Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

phan tich tac pham "tho duyen" _XUAN DIEU

- Rất nhiều người đã nhận thấy: nếu đặt Thơ duyên vào toàn bộ sáng tác của Xuân Diệu trước CM thì nó sẽ là một trong số ít bài đứng bên lề các sáng tác của ông. Bởi vì thơ Xuân Diệu trước CM nói chung là u sầu, buồn bã, cô đơn... vậy mà Thơ duyên không có một chút gì những thứ đó. Thơ duyên là tiếng thơ yêu đời, ấm áp, là tiếng lòng gắn bó với cuộc đời, với con người và tạo vật.

- Điều này rất khó phủ nhận, bởi thơ Xuân Diệu trước CM đúng là thơ u sầu, buồn bã cô đơn thật. Tuy nhiên nếu xét kỹ, phải thấy bản chất thơ Xuân Diệu trước CM cho dù có u sầu cô đơn vẫn là thơ của lòng yêu đời, ham sống đến si mê. Chính vì vậy hình ảnh cuộc đời qua lăng kính hồn thơ Xuân Diệu mới đẹp đẽ như một thiên đường đầy hoa thơm trái ngọt vậy. Chỉ có điều khát vọng sống, khát vọng yêu của cái tôi ấy được thỏa mãn đến đâu lại là điều nằm ngoài ý muốn chủ quan của nhà thơ. Đó là mâu thuẫn không thể dung hoà. Vậy nên hiểu cái u sầu u uất của Xuân Diệu là hệ quả tất yếu của lòng ham sống. Khi tâm hồn ham sống ấy không gặp mảnh đất để sinh sôi nảy nở.

- Nếu để nhận xét về phong cách thơ Xuân Diệu trong bài này lại phải thấy, tâm hồn Xuân Diệu là sự kết hợp hai trạng thái dường như trái ngược nhau: Sự sôi sục tràn đầy và sự tinh tế, duyên dáng. Nếu trạng thái thứ nhất tạo ra những bài thơ sôi nổi cuồng nhiệt như Vội vàng, Xa cách, Giục giã... thì trạng thái thứ hai lại tạo ra những bài thơ tinh tế nhạy cảm như Đây mùa thu tới, Nhị hồ, Nguyệt cầm... Nhà phê bình Hoài Thanh đã nhận xét: "Sự bồng bột của Xuân Diệu có lẽ đã biểu hiện ra một cách đầy đủ hơn cả trong những rung động tinh vi" (Thi nhân Việt Nam). Như thế thực ra hai trạng thái dường như trái ngược kia ở Xuân Diệu vẫn là một tâm hồn nhất quán. Thơ duyên là một trường hợp rất tiêu biểu cho cái đặc sắc của tâm hồn và lối xúc cảm của Xuân Diệu.

Cho nên ở Xuân Diệu không phải chỉ có cái khát khao giao cảm mà còn có năng lực giao cảm kỳ diệu với thế giới xung quanh. Cho nên Thơ duyên mới chính là bài thơ đã bắt vào cái nguồn mạch thơ của Xuân Diệu: là thế giới của sự giao cảm là năng lực giao cảm và hoà điệu - hoà điệu của thiên nhiên và giao cảm của con người.

Có hiểu như thế mới thấy tính nhất quán của một dòng chảy trong các bài thơ Xuân Diệu. Dù là Đây mùa thu tới, Vội vàng hay Thơ duyên đều chảy từ một nguồn cội Xuan Diệu.

-Kiến thức cơ bản cần nắm:

1/ Sự hoà điệu và giao cảm giữa thiên nhiên và con người

a)Sự hoà điệu của thiên nhiên:

- Sự vật gắn bó với nhau trong sự cặp đôi (chiều mộng nhánh duyên, cây me, cặp chim chuyền...)

- Thiên nhiên hoà điệu vì được cảm nhận qua tâm trạng "lần đầu rung động nỗi thương yêu" [phân tích cách dùng từ, (chiều mộng nhánh duyên, cây me, cặp chim chuyền, con đường nho nhỏ, gió xiêu xiêu...)]

b)Sự giao cảm của con người:

- Thiên nhiên là bối cảnh là khúc nhạc đêm để làm nổi bật bản tình ca say đắm của con người (Mặc dù nhiều câu thơ nói về thiên nhiên nhưng con người mới là chủ thể)

- Niềm giao cảm của con người bền chặt hơn huyền diệu hơn cả thiên nhiên nhưng con người mới là chủ thể (lúc đầu là vô tâm nhưng sau đó là hữu tình, lúc đầu là lòng ta ý bạn nhưng sau đó là lòng anh cưới lòng em. Phân tích cái hay của cách dùng từ; dùng hình ảnh cặp vần, "lòng anh cưới lòng em"

2/ Sự thể hiện niềm yêu cuộc sống bằng hồn thơ mãnh liệt, tinh tế

a)Viết về chiều thu nhưng không buồn mà rạo rực niềm vui :

- Thơ xưa viết về chiều thu vào buổi chiều thường buồn (nỗi buồn cộng hưởng)

- Chiều thu trong thơ duyên không buồn, chan hoà ánh sáng và âm thanh

b)Sự cảm nhận tinh tế của 1 hồn thơ khát khao yêu đời yêu cuộc sống đến mãnh liệt

- Cảnh vật đều có hồn, có tâm trạng (từ 1 cái nhìn tinh tế của nhà thơ)

- Phát hiện ra sức sống bên trong của sự vật. Phân tích hình ảnh cánh cò trong thơ Duyên ( có so sánh với hình ảnh cánh cò trong thơ Vương Bột đời Đường, lưu ý tới lời bình của Hoài Thanh).

II - Gợi ý phân tích

1. Ý nghĩa nhan đề của thơ Duyên:

- "Duyên" chứ không phải là "tình", "duyên" là nguyên cớ, nguyên do dẫn đến mối quan hệ. "Duyên" là ngẫu nhiên là vô tình mà dẫn đến sự gắn bó trong tình yêu, sự gắn bó bền chặt vì vậy mà càng thú vị.

- Thơ duyên chứ không phải thơ tình bởi bài thơ không đơn thuần nói về tình yêu lứa đôi, cái duyên mà tác giả nói tới có ý nghĩa rộng hơn. Đó là cái duyên của thiên nhiên với thiên nhiên, của thiên nhiên với con người và của con người với con người.

Vậy mà rất nhiều người vẫn đồng nhất Thơ duyên với thơ tình. Thực ra duyên phải được hiểu theo nghĩa rộng là bao gồm cả tình trong đó (duyên trong thơ HXH: "Có phải duyên nhau thì thắm lại..." duyên trong Nguyễn khuyến: "Kính yêu từ trước đến sau - Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời"(Khóc Dương Khuê). Hoặc trong thơ cổ: "Hữu duyên thiên lý..." thì khái niệm duyên đã được mở rộng cho nhiều cuộc tao ngộ tương phùng.

Trong bài Thơ duyên, cảm hứng của tác giả có thể bắt đầu từ tình yêu, nhưng nó chỉ là điểm nhìn để từ đó phát hiện ra bao mối tơ duyên hoà hợp, phát hiện ra thế giới của hoà điệu và giao cảm - sự hoà điệu của thiên nhiên và sự giao cảm của con người.

2. Phân tích giá tri tác phẩm:

a) Kết cấu: Mạch cảm xúc đI từ sự bén duyên nhau giữa tạo vật với tạo vật khiến con người cũng xích lại bên nhau. ậ đây cảnh tác động, lây lan cảm xúc sang người. Khác hẳn với các trường hợp khác nghĩa là cảm xúc con người lây lan sang cảnh. Tâm trạng vui buồn của người phủ sang cảnh khiến cảnh buồn theo.

Đối với Thơ duyên chúng ta có thể chọn cả hai cách tiếp cận là bổ ngang hoặc bổ dọc.

- Nếu bổ ngang cắt từng khổ một ta thấy:

+ Khổ 1: cảnh vật mùa thu tươI tắn, rộn ràng, thơ mộng

+ Khổ 2: Cảnh như xui khiến con người (ta và bạn) để ý nhau.

+ Khổ 3: hai người (anh và em) tưởng như vô tâm nhưng thực ra đã tạo thành một cặp vần giữa bài thơ dịu.

+ Khổ 4: Cảnh trong chiều mộng đẫ ngả hoàng hôn, trời thấm lạnh, ngẩn ngơ lúc giáp ranh sáng tối khiến con người không thể vô tâm được nữa mà như hữu ý với nhau, tìm nhau và gắn bó cùng nhau.

+ Khổ 5: Hai tâm hồn hòa làm một

- Nếu bổ dọc khai thác trên 2 ý lớn: hoà điệu của thiên nhiên và sự giao cảm của con người (Trong đó: Mối liên tự nhiên bên trong giữa vạn vật (khổ 1, 4), giữa vạn vật với con người (khổ 2), giữa con người với con người (khổ 3, 5)

Ở đây chúng ta chọn cách bổ ngang:

- Phân tích khổ 1 Chiều mộng hoà thơ trên nhánh duyên,

Cây me ríu rít cặp chim chuyền.

Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá,

Thu đến - nơi nơi động tiếng huyền.

-Khi phân tích thiên nhiên trong thơ Xuân Diệu, phải thấy thiên nhiên ấy bao giờ cũng đầy sức sống, luôn rạo rực và không tồn tại biệt lập mà luôn tìm đến với nhau để giao cảm, hay chính xác là để giao hoà tình tự:

Dù là buổi tối:

Một tối bầu trời đắm sắc mây,

Cây tìm nghiêng xuống nhánh hoa gầy,

Hoa nghiêng xuống cỏ trong khi cỏ

Nghiêng xuống làn rêu, một tối đầy.

(Với bàn tay ấy)

Hay một sớm mai giữa vườn xuân:

Ánh sáng ôm trùm những ngọn cao

Cây vàng rung nắng, lá xon xao;

Gió thơm phơ phất bay vô ý

Đem đụng cành mai sát nhánh đào.

(Nụ cười xuân)

-Như vậy dù ở đâu và lúc nào thiên nhiên ấy cũng nồng nàn say đắm. Đây chính là cái tôi bản ngã của Xuân Diệu. Bởi XD khi vui hay buồn cũng đều nồng nàn da diết. Đặc biệt đối với thiên nhiên ông càng nồng nàn say đắm hơn bao giờ hết.

-Câu 1: Mở đầu bài thơ là một khung cảnh buổi chiều thu thật đẹp và thơ mộng. Hình ảnh đầu tiên mà chúng ta bắt gặp ở khổ đầu là "chiều mộng". Nhiều người đã từng đặt câu hỏi: "Chiều mộng" là buổi chiều thơ mộng, hay buổi chiều trong cõi mộng.

Trước khi trả lời câu hỏi này lại phải thấy, miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên Xuân Diệu ít khi gọi chúng với cách gọi sáo mòn, cũ kĩ mà thường gọi một cách đắm đuối yêu thương. Chẳng hạn "xuân hồng", "chiều thơm" "tháng giêng ngon"... Trong bài này "chiều thu" cũng đã thành "chiều mộng" nhánh cây thành "nhánh duyên" nghĩa là đã được gọi theo cách riêng rất Xuân Diệu. Mặt khác không phải ai cũng có thể nhận ra thế giới hữu tình của thiên nhiên để có thể nhìn sự vật trong sự cặp đôi. 2 người trong bài thơ này đang ở trong tâm trạng "lần đầu rung động nỗi thương yêu" cho nên nhìn sự vật qua con mắt thương yêu vì thế hiện thực trở thành thơ mộng huyền ảo, cho nên "chiều thu" thành "chiều mộng", nhánh cây thành "nhánh duyên".

-Hình ảnh tiếp theo là "nhánh duyên". Nhiều người cũng đã từng đặt câu hỏi: "nhánh duyên" là Một câu hỏi được đặt ra: Nhánh duyên là làm duyên hay sự duyên dáng tình tứ? Có lẽ nên hiểu nhánh duyên là những đường nét duyên dáng của nhành lá.

-Câu 2: "Cây me ríu rít cặp chim chuyền" Tại sao lại là cặp chim chuyền chứ không phải là đôi, là 2 chim chuyền? Thực ra nếu dùng đôi hay là 2 thì việc miêu tả chim chỉ thuần túy là miêu tả cảnh quan, 2 con chim chỉ đơn thuần là số lượng. Khi XD dùng "cặp chim" thì không phải chỉ là miêu tả cảnh quan nữa là là miêu tả mà là miêu tả thế giới tinh thần của nó. Cặp đôi diễn tả sự gắn bó khăng khít thân mật.

-Câu 3: "Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá" Đây là một câu thơ miêu tả màu sắc - màu xanh ngọc, màu xanh được lọc qua ánh sáng (So sánh với "Vườn ai mướt quá xanh như ngọc" màu xanh non tơ của Hàn Mặc Tử). Ở đây màu xanh đẹp bởi kết hợp với sắc trời - bầu trời xanh trong, ánh sáng của nó đổ xuống muôn lá nhuộm không gian một màu xanh ngọc (màu xanh có ánh sáng bên trong).

-Câu 4: "Thu đến - nơi nơi động tiếng huyền." "Tiếng huyền" là tiếng thu hay sự huyền ảo?

Mỗi mùa thường có một âm thanh riêng. Mùa xuân là mùa thì thầm của những cành cây đâm chồi nẩy lộc. Mùa hạ tưng bừng với tiếng ve kêu rộn rã. Mùa đông là mùa của tiếng gió rít lạnh lẽo. Mùa thu có âm thanh riêng đó là mùa của lá rơi xào xạc. Tác giả không gọi là tiếng thu như LTL từng gọi đích danh mà gọi là tiếng huyền. Chữ huyền đúng là mang cả cái nghĩa huyền ảo.Nhưng vì là thu đến cho nên tiếng huyền chính là tiếng thu. Cách gọi này được phát triển tiếp từ ý trên "chiều thu" thành "chiều mộng", nhánh cây thành "nhánh duyên", tiếng thu thành tiếng huyền.

Như vậy là sự vật đã đi từ vô tình đến hữu tình, từ vô cảm đến hữu cảm, từ thực đến ảo. Hay chính xác là thực ảo đan cài vào nhau, khiến đất trời cây cỏ đến chim muông đều có duyên với nhau.

Nếu đọc kĩ, chúng ta sẽ thấy cả 4 câu thơ là thế giới của sự cặp đôi. Chiều mộng thì hoà thơ trên nhánh duyên, cây me thì ríu rít cặp chim chuyền, bầu trời thì như dồn toàn ánh sáng để đổ ngọc qua muôn lá. Mùa thu đến âm thanh rộn rã đón chào khiến nơi nơi động tiếng huyền.

Như vậy cái đẹp ở đây không phải ở từng chi tiết, từng hình ảnh riêng rẽ mà chủ yếu ở sự hoà hợp, tương ứng, tương giao của chúng.

- Phân tích khổ 2

Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu,

Lả lả cành hoang nắng trở chiều.

Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn,

Lần đầu rung động nỗi thương yêu.

Trong bài Thơ duyên có mấy câu thơ khá đặc sắc mà nhờ nó nhiều người biết đến thi phẩm này.

Con đường nhỏ nhỏ, gió xiêu xiêu,

Lả lả cành hoang nắng trở chiều...

Mây biếc về đâu bay gấp gấp,

Con cò trên ruộng cánh phân vân

Đặc biệt sau khi mấy câu thơ này được ngòi bút phê bình tài hoa của Hoài Thanh ngó tới thì nhiều người đã có nhận xét: nếu Thơ duyên không dành được một chỗ trong sách giáo khoa, nếu Thơ duyên không được ngòi bút phê bình tài hoa của Hoài Thanh bình luận thì chắc ít ai ngó ngàng đến thi phẩm của XD, hoặc có ngó tới chăng cũng chỉ là ngó tới mấy câu hay chứ chưa chắc đã ngó tới toàn bài.

Sự thực thì Thơ duyên đã được nhiều người biết đến trước khi có lời phê bình của Hoài Thanh, chỉ có điều khi có lời phê bình của Hoài Thanh thì người ta si mê nó hơn thôi.

Vẫn tiếp tục miêu tả thiên nhiên trong sự cặp đôi, nhưng ở đây bản ngã Xuân Diệu trở nên rõ nét hơn. Toàn bộ cái thần của hai câu thơ đầu tập trung ở những cặp từ láy: Con đường nho nhỏ thì đi với gió xiêu xiêu. Cành hoang lả lả như có tình với nắng chiều.

Với khổ này nhiều người đã phân tích: Ngọn gió xiêu xiêu như say, như chuếng choáng. Cành cây thì lả mình vào trong nắng như tâm trạng ngây ngất của người say trong cõi mộng. Lại có người phân tích "con đường nhỏ nhỏ"ở đây là con đường tình! - "lả lả cành hoang" là sự lơi lả tình tứ. Con đường như dụi đầu vào gió, cành hoang lả mình vào nắng. Tác giả lạc bước vào vương quốc của tình yêu nên nhận ra một biến đổi kỳ diệu vừa diễn ra trong trời đất.

Thực ra bản ngã thơ Xuân Diệu không chỉ độc đáo trong cái nhìn thị giác, thính giác khác thường, mà còn là khả năng khêu gợi. Vận dụng những Gió vốn không có hình có khối mà thường chỉ gắn với cường độ tốc độ (gió nhanh, gió mạnh..), nhưng khi viết gió "xiêu xiêu" thì thấy gió hiện ra có hình có dáng có sự sống yếu đuối mong manh. Cũng như vậy, nắng thường chỉ hiện ra với màu sắc hoặc nhiệt độ, nhưng khi viết "nắng trở chiều" thì lại gợi sự cảm nhận về thân phận và thời gian của nắng...

Như vậy từ láy tính từ này vừa mô tả được đường nét, dáng điệu mềm mại của cảnh v

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #thoduyen