dn
Đất nước không phải là từ ngữ xa lạ đối với chúng ta và là nột đề tài được đề cập trong nhiều tác phẩm văn học. Mỗi nhà thơ, nhà văn đều có một cách cảm nhận riêng của mình về đất nước. Hầu hết đều chọn những hình dạng mang tầm vóc kỳ vĩ, những kì tích lớn lao của đất nước để cảm nhận. Riêng Nguyễn Khoa Điềm, ông lựa chọn một cách diễn đạt khác và đã đưa đất nước từ một khái niệm trừu tượng trở thành một phần rất quen thuộc trong đời sống, trong nhận thức người dân được ông thể hiện sâu sắc trong bài thơ "Đất nước". Phần đầu đoạn trích "Đất nước" chính là những khám phá mới mẻ của nhà thơ trên các phương diện khác nhau, cũng là lời nhắn gởi đến con người Việt Nam.
Phần đầu đoạn trích giống như một bài cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm trình bày suy nghĩ cá nhân rất mới mẻ, sáng tạo về hình tượng đất nước trên nhiều phương diện khác. Và chín dòng thơ đầu là cảm nhận của nhà thơ về cội nguồn đất nước.
Trước hết hai câu đầu của đoạn thơ tác giả đi tìm lí giải về sự hình thành của đất nước. Đất nước có từ bao giờ? Để trả lời cho câu hỏi này nhà thơ đã viết:
"Khi ta lớn lên, đất nước đã có rồi
Đất nước có trong những cái 'Ngày xửa ngày xưa... ' mẹ thường hay kể"
Đầu tiên, tác giả đã cảm nhận đất nước ở khía cạnh chiều sâu văn hoá. Đại từ "ta" được sử dụng chỉ có trong đoạn trích mà là toàn bộ chương V của trường ca "Mặt đường khát vọng". "Ta" ý chỉ chủ thể trữ tình hay là đại diện cho cả một thế hệ có ý thức tìm hiểu về cội nguồn của đất nước. Lời thơ đã khẳng định "đất nước đã có rồi" cho ta thấy được kết quả của công cuộc xây dựng, giữ gìn và bảo vệ trong bốn nghìn năm qua mới có được giang sơn như hôm nay. "Ngày xửa ngày xưa" (thường có trong cổ tích) có tính trừu tượng không xác định. Đó là thời gian hư ảo, thời gian mang sắc thái huyền thoại. Song chính những cái "Ngày xửa ngày xưa" đó nhà thơ đã giúp ta cảm nhận được đất nước có từ rất lâu, từ bao giờ chẳng biết. Chỉ biết rằng: Khi ta cất tiếng khóc chào đời thì đất nước đã có rồi.
Không chỉ dừng lại ở khát vọng điếm tuổi đất nước. Mà nhà thơ còn nổ lực hình dung về khởi đầu và quá trình trưởng thành của đất nước.
"Đất nước bắt đầu với những miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc"
Hai từ "bắt đầu" và "bây giờ" tuy mang nghĩa đối lập nhưng nó lại liên kết chặt chẽ với nhau về thời gian khẳng định tập tục ăn trầu của dân tộc Việt Nam vẫn được duy trì từ xưa đến nay. Ngoài ra trầu cau còn là biểu tượng cho phẩm chất, coota cách cao đẹp của người dân Việt Nam trong giao tiếp "Miếng trầu là đầu câu chuyện". Hai tiếng "lớn lên" giúp người đọc hình dung một cách sinh động quá trình phát triển của đất nước. Để có thể giữ vững,tồn tại và phát triển của đất nước trong bốn nghìn năm nhân dân không biết đã trải qua biết bao cuộc đấu tranh đẫm máu. Trong mỗi cuộc chiến tranh không biết bao nhiêu người đã ngã xuống hi sinh và sự hi sinh đó không hề vô ích để có được đất nước như ngày hôm nay. Hình ảnh "trồng tre mà chống giặc" gợi nhắc chúng ta về câu chuyện huyền thoại Thánh Gióng (người nhổ tre đánh đuổi giặc Ân). Tre từ lâu đã trở thành một vật liệu thân thuộc gắn bó với đời sống con người Việt Nam. Và cũng là biểu tượng sức mạnh của tinh thần dân tộc.
Và còn có trong quá trình trưởng thành, đất nước gắn liền với đời sống, văn hoá, xã hội, phong tục tập quán lâu đời đã tuyền lại bằng chính cuộc sống lao động cần cù, vất vả của nhân dân:
"Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nâng hai sương xay, giã, giần, sàng "
Bằng những ý thơ giàu sức liên tưởng, nhà thơ đã đưa người đọc trở về nét văn hoá một thời của người phụ nữ Việt Nan. Đất nước tồn tại đến ngày nay còn nhờ vào tình cảm gắn bó giữa người với người nhất là sự thủy chung "cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn". Muối và gừng vốn là gia vị trong mọi bữa ăn của người Việt Nan. Vị mặn của muối và vị nồng của gừng được ông cha ta xem là biểu tượng cho tình yêu lâu dài, thủy chung. Ngôn ngữ Việt Nam có từ lâu đời bắt nguồn cho việc đặt tên những vật dụng quen thuộc trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Cũng như cội nguồn của đất nước cũng được tác giả khám phá qua những tên gọi "cái kèo, cái cột thành tên". Bằng ngôn ngữ "một nắng hai sương" kết hợp với một loạt động từ "giã", "xay", "giần", "sàng" đã diễn tả rất cụ thể công việc của nhà nông kèm theo đó là những vất vả, nặng nhọc qua câu ca dao "Ai ơi bưng bát cơm đầy, dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần."
Đoạn thơ khép lại một lời tổng kết:
"Đất nước có từ ngày đó..."
Cách nói đầy chất thơ đã kết thúc cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm về cội nguồn đất nước rất đơn giản, bình dị trong đời sống thường ngày và từ đó ta chứng minh rằng đất nước có từ rất lâu đời.
Chỉ với chín câu thơ ấy, tác giả đã khám phá ra những nét mới mẻ của đất nước trên phương diện cội nguồn với nếp sống, nếp nghĩ, lịch sử đấu tranh qua cách cảm nhận mới của đất nước. Qua đó khơi dậy lòng yêu nước nồng nàn, tự hào dân tộc, tự hào về văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro