đến được, và tôi xin Thầy ban cho họ một Pháp Luân." Tất nhiên, chư vị không thể trách người này, bởi vì họ không biết: rằng ai mà không tu luyện thì không được ban cho. Tôi nói với chư vị, chư vị không thể mua được một cái dù chư vị bỏ ra bao nhiêu trăm triệu đồng. Ðây không phải là một cái gì mà tìm được nơi con người; nó là siêu thường, là siêu phàm. Giảng từ một gốc độ, thì sinh mệnh của Pháp Luân còn quý hơn sinh mệnh hiện thời của chư vị; Pháp Luân là một sinh mệnh cao hơn, cho nên làm sao mà có thể so sánh với tiền được chứ? Nhưng nếu một người muốn tu luyện, tôi có thể ban cho một cái mà không tính tiền. Và không những chỉ thế thôi: cuối cùng tôi phải bảo hộ chư vị cho đến Viên Mãn.

Câu hỏi: Thưa, chúng tôi hiểu như thế nào về các sinh mệnh mất đi trước thời gian đã định? Chuyện gì sẽ xảy ra cho loại người này?

Sư Phụ: Trong tương lai, mọi người đừng nên hỏi những câu hỏi không có liên hệ đến sự tu luyện nữa. Có người còn hỏi tôi là đốt tiền giấy [cho người chết] có tác dụng hay không. Những điều này không có liên hệ gì đến tu luyện Ðại Pháp, và tôi cũng không có thì giờ để trả lời những câu này. Ai mà chết trước thời gian đã định thì phải đối diện với một ngày tàn thảm thương. Cũng giống như một sự thật mà tôi đã giảng, đó là một người khi đến thế giới này, cuộc đời của họ đã được chư thần an bài rồi. Nếu họ không sống đến cuối cuộc đời của họ, đột nhiên chết đi thì sẽ phải ở trong một hoàn cảnh cực kỳ khốn khổ. Cảnh khốn khổ như thế nào? Bởi vì các sinh mệnh đã được an bài, chư vị ăn gì và uống gì, chức vị của chư vị trong xã hội, vị trí của chư vị trong cuộc đời, tất cả đều đã được an bài. Khi người ta chết, tức thì họ mất hết tất cả những gì họ có, và nếu họ chưa sống hết quá trình cuộc đời của họ thì họ không thể tái sinh. Những linh hồn mà đã ra đi đó sẽ tiến nhập vàp một không gian vô cùng lạnh lẽo và cô độc. Nơi đó không có gì cả, cũng giống như là một người lên hành tinh Mars. Kỳ thực thì Mars cũng có sinh mệnh con người ở đó, đó chỉ là một không gian khác. Ðiều mà chúng tôi nhìn thấy nơi đây chính là một không gian lạnh lẽo và cô độc. Thế thì, khi thình lình mà bị bỏ vào tình cảnh này, không ăn không uống, không có gì cả; họ bị đau đớn vô cùng, nhưng họ không chết vì đói. Vì thế, họ sẽ ở mãi trong không gian đó, chờ đợi cho đến khi nào quá trình cuộc đời của họ trên thế gian này đã kết thúc; chỉ lúc ấy thì họ mới được tái sinh. Ðiều tôi nói là "những oan hồn và ma dại". Trong Phật Giáo họ thường làm lể cầu siêu, hay là giải thoát linh hồn khỏi địa ngục. Người thời nay không hiểu cầu siêu là gì; chỉ có những người mà đã chết như tôi vừa nói qua thì cần được giải thoát. Thông thường, khi một người vừa chết đi thì họ đã tái sinh rồi. Còn gì mà giải thoát nữa? Ý họ nói rằng cầu siêu là giải thoát các sinh mệnh này.

Nhân dịp này tôi sẽ giảng về một vấn đề, một vấn đề giao tế giữa con người. Hiện tại có người trong rất nhiều quốc gia nói về vấn đề làm cho người bị bệnh nan y chết một cách nhẹ nhàng. Tôi nói với chư vị rằng, một số người bệnh không thể chịu đựng được sự đau đớn và muốn chết đi, đó là chuyện của họ. Ai mà làm cho họ chính là giết họ, và tạo một nghiệp lực to lớn với sự giết đó; chư thần nhận thấy vấn đề như thế này. Hơn nữa, họ đặt những người này trong một hoàn cảnh vô cùng đau đớn, người này phải vào một không gian nơi mà họ phải chịu đựng đau khổ còn hơn thế nữa. Người mà muốn chết nhẹ nhàng không hiểu điều này. Khi họ vào chỗ đó rồi thì họ sẽ hối tiếc, sống và phải chịu đựng đau đớn một chút thì còn tốt hơn. Tại sao con người chịu đựng đau khổ? Trong khi sống trong thế giới này, con người tạo nghiệp. Nghiệp của một số người thì to lớn, của một số người thì nhỏ. Một số người sẽ bị đau đớn trước khi họ chết. Với sự đau đớn đó thì họ có thể hoàn trả rất nhiều nghiệp mà họ đã tạo ra trong một cuộc đời, và trong đời kết tiếp thì họ sẽ có một cuộc đời tốt, bởi vì khi một số người hoàn trả nghiệp mà họ thiếu lúc họ chết, thì họ không còn nghiệp [đó] nữa. Tuy thế họ không muốn bị đau đớn, họ không muốn trả cái nợ đó. Vì thế khi họ sinh ra trong các đời sau, họ có thể đến đây với cơ thể bệnh hoạn, hay là bị tàn tật, hay là có một cuộc đời ngắn ngủi. Con người không hiểu điểm này và chỉ tin vào những gì "thực tại". Tôi đã giảng rằng, con người đã bị cái hình ảnh giả tạo do khoa học ngày nay tạo ra niêm phong một cách vô cùng chặt chẽ. Và đó là tại sao con người gọi cái gì là "cái chết bình an và êm đẹp" hay là cái chết nhẹ nhàng. Không có êm đẹp gì cả.

Câu hỏi: Thưa, trong xã hội người thường, người tu luyện cũng vẫn phải làm việc siêng năng và thăng tiến trong việc làm và học vấn phải không?

Sư Phụ: Phải. Tôi vừa giảng qua điều này. Tại sao thế? Bởi vì khi tôi bắt đầu truyền Pháp tôi đã nghĩ đến câu hỏi này, biết rằng sẽ có rất nhiều, khá nhiều người, sẽ học [Pháp Luân Ðại Pháp]. Trong tương lai Ðại Pháp sẽ được truyền rộng ra toàn thế giới, bởi vì Pháp này là vĩ đại, là Pháp của vũ trụ được ban cho con người để họ có thể tu luyện. Với nhiều người [học Pháp], thì sẽ mang đến một vấn đề nghiêm trọng cho xã hội: giả thử nếu mọi người [không có công việc làm hay không đi học và] trở thành hòa thượng và ni cô, thì xã hội nhân loại sẽ tan rã phải không? Cho nên [theo cách] đó thì không được. Chính vì tôi bảo chư vị tu luyện trong xã hội người thường, người tu luyện có thể phù hợp với xã hội đến mức tối đa trong khi tu luyện, và chỉ có cách này thì mới có thể giải quyết vấn đề. Ðồng thời, cách này cho phép người tu luyện chân chánh đắc Pháp.

Chư vị có thể làm công việc làm bình thường trong xã hội người thường. Trong bất cứ hoàn cảnh sống hay tại bất cứ công việc làm nào, người tu luyện cũng có thể là một người tốt. Người tu luyện phải là một người tốt trong bất cứ nơi nào. Là người tu luyện, khi chư vị làm không tốt trong xã hội người thường, thì đó là lỗi của chư vị, bởi vì chư vị không thể hiện là người tu luyện và không nghiêm túc giữ vững chính mình thể theo tiêu chuẩn cao. Nếu chư vị làm việc không tốt thì người lãnh đạo mà đã mướn chư vị, hay là, nếu chư vị là một học sinh, nếu chư vị không làm bài hay là không chăm chú trong lớp học, thì chư vị được gọi chính mình là một người tốt không? Một người tốt, chư vị biết, họ cũng có thể tốt trong bất cứ hoàn cảnh nào. Nếu chư vị là một học sinh chư vị phải học giỏi. Nếu chư vị là một nhân viên thì chư vị phải hoàn tất công việc làm của chư vị. Trong các liên hệ với xã hội và với những người khác thì phải xử sự cho đúng, tất cả chư vị đều có thể hiểu điều này. Nếu chư vị có thể phù hợp làm cho khá hơn, thì mâu thuẩn sẽ ít hơn và nhỏ hơn, mặc dù chúng vẫn còn xảy ra.

Chư vị sẽ bị khảo nghiệm để cho chư vị đề cao. Trong tu luyện, thường thường mâu thuẩn xảy ra thì xảy ra một cách đột ngột, nhưng nếu chư vị tu luyện thì chúng không phải tình cờ mà xảy ra. Ðó là vì, nếu chư vị muốn tu luyện, tôi sẽ an bài con đường tu luyện và cuộc đời của chư vị lại; an bài để cho người tu luyện có thể đề cao, vì thế khi chư vị gặp vấn đề thì thường xảy ra một cách đột ngột; dường như là tình cờ và trên bề mặt thì không khác với các mâu thuẩn giữa người với người. Bảo đảm sẽ không phải là, một vị thánh nào đó đến để gây rắc rối cho chư vị. Chỉ khi nào mâu thuẩn thể hiện ra giống như là, con người gây rắc rối cho chư vị thì mới có thể giúp chư vị đề cao. Thế thì phải xử lý ra sao? Chư vị phải luôn luôn giữ tâm hiền hòa, phải tự xét chính cá nhân mình khi gặp vấn đề. Trước đây tôi có giảng cho tất cả chư vị một điều: Tôi giảng rằng nếu chư vị không thể yêu thương kẻ thù của chư vị thì chư vị không thể thành Phật. Làm sao một vị thần hay một người đang tu luyện xem một người thường là kẻ thù của mình chứ? Làm sao mà có kẻ thù? Tất nhiên, hiện tại chư vị chưa làm được điều này; nhưng dần dần chư vị sẽ làm được. Cuối cùng chư vị sẽ làm được, bởi vì kẻ thù của chư vị là con người đang sống giữa đám đông của người thường đây. Làm sao con người lại là kẻ thù của chư Thần? Làm sao con người có thể xứng đáng làm kẻ thù của chư Thần chứ?

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #dawdawd