Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Phan tich va thiet ke he thong

1. Thế nào là hệ thống mở? 

- Là hệ thống có giao tiếp với môi trường bên ngoài.

2. Thế nào là hệ thống đóng?  

- Là hệ thống không giao tiếp với môi trường bên ngoài. 

3. Thế nào là hệ thống có tính ổn định?

- Là hệ thống ít thay đổi trong quá trìng biến động của thị trường.

4. Thế nào là hệ thống động?

- Là hệ thống biến đổi theo các biến động của thị trưòng (kinh doanh,tài chính,ngân hang,chứng khoán….)

5. Vòng đời phát triển của hệ thống:

- Hay còn gọi là life cycle

6. Phân tích hệ thống là:

- Là cách chia nhỏ tổng thể thành các phần để tìm ra đặc tính,quan hệ….của chúng

8. Bản chất của phân tích và thiết kế hướng chức năng là:

- Tập trung vào hương chức năng của hệ thống,các biến,các chức năng,các hàm được dùng chung trong quá trình được lập trình.

9. Bản chất của phân tích và thiết kế hướng đối tượng là:

            - Xác định trong hệ thống có đối tượng nào rồi từ đó phân tích các vấn đề liên quan đến từng đối tượng.

10. UML là gì?

            - Là ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất dùng để thiết kế hệ thống hướng đối tượng thao các tiêu chí sau:

                        + UML là ngôn ngữ dùng để trực quan hóa,

                        + UML là ngôn ngữ dùng để chi tiết hóa.

                        + UML là ngôn ngữ dùng để sinh ra mã ở dạng nguyên mẫu.

                        + UML là ngôn ngữ dùng để lập và cung cấp tài liệu.

11. Từ viết tắt UML (Unified Modeling Language) có nghĩa là:

- Là ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất, là phương pháp thiết kế hướng đối tượng tiên tiến và đ ược sử dụng rộng rãi nhất hiện nay trên thế giới.

12. Tại sao UML được gọi là ngôn ngữ mô hình hoá thống nhất?

- UML là ngôn ngữ dùng để trực quan hoá.

- UML là ngôn ngữ dùng để chi tiết hoá       

- UML là ngôn ngữ dùng để sinh ra mã ở dạng nguyên mẫu.

- UML là ngôn ngữ dùng để lập và  cung cấp tai liệu. 

13. UML là ngôn ngữ dùng để trực quan hoá, nghĩa là:

- Những cấu trúc mà việc nắm bắt thông qua đọc mã lệnh là khó khăn nay được thể hi ện trực quan

- Một mô hình rõ ràng ,sáng sủa làm tăng khả năng giao tiếp,trao đổi giữa các nhà phát triển

14. UML là ngôn ngữ dùng để chi tiết hoá, nghĩa là:

- Là xây dựng các mô hình một cách tỉ mỉ, rõ ràng, đầy đủ ở các mức độ chi tiết khác nhau. Đặc biệt là UML thực hiện việc chi tiết hoá tất cả các quyết định quan trọng trong phân tích thiết kế và thực thi một hệ thống phần mềm.

15. UML là ngôn ngữ dùng để sinh mã ở dạng nguyên mẫu, nghĩa là:

- Các mô hình xây dựng bởi UML có thể ánh xạ tới một ngôn ngữ lập trình cụ th ể nh ư: java, C++…th ậm trí cả các bảng trong một cơ sở dữ liệu quan hệ hay CSDL hướng đối tượng

16. UML là ngôn ngữ dùng để lập và cung cấp tài liệu, nghĩa là:  

- Một tổ chức phần mềm ngoài việc tạo ra các đoạn mã lệnh thì còn tạo ra các tài liêu sau:

+ Ghi chép về các yêu cầu của hệ thống

+ Kiến trúc hệ thống

+ Thiết kế

+ Mã nguồn

+ Kế hoạch dự án

+ Tests

+ Các nguyên mẫu

17. Trong các thành phần của UML, Actor là:

- Tác nhân

18. Trong các thành phần của UML, Use case là:

- Ca sử dụng

19. Trong các thành phần của UML, Object là:  

- Đối tượng

20. Trong các thành phần của UML, Class là:

- Lớp

21. Actor (tác nhân) là:

- Actor không phải là một phần của hệ thống.Nó thể hiện một người hay một hệ thống khác tương tác với hệ thống.

22. Có bao nhiêu loại Actor?

- Có 3 lọa Actor 

23. Các loại Actor chính:

- Người dùng,

- Hệ thống kh ác ,

- Sự kiện thời gian. 

24. Một Actor có thể:

- Nhận thông tin từ hệ thông và cung cấp thông tin cho hệ thống

25. Một Use case ( ca sử dụng ) là:

            - Mô tả một tập hợp của nhiều hành động tuần tự mà hệ thống thực hiện để đạt được một kết quả có thể quan sát được đối với actor cụ thể nào đó.

26. Use case mô tả:

- Sự tương tác giữa actor và hệ thống: nó thể hiện chức năng mà hệ thống sẽ cung cấp cho Actor.

27. Câu hỏi thường đặt ra khi xác định Use case:

- Nhiệm vụ của mỗi actor la gi?

28. Đối tượng (Object) là:

            - Khái niệm dùng để mô hình hoá một vật hoặc một khái niệm trong thế giới thực.

29. Các thành phần khi mô tả đối tượng ( Object):

- Định danh (indentity)

- Trạng thái (State)

- Ứng xử (behavior)

30. Lớp (Class) là:

- Định nghĩa của một tập hợp các đối tượng có chung các thuộc tính, các ứng xử và ngữ nghĩa.

31. Lớp (Class) là một khuôn mẫu dùng để:

- Tạo ra đối tượng.mỗi đối tượng thể hiện một lớp.

32. Entity Class là:

- Lớp thực thể.

33. Boundary Class là:

- Lớp giao diện

34. Control Class là:

- Lớp điều khiển

35. Các thành phần cần phải có trong khi xây dựng biểu đồ lớp phân tích thực thi ca sử dụng:

- Lớp thực thể

- Lớp giao diện

- Lớp điều khiển

36. Lớp thực thể (Entity Class) dùng để:

- Mô hình hoá các thông tin lưu trữ lâu dài trong hệ thống

37. Lớp giao diện dùng ( Boundary Class) dùng để:

- Nắm giữ sự tương tác giữa phần bên ngoài và phần bên trong của hệ thống

38. Lớp điều khiển ( Control Class) dùng để:

- Điều phối các hoạt động cần thực hiện để hiện thực hoá chức năng của một use case.

39. Ta nói “Lớp dùng để mô hình hoá các thông tin lưu trữ lâu dài trong hệ thống” được gọi là:

- Lớp thực thể

40. Ta nói “Lớp nắm giữ sự tương tác giữa phần bên ngoài với phần bên trong của hệ thống.” được gọi là:

- Lớp giao diện

41. Ta nói “Lớp thể hiện trình tự ứng xử của hệ thống trong một hay nhiều Use case.” được gọi là:

- Lớp điều khiển

42. Đặt tên cho lớp thực thể (Entity Class)

43. Đặt tên cho lớp điều khiển:

44. Lớp được mô tả bởi:

- Một hình chữ nhật, có các phần ngăn cách giữa tên, thuộc tính, phương pháp của lớp.

45. Giao diện (Interface) là:

- Một tập hợp các phương thức (Operation) tạo nên dịch vụ của một lớp hoặc một thành phần (Implementation).

46. Thành phần (Component) là:

            - Biểu diễn vật lý mã nguồn.

47. Chức năng của Nodes:

            - Là thể hiện một thành phần vật lý như là một máy tính hay một thiết bị phần cứng.

 

48. Tương tác (interaction):

            - Bao gồm một tập hợp thông báo (Message) trao đổi giữa các đối tượng trong một cảnh ngữ cụ thể nào đó để thực hiện một chức năng nào đó.

49. Quan hệ phụ thuộc (Dependency) thể hiện mối quan hệ mà:

            - Nếu có một sự thay đổi ở đối tượng độc lập sẽ ảnh hưởng tới đối tượng phụ thuộc

50. Quan hệ kết hợp (Association):

- Là mối quan hệ giữa 2 lớp vs nhau.

51. Quan hệ tập hợp (Aggreagation):

            - Là một dạng đặc biệt của quan hệ liên kết

52. Quan hệ thừa kế (Generalization):

            - là mối quan hệ tổng quát/ cụ thể hóa trong đó đối tượng cụ thể sẽ kế thừa các thuộc tính và phương thức (behavilor) của đối tượng tổng quát.

53. Class Diagram (Biểu đồ lớp) là:

            - Biểu đồ lớp bao gồm một tập hợp các lớp, các giao diện, các collaboration và mối quan hệ giữa chúng.

54. Object Diagram (Biểu đồ đối tượng) là:

- Biểu đồ đối tượng bao gồm một tập hợp các đối tượng và mối quan hệ giữa chúng.

55. Use case Diagram (Biểu đồ ca sử dụng) là:

- Biểu đồ ca sử dụng bao gồm một tập hợp các Use case, các actor và thể hiện mối quan hệ tương tác giữa Actor và Use case.

56. Sequence Diagram (Biểu đồ trình tự) là:

            - Biểu đồ trình tự một dạng biểu đồ tương tác (Interaction), biểu diễn sự tương tác giữa các đối tượng theo thứ tự thời gian.

57. Collaboration Diagram  (Biểu đồ hợp tác)là

- Biểu đồ hợp tác thể hiện việc trao đổi qua lại các thông báo giữa các đối tượng chứ không quan tâm đến  thứ tự của các thông báo đó.

58. State chart (Biểu đồ chuyển trạng thái) là:

- Biểu đồ chuyển trạng thái chỉ ra một máy chuyển  trạng,bao gồm các trạng thái,các bước chuyển trạng thái và các hoạt đông.

59. Activity Diagram (Biểu đồ hoạt động) là:

            - Biểu đồ hoạt động là dang đặc biệt của biểu đồ trạng thái. Nó chỉ ra luồng đi từ hoạt động này sang hoạt đông khác trong hệ thống.

60. Lớp chi tiết chính là:

- Biểu đồ miền lĩnh vực.

61. Có mấy loại quan hệ giữa use case và usecase:

            - Có 3 loại:

                        + Quan hệ Use (Sử dụng).

                        + Quan hệ Extends (Mở rộng).

                        + Quan hệ Generalization (Thừa kế)

62. Trong quan hệ giữa use case và use case, ““uses”” là quan hệ giữa use case cha và use case con, nghĩa là:

- Muốn thực hiện được use case cha phải thực hiện được tất cả use case con trước.

63. Trong quan hệ giữa use case và use case, ““Extends”” là quan hệ mở rộng, nghĩa là:

- Các hành vi tuỳ chọn: Có thể thực hiện hoặc không.

- Các hành vi mà chỉ thực hiên trong m ột số điều kiện nhất định.

- Một số hành vi khác sẽ được thực hiện phụ thuộc vào sự lựa chọn của người dùng.

64. Trong quan hệ giữa use case và use case, ““Genelization”” là quan hệ:

 - Thừa kế mà quan hệ giữa Use case A và Use case B nói lên rằng Use case B kế thừa những đặc điểm của Use case A ngoài ra nó cũng có thể thêm những đặc trưng riêng của nó.

65. Trong quan hệ giữa use case và use case, loại quan hệ mà “”từ một ca sử dụng lớn được chia thành các ca sử dụng nhỏ hơn và người dùng có thể lưạ chọn thực hiện một trong các ca sử dụng nhỏ đó”” là loại quan hệ:

            - Quan hệ Extends

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: