Độc Tiểu Thanh Kí
"Rằng: hồng nhan tự thủa xưa
Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu"
Xót thương thay cho những số phận hồng nhan bạc mệnh. Xót thương thay cho những kẻ tài hoa phong trần. Nỗi xót thương ấy luôn thấm đậm trong thi ca Nguyễn Du đã để lại tiếng cảnh tỉnh ngàn đời. Bài thơ Độc Tiểu Thanh kí là môt trong số đó, nó là sự kết hợp hài hoà giữa nỗi thương người và sự thương mình, giữa tư tưởng hiện thực và tư tưởng nhân đạo cao cả. Qua đó, thể hiện tấm lòng nhân ái và đồng cảm của nhà thơ về nàng Tiểu Thanh phận bạc.
Trong văn thơ trung đại, chẳng ít gì hình ảnh những người phụ nữ tài hia mà bạc phận, nhưng có lẽ, qua ngòi bút của Nguyễn Du là cái một lớp người ôm trọn cái số kiếp bạc mệnh ấy: Kiều, Đạm Tiên, người thiếu nữ đất Long Thành,... Bởi thế, dễ hiểu tại sao cuộc đời nàng Tiểu Thanh-người thiếu nữ đầy đủ tài hoa, nhan sắc cuối cùng cũng bị vùi chôn trong nấm mồ khi đang độ thanh xuân. Cuộc đời thê lương, xa về thời gian, cách về không gian ấy đã nhận được sự cảm thông sâu sắc từ đấng thi nhân.
Sự biến đổi đau thương trong cuộc đời nàng như hiện hữu trong cảnh vật:
"Tây Hồ cảnh đẹp hoá gò hoang
Thổn thức bên song trang giấy tàn"
Trong bản gốc tác giả sử dụng từ "tẫn" như muốn xoá sạch mọi dấu vết về cảnh đẹp Tây Hồ, tô đậm thêm sự hoang tàn, lạnh lẽo. Sự biến đổi tang thương về cảnh vật gợi mối thương tâm đến người. Cảnh đẹp Tây Hồ đã hoá gò hoang, cũng như tất cả những gì còn lại của Tiểu Thanh chỉ là mảnh giâý tàn, là phần dư cảo. "Thổn thức" là cách dịch thoát ý của từ "độc điếu" -"một mình viếng nàng". Đây là cách dịch rất thành công để diễn tả tâm trạng của nhà thơ khi xót thương cho thân phận người con gái trẻ phải chịu cảnh làm lẽ để rồi chết yểu nơi hoang xơ, cô đơn. Sự xót thương ấy cho ta liên tưởng đến cảnh Thúy Kiều khóc trước mộ Đạm Tiên. "Một đồi đất nhỏ thì có gì là đẹp! Nấm mồ vô chủ mà đến thăm thì chẳng phải người nằm dưới lòng đất kia càng cảm thấy lạnh lẽo, càng cô đơn thêm sao?"
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro