Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Phân tích sự kế thừa và phát triển các quyền về tự do dân chủ, tự do cá nhân của công dân theo Hiến

Put your story text here...

Phân tích sự kế thừa và phát triển các quyền về tự do dân chủ, tự do cá nhân của công dân theo Hiến pháp 1992 so với 1980.

1.Quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân của công dân

Đây là một trong các quyền cơ bản của công dân, là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của con người. Hiểu đơn giản, khi một người được hưởng quyền này thì bản thân họ sẽ là chủ sở hữu tuyệt đối cuộc sống của chính họ và được tự do làm bất cứ thứ gì họ muốn đối với cá nhân hoặc tài sản của họ nhưng tự do phải trong khuôn khổ của pháp luật. Có thể thấy rằng, quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân nói riêng và quyền công dân nói chung chính là một vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản, phản ánh trình độ phát triển của một xã hội, được Ðảng và Nhà nước ta đặc biệt coi trọng. Cương lĩnh của Ðảng Cộng sản Việt Nam năm 1991 xác định, xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang cố gắng xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh. Ở đó, con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Trên thực tế, Ðảng và Nhà nước ta luôn luôn đặt con người vào vị trí trung tâm của mọi chính sách, coi con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Chính vì vậy, Nhà nước ta đã ghi nhận những quy định về quyền trên trong Hiến pháp - văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lí cao nhất, coi đó là một trong những quyền cơ bản nhất của công dân cần được tôn trọng và bảo vệ. Điều này đã thể hiện tính nhân đạo, văn minh, tiến bộ của Nhà nước ta nhằm tạo những điều kiện tốt nhất cho mỗi công dân được phát triển toàn diện.

2.Sự kế thừa và phát triển của các quyền tự do dân chủ và tự do cá nhân của công dân theo Hiến pháp 1992 so với Hiến pháp 1980

Trước hết, về quyền tự do ngôn luận (đây vừa là quyền tự do dân chủ, đồng thời cũng là quyền chính trị của công dân cần được Nhà nước ta nói riêng cũng như toàn thể nhân dân nói chung tuyệt đối tôn trọng và bảo vệ). Điều 67 của Hiến pháp 1980 quy định về quyền trên như sau: "Công dân có các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do biểu tình, phù hợp với lợi ích của chủ nghĩa xã hội và của nhân dân". Hiến pháp 1992 đã kế thừa Hiến pháp 1980 khi tiếp tục ghi nhận những quyền trên: "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật". Việc ghi nhận những quyền này nhằm tạo điều kiện để tăng cường sự kiểm tra giám sát của nhân dân đối với Nhà nước, đồng thời góp phần giúp Nhà nước tiếp thu được nhiều ý kiến đóng góp từ nhân dân qua đó Nhà nước sẽ sửa đổi, điều chỉnh hoạt động quản lí xã hội của mình sao cho phù hợp với lợi ích, nguyện vọng của quần chúng nhân dân.

Tuy nhiên, so với Hiến pháp 1980, Hiến pháp hiện hành đã bổ sung thêm "quyền được thông tin". Quyền được thông tin ở đây được hiểu là quyền được nhận tin và truyền tin theo quy định của pháp luật. Như chúng ta đã biết, thời đại hiện nay là thờii đại bùng nổ công nghệ thông tin, việc cập nhật thông tin là một nhu cầu thiết yếu, đặc biệt là những thông tin liên quan đến các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội... Do đó, mỗi công dân hàng ngày đều phải được tiếp nhận thông tin cũng như truyền đạt thông tin để thông qua đó nắm bắt rõ hơn những chuyển biến chung của xã hội đặc biệt là những chuyển biến chính trị, có ảnh hưởng mật thiết tới đời sống của mỗi người. Và khi đã được cập nhật kịp thời những thông tin quan trọng đó, hiểu biết thực tiễn của mỗi công dân mới được nâng cao để qua đó phát huy quyền làm chủ của mình.

Bên cạnh đó, các nhà làm luật cũng đã thay đổi cụm từ "phù hợp với lợi ích của chủ nghĩa xã hội và của nhân dân" thành cụm từ "theo quy định của pháp luật". Rõ ràng so với cách diễn đạt trong bản Hiến pháp trước đó thì cách diễn đạt này có phần mềm mại hơn nhưng vẫn đảm bảo được tình chặt chẽ của pháp luật.

Thứ hai, về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, cả hai bản Hiến pháp đều ghi nhận quyền này, tuy nhiên, Hiến pháp 1992 không chỉ kế thừa Hiến pháp 1986 khi công nhận: "Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật" mà còn bổ sung thêm quy định: "Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ". do đó, những quy định nhằm bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được đầy đủ và chặt chẽ hơn, ngăn ngừa được những kẻ có ý đồ xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác.

Thứ ba, về quyền bất khả xâm phạm về thân thể, theo 1980 quy định: "Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai có thể bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân. Việc bắt và giam giữ người phải theo đúng pháp luật. Nghiêm cấm mọi hành vi truy bức, nhục hình" (Điều 69) đồng thời công dân còn có "quyền được pháp luật bảo hộ về tình mạng, tài sản, danh dự và nhân phẩm" (Điều 70). Điều 71 Hiến pháp 1992 cũng ghi nhận quyền trên nhưng gộp hai điều trên vào một và có bổ sung như sau: "Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang". Như vậy, công dân vẫn có thể bị bắt mà không cần sự cho phép của Tòa án nhân dân hay Viện kiểm sát nhân dân nếu phạm tội quả tang.

Trước hết, có thể thấy việc kế thừa quy định về quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân là một việc làm đúng đắn. Xã hội mà chúng ta đang hướng tới là một xã hội công dân và Nhà nước mà chúng ta đang xây dựng là một Nhà nước pháp quyền. Mọi người sinh ra đều "quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do".

Vì vậy, mọi hành vi bắt bớ người tùy tiện, tra tấn, bức cung, nhục hình... như trong thời phong kiến là phi dân chủ và không thể chấp nhận được. Do đó, nếu muốn tước đi quyền tự do cá nhân, quyền bất khả xâm phạm về thân thể của một người nào đó thì buộc phải có quyết định của Tòa án hoặc Viện kiểm sát nhân dân (vì đó là khi đã có đủ bằng chứng để kết luận người đó có tội, cần phải bắt giữ...). Có vậy, mới giảm thiểu được việc bắt oan, xử oan người vô tội và có như vậy mỗi công dân mới có thể an tâm sinh sống, làm việc và cống hiến cho xã hội.

Mặt khác, khi quy định về các trường hợp được bắt giữ người (nếu có lệnh của Tòa án nhân dân hoặc của Viện kiểm sát nhân dân), Hiến pháp 1992 có bổ sung thêm trường hợp phạm tội quả tang. Đây là quy định hoàn toàn phù hợp với thực tiễn bởi lẽ trong những trường hợp khẩn cấp, để ngăn ngừa tội ác xảy ra hoặc ngăn ngừa tội phạm bỏ trốn sau khi gây án... thì việc bắt giữ người ngay tại hiện trường khi chưa có lệnh của Tòa án hay Viện kiểm sát là một việc làm cần thiết, nhằm duy trì, bảo vệ trật tự an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng.

Thứ tư, về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, cả 2 bản Hiến pháp đều ghi nhận quyền này. Theo đó, "không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép", cùng với đó việc khám xét chỗ ở, của công dân phải do người có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật. Quy định này thể hiện sự tiến bộ của pháp luật trong việc tôn trong tự do cá nhân của mỗi công dân, đồng thời qua đó còn góp phần củng cố thêm quyền được bảo đảm về tính mạng, tài sản... của công dân thông qua việc nghiêm cấm các hành vi đột nhập, khám xét trái phép.

Thứ năm, về quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín, đây cũng là một trong quyền được Hiến pháp 1992 kế thừa từ Hiến pháp 1980. Quyền trên được hiểu là không ai được tự ý khám xét, thu giữ, kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của công dân. Quy định trên nhằm thể hiện sự tôn trọng của Nhà nước ta đối với bí mật đời tư của mỗi công dân, thể hiện sự tiến bộ, văn minh của của pháp luật. Tuy nhiên, Hiến pháp 1980 chỉ quy định: "mọi bí mật thư tín, điện thoại, điện tín phải được bảo đảm" mà không quy định rõ trường hợp ngoại lệ: việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện tín của công dân vẫn có thể tiến hành nhưng phải do người có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật như trong Điều 73 của Hiến pháp 1992 (bởi trên thực tế, có những người lợi dụng quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín để lưu truyền những tài liệu phản động, không lành mạnh... vậy nên thư tín, điện thoại, điện tín của một số người bị tình nghi đôi khi vẫn phải chịu sự kiểm tra, giám sát của những nhân viên Nhà nước có thẩm quyền). Đây cũng là một điểm thể hiện sự tiến bộ, hoàn thiện hơn của Hiến pháp hiện hành so với Hiến pháp 1980.

Thứ sáu, về quyền tự do đi lại và cư trú, cũng giống như Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1982 cũng quy định về quyền tự do đi lại và cư trú của công dân. Tuy nhiên, so với Hiến pháp trước đó, Hiến pháp 1992 đã quy định rõ ràng và chi tiết hơn. Cụ thể, Điều 71 của Hiến pháp 1980 chỉ quy định về quyền trên như sau: "Quyền tự do đi lại và cư trú được tôn trọng, theo quy định của pháp luật". Có thể thấy quy định trên chưa thực sự rõ ràng, hợp lí và đầy đủ vì nếu chỉ quy định về quyền tự do đi lại và cư trú thì sẽ dễ dẫn đến hiểu lầm rằng việc tự do đi lại và cư trú chỉ có thể diễn ra trong nội bộ quốc gia mà không áp dụng đối với các trường hợp đi ra nước ngoài, do đó dễ gây ra nhiều rắc rối, phiền toái khi thi hiện trong thực tiễn. Trên thực tế, đã có không ít trường hợp công dân Việt Nam không thể ra nước ngoài hoặc có thể ra nước ngoài nhưng lại phải trải qua quá nhiều thủ tục phiền toái cho dù đã có lí do chính đáng, phù hợp với pháp luật. Vì thế, khắc phục được hạn chế của những bản Hiến pháp trước đó, Hiến pháp 1992 đã đưa ra một quy định cụ thể hơn: "Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật" (Điều 68). Quy định này đã giúp việc đi lại giữa trong và ngoài nước của công dân diễn ra thuận tiện hơn.

Cuối cùng, một trong những điểm phát triển nữa của Hiến pháp 1992 so với Hiến pháp 1980 đó là việc bổ sung thêm một quyền mới là quyền được suy đoán vô tội. Quyền này được hiểu là: "Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật" (Điều 72). Quy định này một mặt, góp phần củng cố thêm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân nêu trên; mặt khác, còn giảm thiểu được những trường hợp buộc tội, bắt và giam giữ công dân trái pháp luật. Để tăng cường hơn nữa hiệu lực của quy định trên, Hiến pháp 1992 cũng nêu rõ: "Người bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự. Người làm trái pháp luật trong việc bắt, giam giữ, truy tố, xét xử gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý nghiêm minh". Đây là một quy định hợp lí nhằm bảo vệ người vô tội đồng thời cũng tạo một hành lang pháp lí hữu hiệu để ngăn ngừa những kẻ lợi dụng địa vị, quyền lực để xâm phạm đến quyền lợi chính đáng của công dân.

Quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật vẫn còn là một chặng đường dài. Do đó, mặc dù so với Hiến pháp 1980, bản pháp Hiến hiện hành đã có nhiều điểm phát triển hơn hẳn, đặc biệt là những quy định về quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân nhưng cũng không thể tránh khỏi một vài hạn chế. Vậy nên, có một thực tế đặt ra đó là làm thế nào để có thể ngày càng hoàn thiện hơn các quy định về quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân trong Hiến pháp nói riêng và hệ thống pháp luật nói chung, để những quy định này có hiệu lực mạnh mẽ trong thực tiễn.

3.Các biện pháp nhằm nâng cao vai trò của Hiến pháp trong việc đảm bảo quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân.

a. Từ phía Nhà nước

Hiện nay, Nhà nước cũng đã và đang sử dụng nhiều biện pháp nhằm tăng cường quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân của công dân, tuy nhiên trên thực tế, việc đưa những quy định liên quan đến quyền tự do dân chủ vào cuộc sống vẫn còn đang vấp phải rất nhiều khó khăn, bất cập khiến cho những quy phạm trên đôi khi chỉ mang tính hình thức mà chưa có hiệu lực thực thi. Vậy nên hiện nay, cũng có một số quan điểm nhằm khắc phục hạn chế trên như sau:

Một là, các quyền về tự do dân chủ, tự do cá nhân phải được xây dựng dựa trên quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam. Từ trước đến nay, quan điểm của Đảng cộng sản luôn là ngọn đuốc chỉ đường cho chủ trương, đườn lối, chính sách của Nhà nước ta, là nền tảng lí luận vững chắc để Nhà nước ta thể chế hóa thành pháp luật. Hơn nữa, vấn đề về quyền con người, quyền công dân cũng là vấn đề được Đảng ta coi trọng từ lâu:"Quyền con người là thành quả của cuộc đấu tranh lâu dài qua các thời đại của nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới và cũng là cuộc đấu tranh của loài người làm chủ thiên nhiên, qua đó, quyền con người trở thành giá trị chung của nhân loại" - Chỉ thị 12/TW của Ban Bí thư, ngày 12-7-1992 . Vậy nên việc xây dựng quy phạm pháp luật về quyền trên dựa theo quan điểm của Đảng là một việc làm cần thiết, đúng đắn.

Hai là, việc xây dựng các quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân phải gắn liền với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân bởi lẽ tiền đề để xây dựng Nhà nước trên cũng chính là tiền đề để xây dựng xã hội công dân - xã hội dân chủ, văn minh.

Ba là, quá trình hoàn thiện các quy phạm về quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân phải gắn liền với quá trình hoàn thiện pháp luật nhằm đạt được các tiêu chuẩn đồng bộ, khoa học, thực tiễn. Điều này có nghĩa là cần có những văn bản luật, điều luật có thể cụ thể hóa đầy đủ, chi tiết, rõ ràng về việc bảo đảm quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân của công dân đã nêu lên trong Hiến pháp để chúng có hiệu lực hơn trong thực tiễn.

Bốn là, phải gắn việc xây dựng và phát triển các quyền về tự do dân chủ, tự do cá nhân với việc xây dựng và phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nghĩa là phải dân chủ hóa quan hệ giữa ba nhóm thành viên trong hệ thống chính trị, phân định rõ chức năng nhiệm vụ giữa Đảng với Nhà nước và các tổ chức thành viên khác. Muốn vậy, Đảng và Nhà nước trong quá trình lãnh đạo, quản lí các tổ chức xã hội không nên can thiệp quá sâu vào hoạt động của các tổ chức đó đồng thời các tổ chức cũng cần phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo nhưng không được vượt quá sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lí của Nhà nước.

Cuối cùng, việc nâng cao quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân cũng cần hòa nhập với pháp luật quốc tế. Để đảm bảo thực hiện được điều này, nước ta cần tích cực tham gia kí kết các điều ước quốc tế, hợp tác với quốc tế để bảo về quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân đồng thời tiếp tục nội luật hóa các điều ước đó, sớm đưa các điều ước đó vào thực tiễn.

b. Trách nhiệm của công dân

Trong việc xác định rõ giới hạn của các quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân của công dân, Hồ Chí Minh từng nói: Nhân dân ta hiện nay có tự do, tự do trong kỷ luật. Mỗi người có tự do của mình, nhưng phải tôn trọng tự do của người khác. Người nào sử dụng quyền tự do của mình quá mức là phạm đến tự do của người khác, là phạm pháp. Từ đó có thể thấy rằng, mặc dù Nhà nước luôn cố gắng tạo nhiều điều kiện để công dân thực hiện quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân nhưng bên cạnh đó, mỗi công dân cũng phải tự nhận thức rõ đúng quyền lợi của chính mình đồng thời cũng phải chấp hành đầy đủ nghĩa vụ mà Nhà nước đã đặt ra, không được lợi dụng tự do dân chủ để làm điều phi pháp hoặc xâm phạm tới quyền lợi của người khác. Xét đến cùng, thực hiện nghĩa vụ cũng chính là điều kiện để được hưởng quyền. Có vậy, quyền lợi tự do dân chủ, tự do cá nhân nói riêng và quyền của mọi công dân nói chung mới được đảm bảo.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: