Quynhle13
Tố Hữu, một cái tên không hề xa lạ với bạn đọc yêu thơ . Qủa thật là vậy, chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định Tố Hữu đã và sẽ luôn là ngọn cờ tiên phong tiêu biểu cho nền thơ ca Cách mạng Việt Nam. Ở Tố Hữu, con người chính trị và con người nhà thơ gắn bó chặt chẽ với nhau, sự hòa hợp giữa chất trữ tình và chính trị được ẩn hiện qua từng tác phẩm mà nổi bật nhất là bài Việt Bắc.Đây là bài thơ ghi lại những tình cảm sâu nặng, những nỗi nhớ da diết của một người cán bộ vế xuôi với con người thiên nhiên Tây Bắc. Đoạn thơ sau là lời người ra đi nói vói người ở lại cùng những kỉ niệm đẹp đẽ 1 thời:
Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi
Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa,chăn sui đắp cùng.
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô
Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo
Nhớ sao tiếng mỏ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa ()
Việt Bắc là khu căn cứ địa kháng chiến được thành lập từ năm 1940, gồm sáu tỉnh viết tắt là “Cao – Bắc – Lạng – Thái – Tuyên – Hà”. Nơi đây, cán bộ chiến sĩ và nhân dân Việt Bắc đã có mười lăm năm gắn bó keo sơn, nghĩa tình (1940 – 1954). Sau hiệp định Giơ-ne-vơ, tháng 10.1954, Trung ương Đảng và cán bộ rời Việt Bắc. Buổi chia tay lịch sử ấy đã trở thành niềm cảm hứng cho Tố Hữu sáng tác bài thơ “Việt Bắc”. Trải dài khắp bài thơ là niềm thương nỗi nhớ về những kỷ niệm kháng chiến gian khổ nhưng nghĩa tình.
Đoạn thơ trích dẫn trên là lời của người cán bộ nói với nhân dân Việt Bắc. Mỗi lời thơ viết ra là lời của ruột gan, của sâu thẳm nghĩa tình. Đó là những kỷ niệm kháng chiến gợi lên những ký ức khó phai mờ về Việt Bắc về những năm tháng đã qua. Qua đó khẳng định, Việt Bắc là chiến khu an toàn, nhân dân ân tình, thủy chung, hết lòng với cách mạng và kháng chiến.()
Bốn dòng thơ đầu là lời người ra đi đáp lại nghĩa tình của người ở lại. Giọng thơ tha thiết, chân thành gợi lên bao nỗi nhớ về những ngày khó khăn gian khổ của ta và mình. Nếu người ở lại hỏi “mình đi có nhớ những ngày” thì người ra đi đáp lại: “Ta đi ta nhớ những ngày”. “Những ngày” ở đây là cách nói chỉ thời gian gắn bó nhớ thương vô vàn giữa người đi kẻ ở. Đó là nỗi nhớ về “mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng” với bao ân tình cao đẹp. Mười lăm năm ta đã cùng mình gánh vác giang sơn, chịu đựng bao gian khổ, thiếu thốn; đã cùng nhau đi qua bao biến cố; mười lăm năm ấy giờ đã thành máu thịt trong nhau rồi. Bốn chữ “mình đây, ta đó” gợi lên mối quan hệ gắn bó khăng khít. Chữ “đây – đó” chỉ hai con người liền kề, gần gũi, cùng nhau chung lưng đấu cật, kề vai sát cánh.Thành ngữ “đắng cay ngọt bùi” giàu sức gợi. “Đắng cay ngọt bùi” là bốn tính từ chỉ bốn dư vị, bốn giai âm của cuộc sống. “Đắng cay ngọt bùi” cũng là ẩn dụ để nói đến những thăng trầm trong cuộc đời mà ta và mình đã cùng nhau trải qua. “Đắng cay” là để chỉ những gian khổ, mất mát, hi sinh; “ngọt bùi” chỉ niềm vui, hạnh phúc, vinh quang. Ý thơ thể hiện ý nghĩa sâu xa: ta đã cùng mình trải qua những thăng trầm, trải qua bao gian khó, bao buồn vui, ngọt bùi cay đắng, cùng nhau đi qua vinh nhục… nên đã thấu hiểu, đồng cảm với nhau. Từ đây ta và mình đã mãi mãi trở thành tri kỷ. Nghĩa tình ấy còn được Tố Hữu thể hiện thật sâu sắc qua ý thơ:
“Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng”
Các hình ảnh: “chia củ sắn”, “bát cơm sẻ nửa”, “chăn sui đắp cùng” kết hợp ba động từ “chia-sẻ-đắp” đã cụ thể hoá tình đoàn kết, hữu ái giai cấp, gắn bó sâu sắc, chân thành giữa cách mạng và nhân dân. Đó cũng là những động từ bộc lộ tình cảm đồng cam cộng khổ của Việt Bắc và cách mạng. Nhớ những ngày đói kém, ta cùng mình chia bùi sẻ ngọt: đói ăn ta có củ sắn chia đôi, bát cơm sẻ nửa; nhớ mùa đông lạnh giá, ta đã cùng mình đắp chung một mảnh chăn sui. Thế mà cùng nhau đi qua bao gian khó. Đó là tình cảm thuỷ chung, gắn bó được chưng cất qua thời gian dài mà ta cùng mình chung lưng đấu cật, có phúc cùng hưởng, có hoạ cùng chia. Tình cảm ấy là muôn đời không thời gian nào có thể làm cho phai mờ.()
Nghĩ về người con Việt Bắc, những đồng bào thân thương một thời gắn bó thủy chung, nghĩa tình, một nỗi nhớ da diết, đậm sâu bỗng trào dâng trong trái tim, tâm hồn người cán bộ cách mạng, hay có lẽ cũng chính là tiếng lòng Tố Hữu. Nhà thơ gợi ra hình ảnh người mẹ của nhân dân, người mẹ nuôi bộ đội với hình ảnh gần gũi và rất đỗi thiêng liêng:
“Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô”
Một người mẹ chịu thương chịu khó. Một người mẹ tảo tần vì con, vì bộ đội, vì đất nước, nhân dân. Đó là người mẹ Việt Bắc từng ngày lao động miệt mài đóng góp cho cuộc kháng chiến, từng ngày nuôi giấu cán bộ cách mạng. Viết về người mẹ ấy, nhà thơ Tố Hữu có hình ảnh “nắng cháy lưng”. Không tả rõ nét dáng hình người mẹ Việt Bắc, chỉ ba chữ đó thôi cũng đã đủ tái hiện lên chân thực, trọn vẹn vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp lao động của người mẹ Việt Nam thời chiến. Gần gũi, bình dị nhưng vô cùng mạnh mẽ, trang thơ Tố Hữu cho ta thấy mẹ là một phần của những trang sử hào hùng, là hậu phương đắp bồi yêu thương, sức mạnh cho những người lính chắc tay súng ra chiến trường giành lại tự do cho dân tộc, đất nước. Hình ảnh người mẹ ấy bình dị gần gũi, mộc mạc trở đi trở lại trong các sáng tác của Tố Hữu với tiếng gọi "bầm" quen thuộc. Mẹ là nhân vật lịch sử góp phần làm nên những chiến thắng oanh liệt của dân tộc nên không chỉ Tố Hữu là thơ ca Việt Nam đã nhiều lần thưởng thức cái bóng hình ấy:
"Con nhớ mế lửa hồng soi tóc bạc
Năm con đau mế thức một mùa dài
Con với mẹ không phải hòn máu cắt
Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi".().
Tiếp nối trong dòng chảy ký ức dạt dào, thiết tha ấy, nhà thơ Tố Hữu gợi ra một bức tranh Việt Bắc với khung cảnh, với nhịp sống, âm thanh quen thuộc:
"Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya thắp sáng những giờ liên hoan”
Bên cạnh cái khốc liệt của khói lửa chiến tranh, cái tang thương của mất mát, hy sinh, vẫn còn rộn rã ở đó một cuộc sống ngập tràn âm thanh nơi miền cao Việt Bắc. Bên cạnh những giờ tập luyện mệt nhoài chuẩn bị cho cuộc chiến, những giây phút căng thẳng khi đối mặt địch, các cán bộ cách mạng của ta cũng hòa mình vào cuộc sống nơi núi rừng Việt Bắc, cùng đồng bào, cùng nhân dân xây dựng cuộc sống. Những người cán bộ đến gieo hy vọng về ngày độc lập. Họ gieo con chữ, họ thắp niềm tin, những lớp Nha bình dân học vụ để xóa mù chữ cho đồng bào vì thế mà được mở ra ở khắp mọi nơi. Hồ hởi, phấn chấn và ngập tràn hy vọng, không khí đó dường như ắp đầy khắp các bản làng Việt Bắc, ngập tràn trong hình dung tưởng tượng của mỗi người đọc khi đến với trang thơ giàu hình ảnh, cảm xúc của Tố Hữu.()
Với vốn ngôn ngữ phong phú, giàu hình ảnh của mình, nhà thơ Tố Hữu đã giúp người đọc hình dung ra không gian, không khí rộn ràng niềm vui của quân dân Việt Bắc sau những ngày tháng chiến đấu ác liệt. Đó là ngày tháng hoạt động cách mạng đầy gian nan, vất vả nhưng tinh thần thì luôn vui vẻ:
“Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo”.
Câu thơ gợi lên khá chi tiết, khá điển hình về đời sống ở chiến khu: có cơ quan, có tiếng học bài, tiếng ca, có ánh đuốc bập bùng giữa đồng khuya, có không khí liên hoan vui tươi phấn khởi. Quả là tư tưởng kháng chiến đã chi phối cách tổ chức cuộc sống một cách khoa học, quy củ, nề nếp, cũng như trạng thái tinh thần phấn chấn của người kháng chiến. Đằng sau đó, điều đáng nói hơn là tâm trạng nôn nao khó tả của con người. Câu thơ “gian nan đời vẫn ca vang núi đèo” có sự tương phản giữa đời sống vật chất gian khổ và tinh thần luôn lạc quan, yêu đời. Dù có khó khăn đến đâu thì vẫn cứ “ca vang núi đèo”. Đến cả những âm thanh của đời thường cũng đi vào nỗi nhớ của người ra đi khiến cho mỗi chiều, mỗi đêm khuya càng thêm thao thức:
“Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nên cối đều đều suối xa”.
Hai câu thơ cuối gợi nhớ vẻ đẹp thanh bình của núi rừng Việt Bắc. Âm thanh tiếng giã gạo đêm khuya, tiếng chày tiếng cối hòa cùng tiếng suối xa càng đậm tô thêm bức tranh sinh hoạt thân thương, gần gũi, tràn đầy sức sống nơi núi rừng Việt Bắc. Những âm thanh ấy cùng hòa quyện lại, một cách rất riêng, tạo nên một khúc nhạc ấn tượng mà chỉ riêng núi rừng Việt Bắc có, do những con người Việt Bắc cùng cán bộ cách mạng thời kỳ kháng chiến xây đắp nên. Điệp ngữ “nhớ sao” chỉ mức độ cao của nỗi nhớ lại vừa nói lên người đi thực sự sống trong nỗi nhớ, chứ không kể lại một cách khách quan, đơn thuần.()
Đoạn thơ trên chính là bản tình ca về lòng chung thủy sắt son, chính là tiếng lòng của nhà thơ, hay cũng chính là của những người Việt Nam trong kháng chiến. Với những câu thơ dạt dào cảm xúc, Tố Hữu đã thể hiện thành công tình cảm của người cán bộ dành cho thiên nhiên, nhân dân Việt Bắc không chỉ là tình cảm công dân xã hội mà còn là sự sâu nặng như tình yêu lứa đôi. Nhờ vậy Việt Bắc đã trở thành thành phần tiêu biểu cho văn học Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp. Ko chỉ vậy cả đoạn thơ mang màu sắc dân tộc, thể hiện hồn thơ Tố Hữu. Điệp từ nhớ được sử dụng nhiều lần thể hiện cảm xúc dạt dào, sâu sắc và lưu luyến. Tác giả đã thật tài tình khi sử dụng thể thơ lục bát, cùng cách gieo vần ngọt ngào, êm ái, khắc họa thật sâu niềm thương nhớ của một người chiến sĩ cách mạng với đồng bào Việt Bắc và coi đây là quê hương thứ hai của mình.()
Bài thơ “Việt Bắc” đã gieo vào trái tim người đọc bao thế hệ rất nhiều cảm xúc, nghĩ suy khác nhau. Ở mỗi đoạn thơ, mỗi hình ảnh, nhịp điệu thơ đều chứa chan tâm tư người chiến sĩ hay cũng chính là nhà thơ. Khổ thơ thứ năm đã góp phần đem đến sự thành công cho tác phẩm, những giá trị nội dung, nghệ thuật của “Việt Bắc” đã góp phần làm tăng sự giàu có, đa dạng trong chùm thơ kháng chiến đồng thời khẳng định tài năng, sự tinh tế trong hồn thơ Tố Hữu.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro