Phân Tích "Tự tình"
Hồ Xuân Hương sinh ra trong một thời kì đầy những biến loạn xã hội và tai biến_cuối triều Lê(1592-1788). Chế độ phong kiến hà khắc, tàn ác ở thời kì này là áp đặt những tư tưởng Nho giao lên đôi vai của người phụ nữ. "Tam tòng, Tứ đức". Họ hầu như không có quyền quyết định cuộc đời mình, chỉ biết sống cam chịu và phục tùng. Cảm thân với số phận, thân phận và phẩm chất của người phụ nữ xưa, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã thay họ nói lên tiếng lòng mình. Tiêu biểu là bài thơ "Tự Tình" (bài II)
Ngay cả tiêu đề bài thơ cũng nói lên tất cả những tâm tư tình cảm của tác giả_Tự Tình. Tự Tình phải chăng là đang tự mình bộc bạch nỗi niềm, tâm trạng của chính người trong cuộc? Đó là lời của tâm hồn, lời của con tim cháy bỏng khao khát hạnh phúc lứa đôi. Nhưng sự thật cay đắng làm sao khi cái hạnh phúc ấy lại mơ hồ, nhạt nhòa trong màn đêm:
"Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,"
Màn đêm buông xuống, vạn vật chìm trong bóng tối, cái động và cái tĩnh của Hồ Xuân Hương như đan xen vào nhau. Cái động ở đây chính là tiếng trống điểm canh. Nó đang "văng vẳng" từ phương xa vọng về, mỗi lúc một dồn dập, gấp gáp như hối thúc, dội vào cái tĩnh của đêm khuya. Nửa đêm là thời khắc tuyệt vời để mỗi người suy ngẫm về bản thân, là thời điểm nghỉ ngơi, thư giản sau ngày làm mệt mỏi và là thời điểm hạnh phúc của lứa đôi. Vây mà lại có một người phụ nữ tỉnh dậy, đơn chiếc trong màn đêm. Liệu có chăng bà đang mang nặng một nỗi niềm? Liệu có chăng cái cái tĩnh kia không phải là của màn đêm mà là của sự tĩnh lặng, cô đơn trong lòng bà? Bước đi dồn dập của thời gian càng làm cho tâm trạng người phụ nữ đơn chiếc thêm rối bời:Tuổi già. Tuổi già càng đến thì mọi hy vọng, khát khao càng trở nên vô vọng, xa vời. Tiếng trống không ngừng dồn dập vào tâm trí, suy nghĩ, không tài nào dứt được. Liệc có chăng đấy không phải là tiếng trống đời thường mà là tiếng trống nơi cõi lòng bà báo hiệu một bi kịch đang ngày càng đến gần:
"Trơ cái hồng nhan với nước non."
"Trơ" một động từ mạnh , kết hợp với nhịp thơ 1/3/3 cùng với biện pháp đảo ngữ càng làm tăng lên cảm giác lẻ loi, trơ trọi. Tâm trạng cô đơn, rối ren giờ đây lại thêm sự bẽ bàng tủi hổ khi "hồng nhan"_vẻ đẹp nhan sắc của người phụ nữ phơi bày ra với đời. Nhưng dẫu cho "hồng nha" có trang trọng đến đâu vẫn sẽ trở nên tầm thường, rẻ rúng như được rao bán ngoài chợ nếu kết hợp với từ "cái". Chua chát làm sao khi nét xinh đẹp của người phụ nữ cần được nâng niu, quí trọng giờ đây lại bị khinh miệt, hất hủi như một món hàng. Nguyễn Du đã từng nói:
"Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung."
Nhỏ bé, rẻ rúng đã hết sức khinh miệt, nhạo báng rồi nay lại càng nhỏ bé, rẻ rúng hơn nữa khi đối lập với "nước non" . Cả câu thơ đã khái quát rõ ràng hình tượng người phụ nữ phong kiến bị vùi dập, đẩy đưa trogn tình duyên ngang trái. Quá đau đớn, quá căm phẫn trước số phận bà tìm đến hơi men của rượu:
"Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn."
Con người ta khi có chuyện vui, khi có bực tức, yêu thương, giận hờn sẽ uống rượu. Tuân theo cảm xúc "hỉ, nộ, ái, ố" của mình mà tìm lấy một người bạn để tâm sự, để trút mọi ưu phền . Nhưng nữ sĩ Hồ Xuân Hương lại khác, bà uống rượu một mình giữa đêm khuya thanh vắng trong tâm trạng cô đơn. Quả thật là bất hạnh thay! Tại sao lại chỉ uống rượu một mình mà không có người bầu bạn? Phải chăng quy luật "Hồng nhan bạc phận" đã áp đặt sẵn? Hay cái thân phận phải đi làm "vợ lẽ" không được người đời tôn trọng? Mặc kệ điều đó, bà vẫn như bao người, muốn dùng để giải sầu, để say và có thể quên đi mọi thứ. Nhưng rượu không tuân theo ý muốn của bà, chỉ làm bà say một lúc_"Say lại tỉnh". Số phận thật tàn khốc làm sao khi người người có thể say và nói hết tâm trạng mình. Trong khi với bà lại không có ai lắng nghe tâm tình ấy. Ngoài bà ra vẫn còn vô số người phụ nữ như thế. Chỉ biết giấu kín nỗi đau mà không thốt nên lời. Câu thơ làm ta nhớ đến hình ảnh bẻ bàng tủi nhục của nàng Kiều ngày nào:
"Khi tỉnh dậy, lúc tàn canh
Giật mình mình lại thương mình xót xa."
Đến câu thơ tiếp theo càng làm rõ nét cái tủi hổ, đáng thương ấy:
"Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn"
Tỉnh lại sau cơn say bà lại có nhiều suy nghĩ. Lẳng lặng nhìn lên bầu trời để tìm kiếm thứ gì đó an ủi nhưng "bóng xế khuyết chưa tròn" tan tóc làm sao! Vầng trăng không tròn đầy, êm ắm mà lỏm đi rất nhiều. Cảm giác ấy, cảm giác của người cần tìm sự an ủi ấy thật u buồn, lạnh lẽo làm sao. Ngước nhìn trăng như ngước nhìn lấy ánh sáng của sự hy vọng, ngước nhìn như đấng cứu thế, chỉ biết mơ ước mà cũng không được. Bằng biện pháp "Mượn cảnh ngụ tình" lại một lần nữa tác giả cho ta thấy sự đớn đau mà bao người "vợ lẽ" phải gánh chịu. Không hề có ánh sáng của ngày mới mà chỉ biết sống vất vưởng ngày qua ngày như cái xác không hồn. Không chịu nổi không khí tù túng kia, nũ sĩ đã đứng lên đấu tranh cho công lí, giành cho mình quyền được sống và được yêu thuong như bao người
"Xiên ngang mặt đất rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn."
Những động từ mạnh như "xiên ngang", "đâm toạc" cùng với biện pháp đảo ngữ đã toát lên ý chí kiên định, sức sống mãnh liệt của loài cây nhỏ bé là rêu, những hòn đá thô sơ, đơn giản. Thiên nhiên như đứng lên đấu tranh khi thấy bất bình kêu gọi rêu và đá đứng lên nhằm mục đích thúc đẩy người phụ nữ đáng thương kia đứng lên đấu tranh, cướp lấy hạnh phúc cho mình. Có thêm động lực khát vọng muốn nổi lọan, muốn phá tung đạp đổ tất cả trong lòng nữ sĩ như muốn bung ra, trào dâng lên trong ý chí. Sự kiên cường, mạnh mẽ của Hồ Xuân Hương thật đáng ngưỡng mộ! Với tính cách của mình mà bà đã hướng cho mọi người một cái nhìn mới tươi đẹp hơn. Nhưng hiện thực tàn ác nào có thay ai. Lại một lần nữa ta cảm thấy chua xót, cay đắng cho họ:
"Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con."
Những khát khao vùng vẫy cuối cùng đã bị dập tắt. Dập tắt một cách triệt để như chưa hề có sự trỗi dậy. Hồ Xuân Hương không thể vượt qua thân phận của mình chỉ bởi vị thế nhỏ nhoi, cô độc ấy. Bà để mặc cho mùa xuân trôi qua trong sự ngao ngán tột cùng. Tình duyên của bà chỉ như sự bố thí từ người khác, nó không hề có thật hay thực sự tồn tại. Giờ đây khi đứng trước tuổi già, đứng trước mảnh tình được san sẻ, bà như bất lực.
Xuân! Đời! Hạnh phúc cứ trêu ngươi!
Một con người tài hoa nhưng lại phải chịu cảnh kiếp chồng chung thì thật khộng xứng đáng với bà. Bà đã cất lên tiếng nói đồng cảm sâu sắc với thân phận người phụ nữ qua thơ văn của mình. Đồng thời còn khẳng định khát vọng sống của họ. Bà quả xứng danh là "Bà Chúa Thơ Nôm".
ĐÂY LÀ CẢM NHẬN CỦA TỚ NÊN HY VỌNG MỌI NGƯỜI SẼ KHỘNG SAO CHÉP, COPPY BẢN QUYỀN DƯỚI MỌI HÌNH THỨC. ĐẶC BIỆT LÀ COPY QUA TRANG KHÁC RỒI NÓI LÀ CỦA MÌNH.
TRÊN CÓ NHIỀU THIẾU XÓT MONG MỌI NGƯỜI ĐƯA THÊM NHẬN XÉT. (=^_^=) .TKS~~
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro