Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Phần 1


   Cảm nhận
a. Hoàn cảnh chia ly và hình ảnh người anh hùng Từ Hải lên đường (4 câu đầu):
"Nửa năm hương lửa đương nồng,
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương.
Trông vời trời bể mênh mang,
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng dong"
– Hoàn cảnh chia ly: "Nửa năm hương lửa đương nồng/Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương". "Nửa năm" là khoảng thời gian Từ Hải và Thúy Kiều chung sống bên nhau, kể từ thời điểm Từ Hải cứu nàng ra khỏi lầu xanh. Cụm từ "hương lửa đương nồng" cho thấy khoảng thời gian "nửa năm" ấy hai người đã chung sống rất hạnh phúc, mặn nồng khó có thể rời xa. Câu thơ thứ hai "Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương" tạo ra diễn biến bất ngờ trong chuyện tình Từ Hải – Thúy Kiều: chí làm trai trong bậc anh hùng trượng phu "đầu đội trời chân đạp đất" bừng thức tỉnh sau khoảng thời gian mê đắm hạnh phúc lứa đôi. Về giá trị nghệ thuật, động từ "thoắt" linh hồn, thần thái của câu thơ, biểu đạt chính xác sự bừng tỉnh nhanh chóng, đột ngột niềm khao khát xây dựng cơ đồ của người anh hùng Từ Hải. Đồng thời, động từ "thoắt" phần nào lột tả được tính cách của Từ - dứt khoát, mau lẹ.
– Hình ảnh người anh hùng Từ Hải lên đường mang tầm vóc vũ trụ, kì vĩ và ngang tàng vô cùng: "Trông vời trời bể mênh mang/Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong".
+ Cách "Trông vời" không chỉ là ánh nhìn ra khoảng không trời đất mênh mông mà còn là ánh nhìn chứa đựng niềm khao khát chinh phục mãnh liệt.
+ Hình ảnh người anh hùng Từ Hải ra đi được đặt trong không gian rộng lớn, bao la của trời bể. Dẫu Từ Hải ra đi cô độc với một mình, một gươm, một ngựa đơn độc nhưng sự tương phản với không gian rộng lớn không làm hình ảnh Từ Hải nhỏ bé mà đầy kiêu hùng, sánh ngang vũ trụ, đất trời bao la. Sự tương phản ấy cũng tương đồng với hình ảnh người tráng sĩ "cầm ngang ngọn" giáo bảo vệ giang sơn trong bài thơ Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão): "Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu" vô cùng tráng lệ.
+ Đằng sau Từ là mái ấm gia đình, là người phụ nữ, là người tri kỉ nhưng tư thế Từ ra đi không hề lưu luyến, bịn rịn mà ngược lại, đầy dứt khoát, không ngoái đầu trông lại: "lên đường thẳng dong". Tư thế Từ Hải ra đi đầy lãng mạn, kiêu hùng.
b. Cuộc đối thoại giữa Thúy Kiều và Từ Hải (10 câu tiếp):
"Nắng rằng: "Phận gái chữ tòng",
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi.
Từ rằng: "Tâm phúc tương tri",
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình ?
Bao giờ mười vạn tinh binh,
Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường.
Làm cho rõ mặt phi thường,
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.
Bằng nay bốn bể không nhà,
Theo càng thêm bận biết là đi đâu ?
Đành lòng chờ đó ít lâu,
Chầy chăng là một năm sau vội gì !"
Cuộc đối thoại giữa Thúy Kiều và Từ Hải – tình huống thử thách để thấy rõ phẩm chất anh hùng của người anh hùng Từ Hải – giấc mơ người anh hùng của Nguyễn Du.
– Lời Thúy Kiều: "Nằng nằng: "phận gái chữ tòng"/Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi !". Kiều ứng xử theo lẽ thường của người vợ "xuất giá tòng phu": muốn đi theo chăm sóc, chia sẻ ngọt bùi cùng Từ Hải kì thực không phải vì nghĩa vụ, trách nhiệm mà xuất phát từ lòng tự nguyện: vì Thúy Kiều yêu chồng và vì Thúy Kiều nợ ơn Từ Hải. Qua đó, phẩm chất của nàng được bộc lộ: thủy chung, một lòng son sắt. Hiểu được tấm lòng Kiều, sao Từ Hải nỡ đành từ chối.
– Lời Từ Hải:
+ Lời từ chối và khuyên nhủ: "Từ rằng: "tâm phúc tương tri/Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình". Lời từ chối của Từ là lối nói sắt đá, kiên quyết nhưng không hề vô tình. Từ viện đạo tri kỉ để từ chối Thúy Kiều: "tâm phúc tương tri" – hai người là tri kỉ, hơn ai hết, Thúy Kiều là người hiểu rõ khát vọng xây dựng cơ đồ không thể không thực hiện mà chấp thuận để Từ Hải ra đi. Đồng thời Từ Hải cũng khuyên Thúy Kiều thoát khỏi tình cảm nam nữ thông thường mà nghĩ đến hạnh phúc phi thường hơn: cùng chung vai cai trị thiên hạ với Từ Hải. Hạnh phúc phi thường ấy được Từ Hải bộc bạch qua lời hứa hẹn với Thúy Kiều.
+ Lời hứa hẹn: "Bao giờ mười vạn tinh binh/Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường/Làm cho rõ mặt phi thường/Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia/Bằng nay bốn bể không nhà/Theo càng thêm bận biết là đi đâu?/Đành lòng chờ đó ít lâu/Chầy chăng là một năm sau, vội gì !". Từ Hải mong muốn xây dựng cơ đồ huy hoàng để xứng đáng với Thúy Kiều. Khi nào xây dựng được sự nghiệp, Từ Hải hứa hẹn sẽ đưa Thúy Kiều lên địa vị phu nhân để nàng nở mặt, nở mày khi ở bên Từ Hải. Những hình ảnh mang tính ước lệ như "mười vạn tinh binh", "Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường" cho thấy được khát vọng lớn lao và đầy tự tin của Từ Hải. Khát vọng của Từ Hải vô cùng lớn lao, phi thường của một bậc vương bá. Đồng thời, Từ Hải cũng rất tự tin quả quyết rằng sẽ hoàn thành sự nghiệp bá vương kinh thiên động địa chỉ trong vòng một năm. Quá đó mà ta thấy được tính cách "đồi đội trời chân đạp đất" của người anh hùng Từ Hải.
c. Hình ảnh Từ Hải ra đi
– Hình ảnh Từ Hải hoành tráng, kì vĩ: "Quyết lời dứt áo ra đi/Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi". Lời nói, cử chỉ của Từ Hải khi ra đi cũng đầy quả quyết và dứt khoát của một bậc anh hùng làm nên việc lớn. Hình ảnh Từ Hải ra đi mang tầm vóc hoành tráng, kì vĩ giữa càng khôn được Nguyễn Du xây dựng với bút pháp lý tưởng hóa: trong đoạn mở đầu "Trông vời trời bể mênh mang/Thanh gươm, yên ngựa lên đường thẳng rong" và kết thúc bằng hình ảnh cánh chim bằng trong không gian của "gió mây", "dặm khơi". Ở đây tác giả đã sử dụng kết cấu đầu cuối tương ứng góp phần làm nổi bật tầm vóc của người anh hùng Từ Hải.
– Với bút pháp lãng mạn, lý tưởng hóa, Nguyễn Du đã xây dựng hình tượng nhân vật Từ Hải – người anh hùng hoàn hảo trong giấc mơ của Nguyên Du.
d. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
– Khi xây dựng nhân vật anh hùng Từ Hải, tác giả chủ yếu sử dụng bút pháp lãng mạn, lý tưởng hóa nhân vật. Bên cạnh bút pháp lãng mạn, lý tưởng hóa, Nguyễn Du cũng đồng thời sử dụng nhiều hình ảnh ước lệ, tượng trưng gây dựng nên tầm vóc phi thường tiêu biểu (mẫu hình) cho người anh hùng trong văn học trung đại. Một số cụm từ, hình ảnh ước lệ truyền thống, như: "trượng phu", "thanh gươm yên ngựa", "mặt phi thường", (chim) bằng, cử chỉ dứt khoát, mạnh mẽ "lên đường thẳng rong", "quyết lời dứt áo ra đi",...
– Đồng thời, Từ Hải còn là người anh hùng mang tầm vóc vũ trụ thông qua nghệ thuật tương phản, đối lập quen thuộc của bút pháp lãng mạn. Đối lập giữa hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ rộng lớn như: "bốn phương", "trời bể mênh mang", "gió mây", "dặm khơi",...và hình ảnh Từ Hải: một người, một gươm, một ngựa hay chim bằng. Nhưng chính tư thế kiêu hùng và hình ảnh ước lệ mang nét hồn gợi tầm vóc đã làm nổi bật hình tượng người anh hùng giữa càng khôn.  

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro