Phân tích đoạn thơ tứ bình trong bài Việt Bắc của Tố Hữu
Tháng 7/1954, hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết , đất nước được hòa bình lặp lại. Trong đó trung ương Đảng và Chính phủ ta phải trở về tiếp quản thủ đô Hà Nội. Rời xa Việt Bắc – Thủ đô Cách mạng – Thủ đô gió ngàn, trong lòng những người ra đi không khỏi nỗi nhớ nhung luyến tiếc. Tố Hữu đã viết bài thơ Việt Bắc để tổng kết lại chặng đường cách mạng mười lăm năm chống Pháp, cũng như tình cảm tha thiết gắn bó giữ những người cách mạng và nhân dân. Trong đó đoạn thơ từ "Ta về mình có nhớ ta" đến "Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung" khung cảnh thiên nhiên Việt Bắc hiện lên thật tươi đẹp, dạt dào cảm xúc của nhà thơ.
Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung
Khổ thơ mở đầu bằng một câu hỏi. Tiếp tục lối đối đáp của những khổ thơ trên, người ra đi hỏi người ở lại nhưng thực chất là muốn bày tỏ nỗi nhớ thiết tha của mình. Rời xa Việt Bắc, có lẽ hình ảnh đậm nét, khắc sâu nhất trong tâm trí người ra đi chính là khung cảnh thiên nhiên và con người Việt Bắc:
Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Con người và thiên nhiên Việt Bắc trong tâm trí Tố Hữu như hòa quyện , hài hòa với nahu trong khổ thơ. Trong cảnh có người, trong người xuất hiện cảnh. Tất cả làm hiện lên sự gắn bó khăng khít giữa thiên nhiên và con người cũng như tình cảm máu thịt của người cách mạng và nhân dân Việt Bắc.
Nhớ về thiên nhiên Việt Bắc, hình ảnh đầu tiên hiện lên trong tâm trí nhà thơ là mùa đông Việt Bắc với biết bao ấn tượng:
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Bức tranh mùa đông Việt Bắc hiện lên với hai gam màu tươi sáng và rực rỡ. Tác giả vẽ lên màu xanh bạt ngàn của núi rừng Việt Bắc. Khung cảnh thiên nhiên hiện lên thật hùng vĩ tráng lệ. Trên nền xanh ấy hiện lên hình ảnh của những bông hoa chuối đỏ tươi. Chúng hiện lên đột ngột như những ngọn đuốc thắp sáng cánh rừng hoang vu. Những bông hoa không chỉ làm cho bức tranh mùa đông Việt Bắc bớt âm u, xám xịt mà còn làm cho nó bừng sáng và ấm áp hơn. Trong khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ tráng lệ ấy, xuất hiện con người trong tư thế hang say lao động sản xuất. Những tia nắng mùa đông yếu ớt khi chiếu vào con dao gài bên thắt lung của nhân vật trữ tình thì càng trở nên lấp lánh, tỏa sáng lung linh huyền ảo. Có lẽ đó là khoảnh khắc đẹp gây ấn tượng sâu đậm trong tâm trí nhà thơ.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Câu thơ đưa ta về với mùa xuân Việt Bắc trong miền nhớ của tác giả thật đẹp tươi, lãng mạn. Những cánh rừng bạt ngàn màu trắng hoa mơ làm chúng ta không khỏi xúy xoa về vẻ đẹp tinh khôi và diệu kì của nó. Những cánh hoa mơ bay khắp không gian búi rừng Việt Bắc là một kí ức không thể mờ phai. Đặc biệt trong khung ảnh ấy xuất hiện "người đan nón chuốt từng sợi giang". Tác giả nhớ về cô em gái nhỏ miền núi Tây Bắc ngồi chuốt giang giữa không gian tràn ngập sắc trắng hoa mơ. Hành động tỉ mẩn, khéo léo và có phần cẩn thận của cô gái mang lại cho ta cảm giác thật dịu dàng, đẹp say mê và ngây ngất.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Mùa hè Việt Bắc hiện lên thật rực rỡ và sống động. Bức tranh được vẽ không chỉ bởi màu vàng hoa phách mà còn bằng cả âm thanh với tiếng ve kêu râm ram. Khi mùa hè về, được báo động bằng tiếng kêu của những chú ve, cả cánh rừng Việt Bắc đột ngột chuyển sang màu vàng. Động từ "đổ" có lẽ là cả nhãn tự của câu thơ, nó vẽ lên sự biến chuyển mạnh mẽ, sống động của núi rừng Việt Bắc. Trong văn học, cũng có không ít câu thơ miêu tả sự chuyển giao màu sắc như vậy:
Người lên ngựa, kẻ chia bào
Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san
Truyện Kiều – Nguyễn Du
Hay trong bài thơ "Đây mùa thu tới" của Xuân Diệu:
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh
Và cả trong thơ Nguyễn Bính:
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng
Tất cả đều thể hiện sự biến chuyển của màu sắc qua các từ "nhuốm", "rũa", "nhuộm" nhưng có lẽ từ "đổ" của Tố Hữu là diễn tả nó một cách mạnh mẽ, táo bạo và sinh động nhất. trong khung cảnh hùng vĩ ấy hiện lên hình ảnh cô em gái đi hái măng . Hành động "một mình" của cô gái thể hiện tư thế dũng cảm, mạnh mẽ, hiên ngang như hòa lẫn cùng khung cảnh tráng lệ xung quanh cô ấy. Hai câu thơ đã vẽ lên bức tranh thật đẹp, thật hài hòa, tinh tế lãng mạn nhưng cũng không kém phần rực rỡ, ấn tượng.
Tiếp theo tác giả vẽ lên bức tranh đẹp tươi về mùa thu Việt Bắc:
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung
Khác với những câu thơ trước khung cảnh thiên nhiên thường...
Đỗ Kiều
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro