Part 1
Phân tích bài thơ Thương vợ của Tú Xương.
Bài làm
Nói đến thơ trào phúng, ko thể ko nhắc đến nhà thơ Trần Tế Xương, tên thường gọi là Tú Xương. Bên cạnh những bài thơ trào phúng đắc sắc, ông còn có một số bài thơ trữ tình rất hay, chất chứ bao nổi niềm của một nhà nho nghèo về tình người, và tình đời sâu nặng. "Thương vợ" là bài thơ cảm động nhất trong những bài thơ trữ tình của Tế Xương. Bài thơ đã khắc họa chân dung bà Tú vất vả đảm đang, đồng thời thể hiện nổi niềm tâm sự, chan chứa tình yeu thương nồng hậu, sự thông cảm của nhà thơ đối với người vợ hiền thảo.
"Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không."
Thơ xưa viết về người vợ đã ít mà viết về người vợ khi còn sống càng hiếm hoi hơn. Nhưng Tú Xương lại có hẳn một đề tài về vợ với những câu đầy thương mến, đôi lúc còn pha chút hóm hỉnh. "Thương vợ" được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, ngôn ngữ sinh động tự nhiên, mang nét riêng độc đáo của thơ Tú Xương.
"Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng."
Câu thơ mở đầu cất lên một cánh tự nhiên, ko chút cầu kì đã nói được bao điều về hình ảnh và công việc của bà Tú. Từ "quanh năm" ko chỉ là ddoooj dài thời lượng mà còn gợi ra cái vòng vô kỳ hạn của thời gian. Quang năm suốt tháng, bất kể mưa nắng, sớm trưa, bà Tú phải vất vả miệt mài với công việc "buôn bán". Đó chỉ là kiểu buôn gánh bán bưng, lãi chẳng được bao nhiêu ở chốn đầu sông cuối bãi. Hai từ "nom sông" cụ thể hóa ko gian làm việc của bà Tú. Đó là một phần đất nhô ra về phía long sông khá chênh vênh, nguy hiểm. TX đã quan sát thấu hiểu cho nổi vất vả của vợ. Câu thơ thứ hai với phép tiểu đối nêu lên gánh nặng của bà tú. Bà phải gánh trên vai trách nhiệm nặng nề "Nuôi đủ năm con với một chồng". Bà Tú thắt lưng buộc bụng tảo tần quanh năm ko chỉ đáp ứng đủ nhu càu về vặt chất cho gia đình mà còn phải chăm lo cho nhu cầu tinh thần vốn cao sang của ông Tú. Nhà thơ đã đặt mình ngang hàng với những đứa con, xem mình là đứa con đặc biệt của bà tú. Hai câu thơ đã vẽ nên hình ảnh bà Tú là người vợ tần tảo giàu lòng vị tha thương chồng thương con. Qua đó nhà thơ còn bộc lộ sự cảm thông đối với vợ.
"Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông."
Hai câu thơ đã bộc lộ tính chất đặc thù công việc của bà Tú. Cách đảo ngữ " Lặn lội thân cò", "Eo sèo mặt nước" tô đạm chân dung lam lũ bươn chải của một người phụ nữ. Nhà thơ đã mượn hình ảnh ẩn dụ "thân cò" để ví von thân phận người vợ của mình. Hình ảnh con cò trong ca dao vô cùng cực khổ bất hạnh :" Cái cò lặn lội bờ sông- Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non". Nhà thơ đã so sánh thân phận bà Tú với thân phận người lao động vất vả cơ cực. Thân cò gợi tả dáng vẻ gầy gò, đáng thương của bà tú, bà nhỏ bé yếu ớt như thế mà phải một mình đi làm qua những nơi "quán vắng" những chỗ ở đồng không mông quạnh còn chen chân trên những chuyến đò đông phải chịu những tiếng eo sèo. Đò đông còn gợi ra sự nguy hiểm, xô đẩy chen chúc. Ông Tú thấu hiểu nỗi vất vả và cả sự hy sinh thầm lặng của bà Tú nên đã dành sự cảm thông sâu sắc với vợ mình.
"Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công."
Ông Tú đã thay lời bà Tú để than thở. Nhà thơ dùng nghệ thuật đối và những thành ngữ dân gian "một duyên hai nợ", "năm nắng mười mưa" để bộc lộ nỗi lòng ấy. "Duyên nợ" là hai khái niệm đối lập nhau. Theo cách hiểu dân gian vợ chồng có duyên nợ từ kiếp trước duyên là những điều tốt đẹp còn nợ chính là gánh nặng. Ở đây khi lấy ông Tú cái duyên chỉ có một mà nợ gấp đôi, sung sướng thì ít ỏi mà khổ cực thì lại nhiều. Dù vậy bà Tú vẫn coi đó là cái phần khiếp mà ông trời đã sắp đặt sẵn cho mình. Bà cam chịu chấp nhận không kêu ca và âm thầm chịu đựng. "Năm nắng mười mưa" là những nỗi khó khăn chồng chất, bà lại giám quản công, tự nguyện gánh vác trách nhiệm chăm lo cho gia đình. Phải chăng đó là đức hi sinh cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
"Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không."
Hai câu thơ là lời chửi của nhà thơ chửi thói đời bạc bẽo và trách sự vô tích sự của mình thói đời mà Tú Xương nói đến ở đây là tư tưởng trọng nam khinh nữ. Khiến ông ăn ở bạc bẽo với vợ sống thiếu trách nhiệm đổ một gánh nặng lên đôi vai người vợ nhà thơ đã dùng tiếng nói dân gian cha mẹ một cách chửi có giọng điệu gay gắt quyết liệt đó cũng là cá tính sắc sảo của Tú Xương. Ông còn tự trách mình không giúp được gì cho vợ mà còn trở thành gánh nặng "hờ hững cũng như không". Hai câu thơ cuối là một cách chuộc lỗi đặc biệt của ông đối với vợ. Lời thơ trào phúng mà thấm thía tấm lòng thương vợ đáng quý trọng.
Bài thơ đã nổi bật lên hình ảnh bà Tú- hiện thân của cuộc đời vất vả lận đận, hội tụ của bao đức tính tốt đẹp: tần tảo, đảm đang, nhẫn nại... quên mình lo toan cho cuộc sống cùa chồng con. Có một con người không xuất hiện trực tiếp là ông Tú, nhưng con mắt và trái tim của ông thì luôn luôn hiện hữu. Con mắt ông nhìn thấy rõ mọi nỗi đắng cay cực nhọc hàng ngày, và con tim thì thấu hiểu những nỗi cô đơn, tâm trạng âm thầm chịu đựng của bà.
Từ ngữ giản dị giàu sức biểu cảm, vận dụng sáng tạo ngôn ngữ, hình ảnh văn học dân gian. Sử dụng điêu luyện các từ láy, từ tượng thanh, phép đối, ẩn dụ, so sánh,... kết hợp nhuần nhuyễn giữa trữ tình và trào phúng nhà thơ đã bộc lộ tình thương yêu lẫn quý trọng người vợ cần cù, đảm đang, chịu thương chịu khó.
Bằng tình cảm chân thành, bằng nghệ thuật sống động, Tú Xương đã ghi lại một cách xúc động, chân thực hình ảnh người vợ tần tảo, giàu đức hy sinh. Nhà thơ thấu hiểu nỗi vất vả và cả sự hy sinh thầm lặng của vợ nên đã dành sự thông cảm trân trọng đối với vợ mình. Hình ảnh của bà Tú là hình ảnh tiêu biểu của người vợ truyền thống Việt Nam với những nét đẹp đáng trân trọng.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro