gnos
Xuân Quỳnh là một nhà thơ trường thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Bà còn được mệnh danh là "Nữ hoàng của thi ca về tình yêu". Thở của bà vừa hồn nhiên, tưới tắn, vừa chân thành đằm thắm, da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường. Bài thơ "sóng" là tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của Xuân Quỳnh. Đạch biệt nhất là qua hình tượng "sóng và em" có nhiều nét tương đồng, luôn song hành đi đôi với nhau. Bà đã mượn hình tượng "sóng" song hành với nhân vật trữ tình "em" để nói tâm tư của người phụ nữ trong tình yêu và nỗi nhớ trong tình yêu cùng với sự thủy chung son sắc. Cũng như những suy tư, trăn trở trước cuộc đời cùng với khát vọng sống hết mình vào tình yêu. Đoạn thở đã để lại trong lòng người đọc biết bao cảm xúc.
Sóng trong tác phẩm cùng tên của nhà thơ mang hình ảnh ẩn dụ cho tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu với nhiều khao khẳg và biến động. Hai hình tượng "sóng và em" luôn đi đôi sánh cặp với nhau, "sóng" là "em" mà "em" cũng là "sóng". Sóng và em luôn hoà quyện vào nhau, có đôi lúc khiến ta không nhận ra đâu là "em" còn đâu là "sóng" nhưng có lúc lại tách ra, soi chiếu cho nhau, tôn lên vẻ đẹp vừa đa dạng và phong phú.
Với thể thơ năm chữ truyền thống, gieo vần ngắt nhịp độc đáo đã tạo ra những nhịp điệu của sóng:
"Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ"
Hai câu đầu sử dụng nghệ thuật đối "dữ dội_dịu êm", "ồn ào_lặng lẽ"đã làm hiện lên vẻ đẹp của những con sóng biển ngàn đời. Những lúc biển gặp bão tố phong ba thì biển dữ dội và ồn ào còn những phút giấy sóng gió đi qua thì biển lại hiền hoà trở lại dịu êm và lặng lẽ. Xuân Quỳnh đã mượn nhịp sống để thể hiện nỗi lòng của chính mình trong một ngọn lửa bùng cháy mãnh liệt của tình yêu, khồn chịu yên định mà cứ biến động. Khi yêu "em" cũng như "sóng" vậy thôi, bên ngoài thì ồn ào, lặng lẽ, nhưng chỉ là tấm màng phủ che cho một trái tim dịu dàng, nhân hậu ở bên trong. Tác giả không bằng lòng với tình yêu của mình nên đã thực hiện một hành trình nhận thức đầy trăn trở:
"Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể"
Hai câu thơ gợi mối liên tưởng sông và bể. "Sông" gợi một cái gì đó nhỏ bé, hạn hẹp so với biển. Cho dù là một con sông sâu cũng không bằng một đại dương bao la. Nhưng ngược lại "bể" gợi một cái gì đó to lớn, mênh mông. Con sóng với khát vọng lớn lao cao cả, nhận thức được dòng sông chật chội "Sông không hiểu nổi mình" nên đã "bứt mình" tìm ra tận bể. Qua đó thấy được hình ảnh con sóng nhỏ bé khiêm nhường nhưng đầy sự chủ động, bản lĩnh. Không chỉ dừng lại ở qui luật tuần hoàn của những con sóng tự nhiên, của những con sóng từ sông ra bể mà còn giúp ta nhìn thấy con sóng đó chính là "em". Em không chấp nhận tình yêu tầm thường, nhỏ hẹp mà phải vươn lên trong mọi sự trở hẹp, tầm thường để được sống với tình yêu cao cả rộng lớn. Đây là một tình yêu tiến bộ mạnh mẽ của người phụ nữ thời đại. Chứ không phải là một tình yêu củ hủ như xa xưa "cha mẹ đặt đâu con ngồi đó" để rồi bao cô gái phải cất lên tiếng than vãn "thân em như tấm lụa đào. Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai" Từ đó mới thấy được cái mới mẽ của Xuân Quỳnh trong quan niệm về tình yêu. Người phụ nữ Phương Đông hiện đại, chủ động tìm đến tình yêu của chính mình, chứ không phải như mọi người phụ nữ Phương Đông thường e ấp, ngại ngùng.
Tình yêu mãi là khát vọng của tuổi trẻ, nó làm bồi hồi xao xuyến của trai gái lứa đôi:
"Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế"
Từ "Ôi" là lời cảm thán thảng thốt lên từ tiếng lòng của trái tim yêu. Và nghệ thuật đối lập "ngày xưa_ngày sau" cùng làm tôn lên tính quy luật tình yêu qua bao thế kỉ, con người sống thì không thể thiếu tình yêu.
"Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ"
Nếu sóng luôn trường tồn mãi với thời gian thì khát vọng tình yêu là khát vọng ngàn đời luôn trong của mỗi con người (nhất là tuổi trẻ), nó làm ta bồi hồi khát khao, làm đảo điên tuổi trẻ với những nhớ nhung, giận hờn, cồn cài, da diết. Ta có yêu nhau mới thấy được cồn cào của vị nhớ, mới thấy được thế nào là bồi hồi của ngực trẻ.
Nếu ở hai khổ đầu nhân vật trữ tình "em" mới ẩn hiện thấp thoáng thì ở khổ ba nhân vật trữ tình đã hiện lên một cách rõ nét.
"Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?"
Khi tình yêu đến thì người ta sẽ đi tìm và khám phá. Đối diện trước muôn trùng sóng bể, trước mênh mông của biển cả. Thì người ta thấy mình nhỏ bé trở lại, nhưng ở đây nhân vật trữ tình lại thấy mình rộng lớn hơn. Dòng suy nghĩ hoá thành con sóng dập dềnh tuôn chảy như một cuộc đối thoại với biển khơi. Trong đoạn thơ ta có thể thấy được điệp ngữ "em nghĩ" đã tạo thành một dấu mạnh của bản tình ca. Nói diễn tả sự thao thức đợi chờ một điều gì đó lớn lao của tình yêu. Người con gái bước tiếp trên cuộc hành trình đi tìm tình yêu của mình để tìm ra cội nguồn của nó. Nhưng cội nguồn ấy đã làm nên một dấu chấm hỏi muôn đời mà không có lời đáp trọn vẹn.
"Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau"
Cùng với những gì về cội nguồn tình yêu. Những câu hỏi tu từ trên nhà thơ muốn đi tìm giải đáp cho sự khơi nguồn của tình yêu. Lí giải về cội nguồn của sóng thì rất dễ vì "sóng bắt đầu từ gió" nhưng để hiểu "gió bắt đầu đâu" thì tác giả lại ấp úng "em cũng không biết nữa". Như một cái lắc đầu, phân vân bởi tình yêu của "em" nó đến bất ngờ và tự nhiên, không ai có thể biết trước. Đến câu hỏi "khi nào ta yêu nhau?" thì tác giả như đang bâng khuâng và băn khoăn kì lạ quá, em yêu anh từ bao giờ nhỉ?. Thiên nhiên cho dù có bí ẩn, kì vĩ thì cũng lí giải được phần nào, nhưng còn tình yêu thì không ai lí giải được.
Tình yêu thì không thể nào không kèm theo nỗi nhớ. Trong bài thơ Xuân Quỳnh đã đối diện với những con sóng để nhận ra chính mình. Chính vì vậy bà đã mượn nỗi nhớ của con sóng đối với bờ, để diễn tả nỗi nhớ của em đối với anh.
"Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước"
2 dòng thơ trên đã tạo nên hình thức lập cấu trấu "con sóng" và nghệ thuật đối lập "dưới lòng sâu_trên mặt nước" đã tạo nên sự điệp điệp trùng trùng của con sóng với nhiều hình dạng khác nhau. Có con sóng cuộn trào trong lòng biển cả nhưng cũng có con sóng gào trên mặt đại dương. Đôi khi con sóng ngầm còn mãnh liệt hơn cả con sóng trên mặt nước. Cả hai kết hợp với nhau làm cho sóng biển trở nên đa dạng. Cũng như sóng kia thì tâm hồn em cũng vô cùng phức tạp, khó hiểu. Lúc thì êm đềm, lặng lẽ lúc thì ồn ào, dữ dội. Cho dù thế nào đi nữa thì em vẫn là em, vẫn ôm trong lòng một nỗi nhớ thương không dứt cũng như sóng kia thôi dù dịu êm hay dữ dội thì:
"Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được"
Tác giả đã vô cùng tinh tế khi mượn một hình tượng rất động để diễn tả nỗi niềm của người phụ nữ đang yêu. Sóng muôn đời vẫn thế, không bao giờ thôi vỗ. Sóng có nào mà thôi ngừng hành trình vươn đến bờ dù muôn vời cách trở. "Sóng nhớ bờ" là hình ảnh ẩn dụ để nói lên sự đồng cảm nhất là để giair bài về nỗi nhớ trong tình yêu. Sóng là vậy, dù lặng yên dưới lòng sâu hay dữ dội trên mặt biển thì ngần đời vẫn khát khao tìm đến bờ tĩnh lặng. Chưa đến bờ thì nhớ thương, thao thức. Nên chào nhận hành trình vượt qua bao gian khổ, bất chấp thời gian "ngày đêm không ngủ được" để hướng đến bờ, thoả niềm mong nhớ.
Và nếu sóng nhớ đến bờ thì cũng như em nhớ đến anh. Đó cũng là một quy luật trong tình yêu.
"Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức"
Một nỗi nhớ luôn tồn tại trong tâm hồn con người và trào dâng một cách mãnh liệt. Xuân Quỳnh đã dùng chữ "lòng" để nói lên nơi sâu kín nhất trong trái tim con người. Nơi để chứa tình yêu và nỗi nhớ. Tác giả nói "lòng em nhớ" nghĩa là đã phơi bày một cách rõ ràng tất cả cảm tình của mình để gửi đến người mình yêu thương. Nỗi nhớ không chỉ tồn tại ở trong ý thức mà còn tồn tại ngay cả tiềm thức (kể cả lúc trong mơ). Câu thơ "cả trong mơ còn thức" đã thể hiện rõ tình yêu của thi ca đối với chàng trai một cách mãnh liệt. Bởi vì khi con người chìm say trong giấc ngủ thì không thể nào nghĩ tới điều gì. Còn ở nhà thơ thì ngay cả thức tĩnh lẫn trong mơ thì cũng đều nhớ về anh. ❤😘😘😘
Sóng và em luôn quyện hoà vào nhau để nói lên tâm tư của mình:
"Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam"
Thế giới của anh và em không giới hạn bởi khoảng cách địa lí, không giới hạn Bắc và Nam mà nơi nào cũng có nỗi nhớ của em dành cho anh. Từ xưa đến nay người ta vẫn hay nó "xuôi Nam ngược Bắc" nhưng ở đây tác giả lại nói "xuôi Bắc ngược Nam" là nói ngược. Phải chăng vì yêu mà đã làm cho con người bị đảo lộn phương hướng. Nhưng có một phương mà em không bao giờ lộn đó chính là anh.
"Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương"
Vũ trụ này có bốn phương, tám hướng nhưng bà đã khẳng định luôn hướng về anh "một phướng". Thế mới biết tình yêu của thi ca hướng về anh là không bao giờ thay đổi và nồng nàn đến nhường nào.
Nếu như khổ thơ trước "em" tách mình ra khỏi "sóng" để nói lên nỗi nhớ thì khổ này "em" và "sóng" hoà quyện vào một để cùng suy tư về không gian, về quy luật tình yêu muôn đời. Em cũng như sóng, tình yêu cũng như sóng có lúc lênh đênh xuôi ngược, có lúc chìm nỗi khó khăn nhưng vẫn đến bờ hạnh phúc:
"Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở"
"Ở ngoài kia" như một cánh tay mềm mại của tác giả đang chỉ về một nơi xa xăm. Nơi đó có trăm ngàn con sóng ngày đêm không biết mỏi, vượt qua giới hạn không gian thăm thẳm để đến bờ ôm ấp yêu thương. Cũng như "em" muốn được gần bên anh, được hoà nhịp vào tình yêu của anh. Cho dù ở bất cứ nơi nào dù xa cách bao nhiêu thì con sóng vẫn hướng duy nhất vào bờ. Sóng luôn hướng đến bờ là một quy luật tự nhiên của muôn ngàn con sóng. Còn em luôn hướng đến anh vĩnh viễn không thể thay đổi được. Vì anh là lẽ sống của đời em. Mỗi đợt sóng vào bờ cũng là nỗi nhớ trong em lại dâng lên một niềm thổn thức. Bằng trải nghiệm của đời mình hơn ai hết thì tác giả đã thấm thía rất sâu sắc ý nghĩa của tình yêu đích thực, sự hạnh phúc nhưng đắg cay trắc trở.
"Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đu qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa"
Qua đoạn thơ trên đã phần nào làm cho người đọc cảm nhận được sự trôi đi không ngừng của thời gian trong giới hạn đời người và có một nỗi niềm lo âu trước cuộc đời, trước sự mong manh của hạnh phúc. Tuy thế nhà thơ vẫn tin tưởng ở tấm lòng nhân hậu và tình yêu của mình sẽ vượt qua tất cả đám mây kia. Đồng thời cũng tin tưởng vào sức mạnh của tình yêu sẽ giúp người phụ nữ vượt qua thử thách để đến với bến bờ hạnh phúc. Cho nên, sóng sẽ đến bờ, năm tháng sẽ đi qua, thời dài đằng đẳng và đám mây nhỏ bé sẽ vượt qua biển rộng để bay về xa. Một loạt hình ảnh thơ ẩn dụ đã nói lên dự cảm tỉnh táo, tin vào tình yêu mãnh liệt của nhà thơ và sức mạnh trong tình yêu.
Yêu thương mãnh liệt vị tha, nhân vật trữ tình đã khao khát hoà tình yêu con sóng nhỏ của mình vào bể lớn để sống hết mình cho tình yêu, để tình yêu đó ngàn đời còn mãi.
"Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ"
Cuộc đời là biển lớn tình yêu, vị ân tình thủy chung được tạo nên và hoà lẫn cùng trăm con sóng nhỏ. Trong quan nhiệm nhà thơ, số phận cá nhân không tách khỏi cộng đồng. Sống không phải là biểu tượng cái tôi ngạo nghễ và cô đơn như thơ lãng mạn. Thi ca đã thể hiện một cách mãnh liệt muốn làm trăm con sóng để hoà vào đại dương bao la, hoà vào bể lớn tình yêu để ngàn năm còn vỗ. Phải chăng đây là một khát vọng bất tử của Xuân Quỳnh. Đó không chỉ là tinh thần của con người thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước, mà còn là âm vang của một tấm lòng luôn thiết tha với cuộc sống, với tình yêu.
Sóng là bài thơ rất thành công của nhag thơ Xuân Quỳnh trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ở đó vừa toát lên những nét đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu vừa truyền thống, vừa hiện đại. Từ đó, ta càng thêm ngưỡng mộ người Phụ nữ Việt Nam trong tình yêu, luôn thủy chung, luôn sống hết mình vào tình yêu lứa đôi. Bà đã làm phong phú thêm cho nền thơ ca nước nhà.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro