phan tich dau tu chung khoan
Chương 4: Phân tích đầu tư chứng khoán
4.1 Mục đích và yêu cầu của phân tích đầu tư chứng khoán
4.2 Các phương pháp phân tích chứng khoán
4.1 Mục đích và yêu cầu của phân tích đầu tư chứng khoán
● Mục đích của phân tích đầu tư chứng khoán
►Mục đích trung gian
+ Lựa chọn chứng khoán để đầu tư
+ Lựa chọn thời điểm mua, bán chứng khoán
► Mục đích cuối cùng
+ Tối đa hoá hiệu quả vốn đầu tư,
+ Tối thiểu hoá rủi ro trong đầu tư chứng khoán.
4.1 Mục đích và yêu cầu của phân tích đầu tư chứng khoán
● Yêu cầu của phân tích đầu tư chứng khoán
Đưa ra các kết quả phân tích, đánh giá về mỗi loại chứng khoán trong quá khứ, hiện tại và ương lai để làm cơ sở ra quyết định loại chứng khoán, hoặc danh mục chứng khoán đầu tư.
Đưa ra các biểu đồ, đồ thị về quy mô giao dịch, diễn biến về giá, chỉ số giá của từng loại chứng khoán, của một nhóm ngành, của từng thị trường và các chỉ số khác của TTCK; nhận dạng các xu thế về giá trong quá khứ, hiện tại và dự báo trong tương lai.
4.2 Các phương pháp phân tích đầu tư chứng khoán
4.2.1 Phân tích cơ bản (fundamental analysis)
4.2.2 Phân tích kỹ thuật (technical analysis)
4.2.1 Phân tích cơ bản
Phân tích cơ bản bao gồm các hoạt động phân tích môi trường đầu tư (như phân tích nền kinh tế toàn cầu, phân tích nền kinh tế quốc gia, phân tích ngành) và phân tích doanh nghiệp làm cơ sở cho việc ra quyết định thị trường đầu tư, lĩnh vực và danh mục các loại chứng khoán đầu
4.2.1.1 Phân tích môi trường đầu tư
(1) Phân tích nền kinh tế toàn cầu → rút ra xu hướng vận động của nền kinh tế toàn cầu
(2) Phân tích tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của quốc gia → cho phép xác định chiến lược đầu tư lâu dài
(3) Phân tích ngành → mục tiêu là để lựa chọn những nghành đang có triển vọng phát triển để đầu tư
4.2.1.1 Phân tích môi trường đầu tư (tiếp)
Phân tích nền kinh tế toàn cầu
- Các diễn biến về chính trị trong khu vực cũng như của từng quốc gia;
- Tốc độ tăng trưởng GDP của các khu vực cũng như của từng quốc gia;
- Các chiến lược và chính sách kinh tế, tài chính của các quốc gia như: chính sách tỷ giá, chính sách lãi suất, hàng rào thuế quan, chính sách bảo hộ cho nền kinh tế nội địa...
- Sự can thiệp của các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như: chính sách đầu tư, hỗ trợ, chính sách lãi suất..
- Các liên kết kinh tế của các khu vực, các quốc gia, các tập đoàn kinh tế ...
4.2.1.1 Phân tích môi trường đầu tư (tiếp)
(2) Phân tích tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của quốc gia
* Môi trường chính trị xã hội
- Tình hình chính trị
- Môi trường pháp luật
+ Tính đồng bộ của hệ thống pháp luật
+ Tính khả thi của hệ thống pháp luật
+ Tính hiệu quả của hệ thống pháp luật
+ Tính quốc tế của hệ thống pháp luật
+ Tính ổn định của hệ thống pháp luật
4.2.1.1 Phân tích môi trường đầu tư (tiếp)
* Các điều kiện kinh tế vĩ mô
- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
- Tỷ lệ lạm phát
- Tỷ lệ thất nghiệp
- Lãi suất
- Thâm hụt ngân sách
- Sự lạc quan hay bi quan của công chúng
- Chu kỳ của nền kinh tế
- Chính sách của chính phủ: chính sách tài chính, chính sách tiền tệ,
4.2.1.1 Phân tích môi trường đầu tư (tiếp)
(3) Phân tích ngành
Phân tích ngành thực chất là phân tích quan hệ cung - cầu một, hoặc một nhóm hàng hóa, dịch vụ do một ngành nào đó đảm nhận
- Phân tích chu kỳ sống của sản phẩm
- Phân tích cơ cấu và và các thế lực của ngành
4.2.1.1 Phân tích công ty
► Phân tích chiến lược phát triển của DN
- Lịch sử của doanh nghiệp
- Nguồn nhân lực của doanh nghiệp
- Người lãnh đạo của doanh nghiệp
- Người lao động của doanh nghiệp
- Nguồn lực tài chính của doanh nghiệp
Khách hàng và nhà cung cấp
Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
+ Kế hoạch đầu tư phát triển công nghệ
+ Kế hoạch sản phẩm
+ Kế hoạch phát triển thị trường
+ Kế hoạch huy động vốn dài hạn
4.2.1.1 Phân tích công ty (tiếp)
► Phân tích tài chính doanh nghiệp
- Cơ sở dữ liệu: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bản thuyết minh tài chính,...
Phương pháp phân tích:
+ So sánh (giữa thực tế với kế hoạch, kì này với kì trước),
+ Phân tích tỉ lệ (đánh giá mqhệ giữa bộ phận với tổng thể),
+ Phân tích xu hướng.
4.2.1.1 Phân tích công ty (tiếp)
Nội dung phân tích
+ Khả năng thanh toán của DN
+ Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của DN
+ Năng lực hoạt động của tài sản
+ Kết quả kinh doanh và phân phối thu nhập
+ Các chỉ tiêu về triển vọng phát triển của công ty
4.2.1.1 Phân tích công ty (tiếp)
* Khả năng thanh toán của DN
(1) Khả năng thanh toán chung
Tổng tài sản
Khả năng thanh toán chung = ----------------
Tổng công nợ
(2) Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (NNH)
TS ngắn hạn
Khả năng thanh toán NNH = ---------------
Nợ ngắn hạn
(3) Khả năng thanh toán nợ dài hạn (NDH)
TS dài hạn
Khả năng thanh toán NDH = --------------
Nợ dài hạn
4.2.1.1 Phân tích công ty (tiếp)
* Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của DN
(1) Hệ số nợ
Tổng nợ phải trả
Hệ số nợ = ----------------------
Tổng tài sản
(2) Hệ số tự tài trợ
Nguồn vốn chủ sở hữu
Hệ số tự tài trợ = ----------- ------------
Tổng nguồn vốn
= 1 - Hệ số nợ
4.2.1.1 Phân tích công ty (tiếp)
Tổng tài sản ngắn hạn
(3) Hệ số đầu tư vào TSNH = -----------------------------
Tổng tài sản
Tổng tài sản dài hạn
(4) Hệ số đầu tư vào TSDH = -------------------------- Tổng tài sản
Tổng tài sản ngắn hạn
(5) Cơ cấu đầu tư = ---------------------------
Tổng tài sản dài hạn
4.2.1.1 Phân tích công ty (tiếp)
* Năng lực hoạt động của tài sản
(1) Vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay Giá vốn hàng bán
hàng = -----------------------------------------
tồn kho Tổng giá trị hàng tồn kho bình quân
(2) Vòng quay các khoản phải thu
Vòng quay Doanh thu bán chịu
các khoản = -------------------------------------------
phải thu Số dư bình quân các khoản phải thu
( 3) Kỳ thu tiền trung bình
Số dư bình quân các khoản phải thu
Kỳ thu tiền = ------------------------------------------- x 360
trung bình Doanh thu bán chịu
4.2.1.1 Phân tích công ty (tiếp)
(4) Vòng quay vốn ngắn hạn
Vòng quay Doanh thu thuần
vốn = --------------------------------
ngắn hạn Vốn ngắn hạn bình quân
(5) Vòng quay vốn kinh doanh
Vòng quay Doanh thu thuần
vốn = ------------------------------
kinh doanh Vốn kinh doanh bình quân
4.2.1.1 Phân tích công ty (tiếp)
* Kết quả KD và phân phối thu nhập
Chỉ số lợi nhuận doanh thu = Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu
Chỉ số lợi nhuận tài sản (ROA) = Lợi nhuận sau thuế / Tổng vốn bình quân
Chỉ số lợi nhuận vốn CSH (ROE) = Lợi nhuận sau thuế / Tổng vốn CSH bình quân
Thu nhập ròng một cổ phiếu thường (EPS)= (Lợi nhuận ròng - cổ tức cổ phiếu ưu đãi) /Tổng khối lượng cổ phiếu thường đang lưu hành
4.2.1.1 Phân tích công ty (tiếp)
(5) Cổ tức 1 CPT (DIV)
Cổ tức một LNST dành trả cổ tức cho CPT
cổ phần = ----------------------------------
thường ( DIV) Số CPT đang lưu hành
(6) Hệ số trả cổ tức
Hệ số chi trả Cổ tức mỗi cổ phiếu thường
cổ tức CPT = -----------------------------------
EPS
(9) Tỷ suất cổ tức hiện hành
Tỷ suất Cổ tức 1 CPT
cổ tức = ------------------
hiện hành Thị giá 1 CPT
4.2.1.1 Phân tích công ty (tiếp)
* Các chỉ tiêu về triển vọng phát triển của công ty
Hệ số giá thị trường trên thu nhập (P/E) = Thị giá CPT / EPS
Chỉ số thị giá thư giá (M/B)= Thị giá cổ phiếu (market price - Pm) / Giá trị sổ sách 1 CP thường (book value)
Tốc độ tăng trưởng (growth rate) = Tỉ lệ thu nhập giữ lại (b) x ROE
4.2.2 Phân tích kỹ thuật
Khái niệm:
Là việc sử dụng các dữ liệu thị trường, các học thuyết thị trường mang tính kỹ thuật, các mô hình và biểu đồ để phân tích, nhận dạng và dự đoán các xu hướng biến động của toàn bộ thị trường, của nhóm ngành, hay của từng loại chứng khoán cụ thể.
- Nguồn dữ liệu:
+ Thông tin từ SGDCK về tình hình giao dịch
+ Thông tin từ các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán
4.2.2 Phân tích kỹ thuật
- Chỉ số giá chứng khoán
+ Khái niệm: Chỉ số giá chứng khoán là chỉ số phản ánh mức biến động giá bình quân của chứng khoán tại thời điểm so sánh so với thời điểm gốc.
Bao gồm chỉ số giá cổ phiếu và trái phiếu
+ Để xác lập một chỉ số cần phải quy định:
. Kích thước mẫu
. Cơ cấu mẫu
. Phương pháp tính
. Ngày cơ sở, điểm cơ sở
Chỉ số giá chứng khoán (tiếp)
Chỉ số giá cổ phiếu được tính cho:
- Từng cổ phiếu,
- Tất cả cổ phiếu của thị trường như chỉ số giá Hangseng,
- Từng ngành, nhóm ngành như chỉ số công nghiệp của Mỹ ( DJIA)
- Thị trường quốc tế như chỉ số Hangseng Châu Á
Chỉ số giá có thể được tính theo:
- Thời gian (so sánh theo thời gian)
- Không gian (so sánh giữa các vùng lãnh thổ khác nhau).
Các phương pháp tính chỉ số giá
Chỉ số giá bình quân giản đơn
Đây là chỉ số bình quân số học giản đơn, không có sự tham gia của quyền số. Công thức tính như sau:
Pit
It = ______ x I0
Pi0
Trong đó: It: Chỉ số giá cổ phiếu bình quân
Pit: Giá cổ phiếu i thời kỳ t
Pio: Giá cổ phiếu i thời kỳ gốc
I0: Chỉ số gốc
Các phương pháp tính chỉ số giá (tiếp)
(2) Chỉ số giá bình quân gia quyền giá trị
+ Chỉ số bình quân gia quyền giá trị là chỉ số giá cổ phiếu bình quân gia quyền với quyền số là số lượng cổ phiếu niêm yết.
+ Đặc điểm:
Các công ty lớn (số lượng CP niêm yết nhiều) có tác động mạnh hơn tới chỉ số giá.
Nếu cùng khối lượng niêm yết, công ty có thị giá cổ phiếu cao hơn sẽ có tác động nhiều hơn.
Những cổ phiếu giao dịch ít vẫn có ảnh hưởng, không phản ánh được thực thi thị trường.
Các phương pháp tính chỉ số giá (tiếp)
(2) Chỉ số giá bình quân gia quyền giá trị
+ Chỉ số giá Paascher
. Đây là loại chỉ số giá cổ phiếu thông dụng nhất, nhiều nước áp dụng nhất
. Quyền số của chỉ số giá này là số lượng cổ phiếu niêm yết thời kỳ tính toán
Qit Pit
It = ______ x I0 QitPi0
. Chỉ số này lấy quyền số là số lượng cổ phiếu niêm yết thời kỳ báo cáo nên phản ánh được vai trò của các cổ phiếu niêm yết tại thời kỳ tính toán. Tuy nhiên, chỉ số này có nhược điểm quan trọng nhất là phải thường xuyên cập nhật số liệu về cổ phiếu niêm yết thời kỳ báo cáo.
Các phương pháp tính chỉ số giá (tiếp)
(2) Chỉ số giá bình quân gia quyền giá trị
+ Chỉ số giá Laspeyres
. Đây là chỉ số giá cổ phiếu áp dụng phương pháp bình quân gia quyền với quyền số là số lượng cổ phiếu niêm yết thời kỳ gốc.
Qi0 Pit
It = ______ x I0 Qi0Pi0
Chỉ số này lấy quyền số là số cổ phiếu niêm yết thời kỳ gốc nên số liệu này đã có, không phải cập nhật. Tuy nhiên nhược điểm của nó là không phản ánh được cơ cấu biến đổi của thị trường.
Một số chỉ số giá CK
*Chỉ Số bình quân Dow Jones
- Dow-Jones công nghiệp (DJIA - Dow Jones Industrial Average) được xác định trên cơ sở giá cổ phiếu của 30 công ty công nghiệp hàng đầu (blue chip) Hoa Kỳ.
- Dow-Jones vận tải (DJTA - Dow Jones Transportation Average) được xác định trên cơ sở giá cổ phiếu của 20 công ty vận tải hàng đầu Hoa Kỳ.
- Dow-Jones dịch vụ (DJUA - Dow Jones Utilities Average) công cộng được xác định trên cơ sở giá cổ phiếu của 15 công ty dịch vụ công cộng hàng đầu Hoa Kỳ.
- Dow-Jones hỗn hợp được xác định trên cơ sở giá cổ phiếu của toàn bộ 65 cổ phiếu kể trên
Một số chỉ số giá CK
* Chỉ số giá VN - Index
Chỉ số giá TTCK Việt nam VN - Index là chỉ số phản ánh mức bién động giá trên TTCK trong một ngày cụ thể so sánh với mức giá cả tại thời điểm gốc. Chỉ số được cấu thành bởi hai yếu tố là loại chứng khoán trọng số và giá của từng chứng khoán cấu thành.
PtiQti
VN-Index = -------------x 100
P0iQ0i
Một số chỉ số giá CK
Chỉ số giá VN - Index
- Trường hợp 1: Khi có cổ phiếu mới được niêm yết và giao dịch trên thị trường, sẽ điều chỉnh số chia cũ (d0: Qi0Pi0) như sau:
Qi1 Pi1
D = ______ x d0
Qi0Pi1
- Trường hợp 2: Tổ chức niêm yết tăng vốn điều lệ
D0 x V1
D1 = _______
V1 - AV
Một số chỉ số giá CK
Chỉ số giá VN - Index
- Trường hợp 3: Hủy niêm yết, giảm vốn điều lệ
D0 x V1
D1 = _______
V1 + AV
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro