phân tích hoạt động của đại biểu Quốc hội theo pháp luật hiện hành
Put your story text here...Theo điều 100 - Hiến pháp 1992: "Đại biểu Quốc hội phải dành thời gian để làm nhiệm vụ đại biểu" còn điều 46 - Luật tổ chức Quốc hội nêu rõ: "Đại biểu Quốc hội chịu trách nhiệm trước cử tri, đồng thời chịu trách nhiệm trước Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu của mình". Những nhiệm vụ đó đã được cụ thể hóa trong Luật tổ chức Quốc hội như sau:
Điều 51 quy định: "Đại biểu Quốc hội phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thường xuyên tiếp xúc với cử tri, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, kiến nghị của cử tri với Quốc hội và cơ quan nhà nước hữu quan". Để thực hiện được nhiệm vụ trên, các đại biểu mỗi năm ít nhất một lần phải báo cáo trước cử tri của mình để cử tri có thể đánh giá cũng như góp ý cho các đại biểu. Qua những ý kiến đóng góp từ phía các cử tri, đại biểu tiếp thu và điểu chỉnh sao cho phù hợp nhằm hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao.
Là "người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân", các đại biểu cần phải "gương mẫu trong việc chấp hành Hiến pháp, pháp luật, có cuộc sống lành mạnh và tôn trọng các quy tắc sinh hoạt công cộng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân" - Điều 46. Đây là điều kiện cần thiết đối với mỗi đại biểu bởi lẽ không một đại biểu nào lại được phép sống buông thả, thiếu lành mạnh, không tôn trọng hiến pháp và pháp luật... vì như vậy là đã tự đánh mất tiếng nói của mình trong quần chúng. Khi đó, liệu các đại biểu có còn xứng đáng là người đại diện cho nhân dân nữa hay không?
Bên cạnh việc tự giác chấp hành pháp luật, đại biểu Quốc hội cũng có nhiệm vụ "tuyên truyền, phổ biến pháp luật, động viên nhân dân chấp hành pháp luật và tham gia quản lý nhà nước" - Điều 46. Đại biểu Quốc hội đóng vai trò như cầu nối giữa nhà nước với nhân dân, vậy nên đại biểu cần sử dụng uy tín của bản thân để thuyết phục vận động nhân dân thực hiện nghiêm chỉnh, tích cực pháp luật do nhà nước ban hành. Có vậy, mọi chính sách nhằm phát triển đất nước mới dễ dàng đi vào thực tiễn và phát huy được tối đa hiệu quả cần có.
Ngoài ra, đại biểu Quốc hội còn có nhiệm vụ "tham gia các phiên họp toàn thể của Quốc hội, các cuộc họp của Tổ đại biểu Quốc hội, của Đoàn đại biểu Quốc hội; thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội", đặc biệt với những đại biểu là "thành viên của Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội có trách nhiệm tham gia các phiên họp, thảo luận, biểu quyết các vấn đề và tham gia các hoạt động khác thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội mà mình là thành viên" - Điều 47. Đại biểu Quốc hội là do nhân dân bầu ra, là tai mắt của nhân dân trong bộ máy nhà nước, vậy nên đại biểu cần phải thay mặt nhân dân tham gia thảo luận, quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước (trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình) để góp phần bảo vệ quyền lợi cho nhân dân.
Điều 52 cũng quy định: "Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tiếp công dân. Khi nhận được kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân, đại biểu Quốc hội có trách nhiệm nghiên cứu, kịp thời chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người kiến nghị, khiếu nại, tố cáo biết; đôn đốc và theo dõi việc giải quyết. Người có thẩm quyền giải quyết phải thông báo cho đại biểu Quốc hội về kết quả giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo đó trong thời hạn theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo". Như đã biết, đại biểu Quốc hội cũng là công chức, là tôi tớ của nhân dân nên phải hết lòng tận tụy phục vụ vì nhân dân, phải lắng nghe mọi kiến nghị của nhân dân để rồi kịp thời phản ánh lên các cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Đây cũng là một việc làm cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người dân.
Đại biểu Quốc hội còn có nhiệm vụ giữ mối quan hệ và thông báo tình hình hoạt động của mình với chủ tịch Quốc hội, Ủy ban mặt trận Tổ quốc địa phương.
Trên đây là một số nhiệm vụ cơ bản mà các đại biểu Quốc hội cần phải thực hiện theo pháp luật hiện hành, tuy nhiên, vì một số nguyên nhân khách quan và chủ quan mà trên thực tế đã có một số các đại biểu không những không hoàn thành được nhiệm vụ trên mà còn có hành vi đi ngược lại với lợi ích của nhân dân, phản bội lại lòng tin mà Đảng và nhà nước đã giao phó. Tuy nhiên, một số không phải là tất cả, nhưng thiết nghĩ, nhà nước vẫn cần có những biện pháp hợp lí, kịp thời nhằm hạn chế tối đa những "con sâu làm giàu nồi canh" như trên.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro