Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Phần 2: Bốn câu cuối

Bốn câu thơ tiếp theo giống như lời tự thoại

Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi

Cái án phong luu khách tự mang

Chẳng biết ba tram năm lẻ nữa

Người đời ai khóc Tố Như chăng?

Nguyễn Du từ cái hận của Tiểu Thanh mà nghĩ tới cái hận muôn đời, cái hận xưa nay cứ triền miên, không bao giờ chấm dứt. Tố Như cũng từ cái hận muôn đời mà thương cho cái hận của Tiểu Thanh, dồn cái hận kim cổ vào cái hận Tiểu Thanh. Do vậy cái hận trở nên quá lớn, dồn tụ lại như một câu hỏi treo lơ lửng giữa không trung khó mà hỏi trời. Lời thơ như muốn hướng câu hỏi tới bầu trời để giải đáp một vấn đề của cuộc sống nhân sinh nơi trần thế. Nhưng có hỏi trời thì cũng không một lời giải đáp, vì thế càng hận, càng nhức nhối vô cùng

Bên cạnh cái hận là cái án phong lưu

Cái án phong lưu khách tự mang

"Thiên" đối với "ngã", trời đối với con người. Câu thơ thêm một phần oán trái, thêm một lần cật vấn với trời xanh nhưng đồng thời cũng thêm một lần rung cảm. Nguyễn Du tự coi mình như người cùng chịu nỗi oan lạ lùng của người phong nhã cho dù giờ đây, Nguyễn DU và TIểu Thanh kẻ mất người còn. Tự nhận mình là kẻ cùng hội cùng thuyền với Tiểu Thanh, nghĩa là sự đồng cảm đạt đến mức tri âm, Nguyễn Du không hề có dụng ý phô trương, tự đắc.

Nếu bốn câu đầu là hiện thực đươc cắt ngang để từ đó mà quy luật "tài mệnh" xung đột nhau mà nạn nhân là Tiểu Thanh và tập thơ đốt dở hiện ra như một tấm gương soi, thì bốn câu sau, mạch thơ lại đi theo chiều dọc. Trên con đường ngày một heo hút ấy hình như của có một con người, con người ấy "đã mang nghiệp vào thân" đang một mình một bóng, đã "một lời là một vận vào" bản thân để tự hận, tự thương

Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa

Người đời ai khóc Tố Như chăng?

Trong nguyên bản chữ Hán, hai câu cuối thất niêm. VÌ thế đây có thể là hai câu thơ khẩu chiến của Nguyễn Du ở nơi khác ghép vào, nhưng ở đây thất niêm mới thật hay, làm nổi bật vị trí đặc biệt của hai câu kết. Khóc mình nhưng ý nghĩa lại không dừng ở một phạm vi hẹp là cuộc sống cá thể, cá nhân. Bởi Tố Như cũng như Tiểu Thanh chỉ đại diện cho một kiếp người tài hoa mệnh bạc. Nhà thơ nói đến mình như nhân danh cho tất cả những người "phong vận" mà lên tiếng phát ngôn. VÌ vạy thương xót Tiểu Thanh, đó cũng là cách nhà thơ tự thương mình. Nhưng cái cao trào nghịch lý chính là khoảng cách ba trăm năm không thể lặp lại kia. Bởi lẽ TIểu Thanh dù mệnh bạc đến đâu sau ba trăm năm vẫn còn ít nhất một người "cùng hội", là Nguyễn Du. Nhưng đến lượt tác giả mới thật đáng lo, đáng ngại. Không biết cái hạnh phúc hiếm hoi kia của Tiểu Thanh có lặp lại một lần với nhà thơ họ Nguyễn? Thêm nữa, đến nhà thơ còn gần với đời là thế còn có thể không ai nhớ, làm sao họ còn có thể thắp một nén tâm hương cho số phận Tiểu Thanh? Khi Nguyễn Du tự đặt mình vào dòng chảy thời gian, lập tức biến thành một thứ cánh bèo mặt nước. Đó chính là một lời tố cáo, tố cáo cái vô nghĩa của cuộc đời, cái cô độc, mỏng manh của tài sắc nhất là sự bất công đối với hạng người đáng kể nhất trong thiên hạ, những tài tử, giai nhân. Bằng bài thơ đầy nước mắt này, Nguyễn Du không nói đến những nạn nhân của chiến tranh hay những dân đen con đỏ nhưng lại có giá trị hiện thực, nhất là giá trị dân chủ nhân văn.

Nguyễn Du hỏi tương lai mà lại cho ta lời giải về hiện tại, về thời đại cuối thế kỉ XVIII đàu thế kỉ XIX. Nguyễn Du tự thương tự đau vì ông cảm thấy bơ vơ, không tri âm tri kỉ giữa cuộc đời, giữa thời gian vô định. Nhà thơ khắc khoải hoài vọng ở tương lai: đời sau trong muôn một còn có kẻ "khóc nhớ đời xưa", bởi thời đại Nguyễn Du khổ đau, khát khao giải thoát nhưng bế tắc. Bế tắc nhưng không thôi khát vọng. VÌ thế nỗi niềm Tố Như gửi tới mai hậu không phải là sự tuyệt vọng mà là niềm hy vọng được giải tỏa.

Bài thơ mở đầu bằng tiếng khóc người, thương người và kết thúc bằng tiếng khóc mình, thương mình. Khóc người, thương người là sự mênh mông cao cả của trái tim nhân đạo. Khóc mình, thương mình là sự sâu sắc của tư tưởng nhân văn.

Nguyễn Du qua Độc Tiểu Thanh Kí cho ta thấy cả một số phận con người, cả một dòng thời gian bi thiết, và đúng như ta đã nói, bài thơ viết ra đưa chúng ta lời nhủ: Hãy thương lấy đồng loại của chính mình, hãy biết trân trọng cái đẹp ở đời, hãy quan tâm đến nỗi đau của nhân loại, để ba trăm năm sau biết đâu vẫn còn có người nhớ đến.



Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro