Tự tình
Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến như cách hoa lên đênh vô định chẳng biết đâu là bến bờ. Số phận của họ không do chính mình quyết định mà phụ thuộc sự may rủi hên xui. Bằng sự đồng cảm nơi sâu thẩm tâm hồn " bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương " đã viết lên bài thơ " tự tình" cũng chính là lời tâm sự chân thành của nữ sĩ khi tuổi trẻ đã qua mà tình yêu vẫn mai xa vời:
Đêm khuya....................nước non
Đên khuya là thời điểm đặc biệt , con người sống thật với mình nhất mọi vật đều chìm vào giấc ngủ , riêng nữ sĩ vẫn thao thức bên ngon đèn dầu ngẩm nghĩ về quản đời đã qua của mình. Tiếng trống cầm canh cứ dồn dập như nhắc nhở bà bước đi của thời gian, tuổi trẻ của tác giả đang nhanh chóng trôi đi nhường chỗ cho tuổi già và sự cô đơn từ từ ập đến chưa bao giờ nữ sĩ buồn đến như vậy. Câu thơ thứ 2 bỗng xe xẻ ngắt nhịp một cách bất bình thường 1/3/3 . Từ " trơ" có nghĩa là trơ trội , lẽ loi lại được ngắt riêng một nhịp và đảo ngữ càng nhấn mạnh sự cô đơn đến cùng cực của nhà thơ. " hồng nhan" vốn chỉ người phụ nữ đẹp nhưng ở đây nó lại được đặt trong ngữ danh từ " cái hồng nhan" thì vẽ đẹp của người phụ nữ lại trở nên rẻ rung. Tác giả cụ thể hóa cá nhân mình đối lập với xã hội rộng lớn lúc bấy giờ " nước non" , Bà như thách thức , muốn chống lại khuôn khổ khắc nghiệt đi ngược lại quyền lợi của người phụ nữ trong XHPK. Quá cô đơn nên nữ sĩ đã tìm đến rượu và vầng trăng mong xua đi được phiền muộn:
" Chén rượu.........chưa tròn"
Rượu thơm làm say người, nhà thơ tạm thời quên đi éo le của cuộc đời mình. Nhưng rượu say rồi lại tỉnh và khi tỉnh lại nỗi buồi lại tiếp tục bao trùm lấy tâm hồn người nữ sĩ , sự thật vẫn nguyên ven đấy chẳng hề đổi thay.Còn vầng trăng, xưa nay vẫn là tri âm tri kỷ của thi sĩ, vậy liệu nó có giúp bà thanh thản hơn không?
" Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn"
Tác giả ngắm trăng nhưng trăng lại xế bóng như tượng trưng cho tuổi già của bà. Người xưa có câu: đừng bao giờ hỏi tuổi của phụ nữ vì họ rất sợ tuổi già đến với mình, điều đó đồng nghĩa với tuổi xuân , tình yêu, hạnh phúc không còn bên cạnh họ nữa. Nhà thơ đã bước sang dốc bên kia của cuộc đời mà tình yêu , hạnh phúc vẫn khiếm khuyết như mảnh trăng trên trời cao. Mặc dù vậy nhưng Hồ Xuân Hương vốn là người phụ nữ thông minh, mạnh mẽ bà không dễ dàng đầu hàng số phận, bà không chịu bó tay cuối đầu tuyệt vọng. Ngay trong hoàn cảnh bi đát nhất bà vẫn nhìn đời , nhìn cảnh vật hết sức ngang tang, tràn đầy sức sống:
" Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây , đá mấy hòn"
Tác giả đã sự dụng phép đối ở 2 câu thơ trên 1 cách tuyệt vời. " Xiên ngang" và " đâm toạc" là 2 động từ mạnh lại được đảo ngữ càng nhấn mạnh sức sống của cảnh vật nơi đây. Dù là mềm như rêu hay bọt bèo như đá thì tất cả chúng đều vươn xa, vươn cao " xiên ngang mặt đất, đâm toạc chân mây " để thỏa sức sống của mình. Những vật vô tri , vô giác dưới ngòi bút của Hồ Xuân Hương cũng cựa mình vươn lên phá tung cái không gian mà người đời định cho nó. Đó cũng là cá tính của nữ sĩ họ Hồ, bà không khuất phục trước số phận , bà trở thành kẻ phá bĩnh trong xã hội phong kiến , dám đòi quyền sống, quyền hạnh phúc của người phụ nữ. Vì quá yêu đời , yêu cuộc sống nên bà không cam chịu những luật lệ hà khắc của người đời, nhưng dù cố gắng đến đâu , người phụ nữ của xã hội phong kiến vẫn không thoát khỏi đau thương:
" Ngán nỗi xuân đi , xuân lại lại
Mãnh tình san sẻ tí con con"
Nhà thơ ngao ngán trước nỗi "xuân đi , xuân lại lại" , không những xã hội bất công với người phụ nữ mà ngay cả tạo hóa cũng tìm cách vùi dập họ, khiến họ bị thiệt thòi đủ mặt. Xuân của đất trời thì tuần hoàn mà tuổi trẻ của con người thì sao nỡ một đi không trở lại. Người phụ nữ đáng thương là thế, chịu nhiều thiệt thòi là thế , ấy vậy mà đến cuối cùng những gì họ nhận được của cuộc đời chỉ là :
" Mảnh tình san sẻ tí con con"
" Mảnh tình" của họ vốn dĩ đã vụn vặt ấy thế mà họ cũng không được hưởng trọn vẹn mảnh tình ấy, họ phải san sẻ để cuối cùng chỉ còn lại tí con con – tận cùng của cái nhỏ bé
Giọng điệu bài thơ xen lẫn sự uất ức và nỗi xót xa của nữ thi sĩ, bà không chỉ lên tiếng cho bản thân mà đó còn là tiếng nói chung của những người phụ nữ Việt Nam thời phong kiến. Bài thơ là lời tự tình đầy chua xót của người phụ nữ trong xã hội ngày xưa đồng thời cũng là niềm khao khát cháy bỏng về tình yêu và hạnh phúc. Họ " tài sắc vẹn toàn" , họ có quyền được nâng niu và tân hưởng hạnh phúc, nhưng xã hồi xưa đã nhẫn tâm cướp đi tất cả của họ. Người phụ ngày nay đã được đền bù xứng đáng, họ không chỉ đảm đang việc nhà mà còn giỏi việc nước, họ đã dành lại tất cả quyền lợi xứng đáng của mình, vì vậy chúng ta hãy cùng chung tay nâng quyền lợi của phụ nữ , xóa bỏ tư tưởng " trọng nam kinh nữ ", góp phần đưa đất nước ngày càng phát triển.
Thanks all......
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro