Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

phao tu tuong

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Người soạn : PHẠM VĂN HỢI

Lớp             : CTM 2 – K54 – ĐHBKHN

Chúc vợ yêu ôn thi tốt!!!!!

Câu 1: Cơ sở hình thành tư tưởng HCM?

Dàn ý trả lời:

I.Cơ sở:

   1. Cơ sở khách quan.

     a. Bối cảnh lịch sử

        - xã hội VN.

        - quốc tế.

     b. Tiền đề tư tưởng-lý luận.

        -giá trị truyền thống dân tộc

        - tinh hoa văn hoá nhân loại(phương đông và phương tây)

        - CN Mác-lênin

   2. Nhân tố chủ quan.

     a. Khả năng tư duy và trí tuệ

     b. Phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn.

Bài làm chi tiết

 Cơ sở hình thành tư tưởng HCM.

I.Cơ sở khách quan.

   1.Bối cảnh lịch sử

    a.Xã hội việt nam.

Vào thế kỉ XIX, chính quyền nhà Nguyễn đã từng bước khuất phục trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp(1958) , lần lượt kí các hiệp ước đầu hàng, thừa nhận nền bảo hộ trên toàn cõi Việt Nam.

Cuối thế kỉ XIX, các cuộc khởi nghĩa dưới khẩu hiệu Cần Vương của các sĩ phu, văn thân đều thất bại.

Hệ tư tưởng phong kiến đã tỏ ra lỗi thời.

Cuộc khai thác của thực dân Pháp khiến nước ta có nhiều chuyển biến và phân hoá về giai cấp, tạo tiền đề bên trong cho phong trào yêu nước.

Cùng thời điểm đó, những “tân thư”, “văn thư” và ảnh hưởng xu hướng cải cách Nhật Bản, Trung Quốc làm cho phong trào yêu nước của nhân dân chuyển sang xu hướng dân chủ tư sản.

Các sĩ phu Nho học có tư tưởng tiến bộ như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh đấu tranh theo phương thức mới như cầu viện, khai thông dân trí.. cũng không thành công.

Vậy phong trào cứu nước của nhân dân ta muốn giành thắng lợi, phải đi theo một con đường mới.

b.Bối cảnh quốc tế.

CN tư bản từ giai đoạn tự do cạnh tranh chuyển sang giai đoạn độc quyền xác lập quyền thổng trị trên phạm vi toàn thế giới.

Bên cạnh giai cấp cơ bản trước kia xuất hiện thêm các giai cấp và tầng lớp mới, trong đó có công nhân và tư sản.

Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi đã mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử loài người. Nêu một tấm gương sáng về sự giải phóng các dân tộc bị áp bức.

Với thắng lợi của CM Tháng Mười Nga, nhiều dân tộc đã được tự do, quyền tự quyết, hình thành nên các quốc gia độc lập dẫn đến sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết(1922)

Từ sau cách mạng Nga, phong trào công nhân trong các nước tư bản chủ nghĩa phương Tây và phong trào giải phóng dân tộc phương Đông càng có quan hệ mật thiết với nhau trong việc chống kể thù chung là chủ nghĩa đế quốc.

2.Những tiền đề tư tưởng – lý luận.

a.Giá trị truyền thống dân tộc.

Đó là truyền thống yêu nước, kiên cường bất khuất.

Tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách.

Lòng nhân nghĩa, ý thức cộng đồng dân tộc.

Ý chí vươn lên trong mọi khó khăn thử thách.

Là trí thông minh, sáng tạo, quý trọng hiền tài, tiếp thu văn hoá nhân loại để làm giàu văn hoá dân tộc.

Trong những giá trị đó, chủ nghĩa yêu nước là tư tưởng thiêng liêng và cao quý nhất. chủ nghĩa yêu nước sẽ biến thành lực lượng vật chất khi nó ăn sâu vào tiềm thức, vào ý chí và hành động của mỗi con người. chính từ thực tiễn đó HCM đã đúc rút một chân lý:” Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước.”

b.Tinh hoa văn hoá nhân loại.

Đối với văn hoá phương Đông:

cùng với những hiểu biết uyên bác về Hán học, HCM đã biết chắt lọc lấy những gì tinh tuý nhất trong các học thuyết triết học của Lão Tử, Mạnh Tử, Quản Tử….

Trong Nho Giáo, người tiếp thu các mặt tích cực như triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo cứu đời, triết lý nhân sinh, tu tâm dưỡng tính, coi trọng văn hoá lễ giáo.

Trong phật giáo, Người tiếp thu và chịu ảnh hưởng các tư tưởng vị tha, bác ái, cứu khổ cứu nạn, nếp sống có đạo đức, giản dị, khiêm nhường.

Đến khi trở thành macxit, người lại tiếp tục tìm hiểu chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn.

Đối với văn hoá phương Tây.

Người sớm làm quen với văn hoá Pháp, tìm hiểu các cuộc cách mạng Pháp và Mỹ.

Người đã đọc và tiếp thu các tư tưởng của các nhà khai sáng như: Vonte, Rutxo, Mongtoxkio…

Tiếp thu các bản tuyên ngôn của Đại cách mạng Pháp và Tuyên ngôn độc lập Mỹ năm 1776.

c.Chủ nghĩa Mác-lênin.

Chủ nghĩa Mác- lenin là cơ sở thế giới quan và là phương pháp luận của tư tưởng HCM.

Việc tiếp thu chủ nghĩa Mac-lenin ở HCM diễn ra trên nền tảng của những tri thức văn hoá tinh tuý  và vốn chính trị hiểu biết phong phú, được tich luỹ qua hoạt động thực tiễn đấu tranh.

Bản lĩnh đó càng được nâng lên khi vận dụng nó vào trong hoàn cảnh CM nước ta.

luận cương của lenin đã nâng cao nhận thức của HCM về con đường giải phóng.

II.Nhân tố chủ quan.

1.Khả năng tư duy và trí tuệ HCM.

Những năm tháng bôn ba ở nước ngoài người đã không ngừng quan sát nhận xét thực tiễn để làm phong phú thêm hiểu biết của mình.

Trong quá trình tìm đường cứu nước người luôn khám phá các quy luật của xã hội, đời sống văn hoá và đem nó kiểm nghiệm trong thực tiễn. nhờ con đường nhận thức chân lý như vậy mà lý luận  của HCM mang giá trị khách quan, cách mạng và khoa học.

2.Phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn.

Tư duy độc lập, sáng tạo, cộng với đầu óc phê phán tinh tường, sáng suốt,

bản lĩnh kiên định, luôn tin vào nhân dân, khiêm tốn, bình dị, ham học hỏi.

khổ công học tập để chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức.

Tâm hồn yêu nước nồng nàn, nhiệt thành với cách mạng, một trái tim yêu nước thương dân, sẵn sàng chịu đựng hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc.

Câu 2: Tư tưởng HCM về cách mạng giải phóng dân tộc.

1.Mục tiêu cách mạng là giải phóng dân tộc

•Tính chất của cuộc cách mạng ở thuộc địa:

•Sự phân hoá các nước thuộc địa phương Đông không giống như các nước tư bản phương Tây. Các giai cấp có sự khác nhau ít nhiều nhưng đều  chung số phận mất nước .

•Mâu thuẫn: dân tộc bị áp bức vs chủ nghĩa thực dân.

•Đối tượng đấu tranh: chủ nghĩa thực dân và tay sai phản động.

•Yêu cầu bức thiết là độc lập tự do.

•Nhiệm vụ hàng đầu là giải phóng dân tộc chứ không phải là giành quyền lợi riêng cho mỗi giai cấp, mà là quyền lợi chung của toàn dân tộc.

2. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản.

•Rút ra bài học từ những thất bại trước.

•Thấy rằng cách mạng tư sản không triệt để. “ Cách mạng Pháp cũng như cách mạng Mỹ, nghĩa là cách mạng tư sản, tiếng là cộng hoà và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa” 

•Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc. Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản.

3. Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải có Đảng Cộng sản lãnh đạo.

•Nguyễn Ái Quốc khẳng định, “muốn giải phóng dân tộc thành công trước hết phải có Đảng cách mạng, Đảng có vững thì cách mạng mới thành công, cách mạng phải hiểu phong trào cách mạng thế giới, vậy nên sức mạnh phải tập trung , muốn tập trung phải có đảng cách mạng.”

4. Lực lượng cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm toàn dân tộc.

•Cách mạng giải phóng dân tộc là việc chung của cả dân chúng chứ không phải của từng cá nhân người nào. Trong lực lượng đó công nông là chủ cách mạng.

•Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò của quần chúng nhân dân trong khởi nghĩa vũ trang. Người coi sức mạnh vĩ đại và năng lực sáng tạo vô tận của quần chúng nhân dân là then chốt.

5. Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động sáng tạo, và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.

•Trong phong trào cộng sản quốc tế từng tồn tại quan điểm cho rằng thắng lợi của CM thuộc địa phụ thuộc vào thắng lợi của CMVS ở chính quốc. 

•Tuyên ngôn QTCS 1919” công nhân và nông dân không những ở An Nam chỉ có thể giành được độc lập khi mà công nhân các nước Anh và Pháp giành được độc lập”

•Luận cương đại hội QT VI cũng khẳng định rõ điều đó.

•Quan điểm này vô hình chung đã làm giảm tính chủ động sáng tạo của phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa.

•Tại đại hội VI QTCS, Nguyễn Ái Quốc đã phân tích:” Vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới, đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản ở các nước chính quốc gắn liền với giai cấp vô sản ở các nước thuộc địa…nọc độc và sức sống của con rắn độc TBCN đang tập trung ở các nước thuộc đia ”, nếu khinh thường CM ở các nước thuộc địa thì chẳng khác nào muốn đánh chết bằng đằng đuôi.

•Người đã đi tới luận điểm:” công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện bằng nỗ lực của bản thân anh em”

•Ngay từ năm 1924 Người sớm cho rằng:” CM thuộc địa không những không phụ thuộc vào CM ở các nước chính quốc mà còn có khả năng giành thắng lợi trước và họ có thể giúp đỡ những anh em mình ở phương Tây trong việc giải phóng hoàn toàn”

•Đây là cống hiến sáng tạo của HCM vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mac-lenin.

•Luận điểm này của NAQ có giá trị lý luận và thực tiễn vô cùng to lớn.

•Thể hiện cách nhìn đúng đắn về mối quan hệ biện chứng giữa 2 cuộc cách mạng. Chỉ ra tính chủ động sáng tạo của phong trào giải phóng của các nước thuộc địa.\

•Thực tiễn CMVN đã khẳng định điều đó là đúng.

6.Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng con đường cách mạng bạo lực.

•Cần dùng bạo lực CM chống lại bạo lực phản cách mạng giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền.

•Hình thức của bạo lực cách mạng bao gồm cả đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang  nhưng phải tuỳ tình hình mà áp dụng hình thức cho phù hợp.

•Tư tưởng bạo lực cách mạng gắn bó hữu cơ với tư tưởng nhân đạo và hoà binh.

•Người tìm mọi cách ngăn chặn xung đột vũ trang tận dụng mọi khả năng giải quyết xung đột bằng biện pháp hoà bình. Việc tiến hành chiến tranh chỉ là giải pháp bắt buộc cuối cùng.

•Người chủ trương tiến hành khởi nghĩa toàn dân và chiến tranh nhân dân.

Câu 3: Con đường, biện pháp quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

1.Con đường.

a.Thực chất, loại hình và đặc điểm thời kì quá độ

•Theo quan điểm của CN Mac – lenin, có hai con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

•Con đường thứ nhất, là quá độ trực tiếp lên chủ nghĩa xã hội từ những nước tư bản phát triển ở trình độ cao.

•Con đường thứ hai là quá độ gián tiếp lên chủ nghĩa xã hội ở những nước tư bản phát triển còn thấp, hoặc như lenin cho rằng , những nước có nền kinh tế lạc hậu, chưa trải qua thời kì chủ nghĩa tư bản, cũng có thể đi lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện cụ thể nào đó.

•Trên cơ sở vận dụng lý luận, HCM đã khẳng định con đường cách mạng VN là tiến hành giải phóng dân tộc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến dần lên chủ nghĩa xã hội.

•Đây là một hình thái quá độ gián tiếp cụ thể- quá độ từ một xã hội thuộc địa nửa phong kiến, nông nghiệp lạc hậu sau khi giành được độc lập đi lên chủ nghĩa xã hội.

•Nội dung này đã làm phong phú thêm lý luận của chủ nghĩa Mac-lenin.

•Đặc điểm khi nước ta bước vào thời kì quá độ là thực trạng kinh tế xã hội quá thấp kém làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn.

b.Nhiệm vụ

•Một là, xây dựng nền tảng vật chất và kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội, xây dựng các tiền đề về kinh tế, chính trị, văn hoá, tư tưởng cho chủ nghĩa xã hội.

•Hai là, cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp cải tạo và xây dựng, lấy xây dựng làm trọng tâm, then chốt và lâu dài.

c. Nội dung

•Trong chính trị, giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng. Đảng phải luôn tự đổi mới và tự chỉnh đốn.Làm sao cho Đảng không trở thành Đảng quan liêu, xa dân, thoái hoá, làm mất lòng tin của dân. Củng cố và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, nòng cốt là liên minh công nông và trí thức.

•Trong kinh tế, Người nhấn mạnh đến việc tăng năng suất lao động trên cơ sở tiến hành công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa. Đối với cơ cấu ngành, lấy nông nghiệp là trọng tâm. Đối với kinh tế vùng, Người lưu ý phát triển đồng đều giũa kinh tế thành thị và kinh tế nông thôn. HCM cũng là người đầu tiên chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần. Quản lý kinh tế phải dựa trên cơ sở hoạch toán có hiệu quả, sử dụng tốt các đòn bẩy trong phát triển sản xuất. Thực hiện phân phối theo lao động.

•Trong lĩnh vực văn hoá xã hội, Người nhấn mạnh đến việc xây dựng con người mới. Người coi trọng việc nâng cao dân trí, đào tạo và sử dụng nhân tài, khẳng định vai trò to lớn của văn hoá trong đời sống.

2.Biện pháp

a. Nguyên tắc

•Một là, cần quán triệt các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac – lenin về xây dựng chế độ mới, có thể tham khảo học tập của các nước bạn nhưng không được dập khuôn máy móc.

•Hai là, xác định bước đi và biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội chủ yếu xuất phát từ điều kiện thực tế, đặc điểm dân tộc, nhu cầu và khả năng thực tế của nhân dân.

b. Phương châm

•Dần dần, thận trọng từng bước một, từ thấp đến cao, không chủ quan nôn nóng.

•Tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc.

c. Phương thức.

•Thực hiên cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp cải tạo với xây dựng lấy xây dựng làm chính.

•Kết hợp xây dựng và bảo vệ, đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược ở hai miền Nam - Bắc. Vừa sản xuất vừa chiến đấu, vừa kháng chiến chống Mỹ vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

•Xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có kế hoạch và biện pháp, quyết tâm để hoàn thành kế hoạch.

•Trong điều kiện nước ta, biện pháp cơ bản, quyết đinh, lâu dài trong xây dựng xã hội chủ nghĩa là đem của dân, tài dân, sức dân làm lợi cho dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Câu 4: Tư tưởng HCM về xây dựng ĐCSVN trong sạch vững mạnh.

1.Xây dựng Đảng – Quy luật tồn tại và phát triển của Đảng.

•Trong quan niệm của HCM, xây dựng và chỉnh đốn Đảng gắn liền với sự tồn tại của Đảng, còn Đảng, còn hoạt động, còn cần phải tổ chức xây dựng, chỉnh đốn.

2.Nội dung.

a.Xây dựng Đảng về tư tưởng, lý luân.

•Một là, việc học tập, nghiên cứu, tuyên truyền chủ nghĩa Mac – lenin phải luôn phù hợp với từng đối tượng.

•Hai là, việc vận dụng chủ nghĩa Mác – lenin phải luôn phù hợp với từng hoàn cảnh.

•Ba là, trong quá trình hoạt động, Đảng ta phải chú ý học tập, kế thừa những kinh nghiệm tốt của các Đảng khác, đồng thời Đảng ta phải tổng kết kinh nghiệm của mình để bổ sung chủ nghĩa Mac – lenin.

•Bốn là, Đảng ta phải tăng cường đấu tranh để bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mac – lenin.

b.Xây dựng Đảng về chính trị.

•Tư tưởng HCM trong việc xây dựng Đảng về chính trị có nhiều nội dung, bao gồm: xây dựng đường lối chính trị, bảo vệ chính trị, xây dựng và thực hiện nghị quyết…,

•Trong đó đường lối chính trị là một  vấn đề cốt tử trong sự tồn tại và phát triển của Đảng.

•Đảng muốn xây dựng đường lối chính trị đúng đắn cần phải coi trọng những vấn đề: Đường lối chính trị phải dựa trên cơ sở CN Mac – lenin, học tập kinh nghiệm từ những nước bạn, Đảng phải thật sự là đội tiên phong dũng cảm, là bộ tham mưu sáng suốt.

•Cần phải giáo dục đường lối, chính sách của Đảng cho cán bộ, Đảng viên để họ luôn kiên định lập trường giữ vững bản lĩnh.

c. Xây dựng Đảng về tổ chức.

•Tập trung dân chủ

•Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách

•Phê bình và tự phê bình

•Kỉ luật nghiêm minh tự giác

•Đoàn kết thống nhất trong Đảng

d. Cán bộ, công tác cán bộ của Đảng

•Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy, là mắt khâu trung gian nối liền giữa Đảng với nhân dân. Muôn việc thành công hay thất bại là do cán bộ tốt hay kém.

•Người cán bộ phải có đủ đức và tài.

•Công tác cán bộ là công tác gốc của Đảng, gồm các khâu liên hoàn: tuyển chon, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá đúng, sắp xếp…

e. Xây dựng Đảng về đạo đức

•Đảng chân chính cách mạng phải có đạo đức. Đạo đức tạo nên uy tín, sức mạnh của Đảng, giúp Đảng đủ tư cách lãnh đạo, hướng dẫn quần chúng nhân dân.

•Đạo đức của Đảng mang bản chất công nhân, cũng là đạo đức Mac – lenin, đạo đức cộng sản chủ nghĩa.

•Giáo dục đạo đức là một nội dung quan trọng trong việc tu dưỡng, rèn luyện của cán bộ, đảng viên. Nó gắn chặt với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân.

•Đặc biệt quan tâm đến vấn đề đạo đức HCM đã góp phần bổ sung mở rộng, phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mac – lenin về nội dung công tác xây dựng Đảng.

Câu 5: Tư tưởng HCM về đại đoàn kết dân tộc

1.Vai trò

a. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng.

b. Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc.

2.Nội dung

a. Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân.

•Dân và nhân dân là các khái niệm hàm rộng chỉ toàn bộ con người dân nước Việt.

•Tư tưởng đại đoàn kết toàn dân là đoàn kết với tất cả nhân dân không phân biệt….

•Đoàn kết với mỗi người dân cụ thể, với toàn thể đông đảo quần chúng. Cả hai đều là chủ thể của khối đại đoàn kết dân tộc.

•HCM nêu “ Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc, ta còn phải đoàn kết đễ xây dựng nước nhà. Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ”

•Với tinh thần đoàn kết rộng rãi, người đã dùng khái niệm đại đoàn kết dân tộc để định hướng cho sự xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trong suốt tiến trình CMVN.

b.Thực hiện đại đoàn kết toàn dân phải kế thừa truyền thống yêu nước – nhân nghĩa – đoàn kết của dân tộc, đồng thời, phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng, tin vào nhân dân, tin vào con người.

c. Đại đoàn kết dân tộc không thể chỉ dừng lại ở quan niệm, ở tư tưởng, ở những lời kêu gọi mà phải trở thành một chiến lược CM. Nó phải biến thành một sức mạnh  vật chất, có tổ chức.

3. Hình thức tổ chức khối đại đoàn kết dân tộc.

a. Hình thức tổ chức là Mặt trận dân tộc thống nhất.

b.Một số nguyên tắc cơ bản về xây dựng và hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất,

•MTDTTN phải xây dựng trên nền tảng khối liên minh công – nông – trí thức, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.

•MTDTTN phải hoạt trên cơ sở bảo đảm lợi ích tối cao của dân tộc, quyền lợi cơ bản của các tầng lớp nhân dân.

•MTDTTN phải hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, đảm bảo đoàn kết ngày càng rộng rãi và bền vững.

•MTDTTN là khối đoàn kết chặt chẽ, lâu dài, đoàn kết thật sự , chân thành, thành ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

Câu 6: Quan điểm của HCM về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân.

1. Xây dựng Nhà nước thể hiện quyền làm chủ của nhân dân.

a. Nhà nước của dân.

•Tất cả mọi quyền lực trong nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân.

•Nhân dân có quyền kiểm soát nhà nước. Nhân dân có quyền bãi miễn những đại biểu tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.

•Hồ Chí Minh đã nêu lên quan điểm là dân là chủ va dân làm chủ. Dân là chủ tức là xác định vị thế của dân, dân làm chủ là xác định quyền và nghĩa vụ của dân.

•Trong nhà nước người dân được hưởng mọi quyền dân chủ nghĩa là có quyền làm bất cứ điều gì trong phạm vi pháp luật cho phép.

•Điều này nhắc nhở những người làm lãnh đạo, những đại biểu của nhân dân làm đúng chức trách của mình, không cậy thế và coi khinh nhân dân.

b. Nhà nước do dân.

•Nhà nước do nhân dân làm chủ, nhân dân lựa chọn bầu ra những đại biểu của mình.

•Nhà nước do nhân dân ủng hộ, giúp đỡ, đóng thuế để chi tiêu hoạt động.

•Nhà nước đó lại do dân phê bình xây dựng giúp đỡ.

c. Nhà nước vì dân.

•Đó là nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, thực sự trong sạch cần, kiệm, liêm, chính.

•“Việc gì lợi đến dân ta phải hết sức làm

•Việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh”

•Tất cả các chi bộ từ TƯ đến địa phương đều phải là người đầy tớ trung thành của nhân dân.

2.Quan điểm HCM về sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc của nhà nước.

a. Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước.

•Một là, Nhà nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo:

•ĐCS VN lãnh đạo nhà nước giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân.

•Đảng lãnh đạo nhà nước bằng phương thức thích hợp.

Bằng đường lối, quan điểm  để thể chế hoá nhà nước pháp luật, chính sách, kế hoạch.

Bằng hoạt động của các tổ chức đảng và đảng viên.

Bằng công tác kiểm tra.

•Hai là, bản chất giai cấp của nhà nước thể hiện ở tính định hướng xã hội chủ nghĩa của sự phát triển đất nước.

•Ba là, bản chất giai cấp công nhân của NN ta thể hiện ở nguyên tắc tổ chức và hoạt động cơ bản của nó là nguyên tắc tập trung dân chủ.

b.Bản chất giai cấp công nhân thống nhất với tính nhân dân, tính dân tộc của nhà nước.

•Nhà nước ta ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ của rất nhiều thế hệ người Việt Nam.

•Tính thống nhất còn biểu hiện ở chỗ nhà nước ta bảo vệ lợi ích của nhân dân, lấy lợi ích của dân tộc làm cơ bản.

•Trong thực tế, nhà nước ta đã đứng ra làm nhiệm vụ của cả dân tộc giao phó, đã lãnh đạo nhân dân tiến hành các cuộc kháng chiến bảo vệ đất nước, xây dựng một nước VN hoà bình, thống nhất.

3.Xây dựng nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ.

a.Xây dựng một nhà nước hợp pháp, hợp hiến.

•Chỉ sau khi đọc bản tuyên ngôn một ngày, HCM đã đề nghị tổng tuyển cử càng sớm càng tốt. 

b.Hoạt động quản lý nhà nước bằng Hiến pháp, pháp luật và chú trọng đưa pháp luật vào đời sống,

•Quản lý nhà nước quan trọng nhất là bằng hệ thống luật, trong đó quan trọng bậc nhất là hiến pháp.

•Có hiến pháp và pháp luật nhưng không đưa vào cuộc sống thì xã hội cũng bị rối loạn.

•Dân chủ đích thực bao giờ cũng đi kèm với kỉ cương, phép nước, tức là đi liền với hiến pháp và pháp luật.

•Chính bản thân HCM là một tấm gương sáng về lối sống và làm việc theo HP và PL

•Người cũng rất chú trọng đến việc nâng cao dân trí, làm cho nhân dân có ý thức chính trị trong việc tham gia công việc của chính quyền các cấp.

c. Xây dựng đội ngũ cán bộ,công chức có đủ đức đủ tài

•Tuyệt đối trung thành với cách mạng

•Hăng hái, thành thạo công việc, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ.

•Có mối liên hệ mật thiết với nhân dân.

•Cán bộ, công chức phải là người dám phụ trách, dám quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, nhất là trong những tình huống khó khăn.

•phải thường xuyên phê bình và tự phê bình, luôn luôn có ý thức và hành động vì sự lớn mạnh, trong sạch của nhà nước.

4.Xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả.

a. Đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của nhà nước.

b.Tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng.

Câu 7: Tư tưởng HCM về đạo đức.

1.Vai trò và sức mạnh của đạo đức.

a. Đạo đức là cái gốc của người cách mạng.

•Khi đánh giá vai trò của đạo đức trong cuộc sống, Người đã khẳng định đạo đức là nguồn nuôi dưỡng, phát triển con người.

•Cán bộ, đảng viên muốn cho dân tin không phải cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ mến những người có tư cách đạo đức.

•Tư tưởng của Người là đạo đức trong hành động, lấy hiệu quả thực tế làm thước đo. Người luôn đặt đạo đức bên cạnh tài năng, gắn đức với tài.

•Đức là gốc của tài, hồng là gốc của chuyên, phẩm chất là gốc của năng lực.

b. Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội.

•Theo HCM, sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội chưa phải ở lý tưởng cao xa, ở mức sống vật chất dồi dào, mà ở những giá trị đạo đức to đẹp, ở phẩm chất những người cộng sản ưu tú.

•Tấm gương đạo đức trong sáng của một vĩ nhân,song cũng rất đời thường của HCM không chỉ có sức hấp lớn lao, mạnh mẽ với nhân dân VN, mà con cả với nhân dân thế giới.

2.Quan niệm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng.

•Trung với nước hiếu với dân

•Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

•Thương yêu con người, sống có tình nghĩa

•Có tinh thần quốc tế trong sáng

3.Quan niệm về nguyên tắc xây dựng đạo đức mới

•Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đưc

•Xây đi đôi với chống

•Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời

Câu 8: Tư tưởng HCM về văn hoá.

1. Định nghĩa văn hoá

•Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá, Văn hoá là sự tổng hợp mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn.

2.Quan điểm về xây dựng một nền văn hoá mới.

•Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường

•Xây dựng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng.

•Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội

•Xây dựng chính trị: dân quyền

•Xây dựng kinh tế:

3.Vai trò và vị trí của văn hoá

•Một là, văn hoá là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng.

•Hai là, văn hoá không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị, phải phục vụ nhiệm vụ chính trị và thúc đẩy sự phát triển kinh tế.

4.Tính chất của nền văn hoá.

•Tính dân tộc

•Tính khoa học

•Tính đại chúng

5.Chức năng của văn hoá

•Một là, bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và những tình cảm cao đẹp.

Tư tưởng và tình cảm là hai vấn đề chủ yếu của đời sống tinh thần. Tư tưởng có thể đúng đắn hoặc sai lầm, tình cảm có thể cao quý hoặc thấp hèn.

Chức năng cao quý nhất của văn hoá là phải bồi dưỡng, nêu cao tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho nhân dân, loại bỏ những tiêu cực.

Chức năng hàng đầu của văn hoá là làm cho ai cúng có lý tưởng tự chủ, độc lập, tự do, ai cũng có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung quên lợi ích riêng.

Văn hoá phải góp phần xây đắp niềm tin cho con người, tin vào bản thân tin vào lý tưởng, tin vào nhân dân và tin vào tiền đồ cách mạng.

•Hai là, mở rộng hiểu biết, nâng cao dân trí.

Nói đến văn hoá là phải nói đến dân trí. Đó là trình độ hiểu biết là vốn kiến thức của người dân. Nâng cao dân trí phải bắt đầu từ chỗ biết đọc, biết viết.

Nâng cao dân trí là để nhân dân có thể tham gia sáng tạo và hưởng thụ văn hoá.

•Ba là, bồi dưỡng những phẩm chất, phong cách và lối sống tốt đẹp, lành mạnh, hướng con người đến chân, thiện, mỹ để hoàn thiện bản thân.

Văn hoá giúp con người phân biệt cái đẹp, lành mạnh với cái xấu xa, hư hỏng, cái tiến bộ với cái lạc hậu, bảo thủ.

Từ đó giúp con người phấn đấu làm cho cái tốt ngày càng tăng.

Người cho rằng: phải làm sao cho văn hoá thấm sâu vào tâm lý quốc dân, nghiã là văn hoá phải sửa đổi được những tham nhũng, lười biếng, phù hoa xa xỉ, văn hoá phải soi đường cho quốc dân đi.

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Người soạn : PHẠM VĂN HỢI

Lớp             : CTM 2 – K54 – ĐHBKHN

Chúc vợ yêu ôn thi tốt!!!!!

Câu 1: Cơ sở hình thành tư tưởng HCM?

Dàn ý trả lời:

I.Cơ sở:

   1. Cơ sở khách quan.

     a. Bối cảnh lịch sử

        - xã hội VN.

        - quốc tế.

     b. Tiền đề tư tưởng-lý luận.

        -giá trị truyền thống dân tộc

        - tinh hoa văn hoá nhân loại(phương đông và phương tây)

        - CN Mác-lênin

   2. Nhân tố chủ quan.

     a. Khả năng tư duy và trí tuệ

     b. Phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn.

Bài làm chi tiết

 Cơ sở hình thành tư tưởng HCM.

I.Cơ sở khách quan.

   1.Bối cảnh lịch sử

    a.Xã hội việt nam.

Vào thế kỉ XIX, chính quyền nhà Nguyễn đã từng bước khuất phục trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp(1958) , lần lượt kí các hiệp ước đầu hàng, thừa nhận nền bảo hộ trên toàn cõi Việt Nam.

Cuối thế kỉ XIX, các cuộc khởi nghĩa dưới khẩu hiệu Cần Vương của các sĩ phu, văn thân đều thất bại.

Hệ tư tưởng phong kiến đã tỏ ra lỗi thời.

Cuộc khai thác của thực dân Pháp khiến nước ta có nhiều chuyển biến và phân hoá về giai cấp, tạo tiền đề bên trong cho phong trào yêu nước.

Cùng thời điểm đó, những “tân thư”, “văn thư” và ảnh hưởng xu hướng cải cách Nhật Bản, Trung Quốc làm cho phong trào yêu nước của nhân dân chuyển sang xu hướng dân chủ tư sản.

Các sĩ phu Nho học có tư tưởng tiến bộ như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh đấu tranh theo phương thức mới như cầu viện, khai thông dân trí.. cũng không thành công.

Vậy phong trào cứu nước của nhân dân ta muốn giành thắng lợi, phải đi theo một con đường mới.

b.Bối cảnh quốc tế.

CN tư bản từ giai đoạn tự do cạnh tranh chuyển sang giai đoạn độc quyền xác lập quyền thổng trị trên phạm vi toàn thế giới.

Bên cạnh giai cấp cơ bản trước kia xuất hiện thêm các giai cấp và tầng lớp mới, trong đó có công nhân và tư sản.

Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi đã mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử loài người. Nêu một tấm gương sáng về sự giải phóng các dân tộc bị áp bức.

Với thắng lợi của CM Tháng Mười Nga, nhiều dân tộc đã được tự do, quyền tự quyết, hình thành nên các quốc gia độc lập dẫn đến sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết(1922)

Từ sau cách mạng Nga, phong trào công nhân trong các nước tư bản chủ nghĩa phương Tây và phong trào giải phóng dân tộc phương Đông càng có quan hệ mật thiết với nhau trong việc chống kể thù chung là chủ nghĩa đế quốc.

2.Những tiền đề tư tưởng – lý luận.

a.Giá trị truyền thống dân tộc.

Đó là truyền thống yêu nước, kiên cường bất khuất.

Tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách.

Lòng nhân nghĩa, ý thức cộng đồng dân tộc.

Ý chí vươn lên trong mọi khó khăn thử thách.

Là trí thông minh, sáng tạo, quý trọng hiền tài, tiếp thu văn hoá nhân loại để làm giàu văn hoá dân tộc.

Trong những giá trị đó, chủ nghĩa yêu nước là tư tưởng thiêng liêng và cao quý nhất. chủ nghĩa yêu nước sẽ biến thành lực lượng vật chất khi nó ăn sâu vào tiềm thức, vào ý chí và hành động của mỗi con người. chính từ thực tiễn đó HCM đã đúc rút một chân lý:” Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước.”

b.Tinh hoa văn hoá nhân loại.

Đối với văn hoá phương Đông:

cùng với những hiểu biết uyên bác về Hán học, HCM đã biết chắt lọc lấy những gì tinh tuý nhất trong các học thuyết triết học của Lão Tử, Mạnh Tử, Quản Tử….

Trong Nho Giáo, người tiếp thu các mặt tích cực như triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo cứu đời, triết lý nhân sinh, tu tâm dưỡng tính, coi trọng văn hoá lễ giáo.

Trong phật giáo, Người tiếp thu và chịu ảnh hưởng các tư tưởng vị tha, bác ái, cứu khổ cứu nạn, nếp sống có đạo đức, giản dị, khiêm nhường.

Đến khi trở thành macxit, người lại tiếp tục tìm hiểu chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn.

Đối với văn hoá phương Tây.

Người sớm làm quen với văn hoá Pháp, tìm hiểu các cuộc cách mạng Pháp và Mỹ.

Người đã đọc và tiếp thu các tư tưởng của các nhà khai sáng như: Vonte, Rutxo, Mongtoxkio…

Tiếp thu các bản tuyên ngôn của Đại cách mạng Pháp và Tuyên ngôn độc lập Mỹ năm 1776.

c.Chủ nghĩa Mác-lênin.

Chủ nghĩa Mác- lenin là cơ sở thế giới quan và là phương pháp luận của tư tưởng HCM.

Việc tiếp thu chủ nghĩa Mac-lenin ở HCM diễn ra trên nền tảng của những tri thức văn hoá tinh tuý  và vốn chính trị hiểu biết phong phú, được tich luỹ qua hoạt động thực tiễn đấu tranh.

Bản lĩnh đó càng được nâng lên khi vận dụng nó vào trong hoàn cảnh CM nước ta.

luận cương của lenin đã nâng cao nhận thức của HCM về con đường giải phóng.

II.Nhân tố chủ quan.

1.Khả năng tư duy và trí tuệ HCM.

Những năm tháng bôn ba ở nước ngoài người đã không ngừng quan sát nhận xét thực tiễn để làm phong phú thêm hiểu biết của mình.

Trong quá trình tìm đường cứu nước người luôn khám phá các quy luật của xã hội, đời sống văn hoá và đem nó kiểm nghiệm trong thực tiễn. nhờ con đường nhận thức chân lý như vậy mà lý luận  của HCM mang giá trị khách quan, cách mạng và khoa học.

2.Phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn.

Tư duy độc lập, sáng tạo, cộng với đầu óc phê phán tinh tường, sáng suốt,

bản lĩnh kiên định, luôn tin vào nhân dân, khiêm tốn, bình dị, ham học hỏi.

khổ công học tập để chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức.

Tâm hồn yêu nước nồng nàn, nhiệt thành với cách mạng, một trái tim yêu nước thương dân, sẵn sàng chịu đựng hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc.

Câu 2: Tư tưởng HCM về cách mạng giải phóng dân tộc.

1.Mục tiêu cách mạng là giải phóng dân tộc

•Tính chất của cuộc cách mạng ở thuộc địa:

•Sự phân hoá các nước thuộc địa phương Đông không giống như các nước tư bản phương Tây. Các giai cấp có sự khác nhau ít nhiều nhưng đều  chung số phận mất nước .

•Mâu thuẫn: dân tộc bị áp bức vs chủ nghĩa thực dân.

•Đối tượng đấu tranh: chủ nghĩa thực dân và tay sai phản động.

•Yêu cầu bức thiết là độc lập tự do.

•Nhiệm vụ hàng đầu là giải phóng dân tộc chứ không phải là giành quyền lợi riêng cho mỗi giai cấp, mà là quyền lợi chung của toàn dân tộc.

2. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản.

•Rút ra bài học từ những thất bại trước.

•Thấy rằng cách mạng tư sản không triệt để. “ Cách mạng Pháp cũng như cách mạng Mỹ, nghĩa là cách mạng tư sản, tiếng là cộng hoà và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa” 

•Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc. Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản.

3. Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải có Đảng Cộng sản lãnh đạo.

•Nguyễn Ái Quốc khẳng định, “muốn giải phóng dân tộc thành công trước hết phải có Đảng cách mạng, Đảng có vững thì cách mạng mới thành công, cách mạng phải hiểu phong trào cách mạng thế giới, vậy nên sức mạnh phải tập trung , muốn tập trung phải có đảng cách mạng.”

4. Lực lượng cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm toàn dân tộc.

•Cách mạng giải phóng dân tộc là việc chung của cả dân chúng chứ không phải của từng cá nhân người nào. Trong lực lượng đó công nông là chủ cách mạng.

•Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò của quần chúng nhân dân trong khởi nghĩa vũ trang. Người coi sức mạnh vĩ đại và năng lực sáng tạo vô tận của quần chúng nhân dân là then chốt.

5. Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động sáng tạo, và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.

•Trong phong trào cộng sản quốc tế từng tồn tại quan điểm cho rằng thắng lợi của CM thuộc địa phụ thuộc vào thắng lợi của CMVS ở chính quốc. 

•Tuyên ngôn QTCS 1919” công nhân và nông dân không những ở An Nam chỉ có thể giành được độc lập khi mà công nhân các nước Anh và Pháp giành được độc lập”

•Luận cương đại hội QT VI cũng khẳng định rõ điều đó.

•Quan điểm này vô hình chung đã làm giảm tính chủ động sáng tạo của phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa.

•Tại đại hội VI QTCS, Nguyễn Ái Quốc đã phân tích:” Vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới, đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản ở các nước chính quốc gắn liền với giai cấp vô sản ở các nước thuộc địa…nọc độc và sức sống của con rắn độc TBCN đang tập trung ở các nước thuộc đia ”, nếu khinh thường CM ở các nước thuộc địa thì chẳng khác nào muốn đánh chết bằng đằng đuôi.

•Người đã đi tới luận điểm:” công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện bằng nỗ lực của bản thân anh em”

•Ngay từ năm 1924 Người sớm cho rằng:” CM thuộc địa không những không phụ thuộc vào CM ở các nước chính quốc mà còn có khả năng giành thắng lợi trước và họ có thể giúp đỡ những anh em mình ở phương Tây trong việc giải phóng hoàn toàn”

•Đây là cống hiến sáng tạo của HCM vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mac-lenin.

•Luận điểm này của NAQ có giá trị lý luận và thực tiễn vô cùng to lớn.

•Thể hiện cách nhìn đúng đắn về mối quan hệ biện chứng giữa 2 cuộc cách mạng. Chỉ ra tính chủ động sáng tạo của phong trào giải phóng của các nước thuộc địa.\

•Thực tiễn CMVN đã khẳng định điều đó là đúng.

6.Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng con đường cách mạng bạo lực.

•Cần dùng bạo lực CM chống lại bạo lực phản cách mạng giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền.

•Hình thức của bạo lực cách mạng bao gồm cả đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang  nhưng phải tuỳ tình hình mà áp dụng hình thức cho phù hợp.

•Tư tưởng bạo lực cách mạng gắn bó hữu cơ với tư tưởng nhân đạo và hoà binh.

•Người tìm mọi cách ngăn chặn xung đột vũ trang tận dụng mọi khả năng giải quyết xung đột bằng biện pháp hoà bình. Việc tiến hành chiến tranh chỉ là giải pháp bắt buộc cuối cùng.

•Người chủ trương tiến hành khởi nghĩa toàn dân và chiến tranh nhân dân.

Câu 3: Con đường, biện pháp quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

1.Con đường.

a.Thực chất, loại hình và đặc điểm thời kì quá độ

•Theo quan điểm của CN Mac – lenin, có hai con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

•Con đường thứ nhất, là quá độ trực tiếp lên chủ nghĩa xã hội từ những nước tư bản phát triển ở trình độ cao.

•Con đường thứ hai là quá độ gián tiếp lên chủ nghĩa xã hội ở những nước tư bản phát triển còn thấp, hoặc như lenin cho rằng , những nước có nền kinh tế lạc hậu, chưa trải qua thời kì chủ nghĩa tư bản, cũng có thể đi lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện cụ thể nào đó.

•Trên cơ sở vận dụng lý luận, HCM đã khẳng định con đường cách mạng VN là tiến hành giải phóng dân tộc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến dần lên chủ nghĩa xã hội.

•Đây là một hình thái quá độ gián tiếp cụ thể- quá độ từ một xã hội thuộc địa nửa phong kiến, nông nghiệp lạc hậu sau khi giành được độc lập đi lên chủ nghĩa xã hội.

•Nội dung này đã làm phong phú thêm lý luận của chủ nghĩa Mac-lenin.

•Đặc điểm khi nước ta bước vào thời kì quá độ là thực trạng kinh tế xã hội quá thấp kém làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn.

b.Nhiệm vụ

•Một là, xây dựng nền tảng vật chất và kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội, xây dựng các tiền đề về kinh tế, chính trị, văn hoá, tư tưởng cho chủ nghĩa xã hội.

•Hai là, cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp cải tạo và xây dựng, lấy xây dựng làm trọng tâm, then chốt và lâu dài.

c. Nội dung

•Trong chính trị, giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng. Đảng phải luôn tự đổi mới và tự chỉnh đốn.Làm sao cho Đảng không trở thành Đảng quan liêu, xa dân, thoái hoá, làm mất lòng tin của dân. Củng cố và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, nòng cốt là liên minh công nông và trí thức.

•Trong kinh tế, Người nhấn mạnh đến việc tăng năng suất lao động trên cơ sở tiến hành công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa. Đối với cơ cấu ngành, lấy nông nghiệp là trọng tâm. Đối với kinh tế vùng, Người lưu ý phát triển đồng đều giũa kinh tế thành thị và kinh tế nông thôn. HCM cũng là người đầu tiên chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần. Quản lý kinh tế phải dựa trên cơ sở hoạch toán có hiệu quả, sử dụng tốt các đòn bẩy trong phát triển sản xuất. Thực hiện phân phối theo lao động.

•Trong lĩnh vực văn hoá xã hội, Người nhấn mạnh đến việc xây dựng con người mới. Người coi trọng việc nâng cao dân trí, đào tạo và sử dụng nhân tài, khẳng định vai trò to lớn của văn hoá trong đời sống.

2.Biện pháp

a. Nguyên tắc

•Một là, cần quán triệt các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac – lenin về xây dựng chế độ mới, có thể tham khảo học tập của các nước bạn nhưng không được dập khuôn máy móc.

•Hai là, xác định bước đi và biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội chủ yếu xuất phát từ điều kiện thực tế, đặc điểm dân tộc, nhu cầu và khả năng thực tế của nhân dân.

b. Phương châm

•Dần dần, thận trọng từng bước một, từ thấp đến cao, không chủ quan nôn nóng.

•Tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc.

c. Phương thức.

•Thực hiên cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp cải tạo với xây dựng lấy xây dựng làm chính.

•Kết hợp xây dựng và bảo vệ, đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược ở hai miền Nam - Bắc. Vừa sản xuất vừa chiến đấu, vừa kháng chiến chống Mỹ vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

•Xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có kế hoạch và biện pháp, quyết tâm để hoàn thành kế hoạch.

•Trong điều kiện nước ta, biện pháp cơ bản, quyết đinh, lâu dài trong xây dựng xã hội chủ nghĩa là đem của dân, tài dân, sức dân làm lợi cho dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Câu 4: Tư tưởng HCM về xây dựng ĐCSVN trong sạch vững mạnh.

1.Xây dựng Đảng – Quy luật tồn tại và phát triển của Đảng.

•Trong quan niệm của HCM, xây dựng và chỉnh đốn Đảng gắn liền với sự tồn tại của Đảng, còn Đảng, còn hoạt động, còn cần phải tổ chức xây dựng, chỉnh đốn.

2.Nội dung.

a.Xây dựng Đảng về tư tưởng, lý luân.

•Một là, việc học tập, nghiên cứu, tuyên truyền chủ nghĩa Mac – lenin phải luôn phù hợp với từng đối tượng.

•Hai là, việc vận dụng chủ nghĩa Mác – lenin phải luôn phù hợp với từng hoàn cảnh.

•Ba là, trong quá trình hoạt động, Đảng ta phải chú ý học tập, kế thừa những kinh nghiệm tốt của các Đảng khác, đồng thời Đảng ta phải tổng kết kinh nghiệm của mình để bổ sung chủ nghĩa Mac – lenin.

•Bốn là, Đảng ta phải tăng cường đấu tranh để bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mac – lenin.

b.Xây dựng Đảng về chính trị.

•Tư tưởng HCM trong việc xây dựng Đảng về chính trị có nhiều nội dung, bao gồm: xây dựng đường lối chính trị, bảo vệ chính trị, xây dựng và thực hiện nghị quyết…,

•Trong đó đường lối chính trị là một  vấn đề cốt tử trong sự tồn tại và phát triển của Đảng.

•Đảng muốn xây dựng đường lối chính trị đúng đắn cần phải coi trọng những vấn đề: Đường lối chính trị phải dựa trên cơ sở CN Mac – lenin, học tập kinh nghiệm từ những nước bạn, Đảng phải thật sự là đội tiên phong dũng cảm, là bộ tham mưu sáng suốt.

•Cần phải giáo dục đường lối, chính sách của Đảng cho cán bộ, Đảng viên để họ luôn kiên định lập trường giữ vững bản lĩnh.

c. Xây dựng Đảng về tổ chức.

•Tập trung dân chủ

•Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách

•Phê bình và tự phê bình

•Kỉ luật nghiêm minh tự giác

•Đoàn kết thống nhất trong Đảng

d. Cán bộ, công tác cán bộ của Đảng

•Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy, là mắt khâu trung gian nối liền giữa Đảng với nhân dân. Muôn việc thành công hay thất bại là do cán bộ tốt hay kém.

•Người cán bộ phải có đủ đức và tài.

•Công tác cán bộ là công tác gốc của Đảng, gồm các khâu liên hoàn: tuyển chon, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá đúng, sắp xếp…

e. Xây dựng Đảng về đạo đức

•Đảng chân chính cách mạng phải có đạo đức. Đạo đức tạo nên uy tín, sức mạnh của Đảng, giúp Đảng đủ tư cách lãnh đạo, hướng dẫn quần chúng nhân dân.

•Đạo đức của Đảng mang bản chất công nhân, cũng là đạo đức Mac – lenin, đạo đức cộng sản chủ nghĩa.

•Giáo dục đạo đức là một nội dung quan trọng trong việc tu dưỡng, rèn luyện của cán bộ, đảng viên. Nó gắn chặt với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân.

•Đặc biệt quan tâm đến vấn đề đạo đức HCM đã góp phần bổ sung mở rộng, phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mac – lenin về nội dung công tác xây dựng Đảng.

Câu 5: Tư tưởng HCM về đại đoàn kết dân tộc

1.Vai trò

a. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng.

b. Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc.

2.Nội dung

a. Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân.

•Dân và nhân dân là các khái niệm hàm rộng chỉ toàn bộ con người dân nước Việt.

•Tư tưởng đại đoàn kết toàn dân là đoàn kết với tất cả nhân dân không phân biệt….

•Đoàn kết với mỗi người dân cụ thể, với toàn thể đông đảo quần chúng. Cả hai đều là chủ thể của khối đại đoàn kết dân tộc.

•HCM nêu “ Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc, ta còn phải đoàn kết đễ xây dựng nước nhà. Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ”

•Với tinh thần đoàn kết rộng rãi, người đã dùng khái niệm đại đoàn kết dân tộc để định hướng cho sự xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trong suốt tiến trình CMVN.

b.Thực hiện đại đoàn kết toàn dân phải kế thừa truyền thống yêu nước – nhân nghĩa – đoàn kết của dân tộc, đồng thời, phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng, tin vào nhân dân, tin vào con người.

c. Đại đoàn kết dân tộc không thể chỉ dừng lại ở quan niệm, ở tư tưởng, ở những lời kêu gọi mà phải trở thành một chiến lược CM. Nó phải biến thành một sức mạnh  vật chất, có tổ chức.

3. Hình thức tổ chức khối đại đoàn kết dân tộc.

a. Hình thức tổ chức là Mặt trận dân tộc thống nhất.

b.Một số nguyên tắc cơ bản về xây dựng và hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất,

•MTDTTN phải xây dựng trên nền tảng khối liên minh công – nông – trí thức, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.

•MTDTTN phải hoạt trên cơ sở bảo đảm lợi ích tối cao của dân tộc, quyền lợi cơ bản của các tầng lớp nhân dân.

•MTDTTN phải hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, đảm bảo đoàn kết ngày càng rộng rãi và bền vững.

•MTDTTN là khối đoàn kết chặt chẽ, lâu dài, đoàn kết thật sự , chân thành, thành ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

Câu 6: Quan điểm của HCM về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân.

1. Xây dựng Nhà nước thể hiện quyền làm chủ của nhân dân.

a. Nhà nước của dân.

•Tất cả mọi quyền lực trong nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân.

•Nhân dân có quyền kiểm soát nhà nước. Nhân dân có quyền bãi miễn những đại biểu tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.

•Hồ Chí Minh đã nêu lên quan điểm là dân là chủ va dân làm chủ. Dân là chủ tức là xác định vị thế của dân, dân làm chủ là xác định quyền và nghĩa vụ của dân.

•Trong nhà nước người dân được hưởng mọi quyền dân chủ nghĩa là có quyền làm bất cứ điều gì trong phạm vi pháp luật cho phép.

•Điều này nhắc nhở những người làm lãnh đạo, những đại biểu của nhân dân làm đúng chức trách của mình, không cậy thế và coi khinh nhân dân.

b. Nhà nước do dân.

•Nhà nước do nhân dân làm chủ, nhân dân lựa chọn bầu ra những đại biểu của mình.

•Nhà nước do nhân dân ủng hộ, giúp đỡ, đóng thuế để chi tiêu hoạt động.

•Nhà nước đó lại do dân phê bình xây dựng giúp đỡ.

c. Nhà nước vì dân.

•Đó là nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, thực sự trong sạch cần, kiệm, liêm, chính.

•“Việc gì lợi đến dân ta phải hết sức làm

•Việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh”

•Tất cả các chi bộ từ TƯ đến địa phương đều phải là người đầy tớ trung thành của nhân dân.

2.Quan điểm HCM về sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc của nhà nước.

a. Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước.

•Một là, Nhà nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo:

•ĐCS VN lãnh đạo nhà nước giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân.

•Đảng lãnh đạo nhà nước bằng phương thức thích hợp.

Bằng đường lối, quan điểm  để thể chế hoá nhà nước pháp luật, chính sách, kế hoạch.

Bằng hoạt động của các tổ chức đảng và đảng viên.

Bằng công tác kiểm tra.

•Hai là, bản chất giai cấp của nhà nước thể hiện ở tính định hướng xã hội chủ nghĩa của sự phát triển đất nước.

•Ba là, bản chất giai cấp công nhân của NN ta thể hiện ở nguyên tắc tổ chức và hoạt động cơ bản của nó là nguyên tắc tập trung dân chủ.

b.Bản chất giai cấp công nhân thống nhất với tính nhân dân, tính dân tộc của nhà nước.

•Nhà nước ta ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ của rất nhiều thế hệ người Việt Nam.

•Tính thống nhất còn biểu hiện ở chỗ nhà nước ta bảo vệ lợi ích của nhân dân, lấy lợi ích của dân tộc làm cơ bản.

•Trong thực tế, nhà nước ta đã đứng ra làm nhiệm vụ của cả dân tộc giao phó, đã lãnh đạo nhân dân tiến hành các cuộc kháng chiến bảo vệ đất nước, xây dựng một nước VN hoà bình, thống nhất.

3.Xây dựng nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ.

a.Xây dựng một nhà nước hợp pháp, hợp hiến.

•Chỉ sau khi đọc bản tuyên ngôn một ngày, HCM đã đề nghị tổng tuyển cử càng sớm càng tốt. 

b.Hoạt động quản lý nhà nước bằng Hiến pháp, pháp luật và chú trọng đưa pháp luật vào đời sống,

•Quản lý nhà nước quan trọng nhất là bằng hệ thống luật, trong đó quan trọng bậc nhất là hiến pháp.

•Có hiến pháp và pháp luật nhưng không đưa vào cuộc sống thì xã hội cũng bị rối loạn.

•Dân chủ đích thực bao giờ cũng đi kèm với kỉ cương, phép nước, tức là đi liền với hiến pháp và pháp luật.

•Chính bản thân HCM là một tấm gương sáng về lối sống và làm việc theo HP và PL

•Người cũng rất chú trọng đến việc nâng cao dân trí, làm cho nhân dân có ý thức chính trị trong việc tham gia công việc của chính quyền các cấp.

c. Xây dựng đội ngũ cán bộ,công chức có đủ đức đủ tài

•Tuyệt đối trung thành với cách mạng

•Hăng hái, thành thạo công việc, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ.

•Có mối liên hệ mật thiết với nhân dân.

•Cán bộ, công chức phải là người dám phụ trách, dám quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, nhất là trong những tình huống khó khăn.

•phải thường xuyên phê bình và tự phê bình, luôn luôn có ý thức và hành động vì sự lớn mạnh, trong sạch của nhà nước.

4.Xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả.

a. Đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của nhà nước.

b.Tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng.

Câu 7: Tư tưởng HCM về đạo đức.

1.Vai trò và sức mạnh của đạo đức.

a. Đạo đức là cái gốc của người cách mạng.

•Khi đánh giá vai trò của đạo đức trong cuộc sống, Người đã khẳng định đạo đức là nguồn nuôi dưỡng, phát triển con người.

•Cán bộ, đảng viên muốn cho dân tin không phải cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ mến những người có tư cách đạo đức.

•Tư tưởng của Người là đạo đức trong hành động, lấy hiệu quả thực tế làm thước đo. Người luôn đặt đạo đức bên cạnh tài năng, gắn đức với tài.

•Đức là gốc của tài, hồng là gốc của chuyên, phẩm chất là gốc của năng lực.

b. Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội.

•Theo HCM, sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội chưa phải ở lý tưởng cao xa, ở mức sống vật chất dồi dào, mà ở những giá trị đạo đức to đẹp, ở phẩm chất những người cộng sản ưu tú.

•Tấm gương đạo đức trong sáng của một vĩ nhân,song cũng rất đời thường của HCM không chỉ có sức hấp lớn lao, mạnh mẽ với nhân dân VN, mà con cả với nhân dân thế giới.

2.Quan niệm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng.

•Trung với nước hiếu với dân

•Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

•Thương yêu con người, sống có tình nghĩa

•Có tinh thần quốc tế trong sáng

3.Quan niệm về nguyên tắc xây dựng đạo đức mới

•Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đưc

•Xây đi đôi với chống

•Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời

Câu 8: Tư tưởng HCM về văn hoá.

1. Định nghĩa văn hoá

•Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá, Văn hoá là sự tổng hợp mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn.

2.Quan điểm về xây dựng một nền văn hoá mới.

•Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường

•Xây dựng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng.

•Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội

•Xây dựng chính trị: dân quyền

•Xây dựng kinh tế:

3.Vai trò và vị trí của văn hoá

•Một là, văn hoá là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng.

•Hai là, văn hoá không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị, phải phục vụ nhiệm vụ chính trị và thúc đẩy sự phát triển kinh tế.

4.Tính chất của nền văn hoá.

•Tính dân tộc

•Tính khoa học

•Tính đại chúng

5.Chức năng của văn hoá

•Một là, bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và những tình cảm cao đẹp.

Tư tưởng và tình cảm là hai vấn đề chủ yếu của đời sống tinh thần. Tư tưởng có thể đúng đắn hoặc sai lầm, tình cảm có thể cao quý hoặc thấp hèn.

Chức năng cao quý nhất của văn hoá là phải bồi dưỡng, nêu cao tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho nhân dân, loại bỏ những tiêu cực.

Chức năng hàng đầu của văn hoá là làm cho ai cúng có lý tưởng tự chủ, độc lập, tự do, ai cũng có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung quên lợi ích riêng.

Văn hoá phải góp phần xây đắp niềm tin cho con người, tin vào bản thân tin vào lý tưởng, tin vào nhân dân và tin vào tiền đồ cách mạng.

•Hai là, mở rộng hiểu biết, nâng cao dân trí.

Nói đến văn hoá là phải nói đến dân trí. Đó là trình độ hiểu biết là vốn kiến thức của người dân. Nâng cao dân trí phải bắt đầu từ chỗ biết đọc, biết viết.

Nâng cao dân trí là để nhân dân có thể tham gia sáng tạo và hưởng thụ văn hoá.

•Ba là, bồi dưỡng những phẩm chất, phong cách và lối sống tốt đẹp, lành mạnh, hướng con người đến chân, thiện, mỹ để hoàn thiện bản thân.

Văn hoá giúp con người phân biệt cái đẹp, lành mạnh với cái xấu xa, hư hỏng, cái tiến bộ với cái lạc hậu, bảo thủ.

Từ đó giúp con người phấn đấu làm cho cái tốt ngày càng tăng.

Người cho rằng: phải làm sao cho văn hoá thấm sâu vào tâm lý quốc dân, nghiã là văn hoá phải sửa đổi được những tham nhũng, lười biếng, phù hoa xa xỉ, văn hoá phải soi đường cho quốc dân đi.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: